Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực của học sinh thông qua phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực của học sinh thông qua phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy

Các phương pháp dạy học đều có ưu và nhược điểm của nó, do đó

chúng ta vận dụng như thế nào hạn chế được ưu điểm nhất. Qua các phương

pháp dạy học trên có rất nhiều phương pháp rất hay mà bản thân tôi rất tâm

đắc nhưng có những phương pháp kĩ thuật rất hay nhưng lại chưa thể áp dụng

vào nơi tôi dạy được do điều kiện hoàn cảnh, cơ sở vật chất chưa đáp ứng

được sẽ gây ra rất nhiều khó khăn. Trong các phương pháp dạy học trên tôi

thấy phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy lại khá phù hợp cho học sinh

nơi địa bàn mình dạy

Là giáo viên có 21 năm đứng lớp, qua những đợt tập huấn phương pháp

dạy học mới tôi nhận thấy rằng giáo viên chúng ta không nên quá nặng nề về

điểm số của học sinh qua các lần kiểm tra mà nên thay vào đó chúng ta nên

đổi mới phương pháp dạy học sao phát huy được năng lực cho các em tạo

cho các em hứng thú học tập phát huy được năng lực tự chủ, giao tiếp hợp tác

các năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên . Để góp phần vào dạy học

chương trình phổ thông mới cùng các đồng nghiệp, bản thân tôi đã mạnh dạn

viết lên đề tài “Phát triển năng lực của học sinh thông qua phương pháp

dạy học bằng bản đồ tư duy” cũng nhằm mục tiêu đổi mới được phương

pháp dạy học giúp các em phát triển tối đa năng lực của mình trong mỗi giờ

học và sẽ hình thành được các năng lực trong cuộc sống hằng ngày

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1073Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực của học sinh thông qua phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lực phẩm chất của học sinh đòi hỏi mỗi giáo chúng ta cần phải nổ 
lực phấn đấu hơn, cần có sự thay đổi những bước đi cơ bản, đặc biệt là 
phương pháp kĩ thuật dạy học mới 
Trong những năm gần đây chúng ta đang tiếp cận và đổi mới phương 
pháp kĩ thuật dạy học theo chương trình mới nên công tác bồi dưỡng giáo 
viên là một nhiệm vụ quan trọng 
Để phát triển năng lực phẩm chất của học sinh thì có rất nhiều phương 
pháp kĩ thuật dạy học như khăn trải bàn, mảnh ghép, công não, sơ đồ tư duy, 
dạy học dự án..dù phương pháp dạy học nào muốn đạt kết quả cao thì 
người giáo viên phải vận dụng phương pháp dạy học đó đúng cách, đúng đối 
tượng học sinh 
Nhiều năm qua bản thân tôi cũng vận dụng nhiều phương pháp dạy học 
tích cực đó vào dạy học . Tuy nhiên qua hai năm gần đây được tiếp cận tập 
huấn chương trình mới của các modun dạy học tôi thấy được cần đổi mới vận 
dụng các phương pháp dạy học trên cần đòi hỏi chúng ta phải tâm huyết phải 
tìm tòi học hỏi đào sâu chuyên môn hơn nữa. 
Các phương pháp dạy học đều có ưu và nhược điểm của nó, do đó 
chúng ta vận dụng như thế nào hạn chế được ưu điểm nhất. Qua các phương 
 Trang 4 
pháp dạy học trên có rất nhiều phương pháp rất hay mà bản thân tôi rất tâm 
đắc nhưng có những phương pháp kĩ thuật rất hay nhưng lại chưa thể áp dụng 
vào nơi tôi dạy được do điều kiện hoàn cảnh, cơ sở vật chất chưa đáp ứng 
được sẽ gây ra rất nhiều khó khăn. Trong các phương pháp dạy học trên tôi 
thấy phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy lại khá phù hợp cho học sinh 
nơi địa bàn mình dạy 
Là giáo viên có 21 năm đứng lớp, qua những đợt tập huấn phương pháp 
dạy học mới tôi nhận thấy rằng giáo viên chúng ta không nên quá nặng nề về 
điểm số của học sinh qua các lần kiểm tra mà nên thay vào đó chúng ta nên 
đổi mới phương pháp dạy học sao phát huy được năng lực cho các em tạo 
cho các em hứng thú học tập phát huy được năng lực tự chủ, giao tiếp hợp tác 
các năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên . Để góp phần vào dạy học 
chương trình phổ thông mới cùng các đồng nghiệp, bản thân tôi đã mạnh dạn 
viết lên đề tài “Phát triển năng lực của học sinh thông qua phương pháp 
dạy học bằng bản đồ tư duy” cũng nhằm mục tiêu đổi mới được phương 
pháp dạy học giúp các em phát triển tối đa năng lực của mình trong mỗi giờ 
học và sẽ hình thành được các năng lực trong cuộc sống hằng ngày 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Là một giáo viên tôi luôn mong muốn giúp các em có ý thức học tập , 
muốn khơi dậy cho các em năng lực tự chủ, năng lực hợp tác và nhiều năng 
lực khác 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Tôi tiến hành nghiên cứu tại trường THCS Nguyễn Tất Thành vì trường có 
nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu 
 Giáo viên nghiên cứu làm đề tài: Nguyễn Thị Hồng Xoan giảng dạy môn hoá 
học 9. Đã có 21 năm công tác. 
Học sinh: Chọn 2 lớp tham gia nghiên cứu là lớp 9a4 và 9a5. Thành phần tỉ 
lệ giới tính và tôn giáo như sau: 
 Trang 5 
Lớp Tổng số học sinh Dân tộc 
Tổng số Nam Nữ 
Dân tộc 
kinh 
Dân tộc 
khác 
9A5 (thực 
nghiệm) 
42 23 19 38 4 
9A4 (đối 
chứng) 
40 21 19 3
5 
5 
Về ý thức học tập: Cả 2 lớp đều có ý thức học tập như nhau. Thành tích năm 
học trước của 2 lớp tương đương nhau về điểm số các môn học. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Tài liệu 
Thực nghiệm qua các tiết dạy 
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
Đề tài này tôi chỉ nghiên cứu qua quá trình dạy học qua kì 1 năm 
học2020 
-2021 ở trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 Trang 6 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
2.1.1. Cơ sở khoa học 
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên giữ một vai trò vô cùng quan 
trọng trong đời sống kinh tế và xã hội. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là 
giúp học sinh phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ và các kỹ sống năng cơ 
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo của học sinh, 
nhằm nâng cao năng lực của học sinh giải quyết vấn đề rèn luyện kĩ năng vào 
thực tế tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh nâng cao chất lượng dạy học 
Dựa trên cơ sở đó giáo viên cần kết hợp giữa phương pháp dạy học 
truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy năng 
lực của học sinh như dạy học khám phá, dạy học nêu và giải quyết vấn, dạy 
học đề án.... đề hạn chế tối đa việc áp đặt kiến thức cho học sinh, giáo viên 
đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở giúp học sinh tự khám phá và lĩnh 
hội kiến thức mới. 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn: 
Đối với trường THCS Nguyễn Tất Thành, đa số học sinh chăm ngoan, 
có ý thức học tập. Tuy nhiên các em học bài và nắm bắt kiến thức hóa học 
chưa được sâu sắc. Là giáo viên đã công tác được 21 năm, qua nhiều năm dạy 
học bản than tôi thấy nhiều giáo viên sử dụng các phương dạy học nhiều khi 
còn chưa chưa linh hoạt 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
2.2.1. Đối chương trình giáo dục hiện nay, với nhà trường và giáo 
viên: 
Trường THCS Nguyễn Tất Thành là một ngôi trường đóng trên địa bàn 
xã Nam Dong huyện Cư Jut cơ sở trường khá khang trang, cơ sở vật chất 
tương đối tốt. Mặc dù thế vẫn còn thiếu máy chiếu. Dụng cụ hóa chất không 
đồng bộ 
Nhà trường rất quan tâm đến việc giảng dạy và luôn tạo điều kiện thuận 
 Trang 7 
lợi cho giáo viên và học sinh. 
Tập thể giáo viên tổ, nhóm chuyên môn nhiệt tình, thường xuyên dự 
giờ góp ý để có được các bài dạy tốt hơn. 
Với chương trình giáo dục phổ thông của nước ta cũng như của thế giới 
hiện nay đang hướng tới phát triển năng lực cho học sinh trong các giờ dạy. 
Một hình thức đổi mới giáo dục mang tính chất toàn cầu. Do đó mỗi giáo viên 
chúng ta phải tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn đặc biệt là phương pháp dạy 
học mới 
Tuy nhiên cũng có một số giáo viên chưa chịu khó đổi mới phương 
pháp dạy học, nhiều khi còn vận dụng quá nhiều phương pháp truyền thống, 
ngại đổi mới. Hơn thế nữa giáo viên còn mang tính chất đánh giá học sinh 
phần điểm số quá nhiều dẫn đến chưa kích thích được năng lực của học sinh. 
Đôi khi vì điểm số mà làm cho một số em chán nản tự ti trong học tập. 
Nhiều giáo viên đã dựa vào điểm số đánh giá so sánh các học sinh 
trước lớp mà không nhìn nhận sự tiến bộ về năng lực của các em qua các tiết 
học, thực hành, ngoại khóa như các em rất hay phát biểu dù chưa đúng, luôn 
tham gia thảo luận trong nhóm, đưa ra ý kiến của các em, luôn làm bài tập 
Nhiều giáo viên khi đến lớp sau mỗi lần kiểm tra chỉ biết kết quả học 
sinh như vậy là y án hồ sơ mà không nhìn nhận lại phương pháp dạy học và 
đánh giá của chính mình để phát huy năng lực của học sinh 
2.2.2. Đối với học sinh: 
 Một số học sinh chưa có ý thức tự giác học, còn mang tính ỷ lại lười 
suy nghĩ chưa độc lập trong việc tiếp thu kiến thức. Gia đình các em đa số 
làm nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến các em. 
Các em nhiều lúc học theo kiểu máy móc, học vẹt chưa có sự liên kết kiến 
thức, thiếu sự tích cực chủ động sáng tạo do đó gây khó khăn trong việc 
truyền thụ kiến thức của giáo viên. 
Việc tư duy của một số học sinh chưa nhanh, khả năng phát hiện, vận 
dụng, suy luận và biến đổi chưa thật tốt, chưa thật linh hoạt. 
 Trang 8 
Các em chưa tìm ra được phương pháp học tối ưu để dễ học, dễ nhớ 
Lực học của các học sinh trong 1 lớp không đồng đều nên giáo viên 
cũng gặp khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức cho cả 3 đối tượng học 
sinh khá giỏi; trung bình và yếu. 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 
Hướng dẫn học sinh học tập bằng bản đồ tư duy là một phương pháp phát 
huy được năng lực tự chủ của học sinh, học sinh biết phân tích, tìm tòi những kiến 
thức mới, tìm được mối quan hệ giữa các chất.....Biết cách hiển thị kiến thức gắn 
gọn dễ hiểu giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc mà không sa vào học vẹt. Một hình thức 
học giảm tải mà không giảm kiến thức theo yêu cầu. 
Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập cực kì hiệu quả có thể ứng 
dụng dạy học trong các môn học và cả lĩnh vực đời sống. Sơ đồ tư duy phát 
huy tối ưu hóa não bộ 
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 bởi Tony Buzan 
Bản đồ tư duy ( hay sơ đồ tư duy , lược đồ tư duy) là một cách để ghi nhớ lại 
kiến thức, những hiểu biết bằng cách tóm tắt từ một chủ đề thông qua những 
hình ảnh, đường nét cùng những màu sắc , là một sơ đồ không đòi hỏi chi tiết, 
cụ thể như bản đồ địa lí hay lịch sử. là một sơ đồ được biểu diễn theo sự hiểu 
biết 
của mỗi người hoặc của một nhóm tập thể . bản đồ tư duy có thể thêm bớt các 
chi tiết, nội dung, có thể vẽ theo kiểu hình cây, hình  
Các bước tiến hành 
+ Bước 1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề hoặc một từ 
then chốt làm chủ điểm 
+ Bước 2. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối 
các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh 
cấp hai, các nhánh gần trung tâm nên tô màu đậm hơn 
+ Bước 3. Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập, được nằm trên một đường 
riêng 
 Trang 9 
+ Bước 4.Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu 
sắc,) tuỳ thuộc vào trí tưởng của mỗi người 
+ Bước 5. Điền thông tin liên quan xung quanh hình ảnh trung tâm sao 
cho thể hiện được các kiến thức cần diễn đạt 
 ( Trong quá trình thiết kế cần sử dụng màu sắc phù hợp ) 
Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp dạy học này trong các trường học 
còn ít. Tôi muốn có một nghiên cứu hiệu quả hơn, đánh giá hiệu quả hơn bởi 
phương pháp dạy học mới, đặc biệt là phương pháp sử dụng bản đồ tư trong dạy 
học, qua đó giúp các em tự phát triển năng lực tư duy của mình, biết khắc sâu kiến 
thức, biết nhớ chi tiết, biết tổng hợp phân tích kiến thức để giải các bài tập. Từ đó 
giáo dục các em niềm đam mê khoa học và biết tư duy, sáng tạo, biết vận dụng 
kiến thức vào thực tiễn. 
Chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy với nhiều mục đích khác nhau 
2.3.1. Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ 
Giáo viên có thể hỏi học sinh em hãy tóm tắt tính chất hóa học của một chất 
bằng sơ đồ hoặc điền từ còn thiếu hoàn thành sơ đồ sau thể hiện tính chất của Oxit 
Với yêu cầu này học sinh độc lập suy nghĩ tăng khả năng tự học tự chủ tránh 
học vẹt một cách máy móc 
 Oxit axit oxit bazo 
Sơ đồ tính chất oxit 
Tính 
chất 
hóa 
học 
oxit 
 Trang 10 
2.3.2 .Sử dụng bản đồ tư duy khi dạy tiết học mới 
a) Sử dụng bản đồ tư duy trong hoạt động khởi động 
 Trước khi vào dạy bài mới giáo viên thường dẫn dắt học sinh vào bài bằng 
thiết kế một vài câu hỏi ôn lại kiến thức đã học ở bài trước hoặc những vấn đề có 
liên quan đến bài bài mà các em sắp được học. Từ đó giáo viên vẽ chủ điểm chính 
bằng một hình ảnh ( hoặc từ khoá của chủ đề) vì một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp 
các em tập trung cao độ vào đó để các em tự dự đoán các nội dung có liên quan 
vẽ nhánh toả ra từ chủ điểm chính 
Ví dụ: Trước khi vào bài : một số bazơ quan trọng , giáo viên cho học sinh 
nhắc lại kiến thức hóa học của bazơ bằng sơ đồ . Từ đó giáo viên vẽ chủ đề chính 
là NaOH lên bảng, yêu cầu học sinh dự đoán tính chất của NaOH bằng cách tìm 
các mảnh ghép của giáo viên đưa ra xem nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất 
- Chất tham gia 
 -Sản phẩm 
Tác 
dụng dd 
muối 
Tác dụng 
chất chỉ 
màu màu 
Tác 
dụng dd 
axit 
Tác 
dụng 
oxit bazo 
Tác 
dụng 
oxit axit 
Tác dụng 
kim loại 
Quỳ tím 
Chuyển 
thành xanh 
Muối mới Quỳ tím 
thành 
màu đỏ 
Nước Bazo 
mới 
Dd 
Muối 
 Trang 11 
Với dạng câu hỏi này sẽ giúp các em hợp tác trao đổi để hoàn thành yêu 
cầu đề ra. Như vậy khi các em hoàn thành được yêu cầu đề ra đó cũng chính là 
giúp các em hình thành được năng lực hợp tác và giao tiếp, hình thành được năng 
lực tìm hiểu tự nhiên ( Năng lực viết, trình bày báo cáo và thảo luận, sử dụng được 
ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ) 
Hoặc trước khi vào phần tính chất của Clo. Giáo viên vẽ chủ điểm chính là 
Clo lên bảng, sau đó cho các nhóm dựa vào tính chất hóa học của phi kim suy ra 
tính chất hóa học của clo . Tính chất riêng của clo học sinh có thể không dự đoán 
được nên giáo viên có thể vẽ lên sơ đồ rồi dẫn dắt vào bài mới 
 BaZơ 
NaOH 
Tác dụng 
 oxit axit 
Tác dụng 
với axit 
Tác dụng 
dd muối 
Tác dụng 
chất chỉ 
thị màu 
Quỳ tím 
đỏ 
Muối 
Nước 
Muối 
Nước 
Muối mới 
Bazơ mới 
 Trang 12 
b) Sử dụng bản đồ tư duy trong thảo luận nhóm ở trong tiết học mới 
 Trước đây việc thảo luận nhóm luôn được sử dụng trong các tiết dạy của 
giáo viên, tuy nhiên việc thảo luận của một số tiết học thường chỉ có một em làm ( 
thường là học sinh khá giỏi), do đó mất rất nhiều thời gian và các em học chưa tốt 
thường ỷ lại cho bạn. 
Tuy nhiên với phương pháp dạy học mới hiện nay chúng ta có phương pháp 
tích cực hơn đó là sau mỗi tiết dạy cho các em đánh giá lẫn nhau trong nhóm, 
nhận xét các bạn khi tham gia trao đổi nhóm, rồi giáo viên nhận xét chung. Như 
thế mỗi học sinh sẽ tự ý thức và tích cực làm việc hơn sau mỗi lần được nhận xét 
góp ý ( Giáo viên nhận xét không đánh giá không so sánh các em với nhau để 
tránh cho các em sự tự ti khi mình làm chưa đúng) 
Sử dụng bản đồ tư duy khi thảo luận nhóm giúp tiết kiệm thời gian thảo 
luận, vì mỗi cá nhân sẽ trình bày hiểu biết của mình bằng các nhánh con toả ra từ 
chủ điểm chính. Sau khi các cá nhân trình bày ý tưởng của mình thì cả nhóm sẽ 
xem xét bổ sung để hoàn thiện sơ đồ tư duy của nhóm. 
 Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT 
 Muối cac bonat có tính chất hoá học nào? 
Lớp chia ra các nhóm, mỗi thành viên trong nhóm chuẩn bị hoàn thiện bản 
đồ tư duy của giáo viên đưa ra còn dở dang thành bản đồ tư duy của nhóm sao cho 
đảm bảo kiến thức mà nhóm cho là đúng. 
 Trang 13 
Sau đó giáo viên sử dụng bản đồ mà cả lớp đã góp ý để trình bày bài giảng 
Qua thảo luận nhóm bằng sơ đồ tư duy các em biết kết hợp sức mạnh của tập 
thể để hoàn thiện công việc một cách nhanh nhất, từ đó giúp các em gần gũi và 
đoàn kết nhau hơn 
2.3.3. Sử dụng bản đồ tư duy ở phần củng cố sau khi học xong bài mới 
 Sau khi học xong bài tính chất của kim loại, giáo viên có thể yêu cầu học 
sinh vẽ sơ đồ thể hiện tính chất hoá học của kim loại vừa học xong 
Đối với bài nhôm, sau khi học bài học này học sinh có thể tự tóm tắt kiến 
thức bằng hình vẽ sau: 
Tính chất 
hoá học 
muối 
cacbonat 
Tác 
dụng... 
? ? 
? 
T/d với Phi 
kim 
T/d với Axit 
T/d với dd 
muối 
với Oxi 
với PK 
khác 
Oxit 
Muối 
Muối + Hidro 
Muối mới+KL 
mới 
Kim Loại 
 Trang 14 
Quá trình tóm tắt kiến thức sau bài học sẽ giúp các em vững kiến thức hơn, 
biết được kiến thức nào trọng tâm của bài, cũng là giúp các em hình thành được 
năng lực KHTN sử dụng hình ảnh, báo cáo, ra quyết định. 
2.3.4. Sử dụng bản đồ tư duy cho tiết thực hành 
Trong bài thực hành dạng nhận biết giáo viên nên yêu cầu học sinh báo cáo 
theo sơ đồ tư duy vừa nhanh vừa biết được thao tác nhận biết đúng sai. Sau khi 
các nhóm báo cáo bằng sơ đồ tư duy đúng thì các em thao tác thực hành để nhận 
biết 
Ví dụ bài thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt 
- Nhận biết kim loại nhôm, sắt 
 Trang 15 
Al dd NaOH có khí là Al 
 Fe Không hiện tượng là Fe 
 Qua sơ đồ này tăng cho học sinh năng lực hợp tác nhóm đưa ra được ý 
kiến vì các kiến thức các em đã được học nên em nào cũng có thể đưa ra được ý 
kiến của mình 
2.3.5. Sử dụng bản đồ tư duy cho việc giao bài tập về nhà và chuẩn bị 
bài mới cho tiết học sau 
Việc học bài theo kiểu đọc thuộc lí thuyết sẽ làm cho các em dễ nhàm chán. 
Do đó để kích thích vấn đề học tập của học sinh giáo viên nên hướng dẫn học sinh 
tóm tắt kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Các em về nhà hãy nghiên cứu bài đã học rút 
ra kiến thức bằng sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài đã được học hôm nay 
Việc đọc bài để chuẩn bị bài học sau đối với các em rất ít các em chuẩn bị. 
đa phần các em đọc qua không chú tâm nên khi đến lớp các em tiếp thu bài khó 
khăn hơn 
Để khắc phục tình trạng này giáo viên nên yêu cầu học sinh nghiên cứu vẽ 
sơ đồ tư duy thể hiện nội dung kiến thức của bài được giao vào vở bài tập. Như 
vậy học sinh muốn thể hiện nội dung kiến thức thì bắt buộc phải đọc bài mới lựa 
chọn các kiến thức để thể hiện trên sơ đồ tư duy. Như vậy các em cũng đã hiểu 
được phần nào kiến thức của bài mới khi lên lớp các em sẽ dễ tiếp thu kiến thức 
nhanh hơn. Bằng cách này sẽ phát triển được năng lực tự chủ tự học cho học sinh 
Ví dụ giao bài mới: về nhà nghiên cứu kiến thức bài tính chất hóa học của 
axit các em hãy thể hiện nội dung kiến thức các em hiểu được khi đọc bài bằng sơ 
đồ tư duy. 
2.4. Kết quả đạt được 
Qua thực tế giảng dạy áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy 
cho học sinh lớp 9A4 trong học kì 1, qua việc khảo sát, quan sát theo dõi thái độ, 
năng lực học tập của học sinh ( Phụ lục) tôi nhận thấy năng lực của học sinh 
được nâng lên rõ rệt 
 Trang 16 
 BẢNG KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI VẬN DỤNG GIẢI PHÁP 
 Lớp 
Tự chủ 
tự học 
Giao 
tiếp 
Hợp tác 
Giải 
quyết vấn 
đề sáng 
tạo 
Năng lực đặc thù KHTN( 
viết, sử dụng ngôn ngữ, 
hình ảnh, vẽ sơ đồ, báo 
cáo, ra quyết định và đề 
xuất ý kiến) 
Trước 
khi 
vận 
dụng 
9A4 25% tốt 40% tích 
cực 
37% tốt 23% tốt 
9A5 26% tốt 37% tích 
cực 
37% tốt 25% tốt 
Sau 
khi 
vận 
dụng 
9A4 
(đối 
chứng) 
27% tốt 42% tích 
cực 
35% tốt 23% tốt 
9A5(thực 
nghiệm) 
60% tốt 65% tích 
cực 
70% tốt 65% tốt 
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học trên , Kết quả thu được như trên 
nghĩa là phương pháp dạy học trên đã giúp phát triển được năng lực của học sinh. 
Khi năng lực các em được hình thành thì các em sẽ chăm học và yêu thích môn 
học hơn từ đó chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao 
 Trang 17 
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận : 
 Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy thì nội dung của bài học được mở 
ra dưới dạng hình vẽ trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối 
với cách thức đó các dữ liệu được học sinh ghi nhớ dễ dàng và nhanh hơn. 
 Việc sử dụng BĐTD nói riêng trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao 
và khích lệ việc học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo 
viên. 
 Chúng ta có thể vận dụng nó trong các môn học cũng như lập kế hoạch 
quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm, . Học sinh sẽ học được phương 
pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy cũng như 
sự đoàn kết thông qua thảo luận nhóm. 
Việc vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học có thể áp dụng đối với các 
trường học kể cả những trường thuộc vùng khó khăn, vì học sinh chỉ cần vài 
tờ giấy, cây bút là các em có thể tự tạo cho mình một bản đồ tư duy. Tuy 
phương pháp dạy học mới đã được tập huấn trong đó có phương pháp sử dụng 
bản đồ tư duy nhưng còn khá nhiều giáo viên ngại áp dụng , có thể do những khó 
khăn ban đầu như xây dựng thói quen chủ động học tập cho học sinh. Phải suy 
nghĩ thiết kế bản đồ tư duy kỹ trước khi áp dụng vào bài mới, học sinh cần có 
dụng cụ phấn màu, bút màu để bài sinh động...Mặc dù vậy, tôi vẫn hy vọng mỗi 
giáo viên sẽ cố gắng từng bước vận dụng được sơ đồ tư duy vào các tiết dạy, vì 
việc vận dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học mới khác sẽ góp 
phần đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học nhằm phát triển năng lực, 
các kĩ năng cần thiết khác cho các em sau này. 
Tuy nhiên không phải lúc nào, giờ học nào chúng ta cũng vận dụng sơ đồ tư 
duy một cách máy móc. Để phương pháp dạy học này đạt kết quả cao chúng ta 
cần biết sử dụng đúng lúc, đúng cách, biết khơi dậy niềm đam mê hứng thú đối 
với học sinh 
 Trang 18 
3.2. Kiến nghị 
Đối với giáo viên: đây là một phương pháp không còn xa lạ nhưng để 
cho phát triển được năng lực của học sinh như năng lực giao tiếp, hợp tác, 
trình bày...thì yêu cầu giáo viên phải tạo được tâm lí thoải mái nhất cho học 
sinh trong mỗi tiết học. Phải biết khuyến kích động viên các em khi các em 
trình bày báo cáo diễn đạt ý kiến bằng bản đồ tư duy 
Trong quá trình gọi đại diện các nhóm báo cáo giáo viên tránh tình trạng 
để một em báo cáo thường xuyên, nên chú ý để tâm đến những em chưa mạnh 
dạn, hãy khuyến khích động viên em trình bày báo cáo tạo tâm thế cho em 
mạnh dạn cũng góp phần giúp các em có được sự tự tin trong học tập và cuộc 
sống

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sinh_thong.pdf