Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương trong môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương trong môn Ngữ văn

PHẦN MỞ ĐẦU

I/ Lí do chọn đề tài:

Trong nhiều năm nay, môn Ngữ văn trong nhà trường THCS luôn

là môn học được đánh giá là quan trọng và rất cần thiết cho mỗi học sinh,

bởi đó là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Điều đó nói lên tầm quan

trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Học

tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả của các môn học

khác và các môn học khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn.

Chính vì vậy làm thế nào để học sinh học tốt nói chung và học tốt môn

Ngữ văn nói riêng luôn là vấn đề trăn trở quan tâm của thời đại, của

ngành Giáo dục ở bất kỳ cấp bậc học nào.

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy phân môn Văn học ở trường

THCS, tôi nhận thấy rằng, nhiều học sinh chưa học tốt phân môn này.

Học sinh học văn vẫn còn đối phó, coi nhẹ, chưa có lòng đam mê, mang

tâm lí chán nản trong các tiết học Văn. Năm học 2014 – 2015, hưởng ứng

Nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo

dục và Đào tạo, ngành Giáo dục đã triển khai đổi mới dạy học theo định

hướng phát triển năng lực học sinh đã thu được nhiều kết quả khả quan

nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1116Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương trong môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của 
mình cống hiến cho sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Từ mục tiêu khái quát đó, Bộ GD cũng ban hành chuẩn kiến thức, 
kĩ năng với những mục tiêu cụ thể: 
a. Về kiến thức: HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ 
bản trong chương trình SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát 
triển năng lực nhận tức ở cấp cao hơn. 
b. Về kỹ năng: HS biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu 
hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có những kĩ năng riêng biệt phù hợp từng 
môn học. Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là 
kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn 
bản và có kỹ năng để phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực 
cảm nhận và bình giá văn học. 
c. Về thái độ, tình cảm: Học sinh cần nâng cao ý thức giữ gìn sự 
giàu đẹp và trong sáng của Tiếng Việt, trân trọng các thành tựu của văn 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
5 
học dân tộc và văn học thế giới; xây dựng hứng thú và thái độ nghiêm 
túc; chú ý giao tiếp trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội một 
cách có văn hoá; yêu quý những giá trị chân, thiện, mĩ, và khinh ghét 
những cái xấu xa, độc ác, giả dối được phản ánh trong các văn bản đã 
học, đã đọc. 
Đặc biệt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát 
triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp. 
Bên cạnh đó, trước thực tế học sinh học Văn hiện nay, các nhà GV 
không khỏi lo ngại. Đó là tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả quá 
nhiều, không phân biệt nổi l và n, không viết hoa tên riêng, ngay cả tên 
tác giả, tên nhân vật; dấu câu thì sử dụng tuỳ tiện, có khi cả trang giấy 
không có dấu chấm hay dấu phẩy, cách hành văn lủng củng. Còn về 
nội dung thì cụt lủn về ý tưởng và tư duy. Ít học sinh biết rung động trước 
một bài thơ hay, một câu văn đẹp, học sinh chưa có ý thức tự khám phá 
ra vẻ đẹp của tác phẩm mà chủ yếu là dựa trên sự cảm thụ của thầy cô 
giáo và phụ thuộc vào sách hướng dẫn, sách học tốt. Việc chuẩn bị bài 
soạn văn ở nhà của nhiều em vẫn còn sơ sài, chưa thật tự giác và thường 
ỷ vào các sách tham khảo. Học sinh học văn vẫn quan niệm rất sai lầm 
Ngữ văn là môn học thuộc lòng thuần tuý. Vì vậy có em đã học thuộc cả 
một bài phân tích tác phẩm không sai một từ, một câu và cả dấu câu theo 
sách văn mẫu để chuẩn bị trả bài kiểm tra . 
 Để khắc phục tình trạng đó đã có nhiều phương pháp đổi mới dạy 
học nhưng có lẽ đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh là phương pháp mới mẻ và mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Tuy 
nhiên, để hướng tới tốt nhất sự phát triển các năng lực trên, tôi nhận thấy 
điều quan trọng là giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động cho học sinh 
qua các tiết học đặc biệt là các tiết ngoại khóa và chương trình địa 
phương. Và chính vì vậy, tôi đã tiến hành xây dựng các tiết ngoại khóa và 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
6 
chương trình địa phương theo hướng phát triển năng lực cho HS nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. 
II/ Quá trình thực hiện: 
 Theo quan niệm đổi mới về phương pháp dạy học trong thời đại 
mới hoạt động ngoại khoá văn học là một hình thúc tự học bổ ích, hấp 
dẫn, hiệu quả trong quá trình dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS. Vì 
vậy, giáo sư Phan Trọng Luận đã khẳng định: “Hoạt động ngoại khoá 
góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ 
thuật cho học sinh”. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được 
phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mỹ học. Hơn nữa trong 
thực trạng học sinh học văn hiện nay thì hoạt động ngoại khoá văn học 
thật sự cần thiết. Điều này sẽ giúp cho học sinh hứng thú, bồi dưỡng tình 
yêu văn chương để từ đó học sinh sẽ học tốt môn Ngữ văn hơn nữa. 
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi chỉ đề cập tới hoạt động 
ngoại khoá đối với văn học dân gian mà thôi. 
 Ngoại khóa văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng 
cơ bản của văn học dân gian như tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị 
bảnNhững điều này do thời gian hạn hẹp của tiết dạy học trên lớp 
không thể thực hiện đựợc. 
 Ngoại khoá văn học dân gian cho phép học sinh khai thác tác phẩm 
dân gian ở nhiều góc độ thỏa mãn nhu cầu làm “sống lại” tác phẩm văn 
học dân gian trong môi trường diễn xướng , thông qua các hình thức trình 
diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên vẻ đẹp độc đáo của văn học dân 
gian. 
 Ngoại khoá văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, xã hội cho 
nội dung bài học. Qua hoạt dộng ngoại khoá, học sinh có thể hiểu sâu sắc 
hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước. 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
7 
 Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy có thể phân chia nội dung 
các tiết ngoại khóa thành các nhóm chủ đề sau: 
 1. Ngoại khóa về truyện cổ dân gian: 
 Theo phân phối chương trình, học sinh THCS được học các văn bản 
truyện cổ dân gian ở khối lớp 6 với hàng loạt truyện. Bao gồm: truyền 
thuyết như: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh; 
truyện cổ tích như: Thạch Sanh, Em bé thông minh; truyện cười như 
Treo biển; truyện ngụ ngôn như: Ếch ngồi đáy giếng. 
 Trong thực tế học sinh muốn học tốt các truyện cổ này có nhiều cách 
thức và biện pháp. Một trong những điều đó là tổ chức hoạt động ngoại 
khóa về truyện cổ. Công việc này được tiến hành như sau: 
- Sau khi học sinh đã được học bài khái quát về văn học dân gian, tổ 
chuyên môn phân công giáo viên hướng dẫn học sinh viết về một số đề 
tài tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyên cổ dân gian. 
- Giáo viên chọn những bài viết tốt của học sinh để trình bày trong Câu 
lạc bộ (Bài viết tốt có thể lấy điểm thay thể cho một bài kiểm tra), sau đó 
đưa ra tổ, nhóm góp ý và thống nhất chung. 
- Hướng dẫn học sinh đọc thêm những truyện cổ dân gian ngoài chương 
trình để chọn dựng hoạt cảnh chuyển thể từ truyện cổ dân gian. 
Ví dụ: Truyện cổ về các thầy đồ, thầy bói, thi nói khoác 
 Đi thực tế cũng là một cách học hay, bổ ích, lý thú và có hiệu quả. 
Vì vậy trường, lớp có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế để 
giúp các em hiểu hơn các nhân vật truyền thuyêt. Bởi vì nói đến truyền 
thuyết là nói đến sự gắn kết giữa cốt truyện, nhân vậtvới các di tích lịch 
sử. 
Ví dụ, để học sinh hiểu sâu sắc hơn về truyện Thánh Gióng, giáo 
viên có thể phối hợp với Đoàn – Đội cho học sinh đi tham quan làng 
Gióng, thuộc huyện Gia Lâm- Hà Nội hoặc tham dự lễ Hội Gióng tại 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
8 
huyện Sóc Sơn – Hà Nội vào ngày mùng 9 tháng 4 Âm lịch. Hoạt động 
này sễ bồi đắp tình yêu và sự tôn kính vị thánh có tình yêu nước sâu sắc, 
có lòng dũng cảm, sự bất khuất, kiên cường chống giặc Ân xâm lược. 
Gióng đã được các thế hệ đời sau nhớ đến và suy tôn là bậc Thánh. 
Trên đường đi tham quan, giáo viên có thể tổ chúc cho học sinh 
tham gia trình bày hiểu biết của mình về truyện dân gian,về truyện Thánh 
Gióng bằng các trò chơi thú vị. 
Chương trình tham khảo 
* Lời giới thiệu: 
 Truyện cổ dân gian là tài sản vô giá ngưòi xưa để lại cho thế hệ 
mai sau. Nó là những giọt sữa ngọt ngào và ấm áp sẽ mãi trường tồn với 
thời gian. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một vài nét đặc sắc của những 
câu chuyện cổ ấy. 
 * Học sinh báo cáo về những hiểu biết của mình về truyện dân gian 
Việt Nam. 
Đại diện cho 4 tổ trình bày những hiểu biết của mình về các thể loại 
truyện cổ dân gian Việt Nam. 
 + Truyền thuyêt: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và 
sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng 
tượng ,kì ảo.Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân 
đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 
 + Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một 
số kiểu nhân vật quen thuộc. 
• Nhân vật bất hạnh. 
• Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ. 
• Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. 
• Nhân vật là động vật. 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
9 
 Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm 
tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái 
tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. 
 + Truyện ngụ ngôn: 
 Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc bằng văn vần, mượn chuyện về 
loài vật hoặc đồ vật hoặc vè chính con người để nói bóng gió, kín đáo 
chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó 
trong cuộc sống. 
 + Truyện cười: 
 Là loài truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống 
nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc những thói hư tật xấu trong xã hội. 
 * Tổ chức cho học sinh đóng vai nhân vật trong truyện dân gian để 
kể lại truyện. Học sinh có thể chon đóng vai Sơn Tinh để kể lại truyền 
thuyết “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh” bằng lời kế của mình. 
Chú ý học sinh phải tái hiện được không khí lịch sử của câu chuyện. 
 * Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ: 
 Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí ẩn” đối với 
văn bản “Thánh Gióng”. Qua trò chơi này, giúp học sinh ôn tập, nhớ kiến 
thức về nội dung và thể loại của văn bản “Thánh Gióng”. Đồng thời tạo 
sự thoải mái, vui vẻ trong tiết ngoại khoá. 
 Chuẩn bị: 
 - 10 ô chữ làm bằng giấy . 
 - Dán băng dính chồng lên đáp án 10 ô chữ ấy. 
 - Chuẩn bị 10 câu hỏi tương ứng với 10 ô chữ ấy, xoay 
quanh kiến thức của bài học 
 - Phần thưởng: vở học sinh. 
 Câu 1: Đây là thể loại của truyện “Thánh Gióng”? 
 Câu 2: Truyện “Thánh Gióng” ra đời trong thời vua nào? 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
10 
 Câu 3: Yếu tố nào không thể thiếu trong các truyền thuyết? 
 Câu 4: Nhân vật Thánh Gióng đã được nhà vua phong là gì? 
 Câu 5: Đây là tên của nơi ngựa thét ra lửa, lửa thiêu cháy một làng 
trong văn bản “Thánh Gióng”? 
 Câu 6: Gióng đánh giặc xong, đã để lại vật gì rồi bay về trời? 
 Câu 7: Tiếng nói đầu tiên của Gióng là gì? 
 Câu 8: Nơi ghi dấu chân của Thánh Gióng đuổi đám tàn quân? 
 Câu 9: Ai dã vui lòng góp gạo nuôi Gióng? 
 Câu 10: Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành người như 
thế nào? 
 Cách tiến hành: 
 Một học sinh dẫn chương trình nói to luật chơi: 
 Học sinh tự lựa chọn ô chữ mà mình yêu thích có đánh dấu thứ tự từ 1 
đến 10và trả lời câu hỏi tương ứng. Nếu ai trả lời đúng sẽ được phần 
thương là 2 quyển vở. 
- Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm, trao quà cho các học sinh xuất sắc. 
- Sau khi học sinh kết thúc chuyến tham quan sẽ viết bản thu hoạch và 
nêu cảm nhận của mình về nhân vật Thánh Gióng. 
II. Ngoại khoá về thơ ca dân gian: 
 Sau khi học sinh học xong bài học khái quát văn học dân gian và 
một số văn bản ca dao trong chương trình Ngữ văn lớp 7 như : “Những 
câu hát về tình cảm gia đình”; “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất 
nước, con người”; “Những câu hát than thân”; “Những câu hát châm 
biếm”, giáo viên có thể ra và hướng dẫn học sinh một số đề tài tìm hiểu 
những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao cổ nói 
chung và tiến hành bình một số bài ca dao cổ. 
- Thi sáng tác ca dao trong thời gian ngắn với các mô típ như: 
Chiều chiều 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
11 
Thân em  
Hỡi cô 
Hôm qua 
Đêm qua  
- Thi bình ca dao: 
 Học sinh có thể lựa chọn bất kỳ bài ca dao nào mà mình yêu thích có 
trong sách giáo khoa và ngoài chương trình để bình. Giáo viên sẽ chấm 
điểm các bài bình của học sinh. 
Có thể chọn bình bài ca dao : 
Công cha như núi Thái Sơn, 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Một lòng thờ mẹ kính cha, 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. 
 Gợi ý: 
 Với nghệ thuật so sánh qua từ “như”,bài ca dao dã nói lên công lao 
trời biển của cha mẹ với con cái và nêu trách nhiệm của con cái với cha 
mẹ 
 + Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nhất Trung Quốc được ví với công 
cha lớn lao, mạnh mẽ và vững chắc. 
 + Nước trong nguồn là dòng nước vừa trong vừa mát, mênh mông 
và vô tận, chảy mãi không bao giờ cạn, được ví với tình yêu của mẹ đối 
với con dịu dàng, êm ái và bao la. 
 + Qua đó ta có thể cảm nhận được tình cảm bao la, rộng lớn của 
cha mẹ dành cho con cái. 
 + Vì vậy con cái phải hiếu thảo với cha mẹ . 
- Thi hát dân ca giữa các học sinh: 
 Học sinh trong lớp có thể chọn một số bài dân ca tiêu biểu của 3 miền 
để hát. 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
12 
 Ví dụ như những bài dân ca quan họ Bắc Ninh, những bài dân ca hát 
ru con của đồng bằng Bắc Bộ, những điệu hò của Bình Trị Thiên, những 
điệu lý Nam Bộ 
 * Giáo viên đánh giá kết quả, rút kinh nghiện, tặng quà cho các báo 
cáo viên và các học sinh xuất sắc. 
III. Ngoại khoá về sân khấu dân gian: 
- Giáo viên hưóng dẫn tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên ra đề tài 
tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của sân khấu dân gian (đi sâu 
nguồn gốc, quá trình phát triển, những nét đặc trưng của sân khấu chèo). 
- Chính giáo viên hoặc có thể mời diễn viên về trường hướng dẫn cho học 
sinh thể hiện một số trích đoạn chèo. 
- Mời đoàn nghệ thuật truyền thống trình diễn một vở chèo cổ như: Quan 
Âm Thị Kính; Kim Nham; Lưu Bình Dương Lễ 
- Trao đổi giữa học sinh với nghệ sĩ về vai diễn cũng như đặc sắc về nghệ 
thuật chèo. 
- Học sinh viết bài thu hoạch sau khi xem biểu diễn: 
 Minh hoạ bằng một tiết ngoại khóa sân khấu dân gian: 
 *Giới thiệu chương rình: 
 Chèo là loại hình sân khấu dân gian truyền thống của dân tộc Việt 
Nam. Chèo phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân 
khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Nếu sân khấu truyền thống 
Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh Kịch của Bắc Kinh, nghệ thuật 
Kịch Nô của sân khấu Nhật Bản, thì đại diện tiêu biểu nhất của nghệ thuật 
truyền thống Việt Nam là chèo. Và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về 
nghệ thuật này qua buổi ngoại khoá hôm nay. 
 * Báo cáo của học sinh: Học sinh trình bày khái quát về giá trị nội 
dung và nghệ thuật của sân khấu dân gian chèo. 
- Nguồn gốc của chèo: 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
13 
Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người 
sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một nữ ca tài ba trong hoàng cung nhà 
Đinh vào thế kỷ X , sau đó phát triển rộng ra Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn 
phổ biến từ Nghệ Tĩnh trở ra. 
 Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại thế kỷ 
XV. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo 
dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. 
 Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một 
binh sĩ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ XIV. Binh sĩ 
này đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Vì thế, 
chèo trước kia chỉ có phần nói và ngâm nay có thêm phần hát. 
 Vào thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn 
chèo trong cung đình do có ảnh hưởng của đạo Khổng. Vì không được 
triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người nông dân. 
 Tới thế kỷ XVIII, hình thức chèo đã phát triển mạnh ở vùng nông 
thôn Việt Nam. 
 Đến thế kỷ XIX, chèo ảnh hưởng của tuồng và đầu thế kỷ XX chèo 
đựoc đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. 
- Đặc trưng của chèo: 
 Không giống tuồng, ca tụng hành động anh hùng của các giới 
quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân. Khát 
vọng sống công bằng dưới xã hội phong kiến bất công, nhiều vở chèo còn 
thể hiện cuộc sống vất vả của con người với những phẩm chất tốt đẹp. 
 Nhân vật chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hoá, rập khuôn. 
 Các nhạc cụ sử dụng trong chèo thường là: Đàn nguyệt. đàn nhị, 
sáo, trống, chũm choẹ... 
 *Thi kể tên các vở chèo mà các em biết: 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
14 
 Lớp học chia làm hai đội thi xem đội nào kể tên được nhiều vở 
chèo hơn. Hai đội thảo luận trong 5 phút rồi thành viên trong đội sẽ lần 
lượt kể tên các vở chèo. Đội nào trong thời gian 5 phút kể đựoc nhiều hơn 
thì đội đó sẽ chiến thắng và nhận được quà. 
 Các vở chèo có thể kể ra là: 
 + Quan Âm Thị Kính. 
 + Nghêu Sò, Ốc Hến. 
 + Từ Thức gặp tiên. 
 + Đồng tiền vạn lịch. 
 + Trần Tử Lệ. 
 + Bài ca giữ nước. 
 + Kim Nham. 
 + Lưu Bình, Dương Lễ. 
* Học sinh đóng trích đoạn chèo: “Nỗi oan hại chồng” trong vở chèo 
“Quan Âm Thị Kính”. 
* Giáo viên đánh giá, rút kinh nghiệm, trao phần thưởng cho nhóm, 
 học sinh xuất sắc. 
III/ Kết quả: 
Qua quá trình thử nghiệm (từ đầu năm học 2017 – 2018) bằng thái 
độ nghiêm túc trên hầu hết các giờ dạy văn bản Ngữ văn, đối tượng là học 
sinh cấp THCS (lớp 6, 7) với đề tài “Phát triển năng lực học sinh qua 
các tiết ngoại khóa và chương trình địa phương”, tôi nhận thấy kết quả 
cụ thể như sau: 
1/ Về kĩ năng: Học sinh rèn được các kĩ năng: 
- Kĩ năng sưu tầm hình ảnh, tư liệu cho bài học. 
- Kĩ năng thảo luận, hoạt động nhóm, thuyết trình, đọc diễn cảm  
- Kĩ năng sử dụng CNTT ngày càng thuần thục. 
- Kĩ năng viết bài, tạo lập văn bản, sáng tác ca dao ... 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
15 
- Kĩ năng đóng kịch, viết kịch bản, dẫn chương trình ... 
2/ Về kiến thức: 
- Học sinh hiểu bài, nắm bài một cách tự nhiên, nhớ lâu, không còn 
máy móc, dập khuôn. 
- Tỉ lệ học sinh nắm chắc kiến thức văn bản cao hơn hẳn trước đây 
(từ 50 – 60% khi chưa áp dụng đề tài đến 8% khi áp dụng đề tài) 
3/ Về tư tưởng, tình cảm: 
- Thông qua các bài học, học sinh có tình cảm đạo đức, lối sống 
tốt đẹp, lành mạnh hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, gia 
đình và cộng đồng. 
- Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào với quê hương, đất nước, với 
truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. 
- Trân trọng các thành quả văn hóa của cha ông qua các tác phẩm 
văn học dân gian. 
Và cuối cùng kết quả chung đáng kể nhất, tổng hợp từ kĩ năng, 
kiến thức và tư tưởng, tình cảm chính là học sinh có thể phát triển các 
năng lực cơ bản như năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực giao tiếp Tiếng 
Việt, năng lực tư duy sáng tạo ... 
Phát triển năng lực cho học sinh qua các tiết ngoại khóa và chương trình 
địa phương trong môn Ngữ văn 
16 
PHẦN KẾT LUẬN 
 Có thể khẳng định rằng những tiết học chương trình địa phương là 
khoảng thời gian quan trọng để thầy và trò học tập, trao đổi những nội 
dung kiến thức văn hóa, xã hội của địa phương, liên hệ thực tế trong môi 
trường sống của học sinh và giúp các em có hướng tìm tòi, học hỏi sâu 
hơn trong cuộc sống. Song bên cạnh đó, thời lượng dành cho chương 
trình giáo dục địa phương còn hạn chế, chỉ từ 2- 7 tiết/năm học, trong khi 
đó những kiến thức lịch sử - văn hóa của địa phương lại rất phong phú. 
Để chương trình giáo dục địa phương ngày càng thiết thực hơn, ý nghĩa 
hơn với học sinh thì bên cạnh việc dạy đủ, dạy đúng của các nhà trường 
còn cần có sự tâm huyết, sáng tạo trong mỗi tiết học, tạo ra sự đan cài nội 
dung địa phương một cách thường xuyên, tự nhiên trong từng môn học. 
Đồng thời, việc tạo những “sân chơi”, những hoạt động ngoại khóa cho 
học sinh cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao hiểu biết thực tế, góp 
phần tạo nên sự sinh động cho chương trình địa phương nói riêng cũng 
như các môn học nói chung. 
 Chính vì vậy, đề tài “Phát triển năng lực học sinh qua các tiết ngoại 
khóa và chương trình địa phương” là một đề tài khó, có tính chất vĩ mô 
rất lớn. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, tuổi nghề còn ít, kinh nghiệm 
giảng dạy chưa nhiều nên việc thực hiện đề tài không tránh khỏi những 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_sinh_qua_c.pdf