Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5

5. Mô tả bản chất của sáng kiến :

5.1. Tính mới của sáng kiến :

Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng

những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được

thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh

có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy

luận.

Thực trạng của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 5 trường

Tiểu học An Lộc A nói riêng đó là có nhiều em còn gặp khó khăn khi thực hiện

giải một bài toán có lời văn. Nếu chỉ hướng dẫn học sinh giải toán theo phương

pháp thông thường trên lớp theo một chiều hướng xuôi thì các em khó tìm ra

cách giải bài toán và mau quên các dạng toán đã học . Điều này đã làm mất thời

gian trong các tiết học và không tạo được hứng thú học toán cho học sinh

Theo dõi học sinh học tập, tôi tìm ra nguyên nhân chính khiến các em gặp khó2

2

khăn khi thực hiện giải một bài toán có lời văn đó là: Khả năng phân tích , tổng

hợp , khái quát vấn đề còn nhiều hạn chế và tôi đã thực hiện sáng kiến

“Phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5”

để hoàn thiện các biện pháp mà tôi đã từng vận dụng, giúp học sinh có được kĩ

năng phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề khi thực hiện giải một bài toán có

lời văn. Tính mới của sáng kiến là tôi không áp dụng các phương pháp giải

thông thường mà thực hiện theo phương pháp tôi gọi là “ cuốn chiếu”. Tính mới

này do tôi thực hiện để hỗ trợ những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng

môn Toán và bồi dưỡng cho những học sinh trên chuẩn có khả năng giải được

các bài toán khó, toán nâng cao .

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2141Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
 Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên 
Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi 
thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
(ghi rõ đối 
với từng 
đồng tác 
giả, nếu 
có) 
01 VŨ THỊ NGUYỆT 02/3/1972 
Trường 
Tiểu học 
An Lộc A 
GVgiảng 
dạy lớp 5 
ĐHSP 
100% 
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phát triển kĩ năng giải 
toán có lời văn cho học sinh lớp 5. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( Môn Toán ) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : tháng 5 năm 2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến : 
 5.1. Tính mới của sáng kiến : 
Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng 
những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được 
thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh 
có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy 
luận. 
Thực trạng của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 5 trường 
Tiểu học An Lộc A nói riêng đó là có nhiều em còn gặp khó khăn khi thực hiện 
giải một bài toán có lời văn. Nếu chỉ hướng dẫn học sinh giải toán theo phương 
pháp thông thường trên lớp theo một chiều hướng xuôi thì các em khó tìm ra 
cách giải bài toán và mau quên các dạng toán đã học . Điều này đã làm mất thời 
gian trong các tiết học và không tạo được hứng thú học toán cho học sinh  
Theo dõi học sinh học tập, tôi tìm ra nguyên nhân chính khiến các em gặp khó 
2
2
khăn khi thực hiện giải một bài toán có lời văn đó là: Khả năng phân tích , tổng 
hợp , khái quát vấn đề còn nhiều hạn chế và tôi đã thực hiện sáng kiến 
“Phát triển kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5” 
để hoàn thiện các biện pháp mà tôi đã từng vận dụng, giúp học sinh có được kĩ 
năng phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề khi thực hiện giải một bài toán có 
lời văn. Tính mới của sáng kiến là tôi không áp dụng các phương pháp giải 
thông thường mà thực hiện theo phương pháp tôi gọi là “ cuốn chiếu”. Tính mới 
này do tôi thực hiện để hỗ trợ những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng 
môn Toán và bồi dưỡng cho những học sinh trên chuẩn có khả năng giải được 
các bài toán khó, toán nâng cao . 
 5.2. Nội dung sáng kiến: 
Để vận dụng tốt phương pháp“ cuốn chiếu” là tính mới của sáng kiến, 
tôi cũng chú ý rèn cho học sinh một số kĩ năng để hỗ trợ cho phương pháp này 
đạt hiệu quả hơn. 
5.2.1. Rèn học sinh kĩ năng phân tích đề của bài toán có lời văn. 
- Để học sinh có kĩ năng phân tích đề của một bài toán có lời văn, tôi xây 
dựng cho các em thói quen tự đọc kĩ đề để hiểu được bản chất của bài toán . 
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán, tôi luôn lưu ý các em những 
điểm sau: 
 - Trong bất kỳ bài toán nào cũng có hai phần: Phần thứ nhất là những điều 
đã cho, đã biết; phần thứ hai là các yếu tố phải tìm. ( Bắt buộc các em phải xác 
định cho được, cho đúng những yếu tố đã cho, những yếu tố phải tìm trong bài 
toán). 
- Hướng dẫn học sinh nắm rõ những gì thuộc về phần trọng tâm của đề 
toán để hướng sự chú ý vào những yếu tố cần thiết. 
* Với các bước thực hiện trên, tôi chú ý việc dành thời gian đủ cho học 
sinh đọc và tìm hiểu kĩ đề toán để có thể thực hiện giải toán chính xác . 
5.2.2. Hướng dẫn học sinh xác định đúng dạng toán : 
Học sinh xác định đúng dạng toán sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tiếp thu 
của các em khi giáo viên thực hiện phương pháp “ cuốn chiếu” hướng dẫn giải 
toán. 
Ví dụ1 : Dạng toán “ Tìm hai số khi biết Tổng và tỉ số của hai số đó” 
Dạng toán “ Tìm hai số khi biết Tổng và tỉ số của hai số đó” có rất 
nhiều các dạng bài khác nhau , GV cần hướng dẫn học sinh nhận diện được dạng 
bài này qua một số ví dụ minh họa . 
Bài toán1 : Có 45 tấn thóc chứa trong hai kho. Kho lớn chứa gấp 4 lần 
kho nhỏ. Hỏi số thóc chứa trong mỗi kho là bao nhiêu tấn? 
VD trên thuộc dạng toán cơ bản “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 
hai số đó” (trường hợp tỉ số của hai số là một số tự nhiên.) 
3
3
HS có thể dựa theo các bước cơ bản của SGK để giải bài toán . 
Bài toán 2: Tổng của hai số là 72. Tìm hai số đó, biết rằng nếu số lớn 
giảm 5 lần thì được số bé. 
 Ở bài toán này GV cần phân tích cho HS hiểu số lớn giảm 5 lần thì được số bé 
nghĩa là thế nào? (Nghĩa là số lớn gấp 5 lần số bé (hay) số bé bằng 
5
1
 số lớn). 
Như vậy tỉ số của bài toán được cho dưới dạng chưa tường minh, từ đó 
HS xác định được bài toán trên cũng là một bài toán dạng Tìm hai số khi biết 
Tổng và Tỉ số của hai số đó ( trường hợp tỉ số của hai số chưa tường minh) 
Bài toán 3: Trung bình cộng của hai số bằng 15. Tìm hai số đó, biết số 
lớn bằng 
2
3
 số bé. 
- Giáo viên phân tích bài toán để học sinh thấy bài toán đã có tỉ số, dự 
đoán khả năng bài toán có thể là dạng toán Tổng – tỉ nhưng chưa có tổng, cần 
phải đi tìm.Yếu tố Trung bình cộng của hai số bằng 15 cho biết có thể tìm được 
tổng của hai số. Từ đó HS xác định được đó cũng chính là dạng toán Tìm hai số 
khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ( trường hợp tổng của hai số chưa tường 
minh) 
*Sau khi học sinh đã nhận diện được các kiểu bài toán thuộc dạng “Tìm 
hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại 
các kiểu bài thuộc dạng toán này để các em ghi nhớ và vận dụng . 
Ví dụ2 : Dạng toán “ Tìm hai số khi biết Tổng và hiệu của hai số đó” 
 Bài toán: Một cái hộp bằng sắt hình hộp chữ nhật có diện tích xung 
quanh 60 dm2, chiều rộng kém chiều dài 2 dm và chiều cao 3dm. Tìm thể tích 
cái hộp đó 
Đây là một bài toán ở mức độ nâng cao cho học sinh nhưng thực chất tất 
cả các yếu tố liên quan đến các bước giải của bài toán này đều dựa trên kiến 
thức cơ bản của các dạng toán mà các em đã học. Để học sinh nhận diện được 
các dạng toán liên quan trong bài toán để quy về dạng toán cơ bản đã học và giải 
được bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau : 
- Muốn tìm được thể tích của cái hộp, ta cần có các yếu tố nào ? 
( Các yếu tố : Chiều dài , chiều rộng và chiều cao. Trong đó yếu tố chiều 
cao đã biết, còn các yếu tố chiều dài, chiều rộng chưa biết phải đi tìm ) . 
- Trong đề bài có yếu tố “chiều rộng kém chiều dài 2 dm” giúp chúng ta 
liên hệ đến dạng toán cơ bản nào đã học ? 
( Dạng toánTổng hiệu hoặc Hiệu tỉ, trong đó yếu tố “chiều rộng kém chiều 
dài 2 dm” là hiệu ) 
- Bài toán cho diện tích xung quanh 60 dm2 và chiều cao 3dm, hai yếu tố 
này giúp em tìm được yếu tố Tổng hay Tỉ số ? 
4
4
( Yếu tố Tổng vì dựa vào công thức gốc tìm SXQ ta có thể tính được Tổng 
của chiều dài và chiều rộng = SXQ : Chiều cao : 2 ) 
Từ hướng dẫn của giáo viên, học sinh nhận ra đây là bài toán có liên quan 
đến dạng toán “Tìm hai số khi biết Tổng và hiệu của hai số đó” mà các em đã 
được học. 
Tương tự với các dạng toán có lời văn khác. 
5.2.3. Rèn khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề cho học 
sinh bằng phương pháp “ cuốn chiếu”. 
 Phương pháp này hỗ trợ rất nhiều cho những học sinh chưa đạt chuẩn biết 
cách giải đúng một bài toán có lời văn. Nó giúp học sinh hiểu rõ bản chất của 
bài toán và ghi nhớ cách giải để vận dụng giải được những bài toán sau đó. 
Đồng thời nó cũng giúp học sinh trên chuẩn giải được các bài toán khó và toán 
nâng cao. 
VD : Bài toán 1: 
Một hình lập phương có tổng độ dài các cạnh là 9,6 dm. Tính diện tích 
một mặt của hình lập phương đó. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp“cuốn chiếu ”. 
Bước 1: Tìm bước giải ngược từ dưới lên. 
- Bài toán yêu cầu gì? 
(Tính diện tích một mặt của hình lập phương.) 
- Muốn tính diện tích một mặt của hình lập phương ta phải biết yếu tố nào? 
( Yếu tố cạnh hình lập phương.) 
- Dựa vào yếu tố nào của bài toán để tìm cạnh hình lập phương này? 
 (Tổng độ dài các cạnh là 9,6 dm) 
- Hình lập phương có bao nhiêu cạnh? 
( 12 cạnh bằng nhau ) 
- Biết tổng độ dài các cạnh là 9,6 dm, ta sẽ tìm được độ dài của một cạnh 
 Bước 2 : Hệ thống lại các bước giải từ trên xuống. 
- Như vậy để giải bài toán, bước đầu tiên em phải làm g 
( Tìm độ dài cạnh hình lập phương ) 
- Bước tiếp theo? 
( Tìm diện tích một mặt hình lập phương theo công thức đã học) 
* Học sinh tiến hành tự giải bài toán theo các bước giải đã xác định được. 
Bài toán 2: 
Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 30,15m. Nếu 
tăng đáy lớn thêm 5,6m thì diện tích thửa ruộng sẽ tăng thêm 33,6 m2 . Tính diện 
tích thửa ruộng đó. 
Bài toán này có yếu tố nâng cao và tương đối khó đối với học sinh, thông 
thường khi giáo viên đưa bài toán ra học sinh không hiểu và không tìm được 
cách giải bài toán. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp “cuốn chiếu ” . 
Bước 1: Tìm bước giải ngược từ dưới lên. 
- Bài toán yêu cầu gì? (Tính diện tích thửa ruộng.) 
5
5
- Nêu cách tính diện tích hình thang( Diện tích hình thang bằng tổng hai 
đáy nhân chiều cao rồi chia 2; hoặc Trung bình cộng hai đáy nhân chiều cao.) 
- Ở bài toán này, muốn tình diện tích thửa ruộng hình thang ta vận dụng 
cách tính nào? ( cách 2, vì yếu tố trung bình cộng hai đáy đã biết, cần tìm thêm 
yếu tố chiều cao.) 
- Dựa vào yếu tố nào của bài toán để tìm chiều cao hình thang? (Nếu tăng 
đáy lớn thêm 5,6m thì diện tích thửa ruộng sẽ tăng thêm 33,6 m2) 
- Theo bài toán thì phần tăng thêm sẽ là một hình tam giác có đáy là phần 
tăng thêm của đáy lớn hình thang; diện tích là phần diện tích thửa ruộng tăng 
thêm và chiều cao chính là chiều cao của thửa ruộng hình thang. Chúng ta sẽ tìm 
được chiều cao của thửa ruộng dựa vào công thức nào?( công thức tìm chiều cao 
của hình tam giác với các yếu tố đều đã biết, đó là Diện tích x 2 : độ dài đáy .) 
Bước 2 : Hệ thống lại các bước giải từ trên xuống. 
- Như vậy để giải bài toán, bước đầu tiên em phải làm gì?Tìm chiều cao 
của thửa ruộng hình thang( cũng chính là chiều cao của hình tam giác tăng thêm) 
- Bước tiếp theo?(Tìm diện tích thửa ruộng hình thang theo công thức 2 ) 
 Bài toán 3 : Một mảnh đất hình thang có diện tích 455 m2, chiều cao là 
13m. Tính độ dài mỗi đáy của mảnh đất hình thang đó, biết đáy bé kém đáy lớn 
5m .Đây cũng là một bài toán có yếu tố nâng cao và tương đối khó đối với HS. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp “cuốn chiếu ” . 
Bước 1: Tìm bước giải ngược từ dưới lên 
- Bài toán yêu cầu gì ? (Tính độ dài mỗi đáy của mảnh đất hình thang.) 
- Bài toán này có liên quan đến dạng toán gì em đã học? ( dạng toán Tìm 
hai số khi biết Tổng và hiệu của hai số đó. ) 
- Yếu tố đáy bé kém đáy lớn 5m là hiệu hai đáy, đã biết. Vậy làm thế nào 
tìm Tổng hai đáy? 
( Vận dụng công thức Tổng hai đáy = Diện tích x 2 : chiều cao ) 
Bước 2: Hệ thống lại các bước giải từ trên xuống. 
- Như vậy để giải bài toán , bước đầu tiên em phải làm gì? 
(Tìm Tổng hai đáy mảnh đất hình thang .) 
- Bước tiếp theo? 
( Tìm độ dài mỗi đáy theo dạng toán Tìm hai số khi biết Tổng và hiệu của 
hai số đó.) 
*Thực hiện hướng dẫn xong bước 2 ,bài toán khó đã trở nên đơn giản hơn 
và HS có thể tiến hành tự giải bài toán theo các bước giải đã xác định được. 
Khi học sinh đã hiểu cách giải rồi các em sẽ vận dụng giải được các bài toán 
khác tương tự, kể cả các bài toán có thay đổi một vài yếu tố. VD: Mở rộng cả 
hai đáy thửa ruộng hình thang ...hoặc kết hợp lồng ghép các dạng toán đã học 
như Tìm hai số khi biết Tổng và tỉ số của hai số đó; Tìm hai số khi biết Hiệu và 
tỉ số của hai sô đó ,... 
5.2.4. Rèn học sinh kĩ năng đặt lời giải , viết phép tính phù hợp 
với lời giải. 
6
6
Dựa vào kết quả phân tích đề toán ở bước 3 theo phương pháp “ cuốn 
chiếu”, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, giáo viên giúp học sinh 
lần lượt viết lời giải và thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số. 
 Sau mỗi bước giải, giáo viên cần yêu cầu học sinh kiểm tra xem đã tính 
đúng chưa, viết câu lời giải đã hợp lý chưa. 
 Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có thể trả lời đúng câu hỏi của 
bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không. 
 Việc hướng dẫn học sinh cả lớp giải đúng được bài toán đã khó nhưng việc 
viết lời giải đúng, lời giải hay, tạo ra nhiều cách giải lại càng khó hơn. Đa số 
giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh giải đúng chứ chưa chú trọng đến việc giải hay 
và giải nhiều cách. Khi học sinh trình bày, giáo viên chữa bài thì cần chú ý đến 
sáng tạo của học sinh trong khi đặt lời giải, vì học sinh đặt lời giải không giống 
nhau nhưng vẫn thể hiện đúng ý. Giáo viên cần khai thác hết các cách giải khác 
nhau hoặc đưa ra thêm bài tập đồng dạng và nâng cao hơn để học sinh tự rèn 
luyện. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Với tất cả các bài toán có lời văn từ dễ đến khó ở các dạng khác nhau, giáo 
viên đều có thể áp dụng phương pháp “ cuốn chiếu” giúp học sinh dễ hiểu và dễ 
nhớ, giúp các em tìm ra cách giải một bài toán cơ bản hoặc một bài toán nâng 
cao theo quy trình hợp lí. Vì vậy sáng kiến này đã được áp dụng có hiệu quả 
trong các tiết dạy Toán của khối Năm trường Tiểu học An Lộc A và có khả năng 
áp dụng đại trà trong giảng dạy môn Toán ở các trường Tiểu học. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả : 
 8.1. Kết quả đạt được: 
Vận dụng phương pháp “ cuốn chiếu” kết hợp với các biện pháp hỗ trợ như 
trên vào việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh, kết quả tôi thu được 
đó chính là sự tiến bộ rất đáng khích lệ của học sinh. 
 Kết quả học tập của HS cuối năm học 2019 – 2020: 
 SSHS trong lớp :35 
Môn 
Điểm 
10 
Điểm 
9 
Điểm 
8 
Điểm 
7 
Điểm 
6 
Điểm 
5 
Điểm 
dưới 5 
HTT 
HT 
CHT 
Toán 25 5 3 2 0 0 0 30 5 0 
 HS HTCTTH: 100% 
 Học kì I năm học 2020 – 2021, tình hình học tập của học sinh trong lớp 
không được tốt, học sinh xuất sắc nổi trội không nhiều, có nhiều em tiếp thu 
chưa tốt, mau quên kiến thức. Qua vận dụng thực hiện sáng kiến, việc học tập 
môn Toán của nhiều học sinh trong lớp có tiến bộ rõ rệt. Đây cũng là động lực 
để giáo viên tiếp tục vận dụng sáng kiến vào việc giảng dạy trong học kì II để 
7
7
kết quả học tập môn Toán cuối năm của lớp cao hơn. Kết quả lớp đạt được trong 
Học kì I năm học 2020 – 2021 như sau : 
 SSHS trong lớp :34 
Môn 
Điểm 
10 
Điểm 
9 
Điểm 
8 
Điểm 
7 
Điểm 
6 
Điểm 
5 
Điểm 
dưới 5 
HTT 
HT 
CHT 
Toán 1 21 7 2 1 1 1 22 11 1 
 8.2. Bài học kinh nghiệm: 
Từ những kết quả đạt được qua việc thực hiện sáng kiến trên, tôi rút ra một 
số bài học kinh nghiệm sau: 
Đối với giáo viên: 
- Cấn nắm vững mục tiêu và phương pháp dạy học. 
- Vận dụng phương pháp linh hoạt, sáng tạo để khai thác tính tính cực học 
tập của học sinh. 
- Quan tâm các đối tượng học sinh để có biện pháp hỗ trợ, bồi dưỡng kịp 
thời. 
- Thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. 
Đối với học sinh: 
- Tích cực tham gia học tập. 
- Linh hoạt, sáng tạo trong cách giải các dạng toán. 
- Có ý thức tự học, tự rèn. 
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự 
đóng góp của hội đồng sáng kiến để tôi hoàn thiện hơn trong việc vận dụng các 
phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi 
mới của ngành Giáo dục. 
 Nhận xét của hội đồng Sáng kiến nhà trường 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng 
kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử nếu có . 
 Nhận xét của hội đồng Sáng kiến thị xã 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
8
8
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
An Lộc, ngày 15 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Vũ Thị Nguyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ki_nang_giai_toan_co_loi_va.pdf