Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh ở môn giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh ở môn giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm

*Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn

học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề

Giáo dục chính trị, giáo dục công dân, kinh tế, hành chính và pháp luật,.

hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn

học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng,

thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ

thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống,

giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm

công dân.

Là giáo viên giảng dạy môn GDCD, đứng trước yêu cầu đổi mới của

ngành giáo dục tôi luôn cố gắng tìm tòi nhiều phương pháp để giúp các em

học tốt bộ môn này và đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành đề ra. Tôi

mạnh dạn trình bày qua sáng kiến “phát huy năng lực, phẩm chất của học

sinh ở môn giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm”

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1854Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh ở môn giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định của Thủ 
tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo 
định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học 
tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở 
thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích 
cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề 
nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết 
để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần 
cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp 
xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công 
nghiệp mới. 
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ 
thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả 
kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa 
chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan 
hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có 
được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất 
nước và nhân loại. 
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển 
những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và 
5 
tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị 
bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học 
tập và sinh hoạt. 
Chương trình giáo dục THCS giúp học sinh phát triển các phẩm chất, 
năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản 
thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp 
học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu 
biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên 
trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. 
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát 
triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và 
nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa 
chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh 
của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao 
động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và 
cách mạng công nghiệp mới. 
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh 
những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách 
nhiệm. 
Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh 
những năng lực cốt lõi sau: 
Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các 
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp 
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua 
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng 
lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng 
lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. 
6 
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình 
giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học 
sinh. 
* Đối với môn giáo dục công dân 
Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh 
ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo 
đức, pháp luật, kinh tế, giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh 
những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là 
tình cảm, nhận thức, niềm tin, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức 
và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và 
sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ 
quốc và hội nhập quốc tế. 
Giáo dục công dân được thực hiện thông qua tất cả các môn học và 
hoạt động giáo dục, nhất là các môn khoa học xã hội và Hoạt động trải 
nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trong đó Đạo đức (ở cấp tiểu 
học), Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở), Giáo dục kinh tế và pháp 
luật (ở cấp trung học phổ thông) là những môn học cốt lõi. 
Nội dung chủ yếu của các môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục 
kinh tế và pháp luật là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. 
Các mạch nội dung của các môn học này phát triển xoay quanh các mối quan 
hệ của con người với bản thân, với người khác, với cộng đồng, đất nước, nhân 
loại, với công việc và với môi trường tự nhiên; được xây dựng trên cơ sở kết 
hợp các giá trị truyền thống và hiện đại, dân tộc và toàn cầu; mở rộng và nâng 
cao dần từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. 
Nội dung giáo dục công dân được phân chia theo hai giai đoạn: giai 
đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
*Giai đoạn giáo dục cơ bản 
Môn Đạo đức (ở cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (ở cấp trung 
học cơ sở) là những môn học bắt buộc. Nội dung các môn học này định 
hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, 
7 
nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh 
hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy 
định của pháp luật. 
*Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp 
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn 
học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề 
Giáo dục chính trị, giáo dục công dân, kinh tế, hành chính và pháp luật,... 
hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn 
học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, 
thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ 
thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, 
giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm 
công dân. 
 Là giáo viên giảng dạy môn GDCD, đứng trước yêu cầu đổi mới của 
ngành giáo dục tôi luôn cố gắng tìm tòi nhiều phương pháp để giúp các em 
học tốt bộ môn này và đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành đề ra. Tôi 
mạnh dạn trình bày qua sáng kiến “phát huy năng lực, phẩm chất của học 
sinh ở môn giáo dục công dân bằng cách sử dụng tranh, ảnh sưu tầm” 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Sử dụng tranh, ảnh trong giờ dạy nhằm từng bước hình thành cho học 
sinh các phẩm chất và năng lực cụ thể: 
 * Vê phẩm chất: 
Bước đầu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất như: 
yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Có ý thức tự điều chỉnh, 
tự hoàn thiện bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật 
dựa trên nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn, tích cực về quyền, bổn phận, 
nghĩa vụ và trách nhiệm công dân trong quan hệ với gia đình, xã hội, với công 
việc, với môi trường thiên nhiên, với đất nước và nhân loại. 
 * Về năng lực: 
8 
Hình thành cho các em các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, 
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Những năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng 
lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng 
lực thể chất. Góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. 
Từng bước củng cố, nâng cao các năng lực đã được hình thành, phát 
triển ở tiểu học; hình thành, duy trì mối quan hệ hoà hợp với những người 
xung quanh; thích ứng một cách linh hoạt với xã hội biến đổi và thực hiện 
mục tiêu, kế hoạch của bản thân trên cơ sở các giá trị đạo đức, quy định của 
pháp luật; hình thành phương pháp học tập, rèn luyện, hoàn chỉnh tri thức và 
kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc 
sống lao động. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh THCS Nguyễn Tất Thành, áp dụng cho khối lớp 6. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Tôi được phân công giảng dạy bộ môn GDCD lớp 6, được tiếp xúc một 
số bài có yêu cầu cho HS sưu tầm ảnh theo chủ đề, kết quả học sinh sưu tầm 
khá nhiều ảnh có giá trị từ sách, báo các loại, làm thế nào để học sinh được 
trực tiếp quan sát những bức ảnh, được cùng làm việc với các bạn trao 
đổi giữa các nhóm học sinh học tập. Vì vậy trong quá trình dạy và học môn 
GDCD, giáo viên và học sinh sưu tầm ảnh vừa là nhiệm vụ theo yêu 
cầu luyện tập của phương pháp dạy học. Đồng thời ảnh phải được phát huy 
hiệu quả với nhiều chức năng khác, và phát huy được phẩm chất, năng lực của 
học sinh, nếu ta khai thác hết công dụng của ảnh theo chủ đề GDCD. 
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 
Học sinh khối lớp 6 (6A1, 6A2) năm học 2018-2019. 
9 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: 
 Việc nhàm chán học tập bộ môn, không ham thích học tập bộ môn một 
phần là do người dạy chưa đầu tư đúng mức. Giảng dạy môn Giáo dục công 
dân (GDCD) giáo viên vẫn còn một số ít người coi thường, chất lượng giờ 
giảng chủ yếu dừng lại ở những hoạt động đơn điệu khai thác nội dung 
truyện, tìm hiểu nội dung bài học, luyện tập giải các bài tập có trong Sách 
giáo khoa (SGK). Chất lượng hiệu quả môn học này người dạy ít quan tâm. 
Học sinh sa sút về đạo đức, người dạy GDCD chủ yếu cho là do tác động môi 
trường xã hội và gia đình thiếu giáo dục, học sinh hư hỏng do cơ chế 
thị trường, do xã hội tác động nên các em bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, tụ 
điểm tội phạm Cho nên điều quan trọng làm sao giúp các em một phần nào 
ý thức trong việc học tập, tiếp thu những nội dung trong bộ môn, giúp những 
học sinh chưa ngoan rèn luện qua từng tiết học. Đặc điểm môn GDCD là môn 
học các chuẩn mực đạo đức cũng như pháp luật, kỉ năng thực hành, rèn luyện 
hành vi đều gắn chặt với hoạt động của con người, những sự kiện và chất liệu 
cuộc sống hiện tại đang diễn ra hàng ngày, xung quanh các em. Những sự 
kiện, hình ảnh đó được các nhà báo, nhà giáo dục ghi lại chụp lại hình ảnh và 
được đăng tải qua báo chí, sách giáo khoa, sách tham khảo, hoặc các cuộc 
triển lãm các tờ rơi phục vụ công tác tuyên truyền về các vấn đề xã hội, giao 
thông. Một nguồn ảnh hết sức phong phú phản ảnh thực trạng quan hệ giữa 
con người với con người và giữa con người với các thể chế xã hội có sẵn 
trong từng gia đình, nhà trường, đây là nguồn tranh, ảnh có giá trị để người 
dạy GDCD giáo dục đạo đức, pháp luật rất bổ ích phần nào đáp ứng được yêu 
cầu đổi mới giáo dục. 
 Con đường dạy học đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” 
đã được các nhà tâm lí giáo dục học xác định. Từ những hình ảnh cho học 
10 
sinh tiếp cận quan sát để từ đó rút ra kết luận một phẩm chất năng lực, một 
chủ đề pháp luật cần biết cần ghi nhớ. 
2.2. Thực trạng của vấn đề. 
* Thuận lợi. 
Nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ chuyên môn về máy móc, sách, 
thiết bị dạy học, phân công đúng chuyên môn đào tạo. 
Gíao viên được giảng dạy với các khối lớp, đúng chuyên môn đáp ứng 
đủ yêu cầu cung cấp kiến thức cho học sinh. 
 Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu thuận tiện từ thư 
viện, giúp đỡ tận tình của các giáo viên. 
* Khó khăn. 
Với dung lượng SGK chỉ ghi được, đăng tải được quá ít chỉ một ảnh 
(Sách GDCD lớp 6) hoặc vài ba ảnh (Sách GDCD lớp 7), có bài không có 
ảnh nào, một hạn chế khác ảnh trong SGK in trắng đen không có màu, lại còn 
mờ không rõ nét, không thể tạo sự hấp dẫn chú ý học sinh trong việc đọc 
sách. Trong khi nguồn tranh GDCD phục vụ cho dạy học môn GDCD rất ít, 
chỉ có bộ tranh GDCD lớp 6 do Công ty thiết bị GD cấp thì không đủ cho các 
bài, hoặc lớp 7 chỉ có 2 tranh thì không thể đáp ứng đủ cho việc dạy trên lớp. 
* Thành công: 
Tạo hứng thú cho học sinh học, sưu tầm tranh ảnh từ sách báo cũ, ham 
mê bộ môn GDCD, kênh hình học phong phú hơn. 
* Hạn chế: Từ số lượng có được khi học sinh suu tầm và các nhóm học sinh 
quan sát làm việc còn ít, một số học sinh chưa nhiệt tình trong công tác thu 
gom. 
* Mặt mạnh: 
 Thu gom nhiều tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học GDCD trong 
những sách báo cũ của nhà trường. Tăng thêm nguồn tư liệu hình ảnh phong 
phú. 
* Mặt yếu: 
11 
Thời gian thu gom còn hạn chế, chưa mở rộng chủ đề sưu tầm tranh 
ảnh. 
* Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. 
Khi dạy bài 7 lớp 6: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. 
SGK chỉ đăng tải chỉ duy nhất một ảnh về cảnh mây, núi Tam Đảo lại in đen 
trắng rất mờ trong cảnh mây núi, không đủ sức thu hút sự chú ý tò mò của HS 
để khai thác cảnh đẹp ở Tam Đảo, giáo viên khi cho HS khai thác truyện 
đọc và quan sát ảnh này gặp không ít khó khăn. Từ đó, tôi đã suy nghĩ làm thế 
nào để ảnh đến được học sinh, ảnh đóng vai trò như phương tiện cung cấp 
kiến thức và giáo dục hành vi. Ảnh phải là phương tiện dạy học thay cho ngôn 
ngữ dùng lời có hình ảnh, ảnh phải là phương tiện dùng kết hợp bổ trợ cho lời 
giảng cho sự miêu tả các hoạt động con người, trẻ em để kích thích tư duy học 
sinh. Cho học sinh sưu tầm khi chuẩn bị dạy các bài GDCD. 
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 
* Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 
Qua tiết học trên lớp khi sử dụng tranh ảnh trực quan, ví dụ (VD): 
Quan sát các bức ảnh sau em hãy cho biết nói về chủ đề gì hoặc mô tả hoạt 
động gì. Sau khi học sinh trao đổi làm việc tiếp cận với ảnh và trình bày kết 
quả ý kiến của nhóm mình (học sinh có thể nói đúng hay chưa đúng) Giáo 
viên (GV) qua đó giáo dục học sinh những vấn đề nên và không nên trong 
tranh đó. 
* Biện pháp để học sinh tư duy tốt hơn. 
- Học sinh tư duy trừu tượng qua kênh hình. 
- Tạo hứng thú học tập của bộ môn 
- Phân biệt nội dung bài học qua tranh ảnh phù hợp. 
* Phương pháp tổng quan. 
Để những bài dạy trên lớp phong phú về nội dung, hình ảnh tôi đã cho 
các lớp thực hiện những qui trình sưu tầm tranh ảnh bổ sung bài dạy. 
2.4. Dạy bài 2 lớp 6: Siêng năng kiên trì: Sau khi kiểm tra bài trước .Cho học 
sinh (HS) quan sát các bức ảnh: quét dọn vệ sinh khuôn viên nhà trường, 
12 
GV định hướng bằng câu hỏi: quan sát các bức ảnh trên em cho biết 
các ảnh phản ảnh các hoạt động gì của các bạn học sinh. học sinh trả lời dễ 
dàng. Sau đó GV giảng thêm quét dọn vệ sinh nơi ở, nơi học là nhằm để làm 
gì? (bảo vệ sức khỏe, làm sạch trường lớp). Làm vệ sinh mà không thường 
xuyên, nay làm mai không làm thì có thể có môi trường sạch được không? mà 
phải làm thế nào? (thường xuyên). Biểu hiện thường xuyên lao động, thường 
xuyên làm việc là biểu hiện của phẩm chất gì? nếu làm mà gặp khó khăn rồi 
bỏ qua không chịu khó thì cũng không thể thành công được. Tất cả những 
hành vi đó là biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì. Vậy Siêng năng kiên trì 
là gì các em có biết được không, GV vào bài (ghi đề bài) 
Thao tác giới thiệu ảnh như trên GV có thể cho học sinh nắm được biểu 
hiện của phẩm chất đạo đức cần biết đồng thời GV đã định hướng được 
những việc em nên làm hàng ngày là biểu hiện tốt của một HS trong nhà 
trường, một thành viên trong gia đình. 
VD1: Qua ảnh có nội dung đi học về, Nam lễ phép chào ông bà, cha 
mẹ, học sinh chào 
giáo viên hằng ngày. 
học sinh dễ dàng 
nhận thấy ngay một 
phẩm chất đạo đức 
cần học tập đó là lễ 
phép (dạy bài 4: Lễ 
độ – Lớp 6), biểu 
13 
hiện một hành vi, một thói quen có đạo đức. 
GV rất dễ đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để khai thác chủ 
đề bằng cách đặt các câu hỏi khai thác nội dung bức ảnh, tìm những họat 
động, biểu hiện của tính lễ độ, tính lịch sự tế nhị giống như các ảnh mà các 
em vừa được xem  
“Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, “trời” ở đây là yếu tố môi 
trường trong đó có môi trường giáo dục. Trẻ em nhất là lứa tuổi 11-14 rất 
hiếu động và hết sức nhạy cảm trước những hình ảnh đẹp, mới lạ, để chiêm 
ngưỡng, nhất là những tranh ảnh, chân dung chưa được nhìn thấy hoặc đã 
nhìn thấy mà cá nhân chưa hiểu hết ý nghĩa nội dung của từng bức ảnh. 
Cùng với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan giúp học sinh 
tìm tòi, phát hiện kiến thức chính là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ 
động chiếm lĩnh kiến thức là hết sức cần thiết. Tức là GV kết hợp cả hai yếu 
tố giảng cùng với tìm hiểu nội dung ảnh trên cơ sở câu hỏi định hướng, đặt 
vấn đề cho các em cùng động não suy nghĩ trong cách học lấy học sinh làm 
trung tâm. 
VD: Quan sát ảnh hai em bé dắt nhau qua đường tại điểm đường giao 
nhau. GV đưa HS vào tình huống: Em suy nghĩ gì về bức ảnh trên? HS có thể 
phát biểu theo nhiều phương án khác nhau như: đi đúng luật, biết giúp đỡ 
bạn, đi đúng phần đường dành riêng cho người đi bộ, .GV tiếp tục cho HS 
suy nghĩ tiếp: đó là chuyện trong ảnh, còn bây giờ các em thử cho gv biết các 
14 
em đi trên đường đã làm tốt việc chấp hành luật lệ giao thông chưa? Qua đó 
giáo viên dễ dàng giới thiệu nội dung bài “Thực hiện trật tự an toàn giao 
thông (ATGT)”. 
Với học sinh tuổi trung học cơ sở (THCS) việc tiếp cận hình ảnh nhận 
dạng ảnh không chỉ qua cảm tính bằng màu sắc mà còn có đủ khả năng phân 
biệt đẹp về nội dung, thấy được cử chỉ cao đẹp qua các hoạt động ghi lại qua 
ảnh, nhận thức được đâu là hành vi đúng, sai khi lựa chọn hành vi trước khi 
các em hành động hoặc tham gia công việc xã hội. 
Trở lại VD trên, khi quan sát ảnh: HS dắt cụ già qua đường và đi trong 
phần đường qui định tại 
đường giao nhau, HS cảm 
nhận được vì sao phải 
tuân theo qui tắc đi đường 
khi tham gia giao thông, 
để tự mình rút ra điều cần 
biết khi tham gia giao 
thông chúng ta phải làm 
gì sau khi học bài: 
Thực hiện trật tự an toàn giao thông – lớp 6 (HKII). 
VD: Quan sát ảnh: 
một cảnh tan trường 
của hình trên, cho 
học sinh liên hệ 
trường em giờ tan 
trường có như vậy 
không? học sinh nêu 
bằng suy nghĩ cá 
nhân, lớp tham gia, 
sau đó GV chốt nhấn 
15 
mạnh và kết hợp giáo dục hành vi làm theo ảnh, tốt hơn thì phát huy, duy trì, 
hoặc chưa tốt thì cần làm gì để không như trường bạn trong ảnh . 
Thay bằng giao chủ đề thảo luận bằng câu hỏi gợi cho học sinh nêu 
những biểu hiện đúng sai việc làm hàng ngày, nhiều học sinh rất e ngại nói ra 
những việc làm bình thường hoặc giấu đi những việc làm mà các em cho là 
thấp hèn, sợ bạn cùng lớp chê cười (chẳng hạn các em ít nói được việc làm 
hàng ngày các em giúp đỡ bố mẹ như nấu cơm, quét dọn nhà cữa .. Việc 
giao ảnh hành vi tốt hoặc không tốt, xen kẽ ảnh có hành vi, biểu hiện tốt và 
không tốt. Cho học sinh nhận biết và củng cố bằng câu hỏi kiểm chứng nhận 
thức bằng cách GV đặt câu hỏi: Vì sao em không chọn ảnh này mà chọn ảnh 
kia? 
VD: Cho học sinh nhận biết các ảnh có chủ đề nhóm quyền sống còn 
với ảnh có chủ đề nhóm quyền tham gia hoặc nhóm quyền phát triển. Học 
sinh rất dễ nhận biết các quyền. GV cần dùng câu hỏi để kiểm tra năng lực tự 
khẳng định mình trước tập thể về nhận thức qua bài học. 
Qua các ảnh học sinh so sánh ý nghĩa của những bức ảnh. 
VD: ảnh trẻ em có quyền 
vui chơi. 
VD: ảnh em bé bị ngược 
đãi, đánh đập 
16 
Xen kẽ hai ảnh trên cho học sinh dễ dàng nhận biết đâu là bức ảnh 
đúng, đâu là hành vi sai, những hình ảnh mang tính chất khái quát những 
quyền của trẻ em khi học sinh sưu tầm được để dạy trong Bài 13 “Công ước 
LHQ về quyền trẻ em” lớp 6. 
Bác Hồ đã dạy: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
Việc dạy đạo đức cho HS không phải một sớm một chiều mà thành 
công mà trải qua một quá trình lâu dài, với tinh thần bền bỉ, kiên trì, thông 
qua những câu chuyện đạo đức, những tình huống, sự kiện. Những tranh 
ảnh hết sức cụ thể là cơ sở để góp phần tác động đến hình thành nhân sinh 
quan, thế giới quan cho HS. Từ hình ảnh có thật hàng ngày đang diễn ra đó 
đây mà HS chưa được nghe, chưa được thấy thì cung cấp hình ảnh cho 
HS trong giờ học là khâu quan trọng trong việc góp phần giáo dục hành vi 
đạo đức cho các em . 
* Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 
Bên cạnh người GV lên lớp sưu tầm, cho học sinh sưu tầm qua các 
SGK không còn giá trị, ở lớp tiểu học, truyện tranh,...mà GV giao cho HS 
chuẩn bị học tập ở tiết học trư

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_nang_luc_pham_chat_cua_hoc_si.pdf