Sáng kiến kinh nghiệm Ôn tập văn học dân gian trong chương trình văn học lớp 10

Sáng kiến kinh nghiệm Ôn tập văn học dân gian trong chương trình văn học lớp 10

- Trước khi ôn tập khoảng 3 tuần giáo viên phổ biến câu hỏi đến học sinh và hướng dẫn các em làm đề cương cho từng câu hỏi, đề cương được chuẩn bị dưới dạng dàn ý chứ không phải ghi thành văn. Khi thuyết trình học sinh nhìn vào dàn ý mà diễn đạt thành lời văn nói.

 - Giáo viên thông báo cho học sinh biết, mỗi câu hỏi được trình bày trong 5 phút và yêu cầu các em thuyết trình ngắn gọn tránh dài dòng, lan man.

 

doc 7 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2169Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ôn tập văn học dân gian trong chương trình văn học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề:
I/- Lời mở đầu:
	Ra trường mới mấy năm cho nên phương pháp dạy cũng như đúc rút kinh nghiệm còn ít, mặc dù có không ít phương pháp dạy hay, tốt. Với bản thân tôi không ngừng trao dồi kiến thức, tìm tòi để dạy tốt, tìm ra nhiều phương pháp hơn nữa thu hút học sinh trong từng tiết học sau mỗi giờ lên lớp.
	II/- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
	1- Thực trạng:
	Trong phân phối chương trình ở trung học phổ thông, hầu như khối nào cũng có tiết ôn tập văn học và nó gây nhiều khó khăn cho giáo viên cũng như bản thân tôi.
	- Lý do: 
	+ Riêng tiết ôn tập văn học không có tài liệu tham khảo, cho nên đến những tiết này giáo viên không biết phải ôn theo hướng nào.
	+ Trong khi phải giải quyết một nội dung kiến thức rất rộng trong thời gian hạn hẹp.
	+ Phải lặp lại những điều đã giảng rồi, nếu giáo viên không có phương pháp ôn mới mẻ thì sẽ gây tâm lý nhàm chán cho học sinh.
	2- Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
	Đó là thấy được tầm quan trọng của những tiết ôn tập văn học, để khắc phục khó khăn - dùng phương pháp hướng dẫn học sinh thuyết trình nó được xem là món tinh thần kích thích hứng thú cho học sinh trong quá trình ôn tập. Từ thực trạng trên để công việc đạt được kết quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp.
B- Giải quyết vấn đề:
	I/- Các giải thực hiện:
	Trong chương trình văn học Việt Nam có nhiều tiết ôn tập văn học ở nhiều dạng:
	- Ôn tập văn học dân gian.
	- Các giai đoạn văn học Việt Nam.
	- Văn học nước ngoài.
	Tất cả các dạng này giáo viên đều có thể áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh thuyết trình để ôn tập. Tuy nhiên người viết không tham vọng giải quyết hết các dạng nói trên mà chỉ đi sâu vào "ôn tập văn học dân gian" trong chương trình văn học lớp 10.
	II/- Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
	Để thực hiện tốt 2 tiết ôn tập nói trên theo phương pháp hướng dẫn học sinh thuyết trình tôi đã lần lượt tiến hành theo từng bước sau đây:
	1- Bước chuẩn bị:
	a) Soạn hệ thống câu hỏi, ôn tập và đáp án:
	Trước khi tiến hành ôn tập khoảng 4 tuần tôi bắt tay vào công việc soạn hệ thống câu hỏi ôn tập và soạn đáp án cho hệ thống câu hỏi ôn tập đó.
	- Hệ thống câu hỏi phải tương ứng với trình độ từng đối tượng học sinh trong lớp. Điều quan trọng là hệ thống câu hỏi này phải làm nổi bật được những kiến thức trọng tâm.
	- Giáo viên nên lưu ý đến thời lượng của từng câu hỏi sao cho học sinh thuyết trình mỗi câu không quá 5 phút. Riêng những câu hỏi nâng cao học sinh có thể trình bày đến 7 - 8 phút. Trong trường hợp này ta sẽ dùng thời gian thừa ra của những câu hỏi đơn giản mà học sinh thuyết trình không hết 5 phút để bù lại.
	Sau khi đã chuẩn bị song hệ thống câu hỏi ôn tập, giáo viên cần soạn đáp án cho hệ thống câu hỏi đó. Đáp án chỉ cần trình bày dưới dạng dán ý khái quát. Việc soạn giáo án giúp giáo viên dễ theo dõi và phát hiện kịp thời những sai sót của học sinh trong quá trình thuyết trình, nó cũng là cơ sở để giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh được chính xác. Dưới đây là hệ thống câu hỏi cho 2 tiết ôn tập văn học dân gian:
	1- Văn học dân gian còn có những tên gọi nào khác, nêu nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm văn học dân gian.
	2- Văn học dân gian được sáng tác như thế nào?
	3- Hãy nêu về mỗi thể loại của văn học dân gian, một tác phẩm mà anh chị biết căn cứ vào đâu mà người ta chỉ ra những thể loại như thế? Thử phân tích đặc trưng một thể loại để làm ví dụ.
	4- Nhân vân Đam San được thể hiện như thế nào trong đoạn trích "Đi bắt nữ thần mặt trời".
	5- Phân tích và làm sáng rõ ý nghĩa cơ bản của truyền "Chữ Đồng Tử".
	6- Hãy làm rõ ý nghĩa phê phán chế diễu của nhân dân lao động qua "Làm theo Vợ dặn".
	7- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật em yêu trong đoạn trích "Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa".
	8- Đời sống tư tưởng của nhân dân ta được thể hiện như thế nào qua cao dao.
	9- Cảm nghĩ của em khi học xong "những câu hát than thân".
	10- Anh chị hãy phân tích chùm thơ "Những câu hát tình nghĩa".
	b) Phổ biến hệ thống câu hỏi đến học sinh và hướng dẫn các em làm đề cương: 
	- Trước khi ôn tập khoảng 3 tuần giáo viên phổ biến câu hỏi đến học sinh và hướng dẫn các em làm đề cương cho từng câu hỏi, đề cương được chuẩn bị dưới dạng dàn ý chứ không phải ghi thành văn. Khi thuyết trình học sinh nhìn vào dàn ý mà diễn đạt thành lời văn nói.
	- Giáo viên thông báo cho học sinh biết, mỗi câu hỏi được trình bày trong 5 phút và yêu cầu các em thuyết trình ngắn gọn tránh dài dòng, lan man.
	- Trong khoảng thời gian trước khi tiến hành thuyết trình học sinh có thể nêu mọi thắc mắc từ nội dung câu hỏi đến hình thức thuyết trình ... giáo viên sẽ giải đáp tất cả các ý kiến của các em. Giáo viên giải đáp ngoài giờ học để tránh trường hợp "lấn sân" sang những tiết học khác làm trễ chương trình.
	c) Mời Ban giám hiệu và giáo viên trong tổ chuyên môn tham dự:
	Trước ôn tập khoảng 1 tuần giáo viên mời Ban giám hiệu và những giáo viên tổ chuyên môn sắp xếp thời gian đến dự, nếu được có thể mời những giáo viên trong tổ chuyên môn cùng tham gia làm Ban giám khảo.
	d) Chuẩn bị phần thưởng:
	Giáo viên có thể xuất tiền của cá nhân hoặc trích quỹ lớp mua 3 phần quà để thưởng cho 3 học sinh thuyết trình xuất sắc nhất, phần thường này sẽ trao cho các em sau khi kết thúc tiết ôn tập.
	e) Phân công học sinh sếp bàn ghế:
	Trước khi ôn tập khoảng 1 ngày giáo viên đến lớp hướng dẫn học sinh cách thức sắp xếp bàn học trong giờ ôn tập theo hình chữ U cần bố trí một bàn riêng ở phía trên để những học sinh được gọi lên thuyết trình ngồi chuẩn bị.
	2- Các bước thực hiện:
	a) Các thức thực hiện: Có 3 cách
	Cách 1: Giáo viên chia đều số câu hỏi cho các tổ và để cho tổ trưởng họp tổ phân công các thành viên trong tổ chuẩn bị thuyết trình.
	Cách 2: Tất cả các học sinh trong lớp đều phải chuẩn bị nhưng đến lúc tiến hành thì giáo viên chỉ gọi những học sinh tình nguyện lên thuyết trình.
	Cách 3: Tất cả học sinh đều phải chuẩn bị và giáo viên lần lượt gọi tên học sinh lên bốc thăm.
	Để tránh tích trạng ỉ lại, trông cậy vào bạn bè của một số học sinh lười học tôi chọn cách thứ 3 để tất cả học sinh trong lớp luôn đặt mình trong tư thế sẽ lên thuyết trình. Như vậy các em sẽ chuẩn bị tốt hơn, đạt hiệu quả hơn.
	b) Tiến hành:
	Đến giờ ôn tập giáo viên mời Ban giám hiệu, giáo viên trong tổ chuyên môn cùng mình ngôi ở dạy bàn cuối lớp đối diện với học sinh thuyết trình để có thể quan sát kỹ phong cách thuyết trình của các em và theo dõi được toàn bộ mọi hoạt động của lớp.
	- Giáo viên đặt câu hỏi đã được viết dời từng câu trong một chiếc hộp đặt trước mặt và gọi học sinh lên bốc thăm. Nếu học sinh có trình độ trung bình trở xuống bốc thăm những câu khó giáo viên có thể cho các em đổi lại nhưng không quá 3 lần. Những học sinh khá giỏi thì bốc thăm câu nào thì thuyết trình câu đó.
	- Kinh nghiệm cho thấy rằng những học sinh lên thuyết trình đầu tiên thường mất bình tĩnh, thậm chí do quá giun nên bỏ cuộc, để khắc phục tình trạng này giáo viên nên gọi những học sinh dạn dĩ và học khá lên bốc thăm những lượt đầu tiên để qua phần thuyết trình các em cả lớp cùng rút kinh nghiệm. Trước tiên giáo viên gọi một học sinh lên bốc thăm rồi đến ngồi vào chiếc bàn riêng đã được chuẩn bị để lấy lại bình tĩnh và ghi lại dàn ý trước khi lên thuyết trình. Học sinh này được 5 phút để chuẩn bị trước khi cho học sinh thứ nhất lên thuyết trình giáo viên gọi học sinh thứ hai lên bốc thăm và chuẩn bị, cứ luân phiên như thế mà tiến hành cho hết giờ ôn tập.
	- Khi lên thuyết trình học sinh được cầm theo dàn ý vừa mới được ghi lại trong 5 phút chuẩn bị để triển khai thành lời văn nói trước lớp. Giáo viên lưu ý học sinh chỉ đi vào những vấn đề cốt lõi và nói ngắn gọn trong thời hạn 5 phút. Trên thực tế nếu học sinh chuẩn bị tốt không để mất thời gian chết thì phần thuyết trình của em sẽ đảm bảo đúng thời gian quy định.
	- Sau phần thuyết trình của mỗi học sinh, giáo viên đứng tại chỗ nhận xét và cho điểm. Khi nhận xét giáo viên nhớ nhắc cả lớp bổ sung những ý còn thiếu vào đề cương để xây dựng một dàn bài hoàn chỉnh. 
	Phần nhận xét: Giáo viên cần nêu ngắn gọn để những học sinh lên thuyết trình sau rút kinh nghiệm.
	- Trung bình trong 2 tiết ôn tập bằng phương pháp này sẽ có khoảng 12 - 13 học sinh được thuyết trình. Như vậy khi ra câu hỏi cho học sinh chuẩn bị giáo viên cần cô đọng lượng kiến thức trong số lượng câu hỏi nói trên.
	- Trước khi hết giờ khoảng 5 phút giáo viên lên trước lớp tổng kết ngắn gọn về mức độ chuẩn bị của học sinh, nhắc nhở động viên những học sinh thuyết trình chưa tốt và tuyên dương những học sinh thuyết trình lôi cuốn hấp dẫn.
C- Kết luận:
	1- Kết quả nghiên cứu:
	Qua thực tế nhiều năm sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh tôi đã thu được một kết quả rất khả quan.
	- Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình chuẩn bị và tham gia thuyết trình theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
	- Rèn luyện cho học sinh một tư duy khoa học, khả năng diễn đạt một vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội trước một tập thể bằng ngôn ngữ nói nhằm tạo cho các một thái độ tự tin vào năng lực bản thân, có thể làm chủ được mình khi trình bày ý kiến trước đám đông.
	Tạo mối quan hệ gần gũi thân tình giữa thầy trò để người thầy có điều kiện hiểu hơn về năng lực của học sinh. Từ đó có biện pháp giảng dạy thích hợp hơn, ngược lại học sinh có thể cảm nhận được lòng quan tâm sâu sắc của thầy cô đối với mình. 
	Một điều đáng mừng là thái độ tích cực hưởng ứng của học sinh tinh thần chuẩn bị nghiêm túc của các em và kết quả thuyết trình đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ cao. Trong đó nhiều học sinh thuyết trình hay có tính thuyết phục.
	2- Kiến nghị đề xuất:
	Tôi mong rằng qua phương pháp dạy học ôn tập văn học dân gian bằng cách thuyết trình sẽ được nhiều giáo viên quan tâm và áp dụng.
Phòng giáo dục Tĩnh Gia
Trường PTTH Bán công số 1 Tĩnh Gia
Sáng kiến kinh nghiệm
dạy học giải quyết vấn đề cho một bài 
sinh học 11 - liên kết gen
==============
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTTH BC số 1 Tĩnh Gia 
SKKN thuộc môn: Sinh học
SKKN thuộc năm 2005-2006

Tài liệu đính kèm:

  • doc15-6-2006 On tap Mon Van hoc o truong THPTCS.doc