Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3

4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm

Trước khi giải pháp này được thực hiện, để chuẩn bị cho giờ dạy học bài Đọc

Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10 tập I, giáo viên thường

yêu cầu học sinh đọc trước văn bản bài thơ (phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịch

thơ) và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài vào vở soạn. Trong giờ

học, giáo viên thường vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật cơ bản thiên về tính

truyền thống như phát vấn, đàm thoại, diễn giảng. Giáo viên sẽ phối hợp giữa việc

đặt câu hỏi gợi dẫn cho học sinh, học sinh suy ngẫm, cảm nhận, trả lời và giáo viên

sẽ nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức cơ bản, sau đó giảng bình những nội dung trọng

tâm để học sinh có cơ hội khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ ghi kiến thức cơ bản vào

vở và ôn bài theo hệ thống kiến thức đã ghi.

Việc dạy và học như thế có những ưu điểm nhất định như học sinh có thời gian

chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp cơ hội được suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra cái hay, cái

đẹp của bài thơ dưới sự gợi ý của giáo viên, được lắng nghe những lời phân tích,

đánh giá của giáo viên về tác giả, bài thơ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó,

tôi nhận thấy một số hạn chế như sau:

Giáo viên chủ yếu tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, do đó chưa hình

thành được một số năng lực cơ bản cho các em.

pdf 72 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1075Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập kết hợp với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bài Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Yên Dũng số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời. 
 18 
 Người viết sáng kiến đã áp dụng linh hoạt kĩ thuật này khi phân một nhóm 
gồm hai học sinh, trong đó, một học sinh đóng vai chuyên gia, một học sinh đóng 
vai MC để điều khiển, dẫn dắt buổi phỏng vấn về tác giả Nguyễn Du và nhân vật 
Tiểu Thanh. 
4. Dạy học hợp tác 
 Khái niệm: Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó, học sinh làm 
việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra. 
Đặc điểm: 
- Có hoạt động xây dựng nhóm: Nhóm thường giới hạn thành viên do giáo viên phân 
công, trong đó tính đến tỉ lệ cân đối về sức học, giới tính; nhóm đươc xây dựng 
và có thể gắn bó trong nhiều hoạt động và có thể linh hoạt tháy đổi theo từng hoạt 
động. 
- Có sự phụ thuộc – tương tác lẫn nhau một cách tích cực: học sinh hợp tác với nhau 
trong những nhóm nhỏ. 
- Có sự ràng buộc trách nhiệm cá nhân – trách nhiệm nhóm 
- Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác 
Cách tiến hành: 
- Giai đoạn chuẩn bị 
+ Xác định hoạt động cần tổ chức dạy học hợp tác dựa trên mục tiêu, nội dung của 
bài học 
+ Xác định tiêu chí thành lập nhóm: theo trình độ của học sinh, theo sở thích của 
học sinh... Thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân, theo cặp, theo nhóm để thay đổi, 
tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh. 
+ Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để thực hiện có hiệu quả. 
+ Thiết kế các phiếu/hình thức giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng 
hiểu rõ nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc của cả nhóm, 
các bài tập củng cố chung hoặc dưới hình thức trò chơi học tập theo nhóm, từ đó 
tăng cường sự tích cực và hứng thú của học sinh. 
- Giai đoạn tổ chức dạy học hợp tác: 
 19 
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên tổ chức giao cho toàn lớp với các hoạt 
động chính như giới thiệu chủ đề, thành lập các nhóm là việc, xác định nhiệm vụ của 
các nhóm, xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ mục 
tiêu cụ thể cần đạt được. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau. 
+ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác. Các nhóm tự lực thực hiện 
nhiệm vụ được giao, trong đó có hoạt động chính là chuẩn bị chỗ làm việc, lập kế 
hoạch làm việc, thỏa thuận về quy tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ, chuẩn 
bị báo cáo kết quả trước lớp, xác định nội dung, cách trình bày kết quả. 
+ Bước 3. Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động hợp tác. Đại diện các nhóm 
trình bày kết quả trước lớp. Các học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Gióa 
viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và phản hồi tích cực. Thông thường, học sinh 
trình bày bằng miệng hoặc trình bày với báo cáo kèm theo. Có thể trình bày có minh 
họa thông qua biểu diễn hoặc mẫu kết quả làm việc nhóm. Kết quả trình bày của các 
nhóm sẽ được chia sẻ với các nhóm khác, để các nhóm góp ý và là cơ sở để triển 
khai các nhiệm vụ tiếp theo. Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên cùng với 
học sinh tổng kết các kiến thức cơ bản. Cần tránh tình trạng giáo viên giảng lại toàn 
bộ vấn đề học sinh đã trình bày. 
- Điều kiện sử dụng: 
+ Nhiệm vụ học tập cần đủ khó để thực hiện dạy học theo nhóm vì nếu nhiệm vụ 
quá dễ sẽ làm cho hoạt động nhóm trở nên nhàm chán và chỉ mang tính chất hình 
thức. 
+ Không gian làm việc cần đảm bảo phù hợp để học sinh thuận tiện trong việc trao 
đổi và thảo luận (học sinh trong nhóm cần nghe và nhìn thấy nhau, đặc biệt là với 
hình thức thảo luận nhóm). 
+ Thời gian cũng cần đủ cho các thành viên trong nhóm thảo luận và trình bày kết 
quả một cách hiệu quả. 
5. Kĩ thuật sơ đồ tư duy 
Sơ đồ tư duy (còn gọi là bản đồ khái niệm hay giản đồ ý) là một hình thức 
trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và biểu 
diễn bằng các từ khóa, hình ảnh... Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được 
 20 
đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính phụ 
xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính. 
 Trong dạy học Ngữ văn, kĩ thuật sơ đồ tư duy thường sử dụng kết hợp với dạy 
học hợp tác, phương pháp đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dựa 
trên dự án để học sinh trình bày tóm tắt kết quả học tập của cá nhân hoặc của nhóm. 
PHỤ LỤC 2. HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP PHỤC VỤ CHO BÀI HỌC 
PHIẾU SỐ 1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, VĂN BẢN BÀI THƠ 
1. Tác giả Nguyễn Du 
Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du dựa trên những gợi ý 
sau: 
- Thời đại: 
- Quê hương: 
- Gia đình: 
- Cuộc đời:... 
- Sự nghiệp 
+ Tác phẩm chính:... 
+ Vị trí của Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân tộc:... 
2. Nhân vật Tiểu Thanh 
 Trình bày những hiểu biết của em về Tiểu Thanh – nhân vật xuất hiện ngay 
từ nhan đề của bài thơ. 
. 
. 
3. Văn bản 
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
. 
. 
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
. 
 21 
. 
- Chia bố cục của bài thơ. Vì sao có thể chia như vậy? 
. 
. 
- So sánh phiên âm và dịch thơ 
 Căn cứ vào bản dịch nghĩa, hãy chỉ ra những điểm bản dịch thơ dịch chưa sát 
ý nghĩa/bỏ sót chữ trong nguyên tác ở những câu thơ sau: 
+ Câu 1: .... 
... 
+ Câu 2: .... 
... 
+ Câu 6:.... 
... 
+ Câu 8:.... 
... 
PHIẾU SỐ 2. TÌM HIỂU HAI CÂU ĐỀ 
- Đọc kĩ câu thơ thứ nhất và trả lời các câu hỏi: 
1. Ở câu thơ thứ nhất, Nguyễn Du miêu tả cảnh vật ở đâu? Cảnh vật được miêu tả 
qua những từ ngữ nào? 
. 
. 
2. Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của phép đối trong câu 1. 
- Biểu hiện:. 
..... 
- Tác dụng: 
+ Cảnh vật có sự thay đổi như thế nào? 
. 
. 
+ Gợi tâm trạng nào của Nguyễn Du trước sự đổi thay của cảnh vật? 
. 
 22 
3. Từ sự đổi thay của cảnh vật, Nguyễn Du muốn khái quát quy luật nào của thiên 
nhiên và cuộc sống con người? 
. 
. 
4. Địa danh Tây Hồ trong câu thơ thứ nhất gợi liên tưởng đến nhân vật nào? Vì sao 
lại gợi đến nhân vật đó? 
. 
. 
- Đọc kĩ câu thơ thứ hai: chú ý tới các từ sau 
+ Độc: một mình, cô độc 
+ Nhất chỉ thư: tập truyện về Tiểu Thanh hoặc tập thơ của Tiểu Thanh còn sót lại 
sau khi bị đốt 
Trả lời các câu hỏi: 
5. Chỉ ra hành động và tâm thế khi thực hiện hành động đó của Nguyễn Du trong 
câu thơ thứ hai. 
. 
. 
6. Qua câu thơ, hãy nhận xét về tấm lòng của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh. 
. 
. 
PHIẾU SỐ 3. TÌM HIỂU HAI CÂU THỰC 
- Diễn xuôi hai câu thơ theo gợi ý của phần dịch nghĩa 
- Trả lời các câu hỏi: 
1. Hai câu thơ tái hiện những sự kiện nào xảy ra trong cuộc đời Tiểu Thanh? 
. 
. 
2. Hình ảnh son phấn và văn chương trong hai câu thơ tượng trưng cho những vẻ 
đẹp nào của Tiểu Thanh? 
. 
3. Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đối trong hai câu thơ. 
 23 
- Biểu hiện:. 
. 
- Tác dụng: 
+ Gợi điều gì về con người và số phận của Tiểu Thanh? 
. 
. 
+ Gợi điều gì về tình cảm, thái độ của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho những 
tác phẩm văn chương của nàng, cho những thế lực chà đạp lên cuộc đời nàng? 
. 
. 
4. Từ tình cảm, thái độ của Nguyễn Du trong hai câu thơ, hãy chỉ ra nét mới mẻ 
trong tư tưởng nhân đạo của nhà thơ. 
. 
. 
PHIẾU SỐ 4. TÌM HIỂU HAI CÂU LUẬN 
- Đọc câu thơ thứ 5 và trả lời các câu hỏi: 
1. Những mối hận cổ kim là gì? Đó là mối hận của những ai? Họ hận về những điều 
gì trong thực tế cuộc sống? (Gợi ý: Dựa vào cuộc đời của Tiểu Thanh, Nguyễn 
Du,) 
. 
. 
2. Nguyễn Du muốn đi tìm câu trả lời cho nguyên nhân của những mối hận đó. 
Nhưng nhà thơ có tìm thấy câu trả lời hay không? Dựa vào những từ ngữ nào trong 
câu thơ mà em biết điều đó? 
. 
. 
3. Nhận xét về âm điệu của câu thơ thứ 5. Câu thơ này cho em thấy tâm trạng gì của 
Nguyễn Du khi nhà thơ khái quát về những mối hận cổ kim? 
. 
. 
 24 
- Đọc câu thơ thứ 6 và trả lời các câu hỏi: 
4. Chỉ ra cách Nguyễn Du tự xưng trong câu thơ? Trong các tác phẩm văn học trung 
đại, em đã gặp cách xưng hô tương tự như vậy hay chưa? 
. 
. 
5. Nguyễn Du tự nhận thức điều gì về bản thân mình? 
. 
. 
6. Tại sao Nguyễn Du tự coi mình là người cùng hội cùng thuyền với những người 
mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã? 
. 
. 
7. Từ nhận thức của Nguyễn Du về bản thân mình, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa 
Nguyễn Du và Tiểu Thanh; về biểu hiện mới của tiếng nói nhân đạo trong thơ 
Nguyễn Du. 
. 
. 
PHIẾU SỐ 5. TÌM HIỂU HAI CÂU KẾT 
- Đọc kĩ hai câu kết và trả lời các câu hỏi 
1. Ở hai câu kết, Nguyễn Du tự xưng là gì? Em có hiểu biết gì về danh xưng ấy? Em 
đã từng gặp kiểu tự xưng như thế trong văn học trung đại hay chưa? 
. 
. 
2. Khoảng thời gian hơn ba trăm năm trong hai câu thơ gợi cho em liên tưởng đến 
những khoảng thời gian nào? Đó là thời gian có thực hay là thời gian ước lệ? 
. 
. 
3. Em hiểu thế nào về từ khấp – khóc trong câu thơ? (Thể hiện tình cảm, thái độ gì?) 
. 
. 
 25 
4. Hai câu kết là một câu hỏi của Nguyễn Du. Theo em, Nguyễn Du hướng tới những 
người sống ở thời đại nào? Nguyễn Du hỏi họ về điều gì? 
. 
. 
5. Câu hỏi của Nguyễn Du cho ta cảm nhận được điều gì về tình cảnh của nhà thơ 
trong thực tại? Nhà thơ ngầm bày tỏ khát khao về điều gì khi hướng về hậu thế? 
. 
. 
6. Theo em, cho đến hôm nay, câu hỏi của Nguyễn Du đã có câu trả lời hay chưa? 
(Có ai khóc Nguyễn Du hay chưa?). Nếu có, em có thể cho biết đó là nhà thơ nào và 
đọc một số câu thơ họ viết về Nguyễn Du và tấm lòng họ dành cho đại thi hào dân 
tộc. 
. 
. 
PHIẾU SỐ 6. TỔNG KẾT 
1. Nhận xét về mạch vận động cảm xúc của Nguyễn Du từ 4 câu đầu đến 4 câu cuối 
của bài thơ. 
. 
2. Khái quát về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện trong bài thơ 
. 
3. Khái quát về những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ) 
. 
. 
SẢN PHẨM: PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 
 26 
 27 
 28 
 29 
 30 
 31 
PHỤ LỤC 3. KỊCH BẢN BUỔI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 
- MC: Mời chuyên gia lên 
- MC: Giới thiệu về chuyên gia 
- Chuyên gia: Gửi lời chào tới học sinh cả lớp, giới thiệu về bản thân 
- MC: Giới thiệu mục đích mời chuyên gia đến lớp học – cùng trao đổi về cuộc đời 
và sự nghiệp của Nguyễn Du để giúp học sinh lớp 10A4 có những hiểu biết cơ bản 
nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du, lấy đó làm cơ sở để đọc hiểu bài thơ 
Đọc Tiểu Thanh kí. 
- MC mời một số học sinh trong lớp đặt câu hỏi. 
- Học sinh 1: Xin chuyên gia giới thiệu cho chúng cháu về cuộc đời của nhà thơ 
Nguyễn Du. 
- Chuyên gia: 
+ Về thời đại: Nguyễn Du sinh năm 1765. Ông sinh ra và lớn lên cuối thế kỉ XVIII, 
sống đến đầu thế kỉ XIX. Đó là thời đại đầy biến động dữ dội của lịch sử Việt Nam 
(Lê – Trịnh, khởi nghĩa Tây Sơn). Có lẽ, chính vì vậy mà thơ Nguyễn Du trĩu 
nặng nỗi đau đời và nỗi buồn thời thế. 
+ Quê hương: 
Quê cha: Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh – mảnh đất hiếu học, 
sông Lam núi Hồng 
 Quê mẹ: Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ 
Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long – mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến 
Nguyễn Du được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, có cơ hội tiếp thu tinh hoa 
văn hóa của nhiều vùng đất khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ 
thuật sau này. 
+ Gia đình: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc phong kiến, 
nổi tiếng với truyền thống khoa bảng danh vị và văn thơ. 
+ Bản thân: 3 giai đoạn chính trong cuộc đời 
. Thơ ấu và niên thiếu: 
 Sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý. 
 32 
10 tuổi: mất cha; 13 tuổi: mất mẹ, phải đến sống người anh cúng cha khác mẹ 
là Nguyễn Khản. 
Chính vì vậy, Nguyễn Du có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu xa hoa của 
giới quý tộc phong kiến. Điều này để lại nhiều dấu ấn trong tác phẩm (hiện tượng 
người ca nhi, kĩ nữ với tiếng đàn, giọng hát và thân phận khổ đau).. 
. Hơn 10 năm gió bụi: Từ 1789, rơi vào cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ hơn 10 
năm. Nguyễn Du lăn lộn chật vật ở các vùng nông thôn khác nhau. Chính giai đoạn 
này đã đem đến cho Nguyễn Du vốn sống thực tế phong phú, đặc biệt là về xã hội 
và thân phận con người. Nguyễn Du có điều kiện học hỏi và nắm vững ngôn ngữ 
nghệ thuật dân gian. 
. Làm quan cho nhà Nguyễn: Con đường hoan lộ khá thuận lợi. Ông từng giữ nhiều 
chức quan khác nhau và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Quãng đời này giúp 
Nguyễn Du nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con 
người trong sáng tác. 
Có thể nói, cuộc đời đầy thăng trầm và trái tim giàu yêu thương cùng tài năng 
nghệ thuật đã khiến Nguyễn Du trở thành một thiên tài văn học, một đại thi hào dân 
tộc. Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn 
hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông. 
- MC: Cảm ơn chuyên gia. Mời một học sinh khác đặt câu hỏi. 
- Học sinh 2: Chuyên gia có thể cho chúng cháu biết đôi điều về sự nghiệp thơ văn 
của Nguyễn Du được không ạ? 
- Chuyên gia: Có thể nói, Nguyễn Du đã để lại một sự nghiệp văn học phong phú, 
đồ sộ với nhiều thể loại, và thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc. 
+ Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài được sáng tác trong nhiều thời kì khác nhau. 
. Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những 
năm tháng trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. 
. Nam trung tập ngâm (Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam): 40 bài, viết trong thời 
gian ở Huế và ở Quảng Bình, những địa phương ở phía Nam Hà Tĩnh quê hương 
ông. 
 33 
. Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc): 131 bài thơ sáng 
tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc. 
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: 
. Tác phẩm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều); Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại 
chúng sinh) 
. Truyện Kiều: 
 Được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc 
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 
 Thể loại: truyện thơ (làm theo thể thơ lục bát); cảm hứng mới; nhận thức lí 
giải nhân vật khác. 
 Kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học hiện đại. 
. Văn chiêu hồn: 
 Thể thơ: song thất lục bát 
Thể hiện một biểu hiện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: 
ưu ái những thân phận nhỏ bé. 
- MC: Cảm ơn chuyên gia và mời một HS khác đặt câu hỏi. 
- HS 3: Xin chuyên gia cho chúng cháu biết thêm về những đặc sắc nội dung và nghệ 
thuật của thơ văn Nguyễn Du ạ! 
- Chuyên gia: 
+ Về nội dung: thơ Nguyễn Du đề cao xúc cảm, chữ “tình”. 
. Thơ văn Nguyễn Du thể hiện tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác 
giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, bất hạnh, 
người phụ nữ... 
. Những khái quát của ông về cuộc đời và về thân phận con người thường mang tính 
triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc 
. Nỗi đau và thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xh cũ. 
. Bản chất bạo tàn của xã hội phong kiến. 
. Nguyễn Du là người đầu tiên trong văn học trung đại nói lên một cách tập trung 
vấn đề về thân phận của người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật. 
 34 
. Đề cập một vấn đề mới và quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: xã 
hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần, do đó cần phải trân trọng người sáng 
tạo những giá trị tinh thần đó. 
. Đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên, trần thế (Truyện Kiều - tình yêu lứa đôi). 
+ Về nghệ thuật: 
. Sáng tác bằng chữ Hán: 
 Thể thơ: Nguyễn Du sáng tác theo những thể thơ Trung Quốc như ngũ ngôn 
cổ thơ, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành. 
 Thơ chữ Hán của Nguyễn Du ở thể nào cũng có những bài đặc sắc. 
. Sáng tác bằng chữ Nôm: 
 Nguyễn Du góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng 
Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. 
 Đưa thể lục bát lên đến đỉnh cao (đến Truyện Kiều, thể thơ lục bát chứng tỏ 
khả năng chuyển tải nội dung tự sự và tiểu thuyết của thể loại truyện thơ). 
- MC: Cảm ơn chuyên gia, mời HS khác đặt câu hỏi 
- HS 4: Thưa chuyên gia, hôm nay chúng cháu được học bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí 
của Nguyễn Du. Chúng cháu chưa rõ Tiểu Thanh ở trong bài thơ là ai, vì sao lại 
được Nguyễn Du viết trong thơ mình ạ? 
- Chuyên gia: Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc sống vào đầu thời Minh. Cô có 
tài sắc: xinh đẹp, có tài văn chương, âm nhạc. Nhưng số phận của Tiểu Thanh rất 
bất hạnh: Nàng lấy lẽ một người họ Phùng, bị vợ cả ghen, bắt sống một mình ở Cô 
Sơn cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn mà nàng chết ở tuổi 18. Sau khi nàng chết, người vợ 
cả đã đem đốt những bài thơ nàng viết, chỉ còn sót lại một vài bài. Người ta sưu tập 
lại và ghi Phần dư – phần bị đốt còn sót lại. Có thể nói, Tiểu Thanh là một cô gái tài 
hoa nhưng bạc mệnh. 
 Viết về những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh là một nội dung lớn trong sáng 
tác của Nguyễn Du. 
- MC: Xin cảm ơn chuyên gia về buổi trò chuyện hữu ích hôm nay. Hi vọng, sau 
buổi trò chuyện, các em học sinh lớp 10A4 sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để học 
bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí hôm nay và Truyện Kiều ở học kì 2. 
 35 
PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỌC TIỂU THANH KÍ 
Trường THPT Yên Dũng số 3 
Tổ: Ngữ văn 
Họ và tên giáo viên: 
Đàm Thị Thanh Tùng 
TÊN BÀI DẠY: ĐỌC TIỂU THANH KÍ 
(ĐỘC TIỂU THANH KÍ – NGUYỄN DU) 
Môn học: Ngữ văn, lớp 10 
Thời gian thực hiện: 02 tiết 
Thực nghiệm tại lớp 10A4, trường THPT Yên Dũng số 3 
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức 
- Số phận và vẻ đẹp của Tiểu Thanh - kiểu người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh mà 
Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình. 
- Sự đồng cảm, xót thương của Nguyễn Du dành cho số phận cùng thơ văn của Tiểu 
Thanh; sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của Tiểu Thanh; nỗi xót thương Nguyễn Du 
dành cho mình và những người cùng cảnh ngộ. 
- Vẻ đẹp con người Nguyễn Du trong bài thơ. 
- Những biểu hiện sâu sắc, mới mẻ của tiếng nói nhân đạo trong bài thơ. 
2. Về năng lực 
2.1. Năng lực đặc thù 
- Năng lực đọc 
+ Giới thiệu được những thông tin cơ bản về nhà thơ Nguyễn Du, bài thơ Đọc Tiểu 
Thanh kí. 
+ Cảm nhận được số phận bất hạnh và vẻ đẹp của nhân vật Tiểu Thanh. 
 36 
+ Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa Nguyễn Du dành cho số phận bất hạnh và 
niềm yêu thương, trân trọng, ngợi ca Nguyễn Du dành cho tài sắc của Tiểu Thanh. 
+ Cảm nhận được nỗi phẫn uất của Nguyễn Du trước tình cảnh của những kiếp tài 
hoa bạc mệnh, trong đó có mình; nỗi khát khao tìm kiến tri âm và niềm tự thương 
của Nguyễn Du. 
+ Nhận xét, đánh giá được những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Du cho thơ ca dân 
tộc về cả nội dung và nghệ thuật thơ: những biểu hiện mới của tiếng nói nhân đạo 
trong thơ văn Nguyễn Du, những kết tinh nghệ thuật thơ Đường trong thơ chữ Hán 
của Nguyễn Du. 
- Năng lực viết 
+ Vận dụng kiến thức cơ bản về tác giả, bài thơ để tạo lập được đoạn văn/bài văn 
trình bày cảm nhận của bản thân về một bài thơ/đoạn thơ 
+ Dùng ngôn ngữ chính xác, gợi hình, gợi cảm và giàu sức thuyết phục. 
- Năng lực nói và nghe 
+ Trình bày được ý kiến, quan điểm của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật 
của bài thơ. 
+ Biết lắng nghe và hiểu được quan điểm của người khác về giá trị nội dung và nghệ 
thuật của bài thơ. 
2.2. Năng lực chung 
- Tự học: Tự nhận thức và hoàn thiện các công việc cần làm của cá nhân. 
- Giao tiếp và hợp tác: Phân tích và hoàn thành được các công việc cần thực hiện khi 
hoạt động nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan 
đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. 
3. Phẩm chất 
- Nhân ái: Yêu thương con người, đồng cảm với nỗi đau của con người, trân trọng, 
nâng niu vẻ đẹp tâm hồn, tài năng, nhân cách của con người. 
- Chăm chỉ: Đọc văn bản, sưu tầm, đọc các tài liệu có liên quan, ghi chép, sắp xếp 
kiến thức; chuẩn bị bài chu đáo. 
 37 
- Trách nhiệm: Hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, có trách nhiệm trong các hoạt 
động chung. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy học, phiếu học tập; 
máy chiếu, ti vi tại phòng học thông minh của nhà trường; giấy A0, A1, bút dạ, bút 
màu 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh để bắt đầu giờ học; giúp học sinh có ấn 
tượng ban đầu về vị trí, vai trò của nhà thơ Nguyễn Du trong lịch sử vă

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phieu_hoc_tap_ket_hop_voi_mot.pdf