Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10

PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Chế độ dinh dưỡng ở trường mầm non góp phần quan trọng trong sự phát

triển của trẻ, vì thời gian trẻ hoạt động, ăn, ngủ ở trường chiếm tỷ lệ khá lớn so

với thời gian trong ngày. Nếu có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý ở trường

mầm non sẽ giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Nếu dư thừa

hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc

suy dinh dưỡng. Do đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp

đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng

ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất

quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món

ăn đủ dinh dưỡng, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh đòi hỏi nhân

viên nuôi dưỡng phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi ra những món ăn ngon mới lạ,

hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Các món ăn phải có màu sắc đẹp vì

màu sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ, lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá; mùi vị phải

thơm ngon, hấp dẫn làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng

thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp trẻ ăn hết suất. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi

hàng năm chính là cơ hội để nhân viên được trau dồi kiến thức, học hỏi kinh

nghiệm, sáng tạo, tìm tòi ra các món ăn mới giàu chất dinh dưỡng cho trẻ và

được thể hiện kiến thức và kỹ năng tay nghề chuyên môn. Do đó, việc tổ chức

thành công hội thi là góp phần thúc đẩy chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường.

 

pdf 63 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1085Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu khoa học Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho trẻ, nhân viên phải hoàn thành, nộp cho Ban giám khảo trước ngày thi 
1 ngày; hôm thi được bày tại khu vực thi để giới thiệu cho mọi người. 
+ Ban giám khảo: là 04 đ/c trong Ban giám hiệu; Ban thường trực phụ 
huynh nhà trường; đại diện giáo viên. 
+ Trong ngày diễn ra Hội thi: Mỗi thí sinh chế biến 1 món ăn nằm trong 
thực đơn đã xây dựng và trang trí món ăn trong thời gian 60’. Các thực phẩm 
được Ban giám khảo kiểm tra trước khi thi, đảm bảo vệ sinh ATTP, thực phẩm 
được mua từ nhà cung cấp thực phẩm cho trường hàng ngày. Thực phẩm đã 
được các nhân viên sơ chế sơ qua như: rửa, gọt vỏ; còn các thao tác chế biến 
khác được thể hiện trực tiếp trong cuộc thi. 
+ Đánh giá kết quả thi của nhân viên: Sau phần thi, các món ăn dự thi sẽ 
được Ban giám khảo, phụ huynh cùng các cháu học sinh thưởng thức. Những 
món ăn đạt tiêu chuẩn là những món ăn ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng và 
ATTP, được Ban giám khảo, các vị đại biểu và các cháu học sinh đánh giá cao 
và được áp dụng trong thực đơn bữa ăn của trẻ tại trường. 
- Kết quả hội thi: Hội thi tuy lần đầu tổ chức theo hình thức mới đã thành 
công ngoài sự mong đợi, được Ban giám khảo, phụ huynh và những người tham 
dự đánh giá cao, sau buổi thi đã có 12 món ăn mới được áp dụng trong thực đơn 
hàng ngày như: 
. Món cho bữa ăn trưa: Tôm viên hấp nấm; Tôm chiên phủ tuyết trắng; 
Tôm chiên ngọc hoa; Tôm xốt bơ tỏi; Vịt xốt cam; Đậu hoàng kim; Cơm 
cuộn rong biển; Xíu mại xốt cà chua; Bò hầm rau củ. 
. Món cho bữa chiều: Xôi cốm ngọc bích; Xôi chim cút; Cháo chim cút 
đậu xanh. 
Hiệu quả của việc thay đổi hình thức thi: Rút ngắn thời gian chấm thi so với 
hình thức thi của những năm học trước; tuyên truyền rộng rãi tới CBGVNV, phụ 
huynh, học sinh và cộng đồng xã hội về chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường. 
2.3.2.3. Năm học 2018 – 2019: 
12 
- Tôi đề xuất trong Ban giám hiệu giữ hình thức tổ chức hội thi 
MasterChef như năm học 2017-2018: 
+ Về địa điểm: Hội thi vẫn được diễn ra tại sảnh lớn tầng 1. 
+ Hình thức: Thi nấu ăn trực tiếp trong thời gian 50 phút hoàn thành 1 món 
ăn mới dành cho trẻ (rút ngắn thời gian 10 phút so với năm học trước). 
+ Yêu cầu đối với nhân viên: xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn 1 
ngày cho 100 học sinh mẫu giáo, trong đó có món ăn dự thi là món ăn mới trong 
bữa ăn buffet (khác so với năm học trước), khuyến khích trong thành phần của 
món ăn có rau, số tiền 5.000đ – 7.000đ/món/trẻ, với tỷ lệ cân đối calo và các 
chất dinh dưỡng theo khuyến nghị tại Văn bản hợp nhất số 01 ra ngày 
24/01/2017 của Bộ GD&ĐT. Bài thi xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn 1 
ngày cho trẻ, nhân viên phải hoàn thành, nộp cho Ban giám hiệu trước ngày thi 1 
ngày; hôm thi được bày tại khu vực thi để giới thiệu cho mọi người tham dự. 
+ Ban giám khảo: là 04 đ/c trong Ban giám hiệu; Ban thường trực phụ 
huynh nhà trường; đại diện giáo viên; đại diện nhân viên (tổ văn phòng). 
+ Trong ngày diễn ra Hội thi: Mỗi thí sinh chế biến 1 món ăn buffet nằm 
trong thực đơn đã xây dựng và trang trí món ăn trong thời gian 50’. Các thực 
phẩm được Ban giám khảo kiểm tra trước khi thi, đảm bảo vệ sinh ATTP, thực 
phẩm được mua từ nhà cung cấp thực phẩm cho trường hàng ngày. Thực phẩm 
đã được các nhân viên sơ chế sơ qua như: rửa, gọt vỏ; còn các thao tác chế biến 
khác được thể hiện trực tiếp trong cuộc thi. 
+ Đánh giá kết quả thi của nhân viên: Sau phần thi, các món ăn dự thi sẽ 
được Ban giám khảo, phụ huynh cùng các cháu học sinh thưởng thức. 
- Kết quả hội thi: Hội thi thành công, được Ban giám khảo, phụ huynh và 
những người tham dự đánh giá cao, sau buổi thi đã có 12 món ăn mới để đưa 
vào thực đơn buffet vào thứ sáu hàng tuần như: 
. Món ăn khai vị: Súp cua bể; Súp hải sản 
. Món khai vị: Nem hải sản; Chim cút hầm hạt sen; Gà quay xốt nấm 
Trứng cuộn hấp vân mây; Trứng cuộn rong biển; Mỳ Ý xốt phomai; Miến xào 
hải sản; Rau củ quả viên giò tôm hấp; Ngao xào bơ tỏi; Tôm viên thịt nhồi cà 
chua hoa hồng. 
2.3.2.4. Năm học 2019 – 2020: 
Học kỳ I, nhà trường đã tổ chức thi lần 1 cho 100% giáo viên, nhân viên, nội 
dung: thi lý thuyết vào tháng 11, nội dung thi của nhân viên nhấn mạnh vào công 
tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, an toàn thực phẩm, nội quy, quy chế...Theo kế 
hoạch, Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi lần 2 sẽ được tổ chức vào tháng 3 
nhưng hiện tại, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học tại 
nhà theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội nên Hội thi sẽ tổ chức vào thời 
điểm thích họp trong học kỳ II. Năm học 2019-2020, để nâng cao chất lượng bữa 
ăn hàng cho trẻ, nhà trường đã tăng mức tiền ăn từ 35.000đ – 40.000đ/ngày/trẻ 
nên số tiền dành cho 1 món ăn của trẻ cũng được điều chỉnh cao hơn, chủ yếu lựa 
chọn thực phẩm có giá trị cao. Tôi đã lên kế hoạch tổ chức hội thi: 
+ Về địa điểm: Hội thi vẫn được diễn ra tại sảnh lớn tầng 1. 
13 
+ Hình thức: Thi nấu ăn trực tiếp trong thời gian 60 phút hoàn thành 2 món 
ăn mới: 1 món ăn dành cho trẻ và 1 món ăn dành cho CBGVNV để nâng cao 
chất lượng bữa ăn công đoàn. 
+ Yêu cầu đối với nhân viên: xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn 1 
ngày cho 100 học sinh mẫu giáo, trong đó có 1 món ăn dự thi là món ăn mới, 
khuyến khích trong thành phần của món ăn có rau và món hấp, số tiền 6.000đ – 
8.000đ/món/trẻ, với tỷ lệ cân đối calo và các chất dinh dưỡng theo khuyến nghị 
tại Văn bản hợp nhất số 01 ra ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT. Món ăn của cô 
là món ăn mới chưa có trong thực đơn hàng ngày của công đoàn đưa ra, số tiền 
từ 10.000đ – 15.000đ/món/người. Bài thi xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn 
1 ngày cho trẻ, cách chế biến món ăn cho trẻ và thực đơn, cách chế biến món ăn 
cho CBGVNV phải hoàn thành, nộp cho Ban giám khảo trước ngày thi 1 ngày; 
hôm thi được bày tại khu vực thi để giới thiệu cho mọi người tham dự. 
+ Ban giám khảo: là 04 đ/c trong Ban giám hiệu; Ban thường trực phụ 
huynh nhà trường; đại diện công đoàn nhà trường. 
+ Trong ngày diễn ra Hội thi: Mỗi thí sinh chế biến 2 món ăn: 1 món dành 
cho trẻ nằm trong thực đơn đã xây dựng và 1 món dành cho cô nằm trong thực 
đơn dành cho CBGVNV; trang trí 2 món ăn ở 2 bàn (1 bàn dành cho món ăn của 
trẻ và 1 bàn dành cho món ăn của cô) trong thời gian 70’. Các thực phẩm được 
Ban giám khảo kiểm tra trước khi thi, đảm bảo vệ sinh ATTP, thực phẩm được 
mua từ nhà cung cấp thực phẩm cho trường hàng ngày. Thực phẩm đã được các 
nhân viên sơ chế sơ qua như: rửa, gọt vỏ; còn các thao tác chế biến khác được 
thể hiện trực tiếp trong cuộc thi. 
+ Đánh giá kết quả thi của nhân viên: Sau phần thi, các món ăn sẽ được 
Ban giám khảo, phụ huynh cùng các cháu học sinh thưởng thức; món ăn của cô 
sẽ được đại diện giáo viên, nhân viên của các tổ công đoàn cùng đánh giá. 
2.3.2.5. Kết quả qua các hội thi tay nghề hàng năm: Qua các cuộc thi 
chế biến món ăn, chị em tổ nuôi đã thể hiện những hiểu biết, khả năng khéo léo, 
tinh tế trong công việc nấu ăn của mình, tạo nên những món ăn vừa ngon vừa 
hấp dẫn trẻ từ những nguyên liệu phổ biến ở từng mùa, anh chị em hưởng ứng 
và có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới thực đơn hay cải tiến kỹ thuật chế biến 
đã được áp dụng đưa vào chế biến trong bữa ăn của cô và trẻ. 
 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Trong những năm học qua, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc công tác 
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, được cấp trên và các đơn vị bạn đánh giá cao. Góp 
phần trong sự thành công chung của nhà trường là công sức của đội ngũ nhân 
viên. 100% nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên kế toán nắm được vai trò, trách 
nhiệm của mình trong nhiệm vụ chung của nhà trường, đã cố gắng hoàn thành 
tốt nhiệm vụ được giao. 
 Nhân viên nuôi dƣỡng: được bồi dưỡng nâng cao về kỹ thuật chế biến và 
VSATTP trong nhà trường; 100% nhân viên nuôi tham gia thi Nhân viên giỏi cấp 
trường đạt kết quả tốt (cả lý thuyết và thực hành), tay nghề chuyên môn ngày 
càng cao. 100% cô nuôi, kế toán ăn được cấp giấy chứng nhận đủ kiến thức vệ 
sinh an toàn thực phẩm. Quy trình sơ chế, chế biến, cân chia định lượng thực 
phẩm được nhân viên bếp thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra trường hợp ngộ 
14 
độc thực phẩm nào trong nhà trường trong nhiều năm nay. Bếp ăn được đánh giá 
cao về chất lượng và VSATTP. Thực đơn, cách chế biến món ăn ngày càng phù 
hợp hơn với trẻ ở mọi lứa tuổi, các bữa ăn hàng ngày của trẻ được đảm bảo dinh 
dưỡng và chất lượng món ăn. Các buổi tổ chức ăn buffet cuối tuần và buffet đặc 
biệt được trẻ hứng thú đón nhận, kỹ năng bày bàn tiệc ngày càng chuyên nghiệp 
(Bảng khảo sát năng lực nhân viên năm học 2019-2020, phụ lục trang 33) 
 Nhân viên kế toán ăn: cập nhật các loại sổ sách kế toán nuôi dưỡng đúng 
nguyên tắc, đảm bảo tài chính công khai. Tích cực trong việc quyết toán tiền ăn 
cuối tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ huynh. Tuyên 
truyền kịp thời tới phụ huynh các chủ trương, thông tin thu chi của nhà trường. Tiếp 
đón phụ huynh và các cá nhân đến liên hệ công tác niềm nở. Chủ động hơn trong 
việc tính tỉ lệ các chất trong khẩu phần ăn của trẻ và kịp thời điều chỉnh khi tỷ lệ các 
chất không cân đối. Hàng ngày, trao đổi thông tin với nhân viên nuôi dưỡng về việc 
nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến để kịp thời điều chỉnh những khâu chưa hợp lý. 
Thường xuyên theo dõi việc tổ chức cho trẻ ăn trên các lớp để kịp thời điều chỉnh 
thực đơn, lượng thực phẩm cho phù hợp. 
Kết quả trên trẻ: Thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được 
thể hiện qua kết quả cân đo của 4 năm học, trẻ tăng cân đạt: 100%; giảm tỷ lệ 
suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi cuối năm học so với đầu năm xuống còn 0 (riêng 
năm học 2019-2020 mới lấy được số cân đo của học kỳ 1). Cân nặng cao hơn độ 
tuổi giảm mạnh, tăng tỷ lệ trẻ có chiều cao vượt trội. Kết quả cân đo của trẻ đầu 
năm học và cuối năm học trong 04 năm học (Từ năm học 2016 – 2017 đến năm 
học 2019 – 2020) trong phụ lục trang 34. Đánh giá kỹ năng theo độ tuổi: 99 % 
trẻ đạt yêu cầu về kỹ năng theo độ tuổi, trong đó 50% trẻ có kỹ năng vượt trội. 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ phải chú ý xây dựng bằng được nền nếp, 
phong cách làm việc nghiêm túc, tạo sự công bằng trong tập thể, không buông 
lỏng quản lý, phát huy tinh thần tự học, tự rèn về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm 
chất đạo đức ở mỗi nhân viên. Phải có kế hoạch sâu sát và chỉ đạo thực hiện kế 
hoạch nghiêm túc, có hiệu quả, nắm vững đặc điểm tình hình đội ngũ về mọi mặt: 
tư tưởng, tình cảm, chuyên môn nghiệp vụtrên cơ sở đó có biện pháp bồi dưỡng 
cụ thể. Nội dung các chuyên đề đưa ra phải phù hợp với yêu cầu giáo dục, với chỉ 
đạo của ngành học mầm non, với tình hình thực tế của nhà trường, các hình thức 
tổ chức phải chặt chẽ làm đến nơi đến chốn, có kiểm tra, đánh giá, rút kinh 
nghiệm. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng phải thiết thực và có chất 
lượng. Vì vậy, bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành tích đã đạt 
được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của mình để cùng với tập 
thể CBGVNV đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã 
hội ngày càng phát triển và yêu cầu của một trường mầm non chất lượng cao. 
PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện đó là công tác chăm sóc, 
nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Giáo viên, nhân viên phải nắm vững trách 
15 
nhiệm của mình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà 
trong những năm học qua, bản thân tôi đã tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà 
trường, xây dựng một số hoạt động, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻ, trong đó có nội dung bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng. Các 
hoạt động bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng kể như: nâng cao được nhận 
thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Làm 
tốt công tác tham mưu với các ban ngành đoàn thể địa phương để tăng cường cơ sở 
vật chất cho nhà trường đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày càng tốt hơn. 
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được nâng lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp 
còi giảm so với đầu năm học, quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, công 
tác vệ sinh được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. 
Những biện pháp tôi đã áp dụng trên đây đã đem lại những kết quả nhất 
định và trở thành kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý. Do đó, 
phương hướng tới là tiếp tục áp dụng những biện pháp trên và nâng cao yêu cầu 
để nhân viên phải luôn rèn luyện. Đồng thời cũng rút ra những hạn chế trong các 
biện pháp để khắc phục, vận dụng tốt hơn vào công tác bồi dưỡng đội ngũ nhân 
viên của trường. 
2. Khuyến nghị 
Đối với UBND quận Hoàn Kiếm: Tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất 
phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho nhà trường. 
 Đối với Trƣờng Mầm non CLC 20-10: Ban giám hiệu tham mưu đề xuất 
các cấp tiếp tục đầu tư đầy đủ đồ dùng hiện đại phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ 
theo mô hình trường CLC. Đồng thời, có kế hoạch trang bị cơ sở vật chất phục 
vụ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; chăm lo tốt đời sống của giáo viên, 
nhân viên. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để nâng cao nhận 
thức, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ CBGVNV và 
phụ huynh. Tăng cường tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng xã hội về hoạt 
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. 
Trên đây là các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng thông 
qua hoạt động hàng ngày và qua Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường 
hàng năm trong trường Mầm non 20-10. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của 
các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của cá 
nhân tôi được hoàn thiện hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác 
 Hoàn Kiếm, ngày 20 tháng 2 năm 2020 
 Ngƣời viết 
 Nguyễn Hƣơng Giang 
16 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN 
ATTP An toàn thực phẩm 
CLC Chất lượng cao 
CBGVNV Cán bộ, giáo viên, nhân viên 
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 
ND Nuôi dưỡng 
QĐ Quyết định 
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 
UBND Ủy ban nhân dân 
VBHN Văn bản hợp nhất 
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 
17 
PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (tái bản lần thứ tám, có sửa đổi, bổ sung năm 2017) 
Chương trình giáo dục mầm non. Nxb giáo dục Việt Nam. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành, Điều lệ trường mầm non số 
04/VBHN - BGDĐT ngày 24/12/2015. 
3. Bộ trưởng bộ Y tế (2014) Thông tư số 43/2014/TT-BYT, Bảng nhu cầu dinh 
dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. 
4. Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/1/2017 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về Ban hành chương trình giáo dục mầm non 
5. Hội dinh dưỡng Việt Nam (2002),10 lời khuyên dinh dưỡng, Nxb Hà Nội. 
6. Phòng Giáo dục và đào tạo Hoàn Kiếm. Công văn về việc Hướng dẫn thực 
hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 2019). 
7. Phòng Giáo dục và đào tạo Hoàn Kiếm. Công văn về việc Hướng dẫn thực 
hiện quy chế chuyên môn cấp học Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 
2019). 
8. Quốc hội (2012), Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012. 
9. Quyết định số 522/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy tắc ứng xử CBCCVC 
trong các cơ quan thuộc thành phố Hà nội 
10. Sở GD&ĐT Hà Nội (2001) Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non – Ban hành kèm 
theo quyết định số 1115/GDMN ngày 07/11/2001. 
11. Sở GD&ĐT Hà Nội (2003) Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh 
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” 
12. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội. Công văn về việc Hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ Giáo dục Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 2019). 
13. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội . Công văn về việc Hướng dẫn thực hiện quy 
chế chuyên môn cấp học Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 2019). 
14. Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (đồng chủ biên) (tái 
bản lần thứ tư, năm 2013). Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo 
dục mầm non. Nxb giáo dục Việt Nam. 
15. Trường Mầm non 20-10. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm. 
16. Trường Mầm non 20-10 – Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường 
17. Thủ tướng Chính phủ ký (ngày 22/02/2012), Chiến lược Quốc gia về Dinh 
dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 
18 
PHẦN PHỤ LỤC 
Bảng khảo sát khả năng nhân viên nuôi dƣỡng thực hiện nội dung 
chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trƣớc khi thực hiện đề tài (năm học 2015-2016) 
Nội dung 
Mức độ 
Tốt Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
Công 
tác 
chăm 
sóc, 
dinh 
dưỡng 
1.Xây dựng thực đơn theo tuần, 
theo mùa cho trẻ, xây dựng thực 
đơn buffet hàng tuần, buffet đặc 
biệt 
 4 33,3 4 33,3 4 33,3 
2. Xây dựng bữa ăn hàng ngày 
cho trẻ, có cơ cấu dinh dưỡng 
đảm bảo theo khuyến nghị 
 4 33,3 4 33,3 4 33,3 
3.Thực hiện quy trình giao nhận 
thực phẩm hàng ngày 
5 42 4 33,3 3 25 
4.Thực hiện sổ kiểm thực 3 bước 5 42 4 33,3 3 25 
5.Thực hiện lưu mẫu thực phẩm 
theo quy định 
6 50 6 50 
6.Thực hiện nhiệm vụ trong dây 
chuyền chế biến bữa ăn cho trẻ 
5 42 4 33,3 3 25 
7.Thực hiện đảm bảo VSATTP 
trong chế biến bữa ăn hàng ngày 
cho cô và trẻ 
 8 
66,7 4 33,3 
8.Thực hiện chia định lượng thực 
phẩm, chia định lượng thức ăn 
trong quá trình chế biến bữa ăn 
cho trẻ 
5 42 4 33,3 3 25 
9.Thực hiện giao nhận thức ăn với 
các lớp, cân lượng thức ăn theo quy 
định 
 4 33,3 4 33,3 4 33,3 
10.Phối hợp với giáo viên trong 
việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
 4 33,3 4 33,3 4 33,3 
Công 
tác 
tham 
mưu 
1.Tham mưu với Ban giám hiệu 
về đầu tư cơ sở vật chất, bồi 
dưỡng chuyên môn, tổ chức các 
chuyên đề chăm sóc, nuôi dưỡng 
4 33,3 5 42 3 25 
2.Tham mưu với Ban giám hiệu về 
chế độ ăn phù hợp, thay đổi thực 
đơn cho trẻ, chế độ ăn dành cho trẻ 
SDD, thấp còi, trẻ mới ốm dậy, trẻ 
3 25 4 33,3 5 42 
19 
Nội dung 
Mức độ 
Tốt Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % 
thừa cân 
Công 
tác 
tuyên 
truyền 
Tuyên truyền với phụ huynh về 
công tác CSND, bảo vệ sức khỏe, 
phòng chống tai nạn thương tích, 
phòng chống dịch bệnh cho trẻ 
3 25 4 33,3 5 42 
Công 
tác tự 
kiểm 
tra 
1.Tự đánh giá nhân viên trong 
việc thực hiện nhiệm vụ nuôi 
dưỡng trẻ và vệ sinh môi trường 
5 42 3 25 4 33,3 
2.Tự đánh giá nhân viên trong 
thực hiện vệ sinh an toàn thực 
phẩm 
5 42 3 25 4 33,3 
 Tổng hợp tỷ lệ % 70 
38,8 61 33,8 49 27,2 
20 
PHỤ LỤC: Bảng thống kê danh sách, trình độ của nhân viên nuôi dƣỡng 
STT 
Họ và tên nhân 
viên 
Chức danh 
Năm 
sinh 
Biên 
chế 
Hợp 
đồng 
chỉ 
tiêu 
Hợp 
đồng 
với 
trƣờng 
Trình độ 
chuyên môn 
1 Hồ Thị Lan 
Hương 
Tổ trưởng 
(Nhóm bếp) 
 1972 x Trung cấp nấu 
ăn 
2 Đỗ Thị Bích 
Liên 
Tổ phó 
(Nhóm bếp) 
1969 x Trung cấp nấu 
ăn 
3 Nguyễn Bích 
Hồng 
Nhân viên ND 
(Nhóm bếp) 
1974 x Trung cấp nấu 
ăn 
4 Phạm Thị Tuyết Nhân viên ND 
(Nhóm bếp 
1966 x Trung cấp nấu 
ăn 
5 Nguyễn Thu 
Trang 
Nhân viên ND 
(Nhóm bếp) 
1981 x Trung cấp nấu 
ăn 
6 Đặng Minh Đức Nhân viên ND 
(Nhóm bếp) 
1987 x Trung cấp nấu 
ăn 
7 Lê Thị Huyền Nhân viên ND 
(Nhóm bếp) 
1991 x Cao đẳng nghề 
nấu ăn 
8 Trần Diệu Thư Nhân viên ND 
(Nhóm bếp) 
1989 x Cao đẳng nghề 
nấu ăn 
9 Đỗ Thúy 
Phương 
Nhân viên ND 
(Nhóm phục vụ) 
1992 x Cao đẳng nghề 
nấu ăn 
10 Nguyễn Tuyết 
Nhung 
Nhân viên ND 
(Nhóm phục vụ) 
1970 x Trung cấp nấu 
ăn 
11 Nguyễn T. Bích 
Lan 
Nhân viên ND 
(Nhóm phục vụ) 
1966 x Trung cấp nấu 
ăn 
12 Vũ Thị Bích 
Hằng 
Nhân viên ND - 
Kế toán ăn 
1971 x Đại học kinh tế 
Trung cấp nấu 
ăn 
21 
PHỤ LỤC: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÂN VIÊN 
NHÓM BẾP CHÍNH 
Thời 
gian 
Nấu chính 
1 
Nấu 
chính 2 
Nhóm phụ ngoài Nhóm trực bát 
Thủ kho 
Trực bát 
Phụ 
ngoài số 
1, 2 
Phụ 
ngoài số 3 
Trực bát 
số 1 
Trực 
bát số 2 
6h -7h15
- Mở cửa, 
thông thoáng 
- Nấu DV ăn 
sáng đến 7h. 
- VS khu 
nấu. 
7h15 -
7h30 
- Nhận TP 
chợ, TP kho 
lần 1 (K tra 
TP, vào sổ 
GN TP) 
- Đổ nước 
khay nấu 
cơm của 
trẻ. 
K.tra lại VS 
tầng 4 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_khoa_hoc_boi_duong_doi_ngu_nhan_vien_thong_qua_ca.pdf