I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI :
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang có sự chuyển mình thì nguồn lực con
người càng trở nên quan trọng. Hơn bao giờ hết giáo dục đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, tham gia quyết định vào việc cung cấp những con người có đủ phẩm chất và
năng lực để hoàn thành tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá
trình ấy, môn Địa lý là một môn học có vị trí rất đặc biệt, bởi lẽ đây không chỉ là môn
cung cấp cho học sinh những kiến thức mà nó còn có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành kỹ năng của học sinh. Cùng với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế tri thức
ngày càng chiếm ưu thế. Chính trong xu hướng ấy, nhiều bậc phụ huynh, nhiều học sinh
chỉ chú tâm vào học những bộ môn: Toán, Văn, Anh., xem nhẹ và coi đây là bộ môn
phụ. Quả đúng như mọi người chúng ta thường nói: "Có chí thì nên”-”Có công mài
sắt,có ngày nên kim".
Như chúng ta đã thấy trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trên đường hội
nhập và phát triển, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều nền văn hoá bên ngoài
cũng du nhập vào nước ta. Ở đó có những mặt tốt, tích cực nhưng cũng có không ít hạn
chế, không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, một số bạn trẻ
vẫn tiếp thu một cách không chọn lọc làm cho văn hoá Việt dường như bị "hoà tan" trong
giới trẻ. Hiện nay, bộ môn Địa lý trong nhà trường THCS trong tỉnh Phú Yên nói chung
và trường THCS Trần Hào nói riêng, việc sử dụng các biện pháp kỉ thuật dạy học địa lí
cuarGV có phần lơ là.Vậy nguyên nhân từ đâu ? Trách nhiệm thuộc về ai ? Có phải từ
việc thiếu quan tâm của một số thầy cô giáo hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ học sinh
và bản thân tự học của học sinh. Bộ môn Địa lý ở trường THCS là một môn học rất quan
trọng trong ,nên việc sử dụng biên pháp này là rất phù hợp.Mặc dù vậy hiện nay học
sinh không hứng thú học tập môn học này. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên chính là
việc sử dụng phương pháp dạy học môn Địa lý còn quá đơn điệu. Trước đây, bộ môn Địa
lý không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái tay, không đúng với
chuyên môn. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung
bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa, chiếu lệ để giáo viên chủ nhiệm
còn giải quyết việc khác của lớp. Hiện nay, bộ môn Địa lý có các phong trào cải tiến về
phương pháp dạy học hay những đợt thi giáo viên giỏi qua từng cấp, đặc biệt hằng năm
Phòng giáo dục có thanh tra giáo viên dạy bộ môn này. Qua những đợt hội giảng, thi giáo
viên giởi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất
nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng
tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong
giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, háo hức của học sinh với bộ môn. Đặc biệt với
đặc thù trường THCS Trần Hào là trường có học sinh tập trung ở sáu thôn (Đại Bình, Đại
Phú, Nho Lâm, Quang Hưng, Phú Thạnh và Mậu Lâm), điều kiện kinh tế gia đình của học
3sinh ở mỗi thôn có sự khác biệt, điều kiện đi lại ở một số thôn có sự khó khăn,đặc biệt
trong mùa mưa lũ.Vì vậy phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều. Hơn nữa, học sinh
đến trường với một quãng đường khá xa nên các em cảm tháy uể oải, nhàm chán khi tiếp
thu một lượng kiến thức khá lớn ở các môn học bằng một số phương pháp đơn điệu như :
thuyết trình, diễn giải, vấn đáp .
́p học sinh rèn luyện được kỹ năng phân tích mối quan hệ nhân-quả & hình thành năng lực quan sát. Như vậy, rõ ràng khi sử dụng phương pháp này cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác đã phát huy một cách tốt nhất tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng năng lực tự học, tự khám phá, tự tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở học sinh. Không chỉ thế, nó còn tác động trực tiếp đến tình cảm, thái độ đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho các em, làm cho các em cảm thấy thích thú học tập, yêu môn học, yêu trường lớp hơn. Với tác dụng và hiệu quả mà phương pháp mang lại đối với việc dạy và học môn Địa lý, vấn đề này cũng được một số giáo viên quan tâm nghiên cứu. 3. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý có làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh ở trường THCS Trần Hào không ? 4. Dữ liệu sẽ được thu thập : - Kết quả các bài kiểm tra môn Địa lý của học sinh. - Bảng điều tra hứng thú học tập của học sinh 5 5. Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc sử dụng phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý có làm tăng hứng thú và két quả học tập của học sinh III. PHƯƠNG PHÁP : 1. Khách thể nghiên cứu : Tôi lựa chọn hai lớp 9B và 9C để thực hiện nghiên cứu vì đó là hai lớp có sự tương đồng về dân tộc, giới tính, trình độ và sĩ số lớp. Hơn nữa, đây là hai lớp được tôi trực tiếp giảng dạy trong quá trình nghiên cứu. Những yếu tố đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi. Tôi chọn lớp 9C làm lớp đối chứng, lớp 9B làm lớp thực nghiệm. Học sinh hai lớp này có thái độ và kết quả học tập là tương đương nhau. Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Khác Lớp 9B 31 21 10 31 0 Lớp 9C 33 17 16 33 0 2. Thiết kế nghiên cứu : Chọn tất cả học sinh của 2 lớp 9B và 9C để thực hiện nghiên cứu. Lớp 9C là lớp được chọn làm nhóm đối chứng, lớp 9B là lớp được chọn làm nhóm thực nghiệm. Tôi lấy bài kiểm tra học kì I môn Địa lý làm bài kiểm tra trước tác động để so sánh. Sau khi lấy kết quả và so sánh thì thấy có sự chênh lệch. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: p = 0,38 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Do đó, hai nhóm được xem như là tương đương. Sử dụng thiết kế : Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Thiết kế nghiên cứu : Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm (9B) O1 Vận dụng phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí O3 Đối chứng (9C) O2 Không vận dụng phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuât trong dạy học địa lí O4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu : 6 - Chuẩn bị bài của giáo viên : Tôi trực tiếp giảng dạy lớp đối chứng : Khi giảng dạy lớp đối chứng tôi thiết kế giáo án không sử dụng phương này, các bước lên lớp và chuẩn bị như bình thường - Đối với lớp thực nghiệm : Tôi trực tiếp giảng dạy ở những tiết này. Tôi đã thiết kế giáo án có sử dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào các hoạt động trong bài và có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ hơn, chu đáo hơn - Tiến hành thực hiện : Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm theo như kế hoạch dạy học đã lên ở lịch báo giảng. Thứ/ Ngày Môn/ Lớp Tiết theo lịch báo giảng Tiết theo phân phối chương trình Tên bài dạy Ba 08/01 Địa lý 9B & 9C 1&2 36 Vùng Đông Nam Bộ Ba 29/01 Địa lý 9B & 9C 1&2 39 Vùng đồng bằngsông Cửu Long Ba 12/03 Địa lý 9B & 9C 1&2 44 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo 4. Đo lường và thu thập dữ liệu : Tôi sử dụng bài kiểm tra kết thúc học kì I làm bài kiểm tra trước tác động và bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi đã học xong ba bài : “Vùng Đông Nam Bộ ; vùng đồng bằng sông Cửu Long ; Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long” do tôi trực tiếp thiết kế và giảng dạy. Bài kiểm tra sau tác động gồm 12 câu trắc nghiệm và 03 câu tự luận Tiến hành kiểm tra và chấm bài : Sau khi đã dạy xong 03 bài trên tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra một tiết. Sau đó chấm bài theo đáp án IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUẢ : 1. Phân tích dữ liệu : 7 Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình cộng 6,66 5,73 Độ lệch chuẩn 1,33 1,15 Giá trị P của T-test 0,002 Mức độ ảnh hưởng 0,81 2. Bàn luận kết quả: Như ở phần thiết kế nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu ta đã chứng minh được rằng kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là tương đương nhau. Sau quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị trung bình bằng phép kiểm chứng t-test đã cho ta kết quả p=0,002 (mà p <=0,05 là có nghĩa). Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động bằng cách sử dụng phương pháp này vào dạy học là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng sau khi tác động không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 6,66 – 5,73 = 0,81 1,15 Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0,81 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng phương pháp này là có ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là lớn. Như vậy giả thiết của đề tài là việc vận dụng phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý có làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường THCS Trần Hào hay không ? thì giờ đây đã được kiểm chứng trong thực tế và cho thấy rằng việc vận dụng phương pháp này vào dạy học môn Địa lý ở trường THCS Trần Hào làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh mà mức độ ảnh hưởng của nó là lớn. V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHI : 1. Kết luận : 8 0 1 2 3 4 5 6 7 7Uѭӟ c TĐ Sau TĐ 1KyP ÿ ӕLFKӭ ng 1KyP WK ӵ FQJKLӋm - Trên cơ sở thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT : đổi mới phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học hiện đại “lấy học sinh làm trung tâm”. Với tinh thần ấy, đề tài “Áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý ở trường THCS Trần Hào” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau : + Tìm hiểu điểm khái quát nhất về lí luận dạy học môn Địa lý trường THCS Trần Hào, mục tiêu, chương trình khung của môn Địa lý 9 và những điểm chủ yếu nhất về lí luận của việc vận dụng phương pháp này vào các hoạt động dạy học môn Địa lý sao cho phù hợp nhằm đạt tới mục tiêu, yêu cầu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh + Tôi tiến hành khảo sát, thiết kế các bài học môn Địa lý 9 có sử dụng phương phápnày và đã tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Sau đó tiến hành kiểm tra và thu thập dữ liệu. Dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch và kiểm tra mức độ ảnh hưởng bằng bảng tiêu chí Cohen thì cho thấy rằng việc áp dụng biện pháp này vào dạy học môn Địa lý đã tạo ra giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm với mức độ ảnh hưởng của nó là lớn. Như vậy, việc vận dụng biện pháp này vào dạy học môn Địa lý ở trường THCS Trần Hào đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh. 2. Khuyến nghị : Giáo viên dạy bộ môn Địa lý nhất là phần kinh tế, số liệu hằng năm thường xuyên thay đổi nên để có số liệu mới nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy của GV. Bản thân và cùng tất cả các thành viên trong tổ khuyến nghị với Phòng GD và sở GD thường xuyên cập nhật thông tin, mở nhiều chuyên đề liên quan đến phần kinh tế để trang bị cho GV dạy bộ môn Địa lý kinh tế, nhất là đối với Địa lý kinh tế lớp 9. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý ở nhà trường phổ thông (Nguyễn Trọng Phúc). 2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lý nhà trường (Nguyễn Đức Vũ). 3. Địa lý kinh tế xã hội thế giới (Ông Thị Đan Thanh). 4. Địa lý kinh tế xã hội đại cương (Nguyễn Viết Thịnh). 5. Những vấn đề Địa lý hiện nay (Nguyễn Đức Vũ, Lê Nam). 6. Nghiên cứu Địa lý địa phương (Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ). 7. Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (PGS-PTS Lê Thông – PGS-PTS Nguyễn Minh Tuệ – PTS Trần Văn Thắng). 8. Địa lý tự nhiên biển Đông (Nguyễn Văn Âu). 9 VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI : PHỤ LỤC I Tiết 36, bài 31 : VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển KT- XH. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển KT-XH. - Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng và tác động của chúng đối với sự phát triển KT-XH. 2. Kỹ năng : - Xác định được trên bản đồ, lược đồ địa lý tự nhiên; hoặc Atlat địa lý Việt Nam để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng. - Phân tích các bảng số liệu, thống kê để biết đặc điểm dân cư xã hội của vùng. II. Các thiết bị dạy học : - Bản đồ vùng Đông Nam Bộ. - Atlat địa lý Việt Nam. III. Hoạt động trên lớp : 1. Ổn định tổ chức : Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : (Đầu bài HK II không kiểm tra) 3. Bài mới : *) Mở bài : Phần mở đầu bài học trong SGK Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Cá nhân Bước 1 : - Học sinh dựa vào Atlat địa lý Việt Nam xác định vùng Đông Nam Bộ, so sánh với các vùng đã học về diện tích và dân số. - Dựa vào hình 31.1, xác định Bước 2: - Học sinh trình bày chỉ bản đồ I.Vị trí địa lý giới hạn lãnh thổ: Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ ở phía Bắc và Đông Bắc, nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long ở phía Tây 10 các tỉnh và thành phố của vùng Đông Nam Bộ. - Xác định ranh giới vùng và nêu ý nghĩa vị trí địa lý Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức và chuyển ýsang phần II Hoạt động 2 : Nhóm Bước 1: _ GV yêu cầu HS thaỏ luận nhóm/kỉ thuật bể cá(sắp xếp một nhóm nồi giữa- thảo luận, các nhóm còn lại ngoiif xung quanh theo dõi cuộc thảo luận đó. Sau khi kết thúc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.Nếu trong nhóm thảo luận có vị trí không có người ngồi. HS nhóm ngoài có thể ngoài vào chỗ đó và đóng góp ý kiến thảo luận). + Dựa vào kênh chữ, kênh hình SGK và Atlat cho biết: Bước 2: Các nhóm làm việc, đại diện nhóm lên trình bày kết quả (kết hợp chỉ bản đồ) và Nam, Đông và Đông Nam giáp biển. * Ý nghĩa: - Đông Nam Bộ là cầu nối liền giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vùng lương thực thực phẩm lớn nhất nước. - Đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Nam, cả nước và quốc tế. II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 1.Đặc điểm: Độ cao địa hình giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, giàu tài nguyên. 2.Thuận lợi: Nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế: Đất bazan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa 3.Khó khăn: Trên đất liền ít khoáng sản, nguy cơ ô nhiễm môi trường cần bảo vệ môi trường đất liền và biển. 11 .Điều kiện tự nhiên và tài ngyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ. Bước 3: GV áp dụng kỉ thuật tia chớp yêu cầu thành viên các nhóm lần lượt trả lời ngắn gọn nhanh chóng về: +Vấn đề môi trường được đặt lên hàng đầu ở Đông Nam Bộ là gì? Vì sao? +Vai trò của rừng Đông Nam Bộ. Hoạt động 3: Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo kỉ thuật động não viết ( Yêu cầu thành viên các nhóm viết ra giấy ý kiến của mình trên 1 đến 2 tờ giấy của nhóm.Sau khi thu thập xong ý kiến thì đánh giá, lựa chọn ý kiến trong nhóm) trả lời câu hỏi sau: + Qua bảng 31.2, nhận xét trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông nam Bộ. + vì saovungf có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước và đầu tư nước ngoài? Hoạt động 4 : Cá nhân Bước 1: HS dựa vào bảng 31.2, kênh chữ SGK nhận xét tình hình dân cư XH của vùng Quan sát Atlat trang 20, nêu tài nguyên du lịch nhân văn của Bước 2: HS lên bảng chỉ bản đồ và phân tích. Bước 2: Sau 5 phút đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, GV chốt kiến thức. III.Đặc điểm dân cư XH: - Đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước; thành phố HCM là 1 trong những thành phố đông dân nhất cả nước. - Thuận lợi: + Lực lượng LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người LĐ có tay nghề cao và năng động. + Nhiều di tích lịch sử, văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch 12 vùng Bước 3: GV chuẩn kiến thức, HS ghi bảng IV. Đánh giá : GV sử dụng câu 1-2 trang 116 SGK địa lý 9 để đánh giá học sinh. V. Hoạt động nối tiếp: - Làm bài tập 3/116 SGK địa lý 9. - Soạn bài 32/116,117,118,119,120 SGK địa lý 9. (GV hướng dẫn) * Phần rút kinh nghiệm: PHỤ LỤC II Tiết 39, bài 35 : VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 13 I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với sự phát triển KT-XH. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với sự phát triển KT-XH. - Trình bày được đặc điểm dân cư XH và tác động của chúng đối với sự phát triển KT- XH. 2. Kỹ năng : - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ, Atlat. - Phân tích bản đồ, lược đồ địa lý tự nhiên hoặc Atlat địa lý Việt Nam và số liệuảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng. 3. Thái độ : - Làm quen với khái niệm “chủ động sống chung với lũ”. II. Các thiết bị dạy học : - Bản đồ tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long. - Atlat địa lý Việt Nam III. Các hoạt động trên lớp : 1. Ổn định tổ chức : Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : - Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng của vùng Đông Nam Bộ ? - Vai trò của Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước ? - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới : *) GV vào bài phần mở đầu SGK. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 : Cá nhân/cặp Bước 1 : - Xác định ranh giới vùng đồng bằng sông Cửu Long qua hình Bước 2: - Gọi 1 HS lên bảng xác định vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng.Đồng thời nêu ý I.Vị trí địa lý giới hạn lãnh thổ: - Nằm ở phía Tây vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, 14 6.2 và hình 35.1 (sử dụng Atlat). - Nêu ý nghĩa vị trí địa lý vùng Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức và chuyển ýsang phần II Hoạt động 2 : Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm áp dụng kỉ thuật vẽ sơ đồ tư duy thể hiện rõ những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu long. Bước 3: GV chuẩn kiến thức HS ghi bảng. nghĩa. Bước 2: Các nhóm làm việc, đại diện nhóm lên gắn sơ đồ tư duy trên bảng phụ và trình bày Tây Nam là vịnh Thái Lan còn phía Đông Nam là biển Đông. * Ý nghĩa: - Thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông. II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú và đa dạng (HS học thuộc hình 35.2/127). - Khó khăn: Lũ lụt, diện tích đất phèn, đất mặn lớn, thiếu nước ngọt trong mùa khô 15 Hoạt động 3 : Cá nhân Bước 1: Dựa vào bảng 35.1, nhận xét tình hình dân cư XH ở đồng bằng sông Cửu Long (so sánh các chỉ tiêu của vùng so với cả nước).Sắp xếp thành 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm khá hơn và nhóm kém hơn so với cả nước.Sau đó rút ra nhận xét tổng quát. Bước 3: GV chuẩn kiến thức HS ghi bảng. . Bước 2: HS phát biểu III.Đặc điểm dân cư XH: - Đông dân, ngoài người Kinh còn có người Khơme, người Chăm và người Hoa. - Thuận lợi: nguồn LĐ dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ lớn. - Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng là 88,1% còn cả nước là 90,3%) IV. Đánh giá: - GV sử dụng câu hỏi 1-2-3/128 SGK Địa lý 9 để đánh giá học sinh. V. Hoạt động nối tiếp: - Học bài cũ và làm bài tập/128 SGK địa lý 9. - Soạn bài 36: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) GV hướng dẫn. * Phần rút kinh nghiệm: PHỤ LỤC III Tiết 44, bài 38 : PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : 16 - Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí). - Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển-đảo đối với việc phát triển kinh tế và ANQP. - Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển. 2. Kỹ năng : - Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam trên Atlat và bản đồ. - Kể tên và xác định trên bản đồ vị trí 1 số đảo, quần đảo lớn từ Bắc vào Nam. - Phân tích được trên bản đồ, lược đồ, sơ đồ, số liệu thống kê,Atlat nhận biết tiềm năng kinh tế biển đảo Việt Nam. 3. Thái độ : - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo. II. Các thiết bị dạy học : - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Atlat địa lý Việt Nam. - Lược đồ SGK. - Một số tranh ảnh (nếu có). III. Hoạt động trên lớp : 1. Ổn định tổ chức : Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : (Không kiểm tra, lý do vừa kiểm tra 1 tiết). 3. Bài mới : *) Vào bài: Nước ta có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo.Biển nước ta là 1 bộ phận của biển Đông biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng; nhưng lại thường xuyên bị các cơn bão nhiệt đới tàn phá, gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt đ
Tài liệu đính kèm: