Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa lý Lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa lý Lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông

1.1. Những thuận lợi:

- Đa số học sinh có học lực Giỏi - Khá, điểm đầu vào lớp 10 ổn định từng năm. Tỉ lệ học

sinh có học lực khá giỏi trên 90%. Tỉ lệ học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng ngày càng tăng trên

95%.

- Học sinh có đạo đức tác phong tốt, lễ phép, biết kính trọng thầy cô. Ham học hỏi, năng

động, tích cực, yêu thích thể dục thể thao và các hoạt động ngoại khóa.

- Giáo viên giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo

viên nhiệt tình, ham học hỏi, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng trình độ chuyên môn.

Giáo viên 100% đạt chuẩn đào tạo và trên 60% đạt trên chuẩn. Chất lượng chuyên môn nghiệp

vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Cơ sở vật chất của Trường kiên cố, phòng học đạt chuẩn, thông thoáng, trang thiết bị

được đầu tư đầy đủ. Hệ thống thông tin hiện có (website, wifi, ADSL với đường truyền cáp

quang.) rất thuận lợi cho công việc điều hành, quản lý, giảng dạy, phục vụ tốt cho học sinh trong

việc truy tìm tài liệu để học tập tại khu tự học của nhà trường.

- Ban Giám Hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động, làm việc đúng quy chế và có kế hoạch,

phương pháp làm việc khoa học.3

1.2. Những khó khăn:

- Một số học sinh có phương pháp học tập chưa tốt, chưa tự giác trong học tập, ý thức tự

học còn hạn chế, thụ động trong học tập và hoạt động phong trào.

- Chất lượng thi học sinh giỏi Quốc gia chỉ đạt được số ít giải và chất lượng giải chưa cao

so với các trường chuyên khác trong khu vực và trong cả nước.

- Một số ít giáo viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sự tín nhiệm của học sinh,

phụ huynh học sinh và đồng nghiệp còn thấp.

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 772Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học của học sinh thông qua phương pháp kiến tạo trong môn Địa lý Lớp 12 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế. 
Nguyên tắc này xác nhận việc học tập kiến tạo không khác gì nghiên cứu khoa học, luôn dựa 
vào sự kiện, bằng chứng thực tế và những lập luận logic bằng tư duy biện chứng. Bài học kiến 
tạo hạn chế lối học vẹt, cách nghĩ theo lối mòn, theo tiền lệ và tư biện, khuyến khích tính sáng 
tạo và khai thác những bằng chứng thực chứng, hướng dẫn cách học tập theo các chiến lược 
nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Do đó, trong giáo dục khoa học thì bài học kiến tạo thường dựa 
vào thực nghiệm khoa học. 
3.1.2.6. Đảm bảo tạo ra được môi trường học tập kiến tạo. 
Phải đảm bảo môi trường học tập là cái nền chung diễn ra quá trình học tập. Những đặc trưng 
của môi trường học tập kiến tạo gồm: 
- Có tính cởi mở linh hoạt về không gian và quản lý. 
- Có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ. 
- Giàu thông tin, đa tương tác. 
- Có tính nhân văn và giàu cảm xúc. 
- Có tính vấn đề và khuyến khích học tập chủ động. 
3.1.3. Một số quy tắc của dạy học kiến tạo. 
3.1.3.1. Giáo viên không làm thay học sinh. 
Trong việc học, không có cái gì giáo viên là thay học sinh mà giáo viên chỉ có trách nhiệm 
giúp đỡ, khuyến khích các em tự làm. Đó là quy tắc để để dần tạo ra tâm thế chủ động, phát huy 
tính tích cực và ý thức trách nhiệm của học sinh, đồng thời là biện pháp thể hiện sự tôn trọng học 
sinh. 
3.1.3.2. Huy động sự nổ lực của cá nhân của lẫn nhóm. 
Quy tắc này đòi hỏi cân bằng giữa cá nhân và tập thể, không coi nhẹ bên nào. Giáo viên phải 
thông qua nỗ lực của từng em học sinh mà khuyến khích cả nhóm. Ngược lại, giáo viên phải 
thông qua ảnh hưởng của nhóm mà tác động đến từng học sinh trong quá trình dạy học. 
3.1.3.3. Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh. 
Quy tắc này được thực hiện ngay từ đầu lúc thiết kế bài học, đặc biệt là ở khâu thiết kế hoạt 
động của người học và phương pháp, phương tiện dạy học và học liệu. Khi có nhiều cơ hội hoạt 
động thì học sinh dễ lựa chọn cách làm, không làm cách này thì làm cách khác, cái này không 
hợp thì làm cái khác,Như vậy, các em không có cơ hội ngồi yên một cách thụ động mà luôn 
có thể tham gia vào quá trình học tập. 
3.1.3.4. Tiến trình dạy học linh hoạt. 
Quy tắc này tránh cho việc học bị gò ép vào một khuôn khổ hay hình mẫu nhất định mà 
khuyến khích những ý tưởng hay cách làm mới, không lập lại tiền lệ và thói quen, phát triển kỹ 
năng học tập hiệu quả theo hướng tìm tòi, phát hiện, nghiên cứu và sáng tạo. Khi tiến trình dạy 
học linh hoạt thì việc học cũng linh hoạt, nhạy bén và các hình thức học tập sẽ đa dạng. 
3.1.3.5. Đánh giá tập trung vào quá trình. 
Sứ mạng cốt lõi của kiến tạo là làm cho người học tiến hành học tập theo kiểu tìm tòi, phát 
hiện và nghiên cứu, Đó là cách dạy, dạy khát vọng học tập. Còn tìm hay phát hiện ra cái gì cụ 
thể không phải là quan trọng nhất vì cái cần tìm đó đã có trong sách. Điều cần nhất là quá trình 
học tập diễn ra như thế nào, nó phải là quá trình năng động, tích cực để tìm tòi và phát hiện kiến 
thức. Đánh giá cần tập trung vào những đặc điểm của quá trình học tập. 
3.1.4. Tận dụng công nghệ thông tin. 
Công nghệ phần mềm ngày nay phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt 
được những thành tựu đáng kể như: Office, Cabri, Crocodile, Sketpad, Maple, ChemWindow, 
7 
LessonEditor, Violet,hệ thống World Wide Web, E – learning và các phần mềm tiện ích khác. 
Nhờ các phần mềm dạy học này mà học sinh có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập, giáo 
viên cũng có nhiều cách để đặt câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn 
trong giờ học. 
3.1.5. Các bước tổ chức dạy học: 
Các bước tổ chức dạy học theo quan điểm phương pháp kiến tạo: 
Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm của học sinh: trong bước này giáo viên giúp học sinh hệ 
thống, ôn lại các kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức mới bằng cách sử dụng các câu hỏi, các 
bài tập, sau đó giáo viên hoặc học sinh sẽ nêu vấn đề (bài tập, câu hỏi,..) từ đó tạo cơ hội cho học 
sinh bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề học tập. 
Bước 2: Tổ chức điều khiển học sinh thảo luận. giáo viên tổ chức cho học sinh đề xuất các 
giả thuyết, kiểm tra giả thuyết (thử và sai) phân tích kết quả và từ đó rút ra kết luận chung cho cả 
lớp 
Bước 3: Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức. Giáo viên tổ chức cho học sinh vận 
dụng kiến thức giải quyết các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn qua đó giúp học sinh khắc 
sâu hơn kiến thức mới. 
3.1.6. Phương pháp thực hiện: 
Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức. Kiến thức chỉ có thể và luôn 
là kết quả của hoạt động kiến tạo nên nó không thể thâm nhập được vào người thụ động trong 
học tập. Kiến thức chỉ hình thành khi người học tích cực, chủ động lấy việc học của mình. 
Theo Jean Piaget (1896 – 1980) - trung tâm tư tưởng của mọi công trình khoa học của J. 
Piaget là “Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó tự mình tạo nên kiến thức, tự mình 
tạo nên thế giới của mình. Giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, tự khai sáng 
cho mình”. 
8 
Dựa vào bản chất của lí thuyết kiến tạo có thể phân kiến tạo trong dạy học ra thành hai 
loại: 
- Kiến tạo cơ bản (Radial constructivism) đề cao vai trò của mỗi cá nhân trong quá trình 
nhận thức và cách thức xây dựng tri thức cho bản thân. Mặt mạnh của loại kiến tạo này là 
khẳng định vai trò chủ đạo của HS trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, do coi trọng quá mức 
vai trò của các nhân nên HS bị đặt trong tình trạng cô lập và kiến thức mà họ xây dựng được sẽ 
thiếu tính xã hội. 
- Kiến tạo xã hội (Social constructivism) nhấn mạnh đến vai trò của các yếu tố văn hóa, 
các điều kiện xã hội và sự tác động của các yếu tố đó đến sự hình thành kiến thức. Kiến tạo xã 
hội xem xét các nhân thông qua các mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực xã hội. Nhân cách 
của HS được hình thành thông qua sự tương tác của họ với những người khác. 
3.1.7. Thiết kế bài dạy học Địa lý theo phương pháp kiến tạo. 
3.1.7.1. Các bước thiết kế bài dạy học Địa lý: 
- Xác định mục tiêu bài dạy. 
- Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu 
trúc các kiến thức cơ bản theo ý định dạy học. 
- Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức (gây hứng thú trong dạy học Địa lý) theo năng lực tiếp 
thu kiến thức của từng đối tượng học sinh (tuỳ theo lớp dạy). 
- Xác định các hình thức tổ chức dạy học (cá nhân, nhóm, học theo lớp). 
- Xác định các phương pháp dạy học đan xen thể hiện rõ tính kiến tạo. 
- Xác định hình thức củng cố, đánh giá học sinh. 
- Thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh. 
3.1.7.2. Thiết kế bài dạy minh họa: 
3.1.7.2.1. Thiết kế bài dạy lý thuyết 
Phần. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 
I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức : 
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 
- Hiểu được khái niệm, sự hình thành, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và chủ 
quyền lãnh thổ biên giới quốc gia. 
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế - 
xã hội và quốc phòng. 
2. Kỹ năng: 
- Xác định được vị trí địa lý Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới. 
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng biển Việt Nam, các đảo và 
quần đảo chính của nước ta. 
- Biết được cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và 
trong lòng đất. 
- Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác 
với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo. 
- Điền lên bản đồ khung các đảo lớn và quần đảo của Việt Nam (các đảo: Phú Quốc, Côn 
Đảo, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn; các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa) 
3. Thái độ: 
 - Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
9 
 - Ý thức đươc tầm quan trọng của sự toàn vẹn lãnh thổ nước ta. 
4. Định hướng hình thành năng lực: 
- Năng lực vận dụng tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. 
- Năng lực sử dụng bản đồ. 
- Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm. 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. 
II/ Phương tiện dạy học : 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam 
- Bản đồ các nước Đông Nam Á 
- Atlat địa lí Việt Nam 
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế 
III/ Tiến trình dạy học : 
1/ Ổn định (1’): Kiểm diện 
2/ Kiểm tra bài cũ(5’) : Gọi 02 học sinh trả bài 1: 
Câu hỏi 1. Nhận xét hình 1.1 SGK/ trang 8 và bảng 1 SGK/ Trang 9 để rút ra thành tựu 
của Việt Nam đạt được sau Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay)? 
Câu hỏi 2. Nhận xét hình 1.2 SGK/ trang 10 và hình “một Asean đồng thuận” SGK/ Trang 
11 để chứng minh bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta? 
3. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động – Giới thiệu cách tiến hành dạy học theo nhóm (5’) 
Nội dung Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Giới thiệu mục tiêu, nhiệm 
vụ và cách thực hiện 
nhiệm vụ theo nhóm, chia 
2 nhóm và thời gian làm 
việc tại mỗi nhóm trên 
từng nội dung 
- Nêu kế hoạch bài học, tóm tắt mục 
tiêu, nhiệm vụ của bài học. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các 
nội dung học tập theo nhóm 
- Giáo viên sử dụng bản đồ và 
hướng dẫn học sinh gắn các mẫu 
giấy bìa có ghi số toạ độ các điểm 
cực vào bản đồ 
Lắng nghe để lựa chọn nội 
dung học tập 
Tham gia tích cực và có định 
hướng khi chọn nội dung 
theo hứng thú và khả năng 
của bản thân 
- Học sinh xác định nội dung 
dựa vào tên các Tỉnh chứa 
điểm cực 
 + Rút ra được ý nghĩa về 
mặt tự nhiên 
 + Xác định nước có đường 
biên giới dài nhất với nước 
ta 
Hoạt động 2: Trải nghiệm – Xác định vị trí địa lí nước ta (5’) 
Nội dung Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Trình bày đặc điểm vị trí 
địa lí của nước ta. 
- Hoàn chỉnh nội dung và điền thông 
tin vào chổ trống theo phiếu học tập. 
- Ổn định trật tự 
- Tham gia tích cực theo 
nhóm và nỗ lực của cá nhân. 
10 
- Xác định tọa độ địa lý 
của nước ta (điểm cực 
Bắc, cực Nam, cực Đông, 
cực Tây). 
- Cho biết nước ta tiếp 
giáp với các nước nào trên 
đất liền và trên biển. 
- Chú ý xác định các nước trên đất 
liền và trên biển trên bản đồ Đông 
Nam Á 
Phân tích và mở rộng thêm 
ý nghĩa của vị trí đó đối với 
sự phát triển kinh tế - xã hội 
và an ninh quốc phòng 
- Trình bày kết quả trên 
bảng của nhóm. 
- Lắng nghe và ghi chép vào 
tài liệu học tập 
Hoạt động 3: Khám phá – Tìm hiểu sự toàn vẹn phạm vi lãnh thổ(9’) 
Nội dung Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh 
- Tìm hiểu sự toàn vẹn 
phạm vi lãnh thổ 
- Giáo viên cho học sinh xem đoạn 
phim ngắn về phân chia vùng biển 
theo Công ước Luật biển 1982 và 
Sơ đồ các bộ phận của vùng biển 
nước ta để tiếp thu tự đánh giá 
+ Cho biết phạm vi lãnh thổ của 
mỗi nước thường bao gồm những 
bộ phận nào? Xác định trên bản đồ 
giới hạn các bộ phận phạm vi lãnh 
thổ nước ta. 
+Tìm hiểu đặc điểm các bộ phận 
hợp thành lãnh thổ Việt Nam vùng 
đất, vùng biển, và vùng trời 
- Giáo viên quan sát từng nhóm, 
giải đáp thắc mắc, trợ giúp nếu cần 
thiết. 
- Thực hiện khoảng 5 phút. Khi hết 
thời gian, giáo viên nhắc học sinh 
tổng kết lại các nội dung đã tìm 
hiểu 
- Tự giác nghiên cứu cá 
nhân trước khi làm việc theo 
nhóm 
- Thực hiện nghiêm túc theo 
đúng hướng dẫn 
- Tìm hiểu trong sách giáo 
khoa, theo dõi đoạn phim 
ngắn và xem sơ đồ để rút ra 
nội dung 
- Khi có tín hiệu hết giờ học 
sinh trình bày nội dung vùng 
đất, vùng biển, vùng trời; 
xác định các yếu tố 
- Học sinh xác định trên bản 
đồ, học sinh khác nhận xét, 
bổ sung 
Hoạt động 4: Ứng dụng- Tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ(10’) 
Nội dung Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh 
11 
Nêu được ý nghĩa của vị 
trí địa lý và phạm vi lãnh 
thổ 
Vận dụng khai thác Atlat 
Địa Lý Việt Nam xác định 
các đảo ven bờ, các thành 
phố trực thuộc TW giáp 
biển 
- GV dẫn dắt vấn đề cho HS tiến 
hành báo cáo ngắn theo nhóm với 
nội dung: 
+ Phân tích ý nghĩa về tự nhiên của 
vị trí địa lý nước ta. Tại sao khí hậu 
của nước ta lại không khô hạn như 
một số nước cùng vĩ độ? 
+ Phân tích ý nghĩa về kinh tế, văn 
hóa - xã hội, quốc phòng của vị trí 
địa lý nước ta. Tại sao nói Biển 
Đông đối với nước ta là một hướng 
chiến lược có ý nghĩa quan trọng 
trong công cuộc xây dựng, phát 
triển kinh tế và bảo vệ đất nước? 
- Hỗ trợ và giúp đỡ học sinh khi cần 
thiết 
- Các nhóm tiến hành hoàn 
thành bài báo cáo 
- Sau khi HS thuyết trình 
xong nhóm còn lại đóng 
góp ý kiến, các nhóm khác 
đặt vấn đề (nếu có). 
Hoạt động 5: Sơ đồ hóa (8’) 
Mỗi nhóm có 5 phút để hoàn thành sơ đồ tư duy theo dạng nhánh. 
IV. Hoạt động nối tiếp (2’): Hướng dẫn học sinh các nội dung bài tiếp theo – bài 3.Thực hành: 
Vẽ lược đồ Việt Nam 
V. Các phiếu học tập 
* Hoàn chỉnh nội dung trống của hoạt động 2. Xác định vị trí địa lí nước ta 
1. Vị trí địa lý Việt Nam: 
- Nước ta nằm ở rìa phía .. của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực .. 
- Hệ tọa độ địa lí: Vĩ độ: 23023’B – 8034’B; Kinh độ: 102009’Đ – 109024’Đ 
+ Điểm cực Bắc: 23o23' B ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh .. 
+ Điểm cực Nam: 8o34' B ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh  
+ Điểm cực Đông: 109o24' Đ ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh  
+ Điểm cực Tây: 102o09' Đ ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh  
- Phần đất liền nước ta tiếp giáp với: Trung Quốc, , Campuchia. Trên biển tiếp 
giáp với: Trung Quốc, , Thái Lan. , , Inđônêxia, Philippin. 
 - Ngoài khơi, các đảo kéo dài tới vĩ độ 6050’B, và từ kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ 
trên . 
- Đại bộ phận nước ta nằm trong múi giờ thứ . 
3.1.7.2.2. Thiết kế bài dạy thực hành 
Phần: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 
Bài 23: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG 
TRỌT 
I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức : 
- Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 
12 
2. Kỹ năng: 
- Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ tăng trưởng 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu 
giá trị sản xuất ngành trồng trọt 
3. Định hướng hình thành năng lực: 
- Năng lực phân tích, tư duy tổng hợp. 
- Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 
II/ Phương tiện dạy học : 
- Bảng số liệu, máy tính, đồ dùng học tập học sinh 
- Các biểu đồ vẽ sẵn 
- Atlat địa lí Việt Nam 
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế 
III/ Tiến trình dạy học : 
1/ Ổn định (1’): Kiểm diện 
2/ Kiểm tra bài cũ (5’): Gọi 02 học sinh trả bài 22: 
Câu hỏi 1. Hãy xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lí tự nhiên 
Việt Nam các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển? cho biết các đồng bằng này thuận lợi trồng loại cây 
gì? Tại sao? 
Câu hỏi 2. Nhận xét bảng số liệu ở bài tập 4. SGK/ trang 97 “sản lượng các loại thịt” để 
phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi? Từ đó rút ra các hạn chế 
3. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 (15’): Bài tập 1- cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt 
1. Mục tiêu: 
- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo số liệu đã sử lí. 
- Biết tính toán, phân tích biểu đồ 
2. Phương thức: Hoạt động cả lớp 
3. Các hoạt động học 
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa nhanh cho biết nội dung chính của bài tập. 
- Tính tốc độ tăng trưởng 
- Nhận xét 
- Phân tích xu hướng biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm. 
- Nêu mối liên quan về thay đổi cơ cấu diện tích và phân bố sản xuất cây công nghiêp. 
Bước 2: Học sinh tự làm bài, giáo viên quan quan sát và hỗ trợ khi cần thiết 
Bước 3: Ghi kết quả lên bảng và nhận xét kết quả tính, giáo viên cung cấp thêm thông tin: Dựa 
vào kiến thức có liên quan kết hợp H.30 trang 118, gợi ý cách nhận xét, phát phiếu học tập. 
Học sinh thảo luận viết nhận xét vào phiếu học tập, trình bày kết quả nhận xét, thảo luận chéo 
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức, nhận xét kết quả làm việc của học sinh 
a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây từ 1990-2005 
(Lấy 1990=100%) 
Năm Tổng Số Lương 
Thực 
Rau đậu Cây 
CN 
Cây ăn quả Cây khác 
1990 100 100 100 100 100 100 
13 
1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0 
2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1 
2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3 
c. Nhận xét: 
- Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt: 
 + Giá trị sản xuất nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, cây rau đậu tăng nhì và cao 
hơn tốc độ tăng trưởng chung (nhóm cây công nghiệp tăng 3,82 lần; rau đậu 2,57 lần; mức tăng 
chung 2,17 lần)  Tỉ trọng giá trị sản xuất cũng tăng. 
 + Ngược lại tốc độ tăng của các nhóm cây còn lại chậm hơn tốc độ tăng chung vì vậy tỉ 
trọng của các nhóm cây này giảm trong cơ cấu trồng trọt. 
 => Sự thay đổi trên phản ánh: 
 + Trong sản xuất cây lương thực- thực phẩm đã có sự phân hoá và đa dạng, cây rau đậu 
được đẩy mạnh sản xuất. 
 + Cây công nghiệp tăng nhanh gắn với sự mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây công 
nghiệp đặc biệt là nhóm cây công nghiệp nhiệt đới 
Hoạt động 2 (15’): Bài tập 2- Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm 
và cây công nghiệp lâu năm 
1. Mục tiêu: 
- Phân tích được xu hướng phát triển cây công nghiệp qua các năm. 
- Biết tính toán và nhận xét 
2. Phương thức: Hoạt động cả lớp 
3. Các hoạt động học 
Bước 1: Tính cơ cấu diện tích hai nhóm cây công nghiệp 
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Tính kết quả từng nhóm cây 
Bước 2: Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng hai nhóm cây công nghiệp từ 1975 -
2005, tìm mối liên hệ về sự thay đổi cơ cấu diện tích và phân bố 
Vận dụng kiến thức nhận xét bảng số liệu 
Bước 3: Giáo viên gợi ý cách phân tích, yêu cầu học sinh thảo luận ghi ra giấy, yêu cầu một học 
sinh trình bày, cả lớp góp ý 
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức 
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975-2005 (Đơn vị :%) 
Năm 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 
Cây hàng năm 54,9 54,2 56,1 45,2 44,3 34,9 34,5 
Cây lâu năm 45,1 40,8 43,9 54,8 55,7 65,1 65,5 
 a. Phân tích xu hướng: 
- Từ 1975 – 2005 diện tích cả 2 nhóm cây công nghiệp đều tăng nhưng cây công nghiệp 
lâu năm tăng nhanh hơn. 
- Cây công nghiệp hàng năm: tốc độ tăng 4,1 lần và tăng không đều; tỷ trọng giảm khá 
nhanh 
- Cây công nghiệp lâu năm: tốc độ tăng 9,4 lần và tăng liên tục; tỷ trọng tăng nhanh. 
b. Sự liên quan: 
14 
- Tốc độ tăng và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh dẫn đến sự thay đổi 
phân bố, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, đặc biệt là các cây công nghiệp chủ lực 
(cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều). Với các vùng chuyên canh lớn: Tây Nguyên, Đông Nam 
Bộ 
IV. Luyện tập (3’) 
Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội 
ở bài học 
Phương thức: Cá nhân 
Các hoạt động học 
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau 
Câu 1. Trong cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta năm 2005, chiếm tỉ trọng từ 
cao xuống thấp lần lượt là: 
A. Nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng,dịch vụ. 
B. Dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng. 
C. Công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, nông-lâm-ngư nghiệp. 
D. Nông-lâm-ngư nghiệp, dịch vụ, công nghiệp-xây dựng. 
Câu 2.Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì vai trò của thành phần kinh tế nào ngày càng 
quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước? 
A. Kinh tế cá thể. 
B. Kinh tế tập thể. 
C. Kinh tế tư nhân. 
D. Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. 
Câu 3. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng : 
A. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. 
B. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 
C. Giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng. 
Câu 4. Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất ở nước ta là: 
A. Đồng bằng sông Hồng. 
B. Đồng bằng duyên hải Miền Trung. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long. 
D. Trung du miền núi Bắc Bộ 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_cua_hoc_sinh.pdf