4.3. Ưu, nhược điểm.
a. Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ (Giải pháp kiểm tra bài cũ).
- Ưu điểm: Học sinh ghi nhớ kiến thức liên tục, thường xuyên, giáo viên
đánh giá được cá nhân hoạt động học của học sinh. Rèn kỹ năng diễn đạt ngôn
ngữ chính xác, nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng.
- Nhược điểm: Học sinh kiểm tra bài thụ động, số lượng học sinh kiểm tra ít.
b. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới.
- Ưu điểm: Tạo tâm thế cho học sinh, tạo mối liên hệ giữa kiến thức cũ và
kiến thức mới, khái quát được nội dung chính của bài mới, tạo mối liên hệ giữa
giáo viên và học sinh
- Nhược điểm: đòi hỏi sự gia công của giáo viên, nếu tổ chức không khéo sẽ
gây mất thời gian của học sinh.
n thân để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn chia sẻ biện pháp: “Nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập qua việc tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Ngữ văn”. 4.3. Ưu, nhược điểm. a. Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ (Giải pháp kiểm tra bài cũ). - Ưu điểm: Học sinh ghi nhớ kiến thức liên tục, thường xuyên, giáo viên đánh giá được cá nhân hoạt động học của học sinh. Rèn kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ chính xác, nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng. - Nhược điểm: Học sinh kiểm tra bài thụ động, số lượng học sinh kiểm tra ít. b. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới. - Ưu điểm: Tạo tâm thế cho học sinh, tạo mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, khái quát được nội dung chính của bài mới, tạo mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh - Nhược điểm: đòi hỏi sự gia công của giáo viên, nếu tổ chức không khéo sẽ gây mất thời gian của học sinh. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp. - Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa yêu thích môn văn, chưa học tập nó với niềm đam mê. Và để khơi dậy được niềm đam mê yêu thích môn văn trong học sinh mỗi giáo viên cần tạo được những giờ học sinh động hấp dẫn. Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của giờ học bắt nguồn từ hoạt động đầu tiên của giờ học đó là hoạt động khởi động. Một cách mở đầu bài học hay và lôi cuốn sẽ giúp các em có hứng thú học tập và khám phá bài học. Vì vậy hoạt động khởi động có một vai trò rất quan trọng góp phần tạo sự hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh . Người giáo viên làm tốt vấn đề này có thể coi là một thành công bước đầu của giờ học. - Việc áp dụng giải pháp cũng đáp ứng nhu cầu của việc đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 4 6. Mục đích của giải pháp. Thứ nhất: Khắc phục những biểu hiện trì trệ trong việc dạy học Văn hiện nay. Khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức hoạt động khởi động trước đây của cả giáo viên và học sinh như: + Với giáo viên: cách vào bài nhàm chán, tình huống khởi động chưa xuất phát từ bài học, chưa tạo được mối liên hệ chạt chẽ với bài học. + Với học sinh: Chưa hứng thú, chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong bài học. Thứ 2: Đưa ra những biện pháp cụ thể để việc tổ chức hoạt động khởi động trong các tiết học, bài học thực sự đem lại hiệu quả cao góp phần thực hiện mục tiêu tiết học, môn học, mục tiêu giáo dục. Thứ 3: Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh để các em có thể làm chủ bản thân, làm chủ tri thức, hứng thú và đam mê với môn học. Thứ 4: Giải pháp còn là kênh thông tin tham khảo hữu ích đối với các giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động đạt hiệu quả cao nhất. 7. Nội dung. 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến. 7.1.1. Nội dung. a. Người giáo viên cần nắm được một số yêu cầu trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn. - Trước hết để thực hiên tốt hoạt động khởi động giáo viên cần nắm được một số yêu cầu trong quá trình tổ chức : + Yêu cầu 1: Hiểu được vai trò, ưu, nhược điểm và những yêu cầu trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động + Yêu cầu 2: Giáo viên cần nắm được bước thực hiện hoạt động khởi động và có kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức hoạt động khởi động ở từng tiết học, bài học. 5 + Yêu cầu 3: Sau hoạt động khởi động, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động. + Yêu cầu 4: Giáo viên cần tạo được sự liên kết giữa hoạt động khởi động với các hoạt động trong bài học và cả nội dung kiến thức cũ. + Yêu cầu 5: Khi thực hiện hoạt động khởi động cần tránh một số vấn đề. + Yêu cầu 6: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động khởi động. ( Chi tiết tại phụ lục 1) b. Đa dạng hóa hình thức khởi động. - Sau khi nắm được yêu cầu của hoạt động khởi động, để tạo hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức khởi động : + Khởi động bằng bài tập hoặc câu hỏi tình huống : Khi lựa chọn những câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề giáo viên có thể kích thích khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của học sinh để tạo một đường dẫn đến nội dung của bài học. + Khởi động bằng cách sử dụng các phương tiện trực quan: Đó là các tranh ảnh hoặc video có liên quan đến bài học. Qua thực tế áp dụng giáo viên nhận thấy học sinh rất hứng thú khi sử dụng các phương tiên trực quan này. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý học sinh phải rút ra được nội dung mà giáo viên cần truyền đạt thông qua phương tiện trực quan đó. + Khởi động thông qua các trò chơi: Đây cũng là phương pháp khởi động mà học sinh rất thích thú. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học và tổ chức thật ngắn gọn hấp dẫn để dẫn vào nội dung bài học sao cho hiệu quả nhất. + Khởi động bằng hoạt động sân khấu hóa: Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng kịch, ngâm thơ hoặc hát múa... Hình thức này sẽ giúp học sinh nhập thân vào bài học, giúp học sinh có cơ hội được thể hiện mình với khả năng sáng tạo và chiếm lĩnh kiến thức. ( Chi tiết tại phụ lục 2) 6 c. Nâng cao hứng thú và hiệu quả của hoạt động khởi động bằng việc phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. - Để tạo hứng thú học tâp ngoài việc đa dạng hóa các hình thức khởi động, giáo viên cần linh hoạt kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy tích cực trong việc tổ chức hoạt động: Phối kết hợp phương pháp quan sát trực quan và kĩ thuật đặt câu hỏi, Phương pháp giải quyết vấn đề với kĩ thuật hỏi chuyên gia...( Chi tiết tại phụ lục 2) d. Thiết kế một số hoạt động khởi động(Chi tiết tại phụ lục 3) 7.1.2. Các bước tiến hành thực hiện biện pháp. Thứ nhất: Xây dựng các giải pháp phù hợp trong việc tổ chức hoạt động khởi động. Thứ 2: Vận dụng các giải pháp vào quá trình dạy học Thứ 3: Đánh giá hiệu quả của giải pháp trước tác động và sau tác động. 7.1.3. Kết quả thực hiện giải pháp. a. Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh nhà trường Giải pháp hoàn toàn có thể áp dụng với tất cả đối tượng học sinh các khối lớp ở các trường học. b. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG. - Giải pháp đề cập tới một trong những định hướng, yêu cầu đổi mới giáo dục là vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào trong quá trình dạy học. c. Kết quả cụ thể. * Kết quả chung. - Người giáo viên có thêm được những phương pháp tổ chức hoạt động khởi động linh hoạt, tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh. 7 - Tổ chức hoạt động khởi động tạo được hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Nâng cao hứng thú và hiệu quả của tiết học, bài học, môn học. * Minh chứng bằng con số, sô liệu cụ thể. - Về kết quả học tập môn Văn trong năm học ki I năm học 2020-2021 Lớp Số lượng Khảo sát đầu năm Cuối kì Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 12A1 40 4 30 6 0 8 29 3 0 12A4 44 0 36 8 0 2 40 2 0 11A5 41 0 33 8 0 1 35 5 0 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp. - Tổ chức hoạt động khởi động là yêu cầu bắt buộc bới tất cả các giáo viên trong cả nước. Vì vậy, việc áp dụng giải pháp hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới. Hơn nữa, những biện pháp trong giải pháp được xây dựng khá đơn giản, dễ thực hiện. Vì vậy, giải pháp có thể áp dụng với tất cả các trường trong cả nước. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp. Có thể nói, văn học có giá trị vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tâm hồn của mỗi người, của cả một dân tộc. Yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới dạy học bộ môn là thực sự quan trọng. trong việc tổ chức các hoạt động dạy học trong bộ môn, có thể nói: Hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Bởi nó có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Tổ chức hoạt động khởi động hiệu quả sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn 8 cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Chính vì vậy, thêm một lần nữa, ta có thể khẳng định rằng: Việc tổ chức hoạt động khởi động là thực sự quan trọng, cần thiết mà bất cứ người giáo viên nào cũng phải trăn trở. CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến này lần đầu được dùng để đăng kí tham dự Hội thi và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân tôi trước đây. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm chia sẻ của riêng tôi. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp, đặc biệt là ban giám khảo để giải pháp của tôi có hiệu quả hơn trong những năm dạy học tiếp theo! Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Hoàng Thị Hạnh 9 PHỤ LỤC 1 7. Nội dung. 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến. 7.1.1. Nội dung. a. Người giáo viên cần nắm được một số yêu cầu trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động trong môn Ngữ văn 12. a1. Yêu cầu 1: Hiểu được vai trò, ưu, nhược điểm và những yêu cầu trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động. * Vai trò của hoạt động khởi động. Vai trò của hoạt động khởi động được thể hiện trong bảng hệ thống hóa sau đây: * Yêu cầu của việc tổ chức hoạt động khởi động. Việc tổ chức hoạt động khởi động cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau. 10 * Ưu, nhược điểm của hoạt động khởi động. - Ưu điểm: Tạo tâm thế cho hoc sinh bước vào bài mới. Kiểm tra được hệ thống kiến thức cũ của học sinh, khái quát nội dung kiến thức mới. - Hạn chế của hoạt động khởi động: Quá trình tổ chức có thể gây sự hưng phấn quá khích nên học sinh khó trở lại bài học. Hoặc nếu giáo viên không xem xét kỹ lướng sẽ dẫn đến khởi động không tạo được mối liên hệ với nội dung của tiết dạy, bài dạy, gây mất thời gian. a2. Giáo viên cần nắm được bước thực hiện hoạt động khởi động và có kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức hoạt động khởi động ở từng tiết học, bài học. * Xác định các bước tổ chức hoạt động khởi động. Nắm được các bước tổ chức hoạt động khởi động để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. * Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động khởi động. Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động khởi động được thể hiện qua các: Lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động khởi động (bằng câu hỏi tình huống, phương pháp trực quan hay thông qua trò chơi); dự kiến thời gian tham gia hoạt động, thành phần tham gia, tình huống có thể xảy ra. a3. Sau hoạt động khởi động, giáo viên cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động. Việc đánh giá hiệu quả của tổ chức hoạt động khởi động được thể hiện trong việc đánh giá: Sản phẩm của học sinh, kỹ năng, thái độ tham gia hoạt động khởi 11 động như thế nào? Bên cạnh đó hiệu quả của hoạt động khởi động còn được đánh giá thông qua việc đánh giá hiệu quả của tiết học. Vi hoạt động khởi động co vai trò quan trọng tác động toàn bộ tới nội dung của bài học, tiết học. a4. Giáo viên cần tạo được sự liên kết giữa hoạt động khởi động với các hoạt động trong bài học và cả nội dung kiến thức cũ. Cần lưu ý mục tiêu của hoạt động khởi động gồm 3 mục tiêu chính: tạo hứng thú cho học sinh, kiểm tra sự hiểu biết của các em, tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài mới. Vì vậy, một hoạt động khởi động trọn vẹn cần thực hiện được 3 mục tiêu trên. Vậy khi xây dựng hoạt động khởi động, người giáo viên cần khéo léo tạo mối liên hệ giữa nội dung phần khởi động với nội dung của bài. Ví dụ: Khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01-12-2003 Nội dung kiến thức của bài Cách thức tổ chức khởi động Mối liên hệ giữa phần khởi động với nội dung của bài - Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: Không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/AIDS. Khi dạy bài: “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01-12-2003”, giáo viên có thể tổ chức hoạt động khởi động bằng cách tổ chức trò chơi: “Nghe, nhìn để ghi nhớ”. Giáo viên chia lớp ra làm các nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ: Lắng nghe, quan sát các hình ảnh có trong video, ghi nhớ lại các hình ảnh đó để đưa vào trong bảng nhóm. Từ hình ảnh có trong video để liên kết tới chủ đề của văn bản với câu hỏi: Các hình ảnh có trong video trên giúp em liên tưởng tới chủ đề nào (chủ đề - Mở rộng kiến thức thực tế, khơi gợi sự sáng tạo, tạo sự hứng thú cho tiết học. - Khơi gợi được nội dung của toàn bộ tác phẩm là việc phân biệt kỳ thị đối xử với người bị nhiễm HIV 12 - Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả. về căn bệnh thế kỷ AIDS). Sau đó giáo viên dẫn dắt để giới thiệu vào bài học. a5. Khi tổ chức hoạt động khởi động cần tránh những vấn đề sau: - Thứ nhất: Thời lượng dành cho hoạt động khởi động. Thời gian dành cho hoạt động khởi động không nên quá nhiêu, làm ảnh hưởng tới thời gian tổ chức các hoạt động khác. - Thứ 2: Chuẩn bị khởi động quá cầu kỳ, công phu. + Khởi động cầu kỳ, công phu nhưng lại không ăn nhập gì với bài học. hay khởi động quá nổi bật, quá sôi động cũng khiến học sinh mải tham gia trò chơi mà khó quay trở lại nội dung học tập. + Tránh việc khởi động quá ngắn mà học sinh chưa có thời gian suy nghĩ hay đưa ra vấn đề , chưa bày tỏ ý kiến của mình.. - Thứ 3: Không coi khởi động là một hoạt động học tập. Giáo viên cần xác định hoạt động khởi động cũng chính là là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động. Vì vậy, giáo viên cần bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động. Và giáo viên cũng phải kiểm tra, đánh giá sản phẩm học tập này của học sinh. a6. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động khởi động. 13 - Hoạt động khởi động cần tập trung và khích lệ được tất cả học sinh tham gia, không nên tập trung vào 1,2 đối tượng - Xây dựng hoạt động khởi động cần tạo được những tình huống có vấn đề để từ đó học sinh đưa ra được những giải pháp sáng tạo. PHỤ LỤC 2 b. Đa dạng hóa hình thức khởi động. Hình thức tổ chức hoạt động khởi động Cách thức thực hiện Hoạt động khởi động bằng bài tập hoặc câu hỏi tình huống. * Một số lưu ý khi thực hiện: - Lựa chọn câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề để học sinh phát hiện và huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết. - Lưu ý, giáo viên cần kiểm tra lại hệ thống kiến thức của học sinh, đánh giá, nhận xét, bổ sung thêm cho học sinh hệ thống kiến thức này. - Lựa chọn cách chuyển giao nhiệm vụ linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn học sinh. Hoạt động khởi động bằng cách sử dụng các phương tiện trực quan * Một số lưu ý khi thực hiện: - Phương tiện trực quan ở đây là hệ thống tranh ảnh, video. - Phương tiện trực quan phải liên quan tới nội dung của bài. - Học sinh phải là người rút ra được nội dung mà giáo viên muốn truyền tải thông qua các phương tiện trực quan 14 Hoạt động khởi động thông qua các trò chơi * Một số lưu ý khi thực hiện: - Trò chơi cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung của bài. - Cách xây dựng trò chơi cần linh hoạt, tránh nhàm chán. - Trong trò chơi cần lồng ghép các kiến thức cũ hoặc kiến thức có liên quan tới nội dung của bài học. - Tránh việc học sinh quá sa đà vào chơi mà quên đi nhiệm vụ học tập. Hoạt động khởi động thông qua tổ chức sân khấu hóa Hoạt động sân khấu hóa khá đa dạng có thể diễn kịch ngâm thơ, hát, múa hoặc thuyết trình. -Gv cần linh hoạt tổ chức cho học sinh thực hiện phù hợp với nội dung bài học -Học sinh sẽ là người thực hiện các hoạt động nhập thân vào các nhân vật trong bài học để tái hiện một phần nội dung bài học. -Hoạt động khởi động này sẽ tạo điều kiện cho học sinh thể hiện được sự sáng tạo và khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức bài học và cũng tạo hứng thứ cho cả lớp cùng tham gia vào bài học. c. Nâng cao hứng thú và hiệu quả của hoạt động khởi động bằng việc phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. - Để tạo hứng thú học tâp ngoài việc đa dạng hóa các hình thức khởi động, giáo viên cần linh hoạt kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy tích cực trong việc tổ chức hoạt động: Phối kết hợp phương pháp quan sát trực quan và kĩ thuật đặt câu hỏi, Phương pháp giải quyết vấn đề với kĩ thuật hỏi chuyên gia... 15 Đơn vị kiến thức Phương pháp, kỹ thuật chủ đạo Cách thức thực hiện Phương pháp và kỹ thuật dạy học phối kết hợp Tuyên ngôn độc lập Quan sát trực quan Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh quan sát 1 số hình ảnh về Bác Hồ dưới nền nhạc bài hát: Bác Hồ, một tình yêu bao la, sau đó giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện 2 nhiệm vụ sau: Bài hát trên là bài hát nào, do ai sáng tác? Chia sẻ những hiểu biết và cảm xúc của em về hình ảnh vị lãnh tụ? - Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề sáng tạo; phương pháp dùng lời, phương pháp quan sát trực quan,. - Kỹ thuật: kỹ thuật đặt câu hỏi. 16 PHỤ LỤC 3 d. Thiết kế một số hoạt động khởi động. Hoạt động khởi động bằng bài tập hoặc câu hỏi tình huống. Bài Tổ chức hoạt động khởi động Vợ nhặt (Kim Lân) Tình huống: Giáo viên đưa ra những câu thơ trong bài thơ: “Bếp lửa” – Bằng Việt và hỏi học sinh: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mắt còn cay! Câu hỏi: 1. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của tác giả nào? (Bếp lửa – Bằng Việt) 2. Hai câu thơ: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi. Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” gợi nhắc đến thời kỳ lịch sử nào ở đất nước ta? Chia sẻ hiểu biết của em về thời kỳ lịch sử này? (Năm 1945 –nước ta phải trải qua nạ đói lịch sử với hơn 2 triệu người chết) Từ sự kiện lịch sử về nạn đói năm 1945, giáo viên giới thiệu về tác phẩm: “Vợ nhặt” – Kim Lân Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) Ví dụ: Khi dạy bài: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, giáo viên có thể sử dụng cách khởi động bằng câu hỏi tình huống: Ví dụ: Khi dạy tiết 1: - Tình huống: Nếu bây giờ, bản thân một bạn nữ trong lớp ta bị bố mẹ ép, gả bán cho một gia đình giàu có. - Câu hỏi: Hãy chia sẻ cho cô và các bạn những suy nghĩ và cảm xúc của em nếu ở trong tình huống trên? 17 Ví dụ khi dạy tiết 2: - Tình huống: Hóa thân vào nhân vật Mị trong hoàn cảnh trước khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra, trong những ngày đầu về làm dâu nhà thống lý Pá Tra. - Câu hỏi: Chia sẻ những cảm xúc, tâm trạng của mình khi là nhân vật Mị trong tình huống trên? Dự kiến những hành động, cảm xúc tiếp theo của Mị? Từ những tình huống trên, giáo viên tạo cơ sở để dẫn dắt vào bài. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) Tình huống: Cả lớp ai đã từng được đến thăm vùng đất Nam Bộ chưa? Cô và rất nhiều bạn ngồi đây muốn tìm hiểu về cuộc sống trong hiện tại và với cuộc sống của người dân Nam Bộ trong thời chiến tranh trước khi quyết định đặt chân tới vùng đát này. Câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về cuộc sống của người dân Nam Bộ trong những năm chiến tranh và trong cuộc sống hiện tại. Từ đó giáo viên tạo tình huống để dẫn dắt vào tác phẩm: “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Đình Thi. Phát biểu tự do - Khi dạy bài: “Phát biểu tự do”, giáo viên có thể tạo tình huống trong lớp học với câu hỏi: - Câu hỏi: Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về cô giáo và những giờ học Văn của chúng ta suốt t
Tài liệu đính kèm: