Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập môn Địa lí lớp 5 thông qua việc sử dụng Công Nghệ Thông Tin trong bài giảng điện tử tại lớp 5A Trường Tiểu học Xuân Phương

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập môn Địa lí lớp 5 thông qua việc sử dụng Công Nghệ Thông Tin trong bài giảng điện tử tại lớp 5A Trường Tiểu học Xuân Phương

 Tôi trực tiếp sưu tầm hình ảnh và các đoạn phim video liên quan đến sông ngòi, khí hậu và tự nhiên các Châu để đưa vào minh họa cho các bài giảng trên lớp. Quy trình chuẩn bị bài soạn thảo BGĐT theo phần mềm Power Point:

 Tôi tham khảo, sưu tầm hình ảnh trực quan trên mạng Internet.

 Thiết kế bài giảng

 Tiến hành dạy thực nghiệm: thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khóa biểu, lịch báo giảng và kế hoạch năm học.

 

doc 5 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4950Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập môn Địa lí lớp 5 thông qua việc sử dụng Công Nghệ Thông Tin trong bài giảng điện tử tại lớp 5A Trường Tiểu học Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
-----š›&š›-----
STT
Nội dung
Trang
 I
Tóm tắt đề tài
2
 II
Giới thiệu
2
1
Hiện trạng
2
2
Giải pháp thay thế
2
3
Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
2
III
Phương pháp nghiên cứu
2
1
Khách thể nghiên cứu
2
2
Thiết kế nghiên cứu
3
3
Quy trình nghiên cứu
3
4
Đo lường và thu thập dữ liệu
3
IV
Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
4
1
Kết quả
4
2
Phân tích dữ liệu
4
3
Bàn luận
4
V
Kết luận và khuyến nghị
5
VI
Tài liệu tham khảo
5
 VII
Phụ lục
1
- Một số bài soạn phục vụ cho quá trình nghiên cứu
6
2
- Thang đo thái độ với môn Địa lý
15
3
- Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước tác động
16
4
- Bảng tổng hợp kết quả khảo sát sau tác động
17
5
- Bảng tổng hợp 
18
 Nâng cao hứng thú học tập môn Địa lí lớp 5 thông qua việc sử dụng Công Nghệ Thông Tin trong bài giảng điện tử tại lớp 5A Trường Tiểu học Xuân Phương
I.Tóm tắt đề tài:
Trong tình hình thực tế hiện nay, các bài Địa lí lớp 5 thường ít đem lại cho học sinh sự chú ý học tập, những nội dung học tập nói về địa hình, sông ngòi, khí hậu hoặc tự nhiên của các Châu lại ít gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Vì thế với các phương pháp giảng dạy truyền thống như đàm thoại và thuyết trình thường làm cho tiết học trầm lắng và không tác động đến khả năng phát tiển tư duy sáng tạo. Để nâng cao hứng thú học tập môn Địa lí lớp 5, cụ thể là giúp các em dễ hình dung và gần gũi hơn. Với thực tế chúng tôi đã vận dụng CNTT vào bài giảng: Sưu tầm các tranh ảnh, các đoạn video tư liệu thích hợp, kết hợp các ứng dụng của Power Point vào bài giảng điện tử, từ đó các em thích thú học các tiết Địa lí hơn, nhớ bài sâu hơn và có khả năng vận dụng các hiểu biết của mình vào đời sống nhiều hơn.
II. Giới thiệu:
Hiện trạng và nguyên nhân: 
 Học sinh lớp 5 kém hứng thú với môn Địa lí. Các em thường lơ đễnh, ít tập trung học. Đồng thời, các em tỏ ra xa lạ với điều giáo viên nêu ra, hầu hết các em nhìn vào sách giáo khoa và nêu lại những gì đọc được trong sách để trả lời các câu hỏi của giáo viên. Thành ra các tiết học thường khô cứng gượng ép và không khí lớp trầm lặng.
 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế. Vì thế, vấn đề đặt ra là người dạy phải tìm một phương pháp mới để khắc phục hiện trạng, nâng cao hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lí lớp 5.
Giải pháp thay thế: 
	Có nhiều giải pháp được dự kiến, nhưng giải pháp có thể thực thi và hiệu quả nhất là việc sử dụng CNTT. Tôi đã sưu tầm những hình ảnh và đoạn video liên quan đến đời sống của con người để đưa vào các bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 5
 Vấn đề nghiên cứu : 
	- Sử dụng CNTT trong bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 5, có làm tăng hứng thú học tập cho HS lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Phương không? và nâng cao được giáo dục kĩ năng ở HS lớp 5 không?
- Bằng cách nào để HS có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc hình thành kĩ năng kiến thức Địa lí cho các em?
- Học sinh có cảm thấy việc Sử dụng CNTT trong bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 5 có đem lại kết quả tích cực trong việc nâng cao kĩ năng sống cho các em không?
Giả thiết nghiên cứu: Có sử dụng CNTT trong bài giảng điện tử môn Địa lí, sẽ làm tăng hứng thú học tập, hiểu bài sâu hơn cho HS lớp 5 Trường TH Xuân Phương
 III.Phương pháp: 
  a/ Khách thể nghiên cứu: 
 * Giáo viên: Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí lớp 5A và các thành viên của tổ 5 thực hiện việc nghiên cứu. 
 * Học sinh: 20 học sinh lớp 5A (Nhóm thực nghiệm). 
 b/ Thiết kế:
 Tôi dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
Cùng là học sinh lớp 5A, tôi thực hiện khảo sát bằng thang đo thái độ trước tác động
của học sinh về mức độ hứng thú của các em đối với môn Địa lí, kế đến tôi thực hiện tác động bằng cách thực hiện các bài giảng điện tử vào giảng dạy, cuối cùng tôi khảo sát lại mức độ hứng thú của các em một lần nữa. Kết quả cho thấy có sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa khảo sát trước tác động và sau khi tác động. Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng Ttest phụ thuộc để phân tích dữ liệu.
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác  động
Kiểm tra
sau tác  động
20 học sinh Lớp 5A
(Thực nghiệm)
O1
Thực hiện bài giảng điện tử môn Địa lí 5 
O2
    c/ Quy trình nghiên cứu:
  Tôi trực tiếp sưu tầm hình ảnh và các đoạn phim video liên quan đến sông ngòi, khí hậu và tự nhiên các Châu để đưa vào minh họa cho các bài giảng trên lớp.  Quy trình chuẩn bị bài soạn thảo BGĐT theo phần mềm Power Point:
Tôi tham khảo, sưu tầm hình ảnh trực quan trên mạng Internet.
Thiết kế bài giảng 
Tiến hành dạy thực nghiệm: thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khóa biểu, lịch báo giảng và kế hoạch năm học.
Bảng thời gian thực nghiệm:
Thứ  ngày
Môn
Lớp
Tên bài dạy
Thứ Năm 4/9/2014
Địa lí
 5A
Địa hình và khoáng sản
Thứ năm 11/9/2014
Địa lí
 5A
Khí hậu
Thứ năm 18/9/2014
Địa lí
 5A
Sông ngòi
Thứ năm 8/01/2015
Địa lí
 5A
Châu Á 
Thứ năm 22/01/2015
Địa lí
 5A
Các nước láng giềng với Việt Nam
d/ Đo lường: 
 Thang đo thái độ mức độ hứng thú học tập môn Địa lí của học sinh lớp 5A được tôi biên soạn với 6 câu, mỗi câu có 5 mức độ trả lời, ứng với mỗi mức độ trả lời có số điểm được quy định. Thang đo này được áp dụng chung cho cả khảo sát trước và sau tác động. 
Tiến hành khảo sát và chấm khảo sát:
Bảng thời gian tiến hành khảo sát và chấm khảo sát
Thứ, ngày
Nội dung thực hiện
Địa điểm
Thứ năm 28/8
Khảo sát trước tác động
Lớp 5A ,Trường TH Xuân Phương
Thứ sáu 29/8
Chấm khảo sát trước tác động
Văn phòng Trường TH Xuân Phương
Thứ năm 24/01
Khảo sát sau tác động
Lớp 5A, Trường TH Xuân Phương
Thứ sáu 25/01
Chấm khảo sát sau tác động.
Văn phòng Trường TH Xuân Phương
Sau khi tiến hành khảo sát theo bảng thang đo thái độ (trình bày ở phụ lục) tôi tiến hành chấm bài khảo sát theo đáp án đã cho sẵn.
IV.Phân tích dữ liệu và kết quả:
Bảng so sánh điểm trung bình trước và  sau khi tác động:
 Trước tác động
 Sau tác động
 Điểm trung bình
17.2
21
 Độ lệch chuẩn
4.47467984
4.4129
 Giá trị p của T-test
0.01186854
 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0.81288989
   Sau khi kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0.01186854 < 0.05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động.
  Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là 0.81288989, so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy môn Địa lí ở lớp 5A có áp dụng các BGĐT của nhóm thực nghiệm là lớn.
  Giả thuyết của đề tài “Nâng cao hứng thú học tập môn Địa lí lớp 5A thông qua việc sử dụng CNTT trong bài giảng điện tử tại Trường TH Xuân Phương” thực nghiệm tại lớp 5A của Trường TH Xuân Phương đã được chứng minh.
  Biểu  đồ so sánh điểm trung bình trước và  sau tác động
  V. Bàn luận:
Kết quả điểm trung bình của khảo sát sau tác động là 21, kết quả điểm trung bình của khảo sát trước tác động là 17.2 Độ chênh lệch điểm trung bình của khảo sát trước và sau tác động là 3,8. Điều này cho thấy điểm trung bình khảo sát sau tác động lớn hơn điểm khảo sát trung bình trước tác động.
  Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD=0.81288989. Điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng là lớn.
 Phép kiểm chứng T-test của điểm trung bình trước và sau tác động p=0.01186854<0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình trước và sau tác động là có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động.
 	Như vậy rõ ràng chúng ta thấy hứng thú học tập của HS đã tăng lên, tư duy học tập của HS cũng tăng nhiều. HS đã chủ động tìm hình ảnh trên mạng, truy cập thông tin liên quan đến nội dung bài học, chủ động tìm hiểu bài học trên lớp. Theo tổ chúng tôi nghĩ với việc tăng hứng thú trong môn Địa lí với việc sử dụng CNTT trong các tiết dạy sẽ có hiệu quả ở HK2
* Hạn chế:
 	Nghiên cứu này thể hiện việc “Sử dụng CNTT trong bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 5 có làm tăng hứng thú học tập cho HS lớp 5A”. Nhưng để thực hiện điều này giáo viên cần phải có nhiều thời gian truy cập internet, tìm tòi sưu tầm nhiều hình ảnh và đoạn phim cho học sinh xem. Đồng thời, giáo viên cần phải rèn luyện khả năng soạn thảo BGĐT trên phần mềm Power Point thành thạo.
 VI. Kết luận và khuyến nghị:
Kết luận : 
 Việc “sử dụng CNTT trong bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 5 đã làm tăng hứng thú học tập cho HS lớp 5A”.
Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo : 
 Cần khuyến khích giáo viên biết truy cập internet, tìm tòi sưu tầm trên mạng những tư liệu cần thiết cho bài giảng.
 Nâng cao khả năng sử dụng vi tính, bồi dưỡng khả năng soạn thảo trên phần mềm Power Point cho giáo viên trong trường 
 Khen thưởng thích đáng những giáo viên có thành tích trong việc này và áp dụng rộng rãi vào quá trình dạy học.
 Đối với giáo viên : 
Phải không ngừng tìm tòi, sưu tầm, khai thác tối đa nguồn tư liệu trên mạng để phục vụ bài dạy của mình. 
Phải rèn luyện khả năng soạn thảo trên phần mềm Power Point ngày thêm thành thạo 
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi mong các quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ.
 Xuân Phương, ngày 8 tháng 3 năm 2015
 	 Người viết
 	 Nguyễn Tấn Trí

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc