* Chia tổ
Việc phân học sinh vào các tổ cho hợp lý ở một lớp học là điều hết sức
cần thiết trong công tác chủ nhiệm. Làm tốt được việc phân tổ thì trong quá trình học tập, lao động các em có thể hỗ trợ, nhắc nhở nhau từ đó hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra một cách dễ dàng. Để phân tổ hợp lý, giáo viên luôn chú ý đến sự đồng đều giữa các tổ. Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khác nhau. Nói cách khác, mỗi tổ có nhiều đối tượng: có học sinh học chưa tốt, có học sinh học tốt, học sinh ở địa
bàn xa - gần, có học sinh ngoan- học sinh chưa ngoan.
* Lựa chọn 1 đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp
- Việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp là một công việc rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh thì mọi phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Tôi đưa ra tiêu chuẩn rồi để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua giới thiệu, biểu quyết (dưới sự định hướng của giáo viên) diễn ra công khai đảm bảo tính dân chủ không áp đặt. Số lượng đội ngũ cán bộ lớp thường có 1 chủ tịch hội đồng tự quản, 1 trưởng ban văn nghệ, 1 trưởng ban học tập, các tổ trưởng, tổ phó.
- Do tâm lý của các em rất thích làm cán bộ, nên đầu năm học tôi thường cho các em trải nghiệm từ việc làm lớp trưởng đến các tổ trưởng, có thể là bàn trưởng. Tôi sẽ đưa ra yêu cầu nếu học sinh nào làm tốt sẽ được lựa chọn làm cán sự lớp lâu dài. Sau thời gian từ 1 tuần đến một tháng giáo viên lại đổi nhiệm vụ một lần. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm. Trong thời gian làm cán bộ lớp những học sinh làm nhiệm vụ sẽ cố gắng để làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn và hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò và khả năng của bản thân trong các hoạt động của lớp. Sau thời gian 2-3 tháng giáo viên sẽ lựa chọn những cán sự lớp có khả năng tốt nhất để làm đội ngũ cán sự lớp chính thức trong năm học.
tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng - Thứ bảy, nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. - Thứ tám, ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố mẹ thưởng, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực hiện hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở người giáo viên sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. 7.2. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu a. Vấn đề nghiên cứu - Việc sử dụng một số phương pháp tác động trong giáo dục học sinh có làm học sinh lớp 4B trường tiểu học Thanh Vân chuyển biến tích cực? - Việc tác động này của giáo viên chủ nhiệm có làm học sinh lớp 4B trường tiểu học Thanh Vân đạt được những kiến thức và kỹ năng thực tế không? - Năm học 2017-2018, tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 4B . Qua tìm hiểu tôi thấy lớp có đặc điểm như sau: Thành phần: Lớp có 40 em: 16 nữ, 24 nam. Học sinh trong lớp không đồng đều cả về thể lực cũng như học lực. Về địa dư: Các em ở dàn trải ở các thôn trong xã, hầu hết gia đình các em đều làm ruộng. Về đạo đức: Nhìn chung các em ngoan song chưa tự giác, hiếu động, một số còn nhút nhát, một số lại nghịch ngợm, hứa rồi xin lỗi nhưng lại mắc khuyết điểm, một số lại hay nói tự do, nghĩ sao là nói vậy cho dù đang học hay đang chơi. Về học tập: Lớp có một số em học lực rất tốt nhưng ngược lại có những em học sinh yếu không thuộc bảng cửu chương, bảng chia b. Giả thuyết nghiên cứu - Có: Việc sử dụng một số phương pháp tác động trong giáo dục làm học sinh lớp 4B trường tiểu học Thanh Vân chuyển biến tích cực. - Có: Việc tác động của giáo viên chủ nhiệm làm học sinh lớp 4B trường tiểu học Thanh Vân đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng; năng lực, phẩm chất. Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của học lớp 4B và 4C, trường tiểu học Thanh Vân Lớp Số HS các nhóm Tổng số Nam Nữ Lớp 4B 40 24 16 Lớp 4C 41 22 19 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về kết quả đánh giá, xếp loại của tất cả các môn học. Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 4B là nhóm thực nghiệm và 4C là nhóm đối chứng. Tôi dùng phương pháp kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy giữa hai nhóm có sự khác nhau Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động N1 ( lớp 4B) Dùng phương pháp giáo dục theo thiết kế đề tài nghiên cứu N2 ( lớp 4C) Không dùng phương pháp pháp giáo dục theo thiết kế đề tài nghiên cứu N1: nhóm thực nghiệm N2: nhóm đối chứng c. Quy trình nghiên cứu - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên dạy lớp đối chứng ( lớp 4C cô Yên): Thiết kế kế hoạch dạy không sử dụng quy trình tôi đã chuẩn bị. Sau đó tôi thiết kế kế hoạch trong các giờ lên lớp có sử dụng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp, sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website và các tài liệu liên quan như: chuẩn kiến thức kỹ năng, nghiên cứu đề tài về tâm lý giáo dục, ... và tham khảo các bài dạy của đồng nghiệp như đồng chí: Nguyễn Thị Mai (tiểu học Thanh Vân), Nguyễn Thị Thu Hồng (tiểu học Thanh Vân), và các đồng chí giáo viên trong trường. d. Đo lường Kiểm tra trước tác động là bài thi khảo sát chất lượng đầu năm. Kiểm tra sau tác động là kết quả đánh giá học sinh cuối năm học. e. Phân tích dữ liệu và kết quả Cuối năm học, lớp tôi phụ trách được xếp loại lớp xuất sắc. Học sinh đã có ý thức tự giác trong giờ học cũng như các hoạt động. Các em đã tích cực hơn trong công việc chia sẻ, giúp đỡ bạn, tham gia hoạt động quyên góp giúp đỡ bạn nghèo. Tất cả các em đều rất tự tin trong các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể tổ chức. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Nhiều năm học sinh trong lớp tham gia các kì thi do nhà trường, phòng giáo dục tổ chức đều đạt kết quả cao. Tỉ lệ học sinh hoàn thành kiến thức, kĩ năng các môn học đạt 100%, năng lực,phẩm chất đạt 100%. Năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp, kỹ năng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của bản thân được nâng cao. - Kết quả về học tập: Môn học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Toán 25 81,1 15 18,9 0 0 Tiếng Việt 25 78,4 15 21,6 0 0 Tiếng Anh 29 78,4 8 21,6 0 0 TN-XH 30 81,1 7 18,9 0 0 Đạo đức 32 86,5 5 13,5 0 0 Thủ công 28 75,7 9 24,3 0 0 Âm nhạc 29 78,4 8 21,6 0 0 Mỹ thuật 30 81,1 7 18,9 0 0 Thể dục 28 75,7 9 24,3 0 0 - Kết quả về năng lực: Năng lực Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % Tự phục vụ, tự quản 30 81,1 10 18,9 0 0 Hợp tác 29 78,4 11 21,6 0 0 Tự học và giải quyết vấn đề 29 78,4 11 21,6 0 0 - Kết quả về phẩm chất: Phẩm chất Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % Chăm học, chăm làm 30 81,1 7 18,9 0 0 Tự tin, trách nhiệm 29 78,4 8 21,6 0 0 Trung thực, kỉ luật 30 81,1 7 18,9 0 0 Đoàn kết, yêu thương 32 86,5 5 13,5 0 0 g. Bàn luận kết qủa * Ưu điểm: Kết quả của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có chênh lệch so với nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy kết quả tổng hợp của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có kết quả cao hơn lớp đối chứng. * Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp giáo dục tích cực là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có sự hỗ trợ bằng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại thì kết quả đạt cao hơn , tuy nhiên với điều kiện cơ sở vật chất của trường tiểu học Thanh Vân hiện nay thì chưa thể đáp ứng triệt để do cơ sở vật chất còn thiếu phòng học văn hóa, phòng học bộ môn. Sĩ số học sinh trên một lớp đông, trung bình năm học 2017-2018 là 41học sinh/lớp. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến a. Giải pháp đã được áp dụng * Chia tổ Việc phân học sinh vào các tổ cho hợp lý ở một lớp học là điều hết sức cần thiết trong công tác chủ nhiệm. Làm tốt được việc phân tổ thì trong quá trình học tập, lao động các em có thể hỗ trợ, nhắc nhở nhau từ đó hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra một cách dễ dàng. Để phân tổ hợp lý, giáo viên luôn chú ý đến sự đồng đều giữa các tổ. Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có học lực, ý thức chấp hành nội quy khác nhau. Nói cách khác, mỗi tổ có nhiều đối tượng: có học sinh học chưa tốt, có học sinh học tốt, học sinh ở địa bàn xa - gần, có học sinh ngoan- học sinh chưa ngoan. * Lựa chọn 1 đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp - Việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp là một công việc rất quan trọng. Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh thì mọi phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Tôi đưa ra tiêu chuẩn rồi để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua giới thiệu, biểu quyết (dưới sự định hướng của giáo viên) diễn ra công khai đảm bảo tính dân chủ không áp đặt. Số lượng đội ngũ cán bộ lớp thường có 1 chủ tịch hội đồng tự quản, 1 trưởng ban văn nghệ, 1 trưởng ban học tập, các tổ trưởng, tổ phó... - Do tâm lý của các em rất thích làm cán bộ, nên đầu năm học tôi thường cho các em trải nghiệm từ việc làm lớp trưởng đến các tổ trưởng, có thể là bàn trưởng. Tôi sẽ đưa ra yêu cầu nếu học sinh nào làm tốt sẽ được lựa chọn làm cán sự lớp lâu dài. Sau thời gian từ 1 tuần đến một tháng giáo viên lại đổi nhiệm vụ một lần. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm. Trong thời gian làm cán bộ lớp những học sinh làm nhiệm vụ sẽ cố gắng để làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn và hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò và khả năng của bản thân trong các hoạt động của lớp. Sau thời gian 2-3 tháng giáo viên sẽ lựa chọn những cán sự lớp có khả năng tốt nhất để làm đội ngũ cán sự lớp chính thức trong năm học. - Sau khi đã lựa chọn cán bộ lớp, giáo viên tập hợp đội ngũ cán bộ lớp nói rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng tập thể vững mạnh, về vai trò và nhiệm vụ của cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể lớp để từ đó các em tự thấy được trách nhiệm, vai trò của mình trong việc xây dựng tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp: + Nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng tự quản: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp; Điểm danh và báo cáo sĩ số của lớp với giáo viên ngay sau khi xếp hàng ra vào lớp; Điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục; Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. + Nhiệm vụ của trưởng ban học tập: Tổ chức lớp kiểm tra bài 10 phút đầu giờ; kiểm tra đồ dùng và việc chuẩn bị bài giúp đỡ các bạn học chưa tốt học bài, làm bài. Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên ban. Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. + Nhiệm vụ của trưởng ban văn - thể: Tổ chức cho lớp sinh hoạt văn nghệ vào sau g
Tài liệu đính kèm: