Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả một số tiết dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả một số tiết dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7

Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 chỉ đưa vào những tác phẩm tối thiểu vừa

đủ ngắn gọn. Những văn bản đó góp phần phục vụ yêu cầu tích hợp cao.

Với học sinh lớp 7, các em đã có số vốn kiến thức văn học và đời sống nhưng

các em vẫn chịu ảnh hưởng và kinh nghiệm của giáo viên một cách sâu sắc.

Bởi vậy các em sẽ dễ dàng hồn nhiên, tin tưởng vào kết quả đạt được dưới sự

hướng dẫn của giáo viên. Vì thế giáo viên càng phải hết sức thận trọng khi

chọn phương pháp cho học sinh tiếp cận văn bản và cảm thụ văn bản làm sao

cho học sinh dễ hiểu, tự mình khám phá được để không bị mất lòng tin, không

chán nản ở những lần khám phá tiếp theo. Đặc biệt với Thơ Đường của các

tác giả Trung Quốc- một thể loại mới. Tuy chỉ với số lượng ít nhưng nó cũng

chiếm vị trí quan trọng. Song khi thực hiện giảng dạy tôi thấy học sinh gặp

không ít khó khăn trong việc tiếp nhận tri thức. Khó khăn thứ nhất mà các em

gặp phải đó là hệ thống ngôn ngữ. Các bài thơ Đường luật ngôn ngữ dùng

nhiều hình ảnh: ước lệ, tượng trưng, cổ điển, điển tích, phiên âm chữ Hán .

Khó khăn thứ hai mà tôi nhận thấy đó là những bài thơ Đường luật có yêu cầu

rất nghiêm ngặt về niêm luật, đối, vần, bố cục đòi hỏi học sinh phải nắm chắc

những quy định đó tương đối thuần thục thì mới có thể hiểu hết nội dung ý

nghĩa của bài thơ mà tác giả gửi gắm vào đó. Khó khăn tiếp theo về khoảng

cách thời gian có những bài thơ của tác giả Trung Quốc cách xa hàng mười

mấy thế kỉ nên có sự khác biệt về tư tưởng, lối sống, văn hóa. Thơ Đường

phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm nhận thức3

,tâm tư của con người đời Đường một cách sâu sắc. Nội dung phong phú

được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Thành tựu trên các phương diện

của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao.Thơ Đường là sự kế thừa đến đỉnh cao và

phát triển cao độ thơ ca cổ điển Trung Quốc. Nó là tập“ Đại thành” cho nên

những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc rất tiêu biểu.

Thơ Đường rất phong phú về nội dung lẫn nghệ thuật. Để cảm thụ và

truyền đạt hết cái hay cái đẹp của thơ Đường là một điều khó. Tất cả những

khó khăn trên đều tác động không ít tới việc tiếp cận tác phẩm đối với học

sinh lớp 7 nên càng đòi hỏi người giáo viên phải am hiểu tác phẩm văn học,

mỗi giáo viên phải tự chọn cho mình một lối đi riêng. Đối với bản thân, tôi

cảm thấy cần phải nâng cao hiệu quả trong giảng dạy thơ Đường giúp cho học

sinh cảm thụ văn bản một cách dễ dàng để từ đó bồi dưỡng ý thức thích học

cho học sinh.

Xuất phát từ thực tế trên trong quá trình học tập, giảng dạy, tìm tòi,

nghiên cứu tôi cùng một số đồng nghiệp đã tìm ra một giải pháp tốt giúp học

sinh làm thế nào để nắm bắt bài học một cách dễ hiểu và hứng thú nhất. Qua

thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm được cho mình một cách

làm mang lại hiệu quả cao.

pdf 39 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 945Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả một số tiết dạy thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con xa xứ. Vậy khi đi xa được trở về quê hương thì con người thường có cảm 
xúc gì? Hạ Tri Chương khi trở về quê sẽ mang những tâm tư gì? Chúng ta 
cùng tìm hiểu qua bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của ông. 
2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 
HĐ1: HDHS tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Nắm được tiểu sử của tác giả 
Hạ Tri Chương 
+Nắm được hoàn cảnh sáng tác, thể loại của 
bài thơ 
+Rèn cho hs kĩ năng làm việc cá nhân, cách 
đọc diễn cảm thơ 
-Nội dung : tìm hiểu chú thích sgk 
- Sản phẩm : Trình bày miệng cá nhân 
- Tổ chức thực hiện : 
I. Tìm hiểu chung : 
16 
GV:gọi hs đọc chú thích * 
?Dựa vào phần chú thích, em hãy nêu 1 vài 
nét về tác giả Hạ Tri Chương? 
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? 
So sánh thể thơ giữa nguyên tác với bản 
dịch? 
Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? 
- Học sinh: trả lời, đọc. 
- Giáo viên: hướng dẫn đọc, đọc mẫu. 
HS: Hạ Tri Chương (659-744). 
- Là 1 trong những thi sĩ lớn của thời 
Đường. 
-Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi 
cảm, biểu lộ 1 trái tim nhân hậu đáng yêu. 
GV giới thiệu thêm : Hạ Tri Trương đỗ 
tiến sĩ năm 36 tuổi và làm quan 50 năm 
dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đến 
năm 86 tuổi mới cáo quan nghỉ hưu, trở về 
quê hương. Vừa đặt chân tới làng thì gặp 1 
sự việc bất ngờ khiến ông xúc động. Thế là 
ông ngẫu hứng viết bài thơ này. 
GV hƣớng dẫn đọc: giọng chậm, buồn, câu 
3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, 
cao hơn và hơi nhấn mạnh thêm 1 chút ở 
các tiếng: nào, chơi. 
- Nhịp 4/3 hoặc 2/5 
GV: chú thích nhan đề 
-Hồi hương : trở về quê 
- Ngẫu hương : ngẫu nhiên viết , không 
chủ động viết (nâng cao ý nghĩa của tác 
1. Tác giả : 
- Hạ Tri Chương (659-744). 
- Là 1 trong những thi sĩ lớn 
của thời Đường. 
-Thơ của ông thanh đạm, 
nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ 
1 trái tim nhân hậu đáng 
yêu. 
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ, hoàn cảnh 
sáng tác, thể loại: 
- Bài thơ được viết khi ông 
cáo quan về quê . 
 -Thể loại: Thất ngôn tứ 
tuyệt. 
- Bản dịch: thơ lục bát 
b.Đọc, chú thích, bố cục: 
17 
phẩm) 
HS: phiên âm – thơ thất ngôn tứ tuyệt 
Bản dịch thơ : thơ lục bát 
GV: có 2 bản dịch thơ, cả 2 bản đều dịch 
theo thể thơ lục bát. Khi dịch thơ đƣờng 
luật thƣờng phải đảm bảo 2 vấn đề: thể 
loại và nghĩa. Để đảm bảo đƣợc cả 2 vấn 
đề này thì rất khó, có bản dịch đảm bảo 
đƣợc thể loại thì ý không sát, có bản dịch 
sát nghĩa so với phần phiên âm thì không 
đảm bảo đƣợc về thể loại. 
 Trong số rất nhiều bản dịch thì 2 bản 
dịch thơ ta đang tìm hiểu là sát nghĩa 
nhất. 
GV:Dựa vào số câu, số tiếng trong bài thơ, 
em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo 
thể thơ nào ? Nhắc lại đặc điểm của thể thơ : 
HS: Thất ngôn tứ tuyệt 
- Bài thơ gồm 4 câu,mỗi câu 7 tiếng,gieo 
vần ở tiếng cuối các câu :1,2,4 
GV: hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản theo bố 
cục 2 phần 
- Hai câu đầu –hai câu cuối 
Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu văn bản 
- Mục tiêu: Nắm được nội dung tâm tư ,tình 
cảm của tác giả gửi gắm trong bìa thơ 
-Nội dung : câu hỏi ,yêu cầu của gv 
- Sản phẩm : phiếu học tập nhóm 
- Tổ chức thực hiện : 
* Chuyển giao nhiệm vụ : 
- Đọc 
- Chú thích 
-Bố cục : 2 phần 
II. Đọc ,hiểu văn bản 
1.Hai câu đầu (Khai -thừa) 
18 
GV:?Hai câu thơ đầu là tả hay kể ? Kể và tả 
về ai,về những vấn đề gì? 
? Em hiểu thế nào là giọng quê? 
?Giọng quê không đổi điều đó có ý nghĩa 
gì? 
?Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở 
đây? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? 
* Thực hiện nhiệm vụ: 
HS trả lời: 
- Là chất quê, hồn quê biểu hiện trong 
giọng nói của con người 
- Kể và tả về bản thân 
- Vẫn giữ được bản sắc quê hương, không 
thay đổi 
- NT: Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi 
Lúc trẻ rời nhà đi >< già mới quay về 
(Trẻ nhỏ ) >< (già lớn) 
( Đi ) >< (trở lại, về) 
Hương âm vô cải >< mấn mao tồi 
Giọng quê không đổi >< túc mai rụng 
Hương âm >< mấn mao 
Giọng quê >< túc mai 
Vô cải >< tồi 
(Không đổi) >< ( hỏng, rụng) 
Đối giữa các vế trong câu gọi là tiểu đối - 
Vừa làm cho câu văn cân đối, nhịp nhàng, 
vừa khái quát được quãng đời xa quê và 
làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi 
tác, đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm quê 
hương của nhà thơ 
Sử dụng phép đối (tiểu 
đối): 2 vế trong một câu 
đối nhau 
+ Khi đi trẻ,> < lúc về già, 
Giọng quê vẫn thế,> < tóc 
đà khác bao. 
→ Bằng lời kể, câu tả, hai 
câu thơ đã cho ta thấy tác 
giả xa quê lâu, khi trở về 
tuổi tác, vóc dáng, mái tóc 
của nhà thơ đã thay đổi, 
nhưng giọng nói quê hương 
thì vẫn không thay đổi; làm 
nổi bật tình cảm gắn bó sâu 
nặng với quê hương . 
19 
GV:Em có nhận xét gì về các hình ảnh, chi 
tiết được kể và tả ở đây? Tác dụng của nó? 
HS: trả lời 
GV:Xa quê lâu, ở con người nhà thơ, cái gì 
thay đổi theo thời gian, cái gì không đổi? 
HS: Mái tóc đã thay đổi theo thời gian, 
còn giọng quê thì không thay đổi 
GV giảng : Câu 1 là tự sự để biểu cảm, 
còn câu 2 là miêu tả để biểu cảm. Đây là 
phƣơng thức bộc lộ tình cảm 1 cách gián 
tiếp. Ngôn từ và hình ảnh cứ nhẹ nhàng 
cất lên 1 cách thấm thía biết bao cảm xúc, 
nghe nhƣ đằng sau có tiếng thở dài. Nhà 
thơ nhìn thấy quê hƣơng, cất tiếng nói 
theo giọng của quê hƣơng, rồi tự ngắm 
mình, thấy mình thay đổi nhiều quá 
trƣớc quê hƣơng, làng xóm. 
HS: đọc 2 câu cuối. 
GV:Hai câu này là kể hay tả? Kể việc gì? 
HS: Kể chuyện khi về tới làng quê. 
GV:Khi vừa về đến làng hình ảnh đầu tiên 
mà tác giả gặp là ai? Vì sao tác giả lại kể về 
bọn trẻ con? 
HS: Bọn trẻ là người làng, là sự sống của 
làng, là hình ảnh tương lai của làng, chúng 
chân thật, hồn nhiên 
GV: Với tác giả, ấn tượng rõ nhất của bọn 
trẻ là gì? 
HS: thấy lạ không chào mà lại hỏi 
GV:Tại sao với tác giả đó là ấn tượng rõ 
2. Hai câu cuối (Chuyển - 
Hợp): 
Nhi đồng bất tương thức, 
Tiếu vấn: Khách xứ lai? 
- Kể chuyện khi về tới làng 
quê. 
-> Hình ảnh bọn trẻ gợi nhớ 
thời niên thiếu và gợi bản 
sắc tốt đẹp của quê hương. 
-> Gợi nỗi buồn vì xa quê 
quá lâu, thành ra xa lạ với 
quê. 
=> Biểu hiện tình cảm quê 
20 
nhất? 
HS: ảnh bọn trẻ gợi nhớ thời niên thiếu và 
gợi bản sắc tốt đẹp của quê 
GV:Tác giả kể chuyện khi mới về làng để 
nhằm mục đích gì? 
HS: Biểu hiện tình cảm quê hương thắm 
thiết, bền bỉ. 
 *Báo cáo kết quả: 
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình 
- Học sinh khác bổ sung 
*Đánh giá kết quả: 
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức 
Hoạt động 3: HDHS tổng kết 
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ 
thuật đặc sắc của bài thơ 
-Nội dung : phần ghi nhớ 
- Sản phẩm : Trình bày miệng cá nhân 
- Tổ chức thực hiện : 
*Chuyển giao nhiệm vụ : 
GV: Chỉ ra các biện pháp NT độc đáo mà 
tác giả đã sử dụng? Tình cảm của tác giả 
biểu lộ qua bài thơ này NTN? 
* Thực hiện nhiệm vụ : 
HS : trả lời 
GV-Liên hệ giáo dục Tình yêu quê hương 
đất nước- nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi 
con người. 
hương thắm thiết, bền bỉ. 
III.Tổng kết: 
1. Nghệ thuật : 
- Sử dụng các yếu tố tự 
sự,miêu tả. 
- Cấu tứ độc đáo. 
- Có giọng điệu bi hài thể 
hiện ở hai câu cuối. 
- Sử dụng biện pháp tiểu đối 
hiệu quả. 
2. Nội dung :Tình quê 
hương là một trong những 
tình cảm lâu bền và thiêng 
liêng nhất của con người. 
21 
*Báo cáo kết quả: 
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình 
- Học sinh khác bổ sung 
*Đánh giá kết quả: 
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức 
3.Hoạt động 3: Luyện tập 
- Mục tiêu: Nắm kiến thức vận dụng vào làm bài tập 
-Nội dung : câu hỏi phần luyện tập 
- Sản phẩm : Trình bày miệng cá nhân 
- Tổ chức thực hiện : 
 GV hướng dẫn hs làm bài tập 
 HS : thực hiện nhiệm vụ 
4.Hoạt động 3: Vận dụng 
- Mục tiêu: Nắm kiến thức vận dụng vào làm bài tập 
-Nội dung : câu hỏi phần luyện tập 
- Sản phẩm : Trình bày miệng cá nhân 
- Tổ chức thực hiện : 
 GV :? Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ? 
 HS : thực hiện nhiệm vụ 
2.4. Kết quả đạt đƣợc: 
 Khi áp dụng phương pháp này, qua kiểm tra chất lượng bài 15 phút và 
giữa kì I, tôi thu được kết quả như sau: (Lớp 7A1 áp dụng còn 7A2 không áp 
dụng phương pháp dạy trên) 
Lớp 
Tổng 
số HS 
Xếp loại 
( số lượng và tỉ lệ %) 
Giỏi Khá T. bình Yếu Kém 
7A1 39 7=17,9 % 13 = 33,3% 17=43,7% 2=5,1% 0=0% 
7A2 37 0= 0% 7=18,9% 19=51,4% 8 =21,6% 3=8,1% 
22 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
 Do yêu cầu tích hợp ( Văn – Tiếng Việt – Làm văn) và tính chất 2 vòng 
của chương trình nên chương trình ngữ văn 7(nhất là phân môn Văn) có nhiều 
đổi mới so với chương trình cũ. Việc đưa thơ ca Trung đại và thơ Đường vào 
chương trình ngữ văn 7(trước đây là ở lớp 9) với mục đích cung cấp, trang bị 
cho học sinh những kiến thức thật chắc để chuẩn bị cho việc nâng cao ở 
 vòng 2. 
 Như chúng ta đã biết, bản thân mỗi tác phẩm văn học luôn tiềm ẩn 
những vấn đề và cần có những phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Khi 
vấn đề được phát hiện là đã có sự lao động của giáo viên. Tuy nhiên, chỉ 
thông báo vấn đề hay chỉ ra phương pháp để học sinh tự tìm hiểu là phụ thuộc 
vào cách dạy của mỗi giáo viên. Việc đưa ra những phương pháp như trên tôi 
đã nêu chỉ là mặt hình thức, còn việc thực hiện những cách này trong giờ học 
thì phải đòi hỏi một nghệ thuật sư phạm tổng hợp. Phải tạo ra cho học sinh 
một tâm thế thoải mái, hứng thú, sẵn sàng hợp tác để đi vào khám phá sự kỳ 
diệu trong tác phẩm. Càng tự mình khám phá để đi đến nhận xét, kết luận thì 
học sinh sẽ càng nắm vững tri thức và càng hứng khởi hơn. Nói nó là một 
nghệ thuật sư phạm tổng hợp vì nhiều vấn đề lại gồm những vấn đề nhỏ hơn. 
Các vấn đề nhỏ hơn lại có mối quan hệ theo lôgíc nhất định. Người giáo viên 
phải dẫn dắt, khơi gợi học sinh duy trì hứng thú, tìm tòi liên tục, quả thật 
không đơn giản để hiểu kỹ càng một bài thơ Đường luật. 
 Do phục vụ yêu cầu tích hợp nên chương trình tích hợp đã bố trí phù hợp 
giữa thể loại văn học và kiểu văn bản. Tiến trình dạy học trên lớp là hệ thống 
những chuỗi hoạt động cụ thể của thầy và trò để chiếm lĩnh kiến thức bài học. 
Giáo viên không nên cứng nhắc máy móc mà tuỳ theo đối tượng dạy mà tổ 
chức hoạt động cho hợp lý. Đích cuối cùng của các hoạt động là chiếm lĩnh 
chỉnh thể tác phẩm văn học. 
23 
 Khi dạy thơ Đường - theo ý kiến chủ quan của bản thân, tôi thấy chúng 
ta nên vận dụng cấu trúc trên để lột tả được nội dung và nghệ thuật của bài 
thơ. 
3.2. Kiến nghị: 
 - Thư viện nhà trường nên bổ sung nguồn tài liệu mới giới thiệu về cuộc 
đời, sự nghiệp của các tác giả thơ Đường của Trung Quốc. 
 - Các tài liệu văn học giới thiệu về các giai đoạn phát triển của văn học 
nước nhà gắn với các giai đoạn lịch sử của dân tộc ta cùng với thời đại nhà 
Đường của Trung Quốc. 
Nam Dong, ngày 02/03/2021 
 Xác nhận của đơn vị Tác giả 
 Nguyễn Thị Hiền 
24 
4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Bồi dưỡng nâng cao Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam 
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam 
- Tham khảo một số sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy thơ 
Đường của các đồng nghiệp . 
- Thi pháp thơ Đường – NXB Trẻ 
25 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
--------------- 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện Cư Jút 
 Hội đồng sáng kiến tỉnh Đắk Nông 
 1.Tôi là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: 
STT Họ và tên 
Ngày, 
tháng, 
năm sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi 
thƣờng 
trú) 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc tạo 
ra sáng 
kiến (ghi rõ 
đối với 
từng đồng 
tác giả (nếu 
có) 
1 
Nguyễn Thị 
Hiền 
30/08/1979 Trường 
THCS 
Nguyễn 
Tất 
Thành, 
Cư Jút, 
Đắc 
Nông 
Giáo 
viên 
ĐHSP 100 % 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Nguyễn Thị Hiền - giáo viên Trường THCS 
Nguyễn Tất Thành, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. 
 3. Mô tả sáng kiến : 
 3.1. Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả một số tiết dạy thơ Đường trong 
chương trình Ngữ Văn 7 ”. 
 3.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 
 3.3. Đánh giá hiện trạng các giải pháp trước khi áp dụng giải pháp mới 
*Về phía nội dung chương trình thơ Đương trong chương trình Ngữ văn 7: 
 Phần nội dung chương trình Ngữ văn 7 kì I có nhiều bài thơ Đường 
của thời nhà Đường (Trung Quốc ) rất tiêu biểu, đặc sắc. Trước đây, một số 
bài thơ này được học trong chương trình 9 nhưng theo quan điểm đổi mới, các 
tác phẩm này đã được đưa xuống chương trình văn 7. Vì vậy để học sinh nắm 
được cái thần của bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của bài thơ quả là rất khó. 
*Về phía học sinh: 
 Nhiều học sinh tỏ ra ngại học phần thơ Đường, không hứng thú, nhất là 
các bài thơ có bản phiên âm chữ Hán... Nhiều học sinh chưa có thói quen chủ 
động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn 
chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Các em học các bài thơ trong 
sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, ít em có một quyển sổ 
26 
đẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích. Đối với 
nhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ. Nếu có ai hỏi các em về 
những bài thơ hay mà các em thích, thường khi hiểu biết của các em quanh 
quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các 
em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy. Cá biệt không 
phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có phiên âm chữ Hán, từ 
ngữ khó hiểu, điển cố nặng nề gây cho các em nhiều mệt nhọc, mà cách giảng 
của người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêm 
được chút nào. Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất 
lượng học văn ngày càng sa sút. 
 Tuy xã hội phát triển cùng với những thông tin đại chúng như internet 
nhưng các em tiếp xúc không phải thay vì tìm kiếm những tác phẩm văn 
chương hay để đọc mà chủ yếu để kết bạn, nghiện những trò chơi hấp dẫn 
hiện đại điều này không chỉ khiến các em ngày càng học yếu mà còn xa vào 
các tệ nạn xã hội. 
*Về phía giáo viên: 
 Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên khi phân tích chủ 
yếu hướng dẫn các em phần nhiều bám vào bản dịch thơ mà sao nhãng hoặc 
quên lãng bản phiên âm (bản gốc), HS không thể nhớ nổi một từ hay một câu 
thơ trong bản gốc. 
 Tiếp cận với những bài thơ mĩ lệ, mang tính mẫu mực, một số giáo 
viên tham phần bình, bình quá nhiều khiến thiếu thời gian để học sinh phát 
huy năng lực sáng tạo của mình trong quá trình cảm nhận. 
 Một số giáo viên lại chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà chưa chú ý đến 
phần bình, giờ dạy khô khan, điều đó khiến cho năng lực cảm thụ cái hay cái 
đẹp của tác phẩm với học sinh chưa hoàn toàn đúng mức. 
* Các nhân tố khác: 
 Bên cạnh đó, thế kỉ 21 Hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội phát 
triển, những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ) 
quan trọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, 
tương lai người học không được đảm bảo, học sinh ngày càng xa rời văn 
chương. Đặc biệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy: Sách tham 
khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu, 
điện thoại thông minh, máy vi tính quá nhiều, vô hình dung đã làm cho học 
sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn 
chương được học dựa vào bài soạn ở nhà nhưng chưa một lần đọc bài văn, bài 
thơ trong sách giáo khoa, thầy có kiểm tra phát vấn thì các loại sách tham 
khảo nghĩ hộ, nói hộ tất cả và khi giáo viên ra đề kiểm tra coi nghiêm túc thì 
tất thảy đã phơi bày ra, học sinh không thích, không có hứng thú học văn. 
 Trong quá trình giảng dạy ,tôi thấy hầu như các em không có hứng thú 
với thể loại thơ Đường hỏi gì các em cũng không biết và tỏ thái độ không hợp 
tác, toàn chú ý đi nơi khác. 
 3.5. Nội dung cơ bản của giải pháp: 
3.5.1. Thơ Đƣờng trong chƣơng trình Ngữ văn 7 : 
*Có 5 bài thơ Đường ( 3 bài học chính và 2 bài đọc thêm): 
27 
 -“Vọng Lư sơn bộc bố” ( Xa ngắm thác núi Lư ) – Lý Bạch. 
 -“ Tĩnh dạ tứ” (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) – Lý Bạch. 
 -“ Hồi hương ngẫu thư”(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) – Hạ Tri 
Chương. 
-“ Mao ốc vị thu phong sở phá ca” ( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) - Đỗ 
Phủ. 
 -“ Phong Kiều dạ bạc” (Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều) – Trương Kế. 
*So với thơ Đường trong sách giáo khoa lớp 9 cũ đã giảm rất nhiều cho phù 
hợp với lớp 7. Sách giáo khoa lớp 9 trước đây, thơ Đường dạy cô lập nhưng 
giờ đây tiếng Việt, làm văn đều dùng ngữ liệu thơ Đường không chỉ để khắc 
hoạ kiến thức mới mà còn làm đề luyện tập. 
3.5.2. Đặc điểm của 5 bài thơ Đƣờng trong chƣơng trình Ngữ văn 7 : 
 Có 3 bài làm theo thể thất ngôn tuyệt cú Đường luật : 
 + Hồi hương ngẫu thư. 
 + Vọng Lư sơn bộc bố. 
 + Phong Kiều dạ bạc. 
 Có 2 bài làm theo thể cổ phong : 
 + Tĩnh dạ tứ. 
 + Mao ốc vị thu phong sở phá ca. 
(Tránh nhầm lẫn coi “Tĩnh dạ tứ” làm theo thể Đường luật tuy cũng 4 câu). 
 3.6.Các bước thực hiện giải pháp 
 3.6.1. Học thơ Đường là dịp để bồi dưỡng từ Hán Việt: 
- Điều cần chú ý: Bản thân các chữ trong 5 bài thơ Đường chỉ là phiên âm chữ 
Hán. Phần lớn các chữ đó khi sang Việt Nam đã được ông cha ta tiếp 
nhận và dùng nó như những yếu tố để tạo nên từ Hán Việt. Bởi vậy sẽ rất sai 
lầm nếu nói 4 bài thơ Đường là từ Hán Việt. 
 - Khi phân tích cho học sinh những văn bản này cần chỉ rõ cho học sinh 
sự khác nhau giữa phiên âm chữ Hán và từ Hán Việt để bồi dưỡng sâu sắc 
hơn cho học sinh về từ Hán Việt, tích hợp với phân môn Tiếng Việt. 
Ví dụ: -“Vọng Lư sơn bộc bố” ( Xa ngắm thác núi Lư ) – Lý Bạch. 
Phiên âm: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên 
 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. 
 Phi lưu trực há tam thiên xích, 
 Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. 
 Giải nghĩa: Nhật : mặt trời (ngày) ; chiếu : chiếu sáng , soi sáng ; Hƣơng 
Lô: tên đỉnh núi; sinh: làm nảy sinh,sinh ra ; tử : màu đỏ tía ; yên : khói . 
Các từ phiên âm: nhật, tử, yên khi sang Việt Nam đã được ông cha ta tiếp 
nhận và dùng nó như những yếu tố để tạo nên từ Hán Việt. (Nhật: nhật kí, 
nhật báo, sinh nhật; Tử : tử trận, công tử, tử thi) 
3.6.2.Khi dạy thơ Đường, cần có ý thức đối chiếu giữa nguyên tác chữ Hán 
( phiên âm ) với bản dịch thơ ( Không phải chỉ thơ Đường mà ngay cả thơ 
trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán). 
 Qua việc đối chiếu giữa nguyên tác chữ Hán ( phiên âm ) với bản dịch thơ 
cho học sinh thấy việc dịch thuật (dịch thơ) là một quá trình lao tâm khổ tứ. 
Đây là dịp bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy so sánh ý thức tối thiểu: 
28 
Làm khoa học phải bám vào sự kiện mà sự kiện đối với tác phẩm văn học 
nước ngoài là nguyên tác. Dù một nhận xét nhỏ khi so sánh đối chiếu cũng 
đáng biểu dương. 
 Hơn nữa, dịch thơ do chịu áp lực của thể loại, vần nhịp Nên đôi khi 
chưa toát hết thần thái của nguyên tác. 
3.6.3.Khi phân tích thơ Đường, cần chú ý cấu trúc và các “ nhãn tự ” là 
chìa khoá để giải mã bài thơ: 
* Cấu trúc : Cách mở bài và kết bài của thơ Đường chúng rất hay đọng lại dư 
vị chung toàn bài. Câu kết thường biểu hiện âm hưởng chủ đạo toàn bài. 
 Ví dụ : Bài “ Hồi hương ngẫu thư” 
“ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi, 
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi. 
 Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, 
 Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai ?” 
 Sau khi phân tích, giáo viên cần cho học sinh thấy sự khác nhau khi biểu hiện 
tình cảm quê hương ở hai câu đầu và câu cuối. ( Câu hỏi 4 / Sgk trang 27 ). 
 + Giọng điệu âm hưởng hai câu thơ đầu: Giọng tự sự khách quan bình thản 
hơi man mác buồn. Thời gian xa quê đã lâu nên có nhiều thay đổi. Khi ra đi 
thời trẻ, lúc trở về đã già, tuy giọng quê không đổi nhưng tuổi tác, mái đầu đổi 
tóc sương pha nên không ai nhận ra nữa. Nhà thơ thay đổi nhưng quê hương 
cũng đổi thay. Giờ đây lớp người già ra đi chỉ còn nhi đồng ra đón. 
 + Giọng điệu câu kết : Bề ngoài có vẻ vui tươi nhưng bên trong tâm trạng 
thi nhân là một nỗi buồn : Trẻ -nhi đồng ra đón, nơi ch

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_mot_so_tiet_day_tho.pdf