Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động Đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 thông qua tổ chức các hội thi

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động Đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 thông qua tổ chức các hội thi

Tổ chức tiến hành hội thi

Tạo không khí cho hội thi trên các phương tiện thông tin, trang trí và các hoạt động hỗ trợ khác (băng rôn, cờ, biểu ngữ).

Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị của các lớp tham gia hội thi.

Sắp xếp và thông báo chương trình, đảm bảo sự đan xen hợp lý.

Thông báo dự kiến thời gian dự thi, thứ tự các tiết mục, tránh để các em chờ đợi, gây tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến chất lượng hội thi.

Chương trình hội thi:

- Khai mạc hội thi: Trưởng ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố thành phần ban giám khảo, nội quy hội thi.

- Tất cả các thí sinh lần lượt được giới thiệu với khán giả; Giới thiệu các vòng thi, các màn trình diễn, các chương trình phụ trợ; Thể lệ thi, biểu chấm điểm.

- Chú ý: Động viên các em bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn học hỏi, quyết tâm giành kết quả cao trong hội thi; Kiểm tra trang âm, ánh sáng, nhạc công. tránh để trục trặc gây tâm lý không tốt cho thí sinh và người xem.

- Nên có màn khai mạc và thực hiện các nghi lễ đúng quy định.

Chỉ huy chương trình hội thi:

- Dành toàn quyền cho người chỉ huy, tránh chồng chéo gây sự lộn xộn trong quá trình tiến hành hội thi.

- Tăng dần sự hấp dẫn, thay đổi thể loại cho chương trình có sức thu hút. Cần kiên quyết thực hiện đúng kế hoạch, trình tự hội thi đã đặt ra, song phải linh hoạt và có các phương án dự phòng.

Hoạt động của Ban giám khảo:

- Ban giám khảo phải nắm vững cách đánh giá điểm các màn thi, vòng thi và thống nhất cách chấm điểm.

- Với từng nội dung thi phải chấm nhanh, chính xác, không thiên vị. Điểm của mỗi thí sinh là điểm trung bình cộng của các giám khảo. Có thể dùng cách chẩm điểm công khai.

 

doc 15 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 957Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động Đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 thông qua tổ chức các hội thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường.
6. Phạm vi và giới hạn đề tài 
- Nội dung: Nâng cao hiệu quả hoạt động Đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 thông qua tổ chức các hội thi.
- Thời gian nghiên cứu: 
+ Thời gian bắt đầu: 11/2018 
+ Thời gian kết thúc: 9/2019
- Đối tượng áp dụng: Học sinh Liên đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê, tính toán
- Phương pháp điều tra viết
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở khoa học
a. Vai trò của hoạt động Đội trong nhà trường
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Thực tế hàng chục năm qua các phong trào của Đội đã lôi cuốn biết bao các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: phong trào "Nghìn việc tốt", công tác "Trần Quốc Toản", phong trào "Kế hoạch nhỏ", phong trào "Quỹ vì bạn nghèo", phong trào "Tấm áo tặng bạn"; "Áo lụa tặng bà",... 
Điển hình một số phong trào của Đội từ khi thành lập cho đến nay đã chứng minh sự vững mạnh của hoạt động Đội như: xây dựng được khu di tích lịch sử Kim Đồng, Đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,...
Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho đội viên được tiếp cận tự giáo dục, tính tự giác, tự quản,... thông qua hội thi mà Đội tổ chức.
b. Nhiệm vụ của Đội
Đội là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, vừa thể hiện tính tự phát triển của Đội vừa là nhiệm vụ của Đội, giúp đội viên phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh góp phần trực tiếp vào việc đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước mà bắt đầu đặt nền móng từ các trường tiểu học. 
Như vậy, tổ chức tốt các hoạt động Đội là một phần, phần nữa nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động ấy là một nhiệm vụ không thể thiếu được. Các hoạt động Đội mà lơ là, sao nhãng hoặc làm không có trách nhiệm, đối phó thì không thu hút được thiếu nhi. 
Mục tiêu của hoạt động Đội là nhằm phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng hành với việc giáo dục trong nhà làm sao thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước có được những kiến thức, vốn hiểu biết về thế giới muôn màu xung quanh, tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế với bè bạn năm châu theo di chúc của Bác Hồ để lại.
Qua các hoạt động tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, giải trí.
Đội phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu ở luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ người công dân nhỏ tuổi để từ đó hình thành những phẩm chất của người công dân tốt sau này. 
Mặt khác, các em thể hiện khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong Luật nghĩa là các em đã và đang từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình. Ngoài ra các em phải thể hiện được tình đoàn kết quốc tế, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi khu vực và thế giới để cùng đấu tranh, bảo vệ những quyền của trẻ em, vì hạnh phúc, hòa bình của các dân tộc trên thế giới
c. Nội dung của hoạt động Đội
- Hoạt động giáo dục chính trị.
- Hoạt động giáo dục phẩm chất đạo đức của người đội viên.
- Hoạt động giúp phục vụ học tập.
- Hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
- Hoạt động lao động, sáng tạo.
- Vui chơi giải trí.
- Giáo dục tính thẩm mỹ.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế.
d. Mục đích, yêu cầu của hội thi
Tổ chức hội thi cho thiếu nhi là một yêu cầu, một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Hoạt động hội thi với những đặc thù và sự hấp dẫn riêng của nó từ lâu đã trở thành một nhu cầu, một đòi hỏi đối với các em thiếu nhi, đồng thời là phương tiện dạy học có hiệu quả, một hình thức thi đua giữa các em, giữa những người tổ chức, giữa các tập thể với nhau từ đó, kích thích sự sáng tạo của mỗi giáo viên, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng vươn lên về mọi mặt. Tổ chức tốt các hội thi cho các em là góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục con người mới phát triển toàn diện trong gia đoạn cách mạng mới.
e. Tác dụng của tổ chức hội thi cho thiếu nhi
Là một phương pháp kiểm tra, đánh giá trình độ nghiệp vụ, phương pháp dạy học, hiệu quả dạy học và kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.
Phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu, kích thích tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ, tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, vượt qua mọi khó khăn để đạt kết quả tốt của các em thiếu nhi.
Huy động được lực lượng giáo dục tham gia bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đảy mạnh chất lượng giáo dục ngày càng cao.
f. Nguyên tắc tổ chức hội thi cho thiếu nhi
Đáp ứng nhu cầu hứng thú của thiếu nhi.
Nâng cao tri thức, góp phần bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách của con người mới cho các em.
Thu hút, tập họp được đông đảo các em tham gia, giáo dục các em theo mục tiêu giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của nhà trường, địa phương.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động và dạy học của giáo viên. Xây dựng mối quan hệ tình cảm đẹp giữa thầy và trò, giữa nhà trường – xã hội – gia đình ngày càng tốt đẹp.
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Căn cứ chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng đội huyện Vạn Ninh, thực hiện theo nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động của nhà trường, Liên đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 đã tích cực tổ chức các hoạt động Đội đặc biệt là tổ chức các hội thi trong Liên đội.
Các hoạt động hội thi của trường được tổ chức, có sự tham gia giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều phía của các tổ chức, ban ngành, chính quyền địa phương, nhìn chung các hoạt động ấy đều thành công tốt đẹp. 
Song thực tế mà nói thì chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm tình hình
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, BGH nhà trường, Hội đồng sư phạm, sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Vạn Ninh.
 	- Sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
 	- Đội ngũ các anh, chị phụ trách luôn kịp thời trong việc thu nhận thông tin và vạch hướng giải quyết thông tin đến chi đội mình, cùng với sự nhiệt tình của Ban chỉ huy Liên, Chi đội và toàn thể đội viên trong Liên đội.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hội thi trong nhà trường.
	- Các đội viên, nhi đồng đa số nhiệt tình tham gia các hoạt động khi tổ chức hội thi.
	- Các giáo viên chủ nhiệm các lớp nhi đồng và các anh chị phụ trách luôn quan tâm đến các hoạt động công tác Đội, các phong trào và các hội thi.
	- Nhiều năm liền Liên đội đạt và giữ vững Liên đội mạnh cấp huyện.
b. Khó khăn 
Đội ngũ các anh chị phụ trách Chi đội, sao nhi đồng, ban chỉ huy liên đội, chi đội nhiệt tình nhưng vì năng lực công tác Đội còn hạn chế nên việc tiếp thu, truyền đạt và tổ chức các hoạt động trong hội thi chưa thật tốt dẫn đến hiệu quả các hội thi còn thấp.
Liên đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 là trường nằm trên khu vực dân cư kinh tế còn khó khăn nên việc tham gia các hội thi, các hoạt động phong trào do các cấp tổ chức gặp không ít khó khăn, hiệu quả còn thấp.
Kinh phí phục vụ cho hoạt động công tác Đội còn rất nghèo nàn, không quyên góp được từ các lực lượng xã hội khác. Nguồn kinh phí của Đội hạn hẹp, ít được hỗ trợ từ các lực lượng xã hội hoặc từ thiện giúp đỡ.
Đội viên hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế, ít quan tâm đến những vấn đề mang tính chính trị - xã hội, thời sự và kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới.
Đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội hay rụt rè, thiếu mạnh dạn, tự tin khi thực hiện nhiêm vụ. Ban chỉ huy Liên đội chưa mạnh dạn và phát huy năng lực lãnh đạo, chưa sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động chưa cao.
Đội ngũ phụ trách sao đã triển khai thực hiện kế hoạch theo yêu cầu song còn chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo. Một số cá thể khi tham gia còn hình thức, mang tính đối phó, thiếu động lực phấn đấu, thi đua.
Công tác chuẩn bị chưa thật tốt, thiếu tính đồng bộ.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Vào mỗi năm học thực hiện theo chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng đội huyện Vạn Ninh, thực hiện theo nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động của nhà trường, căn cứ theo chương trình kế hoạch hoạt động của Liên đội, Liên đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 đã tích cực tổ chức các hoạt động Đội đặc biệt là tổ chức các hội thi trong Liên đội nhằm để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi đối với các em thiếu nhi.
Đồng thời đây cũng chính là phương tiện dạy học có hiệu quả, một hình thức thi đua giữa các em, giữa những người tổ chức, giữa các tập thể với nhau từ đó kích thích sự sáng tạo của mỗi giáo viên giúp mỗi giáo viên không ngừng vươn lên về mọi mặt, giúp cho các em học sinh phát triển toàn diện trong gia đoạn cách mạng mới. 
Các hoạt động hội thi của trường được tổ chức, có sự tham gia giúp đỡ, hộ trợ từ nhiều phía của các tổ chức, ban ngành, chính quyền địa phương, nhìn chung các hoạt động ấy đều thành công tốt đẹp. Song thực tế mà nói thì chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội.
Bảng tổng hợp 100 ý kiến của các em đội viên, nhi đồng trong Liên đội về việc tham gia các hội thi do Liên đội tổ chức có kết quả như sau:
Nội dung điều tra
Những ý kiến của các em sau khi tham gia hội thi
Đội viên, nhi đồng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Rất vui khi được tham gia hội thi
42
42%
Cảm thấy không vui khi tham gia
58
58%
Từ những số liệu trên cho thấy mức độ của học sinh hài lòng khi tham gia các hội thi chưa cao (còn 58% số học sinh khi tham gia các hội thi cảm thấy không hứng thú khi tham gia các hội thi). 
Điều này chứng tỏ, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động, các hội thi trong Liên đội vẫn chưa cao so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra, chưa được như ý mong muốn của người làm công tác Đội.
Chương 3: Giải pháp nghiên cứu
1. Giáo viên nắm vững cách tổ chức hội thi cho thiếu nhi
Giáo viên phải nắm vững quy trình, công tác chuẩn bị, các bước tiến hành, cách đánh giá tổng kết tổ chức một hội thi cho thiếu nhi.
Biết lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và thực hiện kế hoạch đó đúng tiến độ, yêu cầu đã đặt ra.
Biết lựa chọn và tổ chức hội thi, đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra, thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em thiếu nhi, góp phần đắc lực cho các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kì, từng giai đoạn.
Biết huy động các nguồn lực phục vụ cho hội thi thành công, góp phần xã hội hóa công tác giáo dục, công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục thiếu nhi.
2. Giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học vào việc tổ chức hội thi cho thiếu nhi
Vận dụng phương pháp dạy học bồi dưỡng và tự bồi dưỡng động cơ học tập cho giáo viên và học sinh
Thông qua tổ chức hội thi cho thiếu nhi góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ tích cực học tập, kích thích hứng thú nhận thức và giáo dục tình cảm nhận thức. Hội vui học tập, hội thi an toàn giao thông, nét đẹp đội viên, Rung chuông vàng,...thể hiện rất rõ những điều này.
Tổ chức hội thi cho thiếu nhi là thực hiện phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động nhận thức.
Kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình dạy học. Thông qua dạy học và tổ chức hội thi có thể kiểm tra khả năng cập nhật kiến thức, trình độ tư duy sáng tạo của các em và chất lượng dạy học của chính giáo viên.
Việc kiểm tra chất lượng dạy học thông qua tổ chức hội thi sẽ góp phần điều chỉnh hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh; giúp giáo viên phát hiện những thiếu sót trong quá trình dạy học, bổ sung, điều chỉnh kịp thời những kiến thức, phương pháp, cách thức tổ chức, phương tiện, điều kiện dạy học phù hợp với đối tượng dạy học. 
Dạy học và tổ chức hội thi cho thiếu nhi là sự vận dụng các phương pháp dạy học tái hiện, phương pháp dạy học chương trình hóa, phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Thực tế trong quá trình tổ chức các hội thi đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học cần thiết, nhằm đạt mục tiêu giáo dục mà hội thi đặt ra.
3. Hướng dẫn và tổ chức hội thi cho thiếu nhi 
a. Công tác chuẩn bị hội thi cho thiếu nhi
Căn cứ vào mục tiêu, chương trình nhiệm vụ năm học, kế hạch hoạt động chung của nhà trường giáo viên lập kế hoạch lựa chọn chủ đề hội thi phù hợp với các yêu cầu trên và phù hợp với hứng thú, nguyện vọng của học sinh. 
Thời điểm tổ chức hội thi nên chọn vào các ngày hoạt động cao điểm, các ngày lịch sử có ý nghĩa: 2/9, 15/10, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3, 15/5, 30/4, 19/5, 1/6... hoặc các ngày kỉ niệm thành lập trường, ngày truyền thống của địa phương, các dịp sơ kết, tổng kết. 
Để hội thi có ý nghĩa, tác động giáo dục sâu rộng, nhiều mặt tới nhiều đối tương, cần thông báo cho toàn thể giáo viên, học sinh thấy rõ mục đích yêu cầu, chủ đề nội dung, cách thức tiến hành, đánh giá... của hội thi, động viên thu hút đông đảo các em tham gia.
Địa điểm tiến hành hội thi: nên chọn địa điểm thoáng mát, hội trường đủ rộng, an toàn, phù hợp với từng chủ đề, từng loại hội thi. 
Dự trù kinh phí tổ chức, khen thưởng, phương tiện, điều kiện vật chất, nhân lực, thời gian, ban tổ chức, ban giám khảo, số lượng thí sinh dự thi, nội dung thi,... và các phương án tổ chức hội thi dự phòng.
Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo hội thi:
- Trưởng ban: chịu trách nhiệm điều hành tổng thể chung các hoạt động của hội thi.
- Các phó ban: phụ trách, điều hành cơ sở vật chất và phụ trách chỉ đạo nghệ thuật (thiết kế nội dung thi, các môn thi, màn trình diễn, hệ thống câu hỏi, đáp án, thang điểm,...). 
Thành lập Ban giám khảo, mời những chuyên gia trong những lĩnh vực mà nội dung thi yêu cầu.
- Chương trình thi được giáo viên viết kịch bản và chọn học sinh có năng khiếu dẫn chương trình.
- Nếu quy mô hội thi lớn có thể thành lập các tiểu ban chuyên trách: trang trí khánh tiết, sân khấu, thi đua, khen thưởng, bảo vệ trật tự,...
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban nghành, tổ chức xã hội,... đỡ đầu cho hội thi.
Triển khai kế hoạch tổ chức hội thi:
- Kế hoạch tổ chức hội thi phải được đưa vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường ngay từ đầu năm học, đầu học kì.
- Mọi giáo viên, học sinh, gia đình học sinh phải biết rõ kế hoạch tổ chức hội thi. Vận động đông đảo học sinh tham gia và sự ủng hộ, hỗ trợ của giáo viên và gia đình học sinh cho hội thi.
- Hội thi được tiến hành từ lớp đến cấp trường, quận (huyện), tỉnh,...song điều cần chú ý là chất lượng và hiệu quả giáo dục phải được nâng dần lên qua từng vòng thi, cấp thi.
- Nên bố trí thời gian thích hợp cho các em tập luyện, khớp nhạc, làm quen với sân khấu, tập các màn trình diễn, tiếp xúc giữa giám khảo vơi thí sinh dự thi.
- Tổ chức tổng duyệt toàn bộ chương trình hội thi, góp ý, điều chỉnh về kĩ thuật biểu diễn, âm nhạc, ánh sáng, dẫn chương trình. 
- Sau khi tổng duyệt nên dành thời gian để các em tập luyện nâng cao chất lượng biểu diễn.
b. Tổ chức tiến hành hội thi
Tạo không khí cho hội thi trên các phương tiện thông tin, trang trí và các hoạt động hỗ trợ khác (băng rôn, cờ, biểu ngữ).
Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị của các lớp tham gia hội thi.
Sắp xếp và thông báo chương trình, đảm bảo sự đan xen hợp lý.
Thông báo dự kiến thời gian dự thi, thứ tự các tiết mục, tránh để các em chờ đợi, gây tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến chất lượng hội thi.
Chương trình hội thi:
- Khai mạc hội thi: Trưởng ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố thành phần ban giám khảo, nội quy hội thi.
- Tất cả các thí sinh lần lượt được giới thiệu với khán giả; Giới thiệu các vòng thi, các màn trình diễn, các chương trình phụ trợ; Thể lệ thi, biểu chấm điểm...
- Chú ý: Động viên các em bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn học hỏi, quyết tâm giành kết quả cao trong hội thi; Kiểm tra trang âm, ánh sáng, nhạc công... tránh để trục trặc gây tâm lý không tốt cho thí sinh và người xem.
- Nên có màn khai mạc và thực hiện các nghi lễ đúng quy định.
Chỉ huy chương trình hội thi:
- Dành toàn quyền cho người chỉ huy, tránh chồng chéo gây sự lộn xộn trong quá trình tiến hành hội thi.
- Tăng dần sự hấp dẫn, thay đổi thể loại cho chương trình có sức thu hút. Cần kiên quyết thực hiện đúng kế hoạch, trình tự hội thi đã đặt ra, song phải linh hoạt và có các phương án dự phòng.
Hoạt động của Ban giám khảo:
- Ban giám khảo phải nắm vững cách đánh giá điểm các màn thi, vòng thi và thống nhất cách chấm điểm. 
- Với từng nội dung thi phải chấm nhanh, chính xác, không thiên vị. Điểm của mỗi thí sinh là điểm trung bình cộng của các giám khảo. Có thể dùng cách chẩm điểm công khai.
c. Tổng kết đánh giá hội thi:
- Trưởng Ban giám khảo thay mặt Ban giám khảo và Ban tổ chức nhận xét chung về thành công của hội thi.
- Công bố kết quả, trao thưởng.
- Bế mạc hội thi.
Trong các hội thi bản thân Tổng phụ trách Đội phải chủ động từ mọi phía. Tổng phụ trách Đội phải thông qua ban phụ trách Đội, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch tổ chức hội thi, lập bảng dự trù kinh phí, tờ trình xin kinh phí. 
Khi được sự đồng ý, tán thành của Ban phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường Tổng phụ trách Đội bắt đầu tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể anh (chị) phụ trách chi đội, lớp nhi đồng, đến các em học sinh và phụ huynh học sinh, toàn thể cộng đồng về ý nghĩa của hội thi, tính thiết thực và mức độ giáo dục thông qua hội thi. 
Chuẩn bị mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho hội thi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nhắc nhở thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành. Triển khai đôn đốc tập luyện, kiểm tra tiến độ thực hiện của các chi đội, lớp nhi đồng.
Tiến hành duyệt chương trình cho thật chu đáo theo kế hoạch. Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, sửa sai cho các chi, lớp nhi đồng trước khi tiến hành hội thi chính thức. 
Đặc biệt phải quán triệt cho được ý thức tham gia, có đánh giá, nhận xét và bảo lưu thành tích tập thể, cá nhân để cuối năm học bình xét thi đua.
Chú ý nêu những tấm gương tập thể và cá nhân điển hình trong các hội thi, chỉ ra những ưu điểm cần được nhân rộng, học tập và phát huy cho những hội thi sau.
Chương 4: Hiệu quả sáng kiến
1. Hiệu quả của sáng kiến
Trong quá trình tổ chức các hội thi từ đầu năm học đến thời điểm tháng 12/2019, tôi đã tiến hành khảo sát có kết quả như sau:
- Số lượng khảo sát: 100 học sinh
Nội dung điều tra
Những ý kiến của các em sau khi tham gia hội thi
Đội viên, nhi đồng
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Rất vui khi được tham gia hội thi
96
96%
Cảm thấy không vui khi tham gia
04
04%
Qua hình thức tiến hành các phương pháp như đã nêu trên tôi thấy các hội thi được tổ chức có sự chuyển biến rất rõ rệt, các em học sinh tham gia hội thi không còn nhút nhát, sợ sệt, mà đã chủ động tích cực tham gia rất hứng thú và hào hứng.
 Qua đó học sinh vui chơi cảm thấy thoải mái hơn, xây dựng được tinh thần tập thể, kích thích tính thi đua vươn lên giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể một cách tự giác, lành mạnh xây dựng một khối thống nhất, yêu thích tập thể lớp mình, ham thích sinh hoạt cùng với bạn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
Các hội thi đã thu hút học sinh tham gia đông đảo, lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực phát huy được hết hiệu quả, tác dụng của phong trào thi đua, tạo ra được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng cho các em, từ đó các em sẽ hăng say học tập tốt. 
Đồng thời qua đó cũng cho thấy các anh (chị) phụ trách Chi đội, sao nhi đồng nắm chắc hơn về phương pháp, cách thức tổ chức, sự chuẩn bị lập kế hoạch cho các hội thi.
2. Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến
Trong quá trình

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_doi_truong.doc