Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo hướng nghiên cứu bài học

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo hướng nghiên cứu bài học

5.2. Nội dung của sáng kiến:

Sáng kiến tập trung vào nghiên cứu, tìm ra những biện pháp và áp dụng

các biện pháp đó nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối,

hướng đến nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên và mục tiêu là nâng cao

chất lượng giáo dục.

Với nhiều năm làm công tác quản lí trường tiểu học, từ phó hiệu trưởng,

hiệu trưởng rồi lại làm phó hiệu trưởng trường có nhiều cấp học; được tham dự

nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn cũng như tham gia kiểm tra chuyên môn nhiều

đơn vị trong tỉnh; tôi nhận thấy việc sinh hoạt chuyên môn ở các tổ khối còn

nặng về hình thức, mang tính chất hành chính. Nội dung các buổi sinh hoạt

chuyên môn chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích chương trình, phương pháp,

hình thức tổ chức dạy học một tiết học cụ thể.

pdf 6 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo hướng nghiên cứu bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục Đào tạo Thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên 
Ngàytháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp vào 
việc tạo ra 
sáng kiến (ghi 
rõ đối với 
từng đồng tác 
giả, nếu có) 
1 VŨ THANH 
TUẤN 
20/11/1976 
Trường 
TH&THCS 
An Phú 
Phó 
Hiệu 
trưởng 
Đại học 
Sư 
Phạm 
100% 
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao chất lượng sinh 
hoạt chuyên môn tổ khối theo hướng nghiên cứu bài học. 
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( quản lý chuyên môn ) 
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 15 tháng 9 năm 2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là mục tiêu chung đã được thể hiện 
trong các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ; trong các văn bản chỉ đạo của 
ngành giáo dục đào tạo. Để đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh đổi 
mới nội dung, chương trình dạy học, còn phải đổi mới phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học sao cho phù hợp, đổi mới về cách tiếp cận chương trình giáo 
dục phổ thông. Một trong những văn bản đó là Hướng dẫn số 1315/BGDĐT-
GDTH ngày 16/4/2020 của bộ GDĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn 
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. 
Thực hiện hướng dẫn của bộ giáo dục đào tạo, sở GDĐT Bình Phước và 
Phòng GDĐT Bình Long về việc thực hiện đổi mới trong chỉ đạo, thực hiện sinh 
hoạt chuyên môn tổ khối; mặc dù chưa được tập huấn chuyên sâu để triển khai 
thực hiện; nhưng với cương vị là người giúp việc cho hiệu trưởng trong việc chỉ 
đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn bậc tiểu học tại trường TH-THCS An 
Phú, tôi đã quan tâm và tìm hiểu kĩ văn bản. Qua nghiên cứu văn bản của bộ 
giáo dục và đào tạo, tôi nhận thấy có những nội dung, hình thức giống với việc 
2
sinh hoạt chuyên môn tổ khối trước đây, đặc biệt các bước hai, bước ba, bước 
bốn giống với cách thức thực hiện một chuyên đề ở bậc tiểu học. Tuy nhiên, 
hướng dẫn của Bộ GDĐT chi tiết hơn và có bước một ( xây dựng bài học minh 
họa ). 
Điểm mới của sáng kiến là xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện sinh 
hoạt chuyên môn theo hướng dẫn của bộ GDĐT mang tính hiệu quả, thiết thực, 
vừa không gây áp lực về thực hiện hồ sơ sổ sách, họp hành đối với các khối và 
giáo viên. 
Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn phải mang tính thiết thực ( tránh 
hình thức, sao chép ), vừa mang lại hiệu quả ( Nâng cao năng lực chuyên môn 
cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ). 
5.2. Nội dung của sáng kiến: 
Sáng kiến tập trung vào nghiên cứu, tìm ra những biện pháp và áp dụng 
các biện pháp đó nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối, 
hướng đến nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên và mục tiêu là nâng cao 
chất lượng giáo dục. 
Với nhiều năm làm công tác quản lí trường tiểu học, từ phó hiệu trưởng, 
hiệu trưởng rồi lại làm phó hiệu trưởng trường có nhiều cấp học; được tham dự 
nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn cũng như tham gia kiểm tra chuyên môn nhiều 
đơn vị trong tỉnh; tôi nhận thấy việc sinh hoạt chuyên môn ở các tổ khối còn 
nặng về hình thức, mang tính chất hành chính. Nội dung các buổi sinh hoạt 
chuyên môn chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích chương trình, phương pháp, 
hình thức tổ chức dạy học một tiết học cụ thể... 
Để thực hiện tốt sự chỉ đạo của các cấp, đồng thời không gây áp lực cho 
giáo viên; tôi đã thực hiện một số biện pháp: 
5.2.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các khối thực hiện sinh hoạt chuyên 
môn theo hướng dẫn 1315. 
Theo hướng dẫn của BGDĐT, việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt 
chuyên môn tổ khối theo hướng nghiên cứu bài học là của BGH, trực tiếp là của 
hiệu trưởng. Tuy nhiên, do đặc thù là trường có nhiều cấp học nên tôi được giao 
phụ trách toàn bộ hoạt động của bậc tiểu học. Vì vậy ngay từ đầu năm học 2020-
2021, tôi đã tổ chức một buổi họp để triển khai hướng dẫn số 1315/BGDĐT. 
Các khối trưởng nghiên cứu văn bản và thảo luận biện pháp thực hiện. Trong 
quá trình thảo luận, có nhiều ý kiến băn khoăn không biết thực hiện như thế nào, 
nhất là việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu bài học có nhiều điểm giống với kế 
hoạch chuyên đề. Việc ghi nghị quyết khối ra sao để tránh những điều trùng lặp 
về nội dung. 
3
Trước những ý kiến của các khối; tôi đã trao đổi với chuyên viên phụ 
trách bậc học của ngành giáo dục để xin ý kiến cho phép tích hợp kế hoạch sinh 
hoạt theo hướng nghiên cứu bài học với kế hoạch chuyên đề để không làm tăng 
thêm về hồ sơ sổ sách. Nghị quyết khối sẽ chia ra làm hai phần riêng biệt: 
Phần 1: Sinh hoạt theo truyền thống từ trước đến nay 
Phần 2: Sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học. 
Sau khi đã giải quyết những vướng mắc và thống nhất với các khối 
trưởng, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch chỉ đạo chi tiết và triển khai thực hiện. ( 
phụ lục 1 ) 
5.2.2. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ khối theo 
hướng nghiên cứu bài học. 
Thực hiện kế hoạch của nhà trường, các khối tiến hành xây dựng kế 
hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 
Yêu cầu với kế hoạch của tổ khối cần phải chi tiết, rõ ràng, có phân 
công người thực hiện và thời gian thực hiện. Phải tích hợp kế hoạch sinh hoạt 
theo nghiên cứu bài học và kế hoạch chuyên đề khối sao cho hợp lý về nội dung 
để không phát sinh thêm hồ sơ sổ sách. 
Sau khi các khối xây dựng kế hoạch, tôi kiểm tra phê duyệt trước khi 
thực hiện. Tuy nhiên qua kiểm tra tôi thấy kế hoạch các khối xây dựng chưa hợp 
lý, không phải tích hợp hai loại sổ mà là tổng hợp hai loại sổ với nhau. chính vì 
vậy, tôi phải xây dựng mẫu kế hoạch ( kế hoạch chuyên đề - nghiên cứu bài học 
) để các khối tham khảo và thực hiện ( phụ lục 2 ). 
Kế hoạch được xây dựng cụ thể, rõ ràng và không trùng lặp nội dung 
giữa nghiên cứu bài học và chuyên đề. Kế hoạch chuyên đề - nghiên cứu bài học 
phải thể hiện rõ những chuyên đề được thực hiện trong năm. Đặc biệt phải thể 
hiện rõ những nội dung như nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ( 
ai nghiên cứu môn nào, phần nào ). Tháng nào thực hiện dạy môn nào, bài nào, 
ai thực hiện, nội dung ra sao ... Kế hoạch cũng phải thể hiện chi tiết các bước 
của sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 
Căn cứ vào kế hoạch của khối, mỗi giáo viên sẽ biết được nhiệm vụ của 
mình như tập trung tìm hiểu chương trình môn học nào trong chương trình giáo 
dục phổ thông 2018; tháng nào thực hiện nhiệm vụ dạy học theo nghiên cứu bài 
học, thực hiện môn học nào, bài nào .... Từ đó giáo viên có sự chuẩn bị nội dung 
kĩ hơn ở mỗi buổi sinh hoạt khối. Điều này giúp cho buổi sinh hoạt khối thêm đa 
dạng về nội dung và đi vào thực tiễn hơn. 
Theo hướng dẫn của bộ giáo dục về thời gian, nội dung sinh hoạt 
chuyên môn khối, mỗi tháng sinh hoạt 2 lần ( 2 tuần/lần ). Do đó lần 1 tôi yêu 
4
cầu các khối thực hiện bước 1 ( xây dựng bài học minh họa ); lần 2 thực hiện 
bước 2, 3, 4 ( tổ chức dạy học minh họa và dự giờ; phân tích bài học; thống nhất 
và vận dụng - riêng bước 2 có thể linh hoạt thực hiện trong các buổi học giữa lần 
sinh hoạt thứ nhất và thứ hai ) 
5.2.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện sinh hoạt tổ khối chuyên môn 
Để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả; 
tôi tăng cường khâu kiểm tra hồ sơ và dự sinh hoạt cùng các khối. 
Qua kiểm tra hồ sơ khối, tôi kiểm tra kĩ kế hoạch của khối cũng như 
phần ghi chép nội dung sinh hoạt khối đã đảm bảo các nội dung trong kế hoạch 
đề ra chưa, có đúng hướng dẫn không? Cần bổ sung những nội dung nào? Cách 
trình bày nghị quyết cuộc họp đã rõ chưa? 
Qua kiểm tra lần đầu, nhận thấy việc triển khai và ghi nghị quyết chưa 
rõ, chưa tách bạch hai phần trong mỗi cuộc họp; tôi mời khối trưởng và thư kí 
khối họp để thống nhất cách triển khai kế hoạch và ghi chép. 
Việc tham dự sinh hoạt chung cùng các khối giúp bản thân tôi có nhìn 
nhận rõ hơn về nội dung sinh hoạt của các khối để có định hướng chỉ đạo. Qua 
dự sinh hoạt khối, tôi nhận thấy các khối trưởng đã thực hiện khá tốt các bước 
sinh hoạt theo quy định. Tuy nhiên việc phân tích chương trình giáo dục phổ 
thông 2018 còn hạn chế vì thiếu nội dung, thông tin. Vì vậy tôi đã chắt lọc và in 
cho mỗi khối một bộ chương trình GDPT 2018 ( theo QĐ 32 ) của bậc tiểu học 
để các khối có nội dung, tài liệu sinh hoạt. Việc đóng góp ý kiến xây dựng bài 
học minh họa và phân tích bài học cũng còn hạn chế. Một phần do giáo viên 
ngại đóng góp ý kiến nhưng một phần do chưa biết cách tóm lược những ý chính 
để góp ý, làm cho các ý kiến mang tính tỉ mẩn, vụn vặt không đi vào trọng tâm. 
Để giúp giáo viên khắc phục những điểm này, tôi đã xây dựng một số lưu ý khi 
dự giờ cũng như góp ý phân tích bài học cần tập trung vào những nội dung cơ 
bản. ( phụ lục 3 ) 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến 
Những biện pháp của tôi đưa ra đã được áp dụng tại trường TH-THCS 
An Phú ( bậc tiểu học ) và mang lại những chuyển biến khá tích cực trong việc 
tổ chức sinh hoạt chuyên môn khối. Việc áp dụng sáng kiến này vào trong quá 
trình quản lí cũng không quá khó khăn. 
Những biện pháp tôi đưa ra đã mang lại những lợi ích thiết thực, nó 
giúp cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch không quá 
khó khăn, giúp cho nội dung sinh hoạt khối thêm đa dạng và sôi nổi, hiệu quả 
hơn, giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn ( đặc biệt là những giáo viên 
5
mới dạy trong khối ), nó còn giúp giáo viên nắm được những nội dung cơ bản 
của chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 Sáng kiến này đã và đang được áp dụng trong phạm vi trường học 
nhất định, có khả năng áp dụng vào các trường khác. 
6. Những thông tin cần được bảo mật (Nếu có): không có 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
Để áp dụng sáng kiến này thành công đòi hỏi: 
Người quản lí cần chủ động nắm bắt các văn bản chỉ đạo của các cấp, từ 
đó xây dựng kế hoạch thực hiện một cách phù hợp với đơn vị. 
Vận dụng các văn bản một cách linh hoạt, không làm tăng thêm áp lực 
về hồ sơ sổ sách, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu. 
Trong quản lí cần đảm bảo nguyên tắc nhưng không cứng nhắc. Cần có 
sự linh hoạt để phù hợp với đặc thù. 
Thực hiện tốt các khâu trong quá trình quản lí, chú trong khâu kiểm tra 
chất lượng sản phẩm. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
Kết quả đáng ghi nhận là đã làm chuyển biến trong suy nghĩ củả các 
khối trưởng và của giáo viên, tránh được tình trạng sinh hoạt chuyên môn mang 
lối hành chính. 
Các khối trưởng và giáo viên đã có sự chủ động hơn trong việc xây 
dựng kế hoạch, phân công và thực hiện nhiệm vụ, chủ động thực hiện nhiệm vụ 
được phân công. 
Chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng được nâng lên rõ rệt. 
Kết quả thu được ở học kì I năm học 2020 – 2021 
Số tiết chuyên đề: 10 tiết 
Số tiết thực hiện theo nghiên cứu bài học: 14 tiết 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) 
.......................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................... 
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................... 
6
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
An Lộc , ngày 24 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 VŨ THANH TUẤN 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_chuyen_m.pdf