Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh khối 5 trường Tiểu học Na Hối 2 - Bắc Hà - Lào Cai thông qua phương pháp "Gợi động cơ, tạo hứng thú"

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh khối 5 trường Tiểu học Na Hối 2 - Bắc Hà - Lào Cai thông qua phương pháp "Gợi động cơ, tạo hứng thú"

Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra môn toán đầu năm học 2013 - 2014. Còn bài kiểm tra sau tác động, tôi yêu cầu 2 giáo viên lớp 5 cùng tôi tham gia thiết kế.

Bài kiểm tra này gồm 8 câu hỏi. Trong đó có 6 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế theo nhiều dạng học sinh có nhiều lựa chọn, đúng - sai và 2 câu tự luận nhằm đánh giá kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian 60 phút (theo phụ lục 2).

Ngoài ra, để giáo viên nghiên cứu và phát hiện kĩ năng sống của các em, tôi còn xây dựng bảng kiểm soát thang đo thái độ để thu thập dữ liệu về hành vi,thái độ của học sinh với môn học( Sử dụng Phiếu xác định động cơ học tập của học sinh) để thu thập gồm 9 câu hỏi trả lời trắc nghiệm( Phụ lục 3).

* Tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích

Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết, dùng bảng kiểm, quan sát thang đo thái độ để lấy thông tin từ giáo viên và học sinh. Sau đó, tôi cùng 2 cô giáo trong nhóm nghiên cứu chấm bài theo đáp án, phân tích và đánh giá chất lượng giáo dục môn toán của 2 lớp “đối chứng và thực nghiệm” cũng như đánh giá thang đo thái độ kĩ năng sống của học sinh.

 

doc 31 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1916Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh khối 5 trường Tiểu học Na Hối 2 - Bắc Hà - Lào Cai thông qua phương pháp "Gợi động cơ, tạo hứng thú"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiệm được thực hiện bằng giải pháp thay thế từ tiết 16 đến tiết 62 (Toán 5). Khi dạy các bài trong môn toán 5 ở các tiết 16; 18; 20; 30; 37; 52; 62theo phân phối chương trình. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn của lớp đối chứng, điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm cao hơn của lớp đối chứng với: + Điểm kiểm tra đầu ra trung bình của lớp thực nghiệm là: 8,53.
+ Điểm kiểm tra đầu ra trung bình của lớp đối chứng là: 7,53.
+Chênh lệch giá trị trung bình chuấn SMD = 1,0
+ Kết quả kiểm chứng T- test cho thấy p = 0,00034 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Qua đó ta thấy việc ứng dụng “Phương pháp dạy học “ Gợi động cơ, tạo hứng thú” nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 5- trường Tiểu học Na Hối II” là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đại trà của nhà trường.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung, chất lượng môn toán lớp 5 của trường Tiểu học Na Hối II nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đó là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các nhà quản lí, đội ngũ giáo viên, toàn thể các em học sinh, phụ huynh và của cả cộng đồng. Chính vì vậy, là một cán bộ quản lí chuyên môn trong nhà trường, tôi đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng “động cơ” học tập cho học sinh bằng cách khơi dậy mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức. Vì nhu cầu là khởi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập thì kết quả học tập sẽ dần được nâng cao. Qua việc nghiên cứu trên, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý cần phải có biện pháp quản lí phù hợp, khéo léo, linh hoạt để cải tạo thực trạng, hướng học sinh vào động cơ học tập đúng đắn. Ngoài biện pháp nghiên cứu cơ bản đã nêu trên, Tôi còn áp dụng những phương pháp khác như thăm hỏi gia đình học sinh, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, công tác xã hội khác để nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, còn một số ít cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc củng cố nâng cao kiến thức học sinh thông qua chương trình sách giáo khoa hiện hành và sách nâng cao, các loại sách tham khảo khác cũng như việc tìm mọi biện pháp quản lý, chỉ đạo, truyền đạt kiến thức tới học sinh mà chưa đề cập sâu sắc đến việc xây dựng phạm trù tâm lí cho học sinh trong quá trình học tập. Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học mới như hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, động viên khuyến khích học sinh kịp thời để tạo hứng thú cho học sinh. Các thầy giáo, cô giáo đã cố gắng đưa ra những câu hỏi gợi mở, câu hỏi có vấn đề để học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh đã hiểu bài, thuộc bài, nhưng chưa sâu sắc, kĩ năng vận dụng vào thực tế chưa cao, chất lượng học tập chưa có tính bền vững. Chính vì thế, trong thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Na Hối II - Bắc Hà - tỉnh Lào Cai, tôi đã dùng giải pháp Sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh khối 5 để thay đổi hiện trạng trên.
	2. Giải pháp thay thế:
+ Thông qua phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” nhằm nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh lớp 5- trường Tiểu học Na Hối 2, góp phần vào việc nâng cao chất lượng môn toán nói riêng và chất lượng mũi nhọn của nhà trường nói chung. 
+ Đối với vấn đề nâng cao chất lượng học sinh đã có nhiều đề tài được trình bày trong các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm. Ví dụ như:
Đề tài thứ 1: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học ở trường Tiểu học Sông Đốc của cô giáo Nguyễn Kiều Anh.
Đề tài thứ 2: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học Trung Nguyên. Cô giáo Nguyễn Thị Chinh
Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo trong trường cao đẳng sư phạm cũng đề cập đến việc nâng cao chất lượng môn toán một cách sâu sắc. Các đề tài, tài liệu chủ yếu đề cập đến các vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán, công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường phổ thông nhưng chưa có tài liệu, đề tài nào để cập tới vấn đề “Gợi động cơ, tạo hứng thú” cho học sinh trong học tập để nâng cao chất lượng môn toán. Trước thực trạng của đơn vị đang công tác, tôi luôn mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về tâm lí, lứa tuổi của học sinh tiểu học. Bắt nguồn từ những cơ sở thông tin đó, chúng tôi đã xây dựng cho học sinh lòng tin yêu vào nhà trường, các thầy cô giáo và việc chiếm lĩnh kiến thức toán học nói riêng, việc nâng cao ý thức tự giác, tự phát trong học tập nói chung. Các em tự xây dựng cho mình một động cơ học tập, tự khám phá ra kiến thức khoa học ở chân trời mới. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học cùng ứng dụng nó vào đời sống.
3. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” có nâng cao chất lượng học môn toán cho học sinh lớp 5 không?
4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” trong học tập sẽ nâng cao kết quả học tập môn toán trong chương trình lớp 5 - trường Tiểu học Na Hối II. 
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu 
Tôi lựa chọn khối 5 - trường Tiểu học Na Hối II để nghiên cứu ứng dụng.
Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 5 đều có trình độ chuyên môn đại học; nhiệt tình, say mê với công việc, yêu nghề mến trẻ; có kinh nghiệm trong việc rèn luyện và bồi dưỡng học sinh; có tuổi nghề tương đương nhà và đều đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. 
 Cô Nguyễn Thị Hồng: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5B (lớp đối chứng).
 Cô Trần Thị Huyên: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A(lớp thực nghiệm).
 Học sinh ở 2 lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn hàng năm của hai lớp này là tương đương.
BẢNG 1: GIỚI TÍNH VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC CỦA HỌC SINH KHỐI 5
Lớp
Số HS Các nhóm
Dân Tộc
Ghi chú
TS
Nam
Nữ
Kinh
Mông
P. lá
Nùng
Dao
5A( Thực nghiệm)
15
7
8
2
9
0
1
3
5B( Đối chứng)
15
6
9
1
3
8
0
3
Qua việc điều tra, quan sát, tôi thấy học sinh lớp được chọn ra nghiên cứu hầu hết có ý thức, năng lực học tập môn toán, các em ở 2 lớp đều tích cực, chủ động tham gia nhiệt tình các hoạt động học tập. 
Về thành tích học tập của năm học 2012 - 2013 và 2013 - 2014 tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học.
2. Thiết kế nghiên cứu: 
Tôi chọn lớp 5A làm nhóm nghiên cứu thực nghiệm và lớp 5B là lớp đối chứng. Tôi sử dụng bài kiểm tra đầu năm môn toán là bài kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau. Sau đó tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm trước khi tác động và kết quả cho thấy:
BẢNG 2: KIỂM CHỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM TƯƠNG ĐƯƠNG
	Ta thấy p = 0,14 > 0,05, nên kết luận sự chênh lệch về điểm số trung bình của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không có ý nghĩa => 2 nhóm được coi là tương đương. 
Tôi tiếp tục sử dụng bảng thiết kế 3. Kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3)
 BẢNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm( 5A)
01
Dạy học có sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú”.
03
Đối chứng( 5B)
02
Dạy học không sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú”.
04
Ở thiết kế này, chúng tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên
Cô Nguyễn Thị Hồng dạy lớp đối chứng: Bài dạy thiết kế theo hướng không sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú”. Quy trình dạy học được thiết kế theo phương pháp CCM( Lấy học sinh làm trung tâm) như các lớp bình thường khác.
Cô Trần Thị Huyên thiết kế bài học có sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” lồng ghép sử dụng phương pháp dạy học theo góc; đồng thời kết hợp phương pháp CCM( Lấy học sinh làm trung tâm), phương pháp hoạt động theo nhóm, ...
Tìm kiếm thêm thông tin bài giảng điện tử websiteviolet,giaovien.net,
baigiangdientubachkim.com, và tham khảo bài giảng của các đồng nghiệp (cô Dương Thị Thuý Chung , cô giáo Hoàng Thị Hồng Thúy giáo viên trường Tiểu học Na Hối II - Bắc Hà - Lào Cai ...)
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian dạy thực nghiệm tiến hành theo kế hoạch dạy học của nhà trường và thời khoá biểu đã đề ra để đảm bảo tính khách quan và chính xác lượng kiến thức cho học sinh. Cụ thể:
BẢNG 4: BẢNG THỜI GIAN TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
Thứ, ngày, tháng
Môn/lớp
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2/9/9/2023
Toán/Lớp 5
16
Ôn tập và bổ sung giải Toán
Thứ 4/11/9/2013
Toán/Lớp 5
18
Ôn tập và bổ sung giải Toán( Tiếp)
Thứ 6/13/9/2013
Toán/Lớp 5
20
Luyện tập chung
Thứ 6/27/9/2013
Toán/Lớp 5
30
Luyên tập chung
Thứ 3/8/10/2013
Toán/Lớp 5
37
So sánh hai số thập phân
Thứ 3/29/10/2013
Toán/Lớp 5
52
Trừ hai số thập phân
Thứ 3/12//11/2013
Toán/Lớp 5
62
Luyện tập chung
 4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra môn toán đầu năm học 2013 - 2014. Còn bài kiểm tra sau tác động, tôi yêu cầu 2 giáo viên lớp 5 cùng tôi tham gia thiết kế.
Bài kiểm tra này gồm 8 câu hỏi. Trong đó có 6 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế theo nhiều dạng học sinh có nhiều lựa chọn, đúng - sai và 2 câu tự luận nhằm đánh giá kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian 60 phút (theo phụ lục 2).
Ngoài ra, để giáo viên nghiên cứu và phát hiện kĩ năng sống của các em, tôi còn xây dựng bảng kiểm soát thang đo thái độ để thu thập dữ liệu về hành vi,thái độ của học sinh với môn học( Sử dụng Phiếu xác định động cơ học tập của học sinh) để thu thập gồm 9 câu hỏi trả lời trắc nghiệm( Phụ lục 3).
* Tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân tích
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết, dùng bảng kiểm, quan sát thang đo thái độ để lấy thông tin từ giáo viên và học sinh. Sau đó, tôi cùng 2 cô giáo trong nhóm nghiên cứu chấm bài theo đáp án, phân tích và đánh giá chất lượng giáo dục môn toán của 2 lớp “đối chứng và thực nghiệm” cũng như đánh giá thang đo thái độ kĩ năng sống của học sinh.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Kết quả
 BẢNG 5: BẢNG SO SÁNH ĐIỂM TRUNG BÌNH BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 
2. Phân tích dữ liệu
Bảng thống kê trên đã chứng minh kết quả của 2 nhóm trước tác động là tương đương về kết quả học tập. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho thấy kết quả p = 0.00034 < 0.05, điều đó cho ta thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa. Tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà là do kết quả tác động.
Độ lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 1.
 Điều đó chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học môn toán của nhóm thực nghiệm là rất lớn. 
Giả thiết của đề tài sử dụng phương pháp “Gợi động cơ tạo hứng thú” nhằm nâng cao chất lượng học tập môn toán cho học sinh lớp 5 - trường Tiểu học Na Hối II - Bắc Hà - Lào Cai đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểmtrung bình trước tác động và sau tác động của 
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
BẢNG 6: BẢNG THANG ĐO THÁI ĐỘ HÀNH VI VỚI MÔN HỌC
( Sử dụng phụ lục 3)
Thang đo thái độ của học sinh
Lớp thực nghiệm (5A- 15 HS)
Lớp đối chứng ( 5B- 15 HS)
Trước tác động
Sau tác động
Trước tác động
Sau tác động
1.Trong giờ học toán em thường
Hăng hái xây dựng bài
7
11
6
8
Ngồi im không ý kiến
5
4
6
6
Nhút nhát.
3
0
3
1
2.Thái độ của các em đối với môn toán như thế nào
Thích thú.
6
10
6
7
Bình thường
7
5
8
8
Chán nản.
2
0
1
0
3.Đối với các giờ học toán, em thường có tâm trạng
Chời đợi và thích thú
6
8
6
7
Ghét và sợ.
3
2
3
2
Không ghét, không sợ
6
5
6
6
4.Khi học toán gặp bài khó, em thường
Kiên trì giải bài cho kì được
4
8
4
6
Cố gắng nhưng còn tuỳ hoàn cảnh
6
6
6
6
Bỏ cuộc ngay
5
1
5
3
5.Em học toán vì
Thầy cô và cha mẹ thúc ép
5
0
5
2
Nhiệm vụ của học sinh
7
9
7
9
Thoả mãn sự ham thích bộ môn toán
3
6
3
4
6.Em có tìm tòi thêm những bài học nâng cao ngoài những bài cô giáo giảng
Thỉnh thoảng
8
7
8
9
Thường xuyên
3
7
3
4
Không bao giờ
4
1
4
2
7.Với em môn toán là
Một cực hình
2
0
2
0
Một niềm đam mê
4
5
4
6
Sự thích thú
9
10
9
9
8.Khi học ở nhà em thường xuyên mở sách toán ra học không
Thường xuyên
6
10
6
7
Không thường xuyên
7
5
7
8
Không chút nào
2
0
2
0
9.Mức độ và cách học toán ở nhà của em như thế nào
Học lí thuyết sau đó làm bài tập
6
10
4
7
Làm bài tập trước rồi đọc lí thuyết
6
5
7
8
Chỉ học lí thuyết
1
0
2
0
Chỉ giải bài tập
2
0
2
0
Qua bảng kiểm, quan sát thang đo thái độ của học sinh đối với môn toán, tôi nhận thấy việc “Tạo hứng thú, Gợi động cơ” học tập bên trong cho học sinh tiểu học là một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tính tích cực, chủ động, thích thú, tự giác tham gia vào nhiệm vụ học tập, đặc biệt là trong các giờ học toán. Trong nghiên cứu thang đo hành vi, thái độ của học sinh bằng một hệ thống câu hỏi và kết quả so sánh trước và sau tác động bằng “số lượng học sinh” lựa chọn câu trả lời “đồng ý” để xác định sự tiến bộ về ý thức học tập của học sinh sau tác động đã có sự khác biệt.
3. Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,73, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 7,53. Độ lệch chuẩn về điểm số giữa 2 nhóm là 1,2. Qua đó thấy được điểm trung bình của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm đã khác biệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn. Do đó, tôi kết luận tác động đã có kết quả và giả thiết đặt ra là đúng.
Qua bảng thái độ, hành vi với môn học cho thấy, kết quả tác động được thể hiện ở số lượng của câu trả lời của học sinh. Trước tác động số lượng học sinh có hành vi tham gia học tập đúng đắn thấp hơn số lượng học sinh có hành vi tham gia học tập đúng đắn sau tác động. Sau khi thực nghiệm phương pháp dạy học “Gợi động cơ, tạo hứng thú” tới đối tượng học sinh lớp 5A - trường Tiểu học Na Hối 2, tôi nhận thấy, học sinh đã say mê tìm tòi kiến thức hơn, kĩ năng trình bày giải của các em tốt hơn. Các hành vi học tập của các em được cải thiện, các em chú tâm hơn trong giờ học, việc tiếp thu bài được thực hiện nghiêm túc, xây dựng niềm đam mê với môn toán cho các em. Nghĩa là giáo viên đã hướng được học sinh vào các hoạt động học tập có “động cơ” bên trong chứ không phải là “động cơ” bên ngoài. Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phương pháp dạy học“Gợi động cơ, tạo hứng thú” là hoạt động hữu ích, đảm bảo cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giờ học
* Hạn chế: Nghiên cứu này đòi hỏi người giáo viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt phương pháp giảng dạy, nắm bắt được đặc điểm tâm lí học sinh, tạo được động cơ, hứng thú cho các em trong quá trình học tập. Vì vậy, khi vận dụng dạy giải các bài toán có lời văn thì giáo viên cần phải tạo góc học tập sáng tạo, tạo được sân chơi cho học sinh để các em có góc học tập riêng sau khi kết thúc mỗi bài tập.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 	* Kết luận: Có thể nói rằng, việc sử dụng phương pháp “Gợi động cơ, tạo hứng thú” cho học sinh đã giúp các em có kĩ năng trình bày, phân tích, giải quyết vấn đề và áp dụng được kiến thức toán vào thực tế nâng cao được chất lượng học tập của nhà trường nói chung, chất lượng môn toán nói riêng. Qua đó, đã lồng ghép được giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học ở trường Tiểu học. Học sinh tự giác, tích cực tham gia vào việc học tập của mình. Từ đó, giúp cho chất lượng học tập môn toán cũng như chất lượng các kỳ thi học sinh giỏi của trường Tiểu học Na Hối II được nâng cao. Sau 03 tháng tực nghiệm tại khối 5, tôi tiếp tục thử nghiệm đề tài tại các khối lớp 1; 2+3; 4+5 ở trường Tiểu học Na Hối 2 đến tháng 5 năm 2014. Tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp dạy học “Gợi động cơ, tạo hứng thú” cho học sinh đã đáp ứng yêu cầu nâng caochất lượng môn Toán cho học sinh khối 5 cũng như hiệu quả giáo dục toàn diện của trường Tiểu học Na Hối 2 trong năm học 2013 - 2014 đạt được kết quả như mong muốn.
* Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường: Cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để chất lượng bài dạy môn toán đạt hiệu quả cao. Qua đó, thu hút được học sinh vào hoạt động học tập và phát huy được tính tích cực của mình.
Đối với giáo viên: Phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để hiểu biết về phương pháp dạy học, biết khai thác thông tin trên mạng internet, biết nắm bắt và tìm hiểu đặc điểm tâm lí của từng em học sinh, dạy học theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh, có kỹ năng phản hồi tích cực và có hiệu quả.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong muốn được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đóng góp những ý kiến để bổ sung cho đề tài được tốt hơn. Đặc biệt đối với giáo viên Tiểu học có thể ứng dụng đề tài vào việc vào giảng dạy trong những năm học tiếp theo không chỉ trong môn toán mà còn ở các môn khác nhằm “ Gợi động cơ, tạo hứng thú” học tập và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 Bắc Hà, ngày 20 tháng 5 năm 2014 
 Tác giả
	Đặng Thị Thuận
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ- Bộ GD & ĐT.
Sách giáo khoa Toán 5, Tác giả Đỗ Đình hoan( chủ biên, NXB giáo dục 2006).
 Sách Giáo viên toán 5, nhà xuất bản giáo dục.
Tạp chí khoa học giáo dục, viện chiến lược và chương trình giáo dục.
Tài liệu CCM, Phương pháp dạy học theo góc của chương trình Oxfam.
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học NXB giáo dục 2006.
 Mạng Internet:  thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net.
Một số sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của cô giáo Nguyễn Thị Chinh trường Tiểu học Trung Nguyên. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học ở trường Tiểu học Sông Đốc của cô giáo Nguyễn Kiều Anh
VII. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI HỌC PHỤC VỤ ĐỀ TÀI
 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
MÔN: TOÁN / LỚP 5
Tiết 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
 	 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). Biết cách giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số” 
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS .
- HS phát huy được tính tích cực và óc sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
HS: Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu (5’)
- Trò chơi : Đua thuyền.
- Nêu các bước gi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_mon_toan_cho_hoc_s.doc