Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 – Môđun: Cây ăn quả

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 – Môđun: Cây ăn quả

Thực hiện bài dạy: được tiến hành theo tiến trình sau

- Hướng dẫn ban đầu gồm các hoạt động:

+ Nêu rõ mục tiêu của bài học, nội quy và an toàn lao động vệ sinh môi trường.

+ Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật học sinh chuẩn bị, phân công nơi thực hành.

- Giáo viên trình bày quy trình tiến hành công việc

+Thao tác làm mẫu : Kỹ năng của học sinh được hình thành theo các bước: Quan sát ,bắt chước và làm theo do vậy thao tác của giáo viên phải đúng quy trình, chuẩn xác

+Thao tác mẫu xong cần tổng kết và nhắc lại các bước của công việc để học sinh nắm chắc trước khi thực hành

+Hướng dẫn học sinh các nhóm thực hành

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổng kết bài học :

+Ý thức thái độ

+Thao tác, quy trình

+Sản phẩm

Tùy theo đặc điểm bài dạy mà thời gian dành cho các bước các giai đoạn trên có thể khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng cấu trúc này cần chú ý một số vấn đề như các nhiệm vụ của bài không nên quá ôm đồm ,do đó phải xác định nhiệm vụ trọng tâm ,các bài lên lớp không nên lập lại theo một tiến trình quen thuộc như vậy sẽ gò bó ảnh hưởng đến sự sáng tạo của giáo viên và hứng thú của học sinh .

 

doc 13 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 420Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 – Môđun: Cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đó là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đưa lý luận vào thực tiễn lao động, nâng cao khả năng thực hành cho học sinh để học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản ban đầu. Sách giáo khoa Công nghệ cũng đưa ra rất nhiều tiết thực hành, chiếm tới 2/3 tổng số tiết, nhằm mục đích nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ tôi đã không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và mục tiêu giáo dục. 
Học đi đôi với hành là một nguyên lý của giáo dục, nguyên lý này đối với môn công nghệ lại càng cần được quan tâm hơn vì thời lượng thực hành chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là ở lớp 9, chương trình và nội dung môn học lại gắn nhiều với thực tế sản xuất, với đời sống xã hội.
Một nhà giáo dục Ấn Độ có viết: ’’Tôi nghe - Tôi quên; Tôi nhìn - Tôi nhớ; Tôi làm - Tôi hiểu” thực hành sẽ củng cố cho lý thuyết, mặt khác trải qua kinh nghiệm thực tế người học sẽ thay đổi cách tư duy và hành động của mình, người học không chỉ lĩnh hội được kiến thức mới qua việc quan sát và nghe thầy giảng mà phải cố gắng vận dụng được những kiến thức mới này vào thực tiễn để biến thành kiến thức và kỹ năng của mình, chỉ khi đó quá trình học mới hoàn thiện.. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi người học được làm trong thực tế những điều họ đã được nghe, được nhìn, được học và đang tư duy. Trong các bài thực hành đều phải được tiến hành theo những quy trình hợp lý nhất định và chúng đều đòi hỏi học sinh phải thực sự chủ động, nghiêm túc, khẩn trương trong học tập thì mới hoàn thành được bài học thì có kết quả. Bởi vậy khi dạy các bài thực hành giáo viên không những giúp học sinh tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú trong học tập mà còn giúp học sinh rèn luyện tính kỷ luật trong lao động, thói quen tiến hành các công việc theo đúng quy trình, không tự do tùy tiện để từng bước hình thành tác phong công nghiệp, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống và lao động trong một xã hội công nghiệp văn minh, hiện đại.
Trong vài năm gần đây, bộ môn C«ng nghÖ trong trường THCS đã được chú trọng hơn trước. §· ®­îc cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học.
Tuy nhiên qua nhiÒu năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học môn C«ng nghÖ hiện nay vẫn còn gặp trở ngại nhất là việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc häc thùc hµnh, tuy đã được phổ biến, học tập bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhưng kết quả đạt được không đáng là bao. Thực trạng của vấn đề này có thể giải thích ở những nguyên nhân cơ bản sau đây: 
Thứ nhất là vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng môn C«ng nghÖ là môn phụ, các em rất xem nhẹ tiết thực hành, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của nó: Lơ đãng, lười nhác, đùa giỡn, mất tập trung trong giờ thực hành. Giáo viên kiêm nhiệm dạy thực hành qua loa nên chưa thu hút được học sinh
Thứ hai là về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay về đồ dùng dạy. Tình trạng dạy chay hoặc không có đủ đồ dùng vẫn còn khá phổ biến. Trong suốt quá trình học bộ môn C«ng nghÖ 9 cả thầy và trò chưa có điều kiện đi thực tế đến các nhà vườn trồng cây ăn quả để tham quan vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng . 
Thứ ba là việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong học tập bộ môn C«ng nghÖ còn nhiều hạn chế một phần là do chính những cơ chế, những quy định từ cấp trên. Môn Công nghệ chưa bao giờ được chọn là môn dự thi các cấp.
Cuối cùng điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp cho tiết dạy cũng như chất lượng bộ môn ngày một nâng cao, đặc biệt là trong các tiết thực hành.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với từng kiểu bài .Vì vậy mà trong bài viết này tôi xin mạnh dạn trình bày vấn đề: “Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 – Môđun: Cây ăn quả” sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới đạt hiệu quả cao hơn.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SÁNG KIẾN
- Phương pháp ngiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp tổng kết đánh giá.
III. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Qua quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ đặc biệt đối với các giờ thực hành của lớp 9, bản thân tôi luôn đặt ra mục tiêu là: Làm thế nào để các giờ thực hành thu hút học sinh để chất lượng của bộ môn ngày được nâng cao?
Do đó với vai trò là người giáo viên truyền đạt kiến thức, hình thành các kĩ năng cho các em, tôi luôn nung nấu ý tưởng làm thế nào để các em học tập với tinh thần hợp tác, tích cực và chủ động các em sẽ nắm vững được kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào thực tế sản xuất tại gia đình. Xuất phát từ mục đích của đề tài là nâng cao chất lượng của môn học. Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về các giờ thực hành. Tạo điều kiện cho các em học tập tốt nhất và đạt kết quả cao.
	IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Sáng kiến được áp dụng thực tiễn tại trường THCS Ngọc Lương Khối lớp 9 trong năm học 2017-2018.
CHƯƠNG II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
	1. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết môn công nghệ có những đặc thù riêng so với các môn học khác là môn học gắn liền với thực tiễn, với sản xuất. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, người giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nghề nghiệp cho học sinh. Phương pháp chủ yếu trong giảng dạy là kết hợp lý thuyết với thực hành, một mặt củng cố lý thuyết cho học sinh, mặt khác để hình thành những kỹ năng đã được học vào thực tế cuộc sống hàng ngày qua đó gây thêm sự hứng thú cho học sinh đối với môn học góp phần chuẩn bị cho học sinh phân luồng để một bộ phận sẽ vào học các lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp số còn lại sẽ đi vào cuộc sống sản xuất.
Để tăng hiệu quả học tập nhằm rèn luyện kỹ năng, thái độ đúng đắn, khoa học trong lao động, làm việc theo quy trình rèn luyện tác phong công nghiệp thì việc tổ chức một tiết dạy đặc biệt là các tiết thực hành hết sức quan trọng. Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập và hoàn thành sản phẩm thực hành của mình theo đúng quy trình và đạt chất lượng đó là điều trăn trở đối với mỗi giáo viên.
2. GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Sử dụng tốt đồ dùng dạy học:
Môn Công Nghệ là một môn học ứng dụng, gắn liền với kĩ thuật, vì vậy cần có các đồ dùng dạy học để học sinh nghiên cứu lí thuyết, làm thí nghiệm và thực hành. 
Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh hoạ truyền thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, là nội dung nguồn thông tin giúp giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Đồ dùng dạy học bao gồm :
- Tài liệu học tập : các tài liệu học tập như sách giáo khoa, sách giáo viên
- Các phương tiện và tài liệu trực quan: tranh ảnh, mẫu vật
- Các phương tiện kỹ thuật dạy học:
+ Phương tiện nghe nhìn: máy chiếu, máy vi tính 
+ Các phương tiện trực quan khác: bảng phụ cho giáo viên và học sinh
+ Dụng cụ: dụng cụ thực hành như dao, kéo cắt cành, cuốc, xẻng, khay nhựa, kính lúp.
 * Những tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh: vì các đồ dùng dạy học góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh tiếp cận với các sự vật hiện tượng; các đồ dùng dạy học còn là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin. 
- Giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành: Ví dụ như khi quan sát tranh mẫu vật về tác hại của sâu bệnh với cây ăn quả để phân biệt, nhận biết. Khi ở ngoài thực tế nhìn vào mẫu vật quả, lácây bị hại có thể phán đoán được loại sâu hại đã gây ra 
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh: đồ dùng dạy học có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập, tạo ra động cơ học tập cho HS, rèn luyện thái độ tích cực học tập. ví dụ như khi cho HS quan sát hình ảnh các lọ đựng xi rô quả, HS rất hứng thú và háo hức thực hành tự mình hoàn thiện sản phẩm hay khi cho HS quan sát hình ảnh về cây ngũ quả HS rất thích mong muốn được thực hành ghép cành để tạo ra sản phẩm của mình
- Phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách của học sinh: Thông qua các nội dung lí thuyết, thực hành sẽ rèn luyện cho các em khả năng quan sát, tính cần cù, sáng tạo, tác phong làm việc nghiêm túc, đúng quy trình để hoàn thành công việc một cách khoa học.
 Tóm lại : Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học sinh mất ít thời gian và công sức vào tổ chức công việc phụ trong lớp học, dành nhiều thời gian cho các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học.
2.2. Tổ chức thực hành đúng phương pháp và tiến hành theo quy trình hợp lí
Phương pháp dạy học thực hành đặc biệt quan trọng đối với môn Công nghệ bởi lẽ thực hành chiếm 1 tỉ lệ lớn trong chương trình môn học. Mặt khác, một trong những mục tiêu của môn học là hình thành cho học sinh một số kĩ năng cơ bản của nghề trồng cây ăn quả để chuẩn bị cho học sinh học cao hơn như hoặc có thể tham gia lao động khi chưa có điều kiện học tiếp. Qua các bài thực hành sẽ hình thành cho HS một số kĩ năng nào đó để thực hiện thuần thục một công việc hoàn chỉnh theo 1 quy trình riêng không thể tùy tiện, với khoảng thời gian có giới hạn để tạo ra một sản phẩm với chất lượng cần thiết.
- Ví dụ kĩ năng chiết cành là sự thuần thục để hoàn thành công việc nhân giống cây. Nó có quy trình riêng bao gồm các bước như chọn cành chiết, khoanh vỏ, bóc vỏ, cạo sạch lớp vỏ sát phần gỗ, bôi thuốc kích thích, bó bầu. Kết quả sau 30-60 ngày cành chiết sẽ ra rễ. Trình tự quy trình với các bước như vậy không thể tiến hành tùy tiện hoặc đảo ngược.
Để hình thành một kĩ năng, học sinh phải lặp đi lặp lại nhiều lần một số thao tác nào đó. Kĩ năng được hình thành qua các giai đoạn từ không thành thạo đến thành thạo. Do vậy, dạy thực hành được tiến hành theo quy trình hợp lí
* Quy trình dạy thực hành
Để dạy bài thực hành cần tiến hành theo các giai đoạn: Chuẩn bị, thực hiện bài dạy 
Chuẩn bị: Giai đoạn chuẩn bị rất quan trọng nếu chuẩn bị không tốt các điều kiện dạy và học thực hành thì bài thực hành không đạt kết quả như mong muốn. Giai đoạn này gồm các công việc của GV và HS như đồ dùng, nguyên vật liệu, chia nhóm thực hành. Việc chia nhóm thực hành cũng rất quan trọng đối với kết quả của tiết thực hành. Không nên chia nhóm theo sự lựa chọn của học sinh hay theo tổ mà phải chia trong mỗi nhóm phải có cả học sinh yếu và học sinh khá để hỗ trợ lẫn nhau. Giai đoạn này được thực hiện trước khi đến tiết thực hành
Thực hiện bài dạy: được tiến hành theo tiến trình sau
- Hướng dẫn ban đầu gồm các hoạt động: 
+ Nêu rõ mục tiêu của bài học, nội quy và an toàn lao động vệ sinh môi trường. 
+ Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật học sinh chuẩn bị, phân công nơi thực hành.
- Giáo viên trình bày quy trình tiến hành công việc 
+Thao tác làm mẫu : Kỹ năng của học sinh được hình thành theo các bước: Quan sát ,bắt chước và làm theo do vậy thao tác của giáo viên phải đúng quy trình, chuẩn xác 
+Thao tác mẫu xong cần tổng kết và nhắc lại các bước của công việc để học sinh nắm chắc trước khi thực hành 
+Hướng dẫn học sinh các nhóm thực hành 
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổng kết bài học :
+Ý thức thái độ 
+Thao tác, quy trình
+Sản phẩm
Tùy theo đặc điểm bài dạy mà thời gian dành cho các bước các giai đoạn trên có thể khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng cấu trúc này cần chú ý một số vấn đề như các nhiệm vụ của bài không nên quá ôm đồm ,do đó phải xác định nhiệm vụ trọng tâm ,các bài lên lớp không nên lập lại theo một tiến trình quen thuộc như vậy sẽ gò bó ảnh hưởng đến sự sáng tạo của giáo viên và hứng thú của học sinh .
2.4. Tổ chức cho học sinh tham quan các vườn cây ăn quả 
Kế hoạch tổ chức tham quan này sẽ được xây dựng mỗi kì là 1 lần sau một bài thực hành nào đó dưới hình thức là đến nhà bạn chơi. Giáo viên bộ môn sẽ tìm hiểu gia đình các em trong lớp có vườn cây ăn quả, liên hệ với phụ huynh trước sau đó tổ chức cho các em đến tham quan và vận dụng kiến thức đã được học trên lớp vào chính vườn cây đó.
Ví dụ sau khi học xong Bài 5: Thực hành- Chiết cành, giáo viên tổ chức cho học sinh đến vườn cây ăn quả để quan sát và thực hành ngay trên cây. Học sinh rất háo hức muốn được làm và biết được thành quả do chính tay mình làm ra, điều này sẽ kích thích tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức và những kĩ năng giáo viên truyền đạt cho các em ở các tiết học sau.
3. KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG SÁNG KIẾN
Qua một năm áp dụng kinh nghiệm sáng kiến vào các tiết thực hành môn Công nghệ 9 tôi nhận thấy kết quả khả quan như sau:
- Các em yêu thích môn học nhiều hơn.
- Những bài thực hành sau các em tham gia nhiệt tình hơn. Có những bài thực hành các em tham gia thành công tại gia đình như: Bón phân cho cây ăn quả, Làm xi rô quả...
- Điểm kiểm tra của các em được cải thiện rõ rệt, điểm dưới trung bình rất ít.
- Các em có thể ứng dụng kiến thức học được trong môn học vào thực tế sản xuất như nhân giống cây bằng cách chiết cành, giâm cành...
- Phần lớn các em đã có ý thức học tập bộ môn và có phương pháp học tập tốt.
- Cơ bản là các em biết tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến, chủ động phân công nhau chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ thực hành. Các em học sinh đã biết tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm qua đó giáo dục tinh thần đoàn kết cho các em.
Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công dạy môn Công nghệ 9 tôi đã áp dụng trên lớp 9A3 Trường THCS Ngọc Lương, lớp 9A2 tôi không áp dụng,cả 2 lớp đều là lớp đại trà. 
Lớp 9A3 tôi dạy thực hành theo cách phát huy chủ động sáng tạo của học sinh, tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, theo nhóm cho các em chủ động phân chia công việc, tự theo dõi, đánh giá kết quả chéo nhau trong nhóm, cho tham quan vườn cây ăn quả. Kết quả thấy rằng các học sinh trong lớp tự tin hơn trong công việc, chủ động hơn trong các giờ thực hành, học sinh có ý thức hơn do bị bạn theo dõi đánh giá, chất lượng sản phẩm tốt hơn. 
Lớp 9A2 tôi cho học sinh chuẩn bị và thực hành riêng sau đó cho chấm chéo. Giáo viên chấm sản phẩm theo tiêu chuẩn chung do đó học sinh không thể chuẩn bị đầy đủ các nguyên, vật liệu, dụng cụ để thực hành và không cho học sinh tham quan vườn cây ăn quả. Các em lớp 9A2 có kết quả bài kiểm tra kém hơn.
Lớp
Sĩ số
Kết quả của lớp thực nghiệm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A3
28
10
35,7
12
42,9
6
21,4
0
0
Lớp
Sĩ số
Kết quả của lớp đối chứng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A2
30
6
20
14
46,7
8
26.6
2
6.7
0
0
Kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biểu đồ như sau:
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong thực tế giảng dạy các bài thực hành Công nghệ tôi thấy rằng vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Muốn có giờ thực hành thành công thì giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức soạn bài, chuẩn bị công phu các bước lên lớp. Người giáo viên đóng vai trò làm người hướng dẫn các em trong mọi hoạt động để các em chủ động sáng tạo trong các tình huống thực hành thì giờ thực hành sẽ thành công. Giáo viên phải luôn tác động ý thức học tập của cá em, khơi dậy trong các em sự tìm tòi, ham học hỏi,sẵn sàng khám phá khoa học có thế mới đem lại hiệu quả. Trong một giờ thực hành cần chú ý các vấn đề sau:
- Sử dụng tốt đồ dùng dạy học
- Tổ chức thực hành đúng phương pháp, phân chia thời gian hợp lí.
- Đánh giá đúng, nhận xét kịp thời
Ngoài ra cần tổ chức cho học sinh tham quan vườn cây ăn quả 1 lần/kì
2. KIẾN NGHỊ
- Thứ nhất: Các thầy, cô quan tâm động viên học sinh để không còn tâm lí coi môn Công nghệ là môn phụ. Xác định tầm quan trọng của bộ môn sẽ giúp các em có thái độ học tập đúng đắn, nhiệt tình.
- Thứ hai: Nhà trường thiết kế một vườn thực hành trồng các loại cây ăn quả để học sinh thực hành dễ dàng , tạo hứng thú hơn
- Thứ ba: Bổ sung kịp thời các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các tiết thực hành qua từng năm học để tránh hiện tượng thiếu đồ dùng phải dạy chay
- Thứ tư: Tổ chức họp nhóm chuyên môn trong nhà trường và đặc biệt là cụm để góp ý xây dựng bài làm chất lượng môn học ngày càng cao.
	Bằng những kinh nghiệm ít ỏi của mình trong những năm giảng dạy tôi tự đúc rút được một số phương pháp cho bản thân. Dù sao đó cũng là những ý kiến mang tính cá nhân, tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như các quý thầy, cô để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngọc lương, Ngµy 20 tháng10 năm 2018
Xác nhận của nhà trường Người viết sáng kiến
 Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN1
CHƯƠNG II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN..4
1. GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN....4
2. KẾT QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.9
3. KHẢ NĂNG ÁP DUNG, NHÂN RỘNG SÁNG KIẾN.10
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.11

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_thuc_hanh.doc