Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1

 Tôi lên kế hoach cho từng ngày hoạt động và có gắng thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra .

 Sau mỗi chủ đề, sau mỗi ngày hoạt động tôi đều đánh giá trẻ nhằm mục đích đánh giá những diễn biến tâm- sinh lý của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.

 Với việc đi sâu vào GD trẻ phát triển toàn diện các mặt Giáo dục của trẻ ở tất cả các lĩnh vực, mỗi ngày đến trường của trẻ tôi đã giúp trẻ có đầy đủ thể chất năng lực trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý tình cảm, thẩm mĩ giúp trẻ thích ứng với việc học ở phổ thông là tiền đề cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 với những hành trang đầy đủ nhất.

 

doc 17 trang Người đăng hoangphat_259 Lượt xem 15895Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trẻ, tập trung đi sâu vào chuyên đề rèn kĩ năng sống cho trẻ, rèn thói quen trong hoạt động học tập, phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1. Tôi đã nhận ra và sử dụng những biện pháp có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ phổ cập trẻ 5 tuổi chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp “Một vài kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1” bằng một số biện pháp sau:
III. Biện pháp thực hiện:
1. Biện pháp 1: Xây dựng chương trình GDMN mới theo hướng tích hợp kết hợp với Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi để phát triển toàn diện cho trẻ tất cả các lĩnh vực giúp trẻ tự tin khi vào lớp1 .
 Từ năm học 2011-2012 Phòng GD Huyện Đông Sơn thực hiện chỉ đạo Phổ cập GD trẻ em 5 tuổi đại trà trong toàn huyện, trong đó ưu tiên các điều kiện cơ sở vật chất cho lớp 5 tuổi yêu cầu trẻ phải đựoc học chương trình GD mầm non mới cộng với việc thực hiện bộ chuẩn trẻ 5 tuổi đã nhấn mạnh việc phát triển toàn diện cho trẻ và tâm lý sẵn sàng vào lớp 1.
 Từ cơ sở trên mà tôi xác định được nhiệm vụ của người giáo viên mầm non như tôi là phải có kế hoạch thực hiện chương trình GD mầm non 5 tuổi theo hướng tích hợp, kết hợp với Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi làm công cụ hỗ trợ đánh giá trẻ và đề ra mục tiêu phù hợp để trẻ đạt được những mong muốn phát triển trước khi vào lớp 1.
 Đầu tiên, vào đầu năm học, tôi lập cho mình 1 kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình GD mầm non độ tuổi 5-6 cho lớp Lớn của tôi như sau:
A. Đặc điểm tình hình của nhóm lớp:
 Tôi xác định chính xác để nắm rõ đặc điểm tình hình của trường lớp chủ nhiệm, tình hình điều kiện của trẻ ở lớp tôi có đặc điểm gì nổi bật cần phải lưu ý để đề ra mục tiêu chăm sóc trẻ cho phù hợp.
B. Mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ:
 Đây chính là mục tiêu chung cho cả 1 năm học và là mục tiêu phát triển của trẻ 5-6 tuổi chung của chương trình GD mầm non mới của bộ đề ra mà tôi đã lựa chọn sao cho phù hợp với trẻ của mình.
C. Các biện pháp, giải pháp chính:
1. Phân chia các mục tiêu GD theo 5 lĩnh vực:
 Năm nay được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hoá, thực hiện đánh giá chuẩn trẻ em 5 tuổi của Bộ GD&ĐT ban hành. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi gồm 28 chuẩn và 120 chỉ số là một công cụ đắc lực hỗ trợ để tôi thực hiện chương trình Gd mầm non mới, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi. Tôi dựa vào “Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi”cùng với các mục tiêu GD trẻ theo các chủ đề lớn trong năm để lựa chọn và phân chia các mục tiêu giáo dục cho phù hợp với 5 lĩnh vực phát triển đó là: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ.
2. Kế hoạch phân phối chương trình:
 Sau khi lựa chọn Mục tiêu giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh chủ nhiệm, tôi lên kế hoạch phân phối chương trình theo chỉ đạo của Hiệu phó chuyên môn, gồm các chủ đề lớn đó là: Trường mầm non thân yêu, gia đình bé, ngành nghề bé thích, những con vật đáng yêu, tết - mùa xuân,thế giới thực vật, an toàn giao thông, nước mùa hè, quê hương đất nước- Bác Hố, trường tiểu học. 
 Trẻ của tôi năm nay vào lớp 1 nên ở tháng cuối cùng của năm học tôi xây dựng thêm chủ đề “Trường tiểu học” cho trẻ tìm hiểu về môi trường, bạn bè, cô giáo, đồ dùng ở tiểu học cho trẻ làm quen. từ đó trẻ có thêm những hiểu biết về Trưòng tiểu học trẻ sẽ khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường sau này. 
3. Các biện pháp chính để đạt được mục tiêu giáo dục.
 Đây là những biện pháp chính trong năm học để tôi nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 
4. Kế hoạch thực hiện chủ đề của tôi đựơc xây dựng như sau:
4.1. Mục tiêu
 Dựa vào mục tiêu chung của trẻ 5-6 tuổi của chương trình GD mầm non mới (5 mục tiêu: thể chất , trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ) và lựa chọn các chỉ số trong Bộ chuẩn trẻ em 5 tuổi gồm 4 lĩnh vực: phát triển thể chất (6 chuẩn, 26 chỉ số), phát triển nhận thức(9 chuẩn, 29 chỉ số),phát triển ngôn ngữ(6 chuẩn, 31 chỉ số) và phát triển tình cảm xã hội(6 chuẩn, 34 chỉ số). Tôi lựa chọn 120 chỉ số trong bộ chuẩn để thực hiện trong các chủ đề của năm học và phân bổ vào 9 chủ đề của năm học sao cho phù hợp nhất với điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm của lớp tôi . Song song với nhiệm vụ đó tôi xác định nội dung và hoạt động GD dựa vào mục tiêu giáo dục cụ thể trong chương trình GD Mầm non của độ tuổi 5-6 Tuổi tương ứng với mục tiêu( là các chỉ số trong bộ chuẩn ) để thực hiện ND và hoạt động cụ thể của từng chủ đề như sau:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GD TRẺ EM 5 TUỔI THEO BỘ CHUẨN
LỚP MẪU GIÁO LỚN B - TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG ANH
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
Chỉ số
Mục tiêu giáo dục cụ thể(chỉ số)
Nội dung giáo dục
(trong chương trình)
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển thể chất
6
Tô màu kín không chườm ra ngoài đường viền các hình vẽ
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay
- Tô, đồ theo nét
- Chơi ở góc xây dưng lắp ghép trường mầm non của bé, ghép hàng rào, cầu trượt, đu quay
- Tập tô chữ O, Ô, Ơ
- Chơi xếp hình ngôi nhà bằng sỏi
15
Biết rửa tay bằng xà phòng trứoc khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Tập luyện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng
- Thực hiện lao động tự phục vụ bản thân: rửa mặt, rửa tay, kê bàn ghế
- Rửa tay trước khi ăn cơm, rửa tay sau khi đi vệ sinh, rửa tay sau khi chơi tay bẩn
16
Tự rửa mặt, chải răng hằng ngày
- Tập luyện kĩ năng đánh răng, lau mặt
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ
-Thực hiện vệ sinh thường xuyên đánh răng sau khi ăn, lau mặt sau khi ngủ dậy và sau khi ăn.
- Trò chuyện cùng cô và bạn về những việc cần làm để tăng cường sức khoẻ trong giờ đòn trẻ
( đây chỉ là ví dụ nhỏ của 1 lĩnh vực phát triển thể chất)
4.2. Kế hoạch thực hiện nề nếp thói quen
 Kế hoạch này tôi thực hiện và đánh giá theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề tôi có kế hoach giúp trẻ có nề nếp thói quen trong học tập, nề nếp thói quen khi vui chơi, nề nếp thói quen trong ăn ngủ, nề nếp thói quen vệ sinh, kĩ năng lao động tự phục vụ.
 Tôi nhận thấy rằng việc thực hiện những thói quen này là yếu tố rất quan trọng giúp cho hành trang bước vào phổ thông của trẻ thêm đầy đủ và tự tin hơn. Bởi với các thói quen nề nếp của tôi đặt ra luôn khuyến khích thẻ tự lập và hỗ trợ kĩ năng học tập cũng như kĩ năng thích ứng với môi trường học tập sau này như sự chủ động, tự tin, dễ hoà nhập cùng bạn bè, thích thú đến trường...
4.3. Mạng nội dung
4.4.Mạng hoạt động
 Với những nội dung này tôi thực hiện theo chủ đề của chương trình GD mầm non mới tập trung theo từng chủ đề tôi xây dựng mạng nội dung phù hợp , bám sát vào mục tiêu chung của chủ đề để thực hiện nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện đầy đủ ở các nội dung học tập có chủ đích, hoạt động vui chơi của trẻ .
5. Kế hoạch thực hiện nhánh.
 Tôi xây dựng và thực hiện như sau
5.1. Mục tiêu
 Dựa vào mục tiêu chung của chủ đề lớn tôi lựa chọn 1 số chỉ số trong 120 chỉ số trong “Bộ chuẩn”phù hợp với hoạt động vui chơi hoạt động học tập được xây dựng từ mạng ND, mạng HĐ và lấy 5 mặt phát triển của trẻ làm mục tiêu cho kế họach GD của mình.
 Sau đó:
5.2. Xây dựng nội dung hoạt động tuần 
 Đây là nội dung chi tiết cho 1 tuần 5 ngày đến trường hoạt động của trẻ .
5.3. Tổ chức các hoạt động.
Gồm : Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt dộng vui chơi.
6. Kế hoạch hoạt động 1 ngày.
 Tôi lên kế hoach cho từng ngày hoạt động và có gắng thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra .
 Sau mỗi chủ đề, sau mỗi ngày hoạt động tôi đều đánh giá trẻ nhằm mục đích đánh giá những diễn biến tâm- sinh lý của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ.
 Với việc đi sâu vào GD trẻ phát triển toàn diện các mặt Giáo dục của trẻ ở tất cả các lĩnh vực, mỗi ngày đến trường của trẻ tôi đã giúp trẻ có đầy đủ thể chất năng lực trí tuệ, ngôn ngữ, tâm lý tình cảm, thẩm mĩ giúp trẻ thích ứng với việc học ở phổ thông là tiền đề cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1 với những hành trang đầy đủ nhất.
2.Biện pháp 2: Chú trọng tới chuyên đề dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả phát triển thể chất cho trẻ.
 Ở trường mầm non việc giáo dục phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động của cơ thể và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên và nó chính là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ vững vàng bước vào lớp 1.
 Hiểu được vấn đề quan trọng này ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu trẻ qua sổ theo dõi SK của trẻ, tôi cân đo chấm biểu đồ cho trẻ để nắm bắt được tỷ lệ SDD, thừa cân của trẻ để có biện pháp tích cực nhất để giúp trẻ có được sức khỏe tốt, dẻo dai trong các hoạt động học và vui chơi trong ngày.
 Sau khi đã nắm được số trẻ thiếu cân của lớp tôi là 4/33 chiếm 12% với tỷ lệ này là một bài toán khó so với điều kiện phổ cập trẻ 5 tuổi ở vùng nông thôn như xã Đông Anh chúng tôi, tỷ lệ trẻ thấp còi của lớp tôi cũng không nhỏ là 3/33 chiếm 9 %. Với số trẻ SDD cao như lớp tôi đầu năm như vậy tôi không khỏi băn khoăn, tôi trao đổi ngay với phụ huynh có trẻ SDD và động viên gia đình trẻ cho trẻ ăn bổ xung thêm các bữa phụ xen kẽ vào các bữa ăn chính ở nhà còn ở trường tôi động viên gia đình mang thêm sữa cho trẻ đến trường tôi sẽ giúp cho trẻ uống thêm sau mỗi bữa ăn chính. Trong mỗi bữa ăn ở trường tôi động viên trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất cơm của mình, đồng thời chú ý đến những trẻ SDD kém ăn giúp trẻ ăn ngon, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe. 
 Đồng thời với việc chăm sóc bữa ăn hằng ngày cho trẻ tôi còn chú trọng đến việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ giúp trẻ hiểu biết về thực phẩm, lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe. Ở lớp tôi rèn cho trẻ thói quen vệ sinh rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, việc làm đó giúp cho trẻ lớp tôi khỏe mạnh hơn không bị các bệnh về tiêu hóa, hô hấp trẻ đi học thường xuyên và sức khỏe tăng lên , dù mùa đông có kéo dài 5-6 tháng nhưng những tháng đó lớp tôi vẫn duy trì sỉ số lớp đạt 95 đến 96% cũng vì điều đó mà chất lượng học tập của lớp tôi được nâng lên rõ rệt.
 Song song với nhiệm vụ giáo dục dinh dưỡng thì nhiệm vụ phát triển các vận động của cơ thể giúp trẻ phát triển cân đối tôi cũng rất coi trọng. Tôi thực hiện cho trẻ tập thể dục sáng thường xuyên lồng ghép các bài tập Erobic vào BTPT chung giúp trẻ rất hứng thú và qua đó trẻ có cơ thể khỏe mạnh phát triển. Hiện nay các khối lớp của trường chúng tôi nói chung và lớp tôi nói riêng tập thể dục sáng kết hợp với chuyên đề Erobic đã trở thành thói quen vào mỗi buổi sáng. Lưu ý rằng mỗi chủ đề chủ điểm chúng tôi lại thay đổi các bài hát vận động để phù hợp với nội dung chương trình đang thực hiện. Như vậy trong chương trình học của trẻ có sự đan cài nhiều hình thức nhiều nội dung mà vẫn gây được sự hấp dẫn và hiệu quả thực hiện lại cao.
 Bằng việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ của trẻ sau mỗi giai đoạn tôi cảm thấy trẻ lớp tôi khỏe mạnh hơn, nhiều trẻ tăng cân, và có 2 trẻ SDD đã lên cân và chỉ số cân nặng vựơt lên ở mức BT, 1 thấp còi trẻ lớp tôi cũng cao hơn và vượt lên ở mức BT
3.Biện pháp 3: Mở rộng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với đọc , viết và làm quen với 29 chữ cái Tiếng Việt
 Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo là lứa tuổi khởi đầu làm quen với chữ viết là cho trẻ làm quen với việc học đọc, học viết rất quan trọng đối với trẻ. Nếu ở mẫu giáo trẻ không nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết thì vào lớp 1 trẻ sẽ không tự tin và lúng túng cho nên phải tập cho trẻ nắm vững 29 chữ cái và học đọc, học viết để tạo tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
 Cho nên yêu cầu trẻ phải nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt, là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chính vì thế đây cũng là chuyên đề trọng tâm của những năm trước và vẫn đựoc duy trì trong nội dung chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
 Để giúp trẻ làm quen với việc đọc - viết 29 chữ cái Tiếng Việt trong trường mầm non tôi dạy trẻ những nội dung và hình thức tổ chức như sau:
* Chuẩn bị cho việc học đọc
+ Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động học có chủ đích( làm quen với chữ cái, Tập tô) theo chương trình giáo dục mầm non. Trẻ biết gọi tên, nhận dạng đặc điểm chữ cái tô và tập viết các chữ cái. Thông qua giờ làm quen với chữ cái trẻ nhận biết chữ cái thông qua việc đọc theo cô và tri giác âm thanh, nhận biết các đặc điểm của chữ in hoa, in thường, viết thường, trẻ biết cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra chữ cái trong các từ đã học, làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua đó cho trẻ làm quen với các vị trí của các âm trong từ, trẻ biết các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết; cách ngồi, viết, cách cầm bút, mở sách, đọcLuyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung, lắng nghe, yêu cầu những kỹ năng; nghe, nói (tiếp nhận, viết, biểu lộ), mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ.
+ Cho trẻ Làm quen cách đọc các từ, câu đơn giản như hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong bảng danh sách lớp, tên của các bạn đi học bạn nghỉ học trong bảng “ Bé đến trường, bé ở nhà” gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, góc sách, tên trẻ trong nhãn vở .), nhận biết và viết tên của bản thân trong các loại đồ dùng cá nhân(tên dép của trẻ, khăn mặt , cốc, túi hồ sơ cá nhân của trẻ, tên trẻ trong nhãn vở)
+ Để chuẩn bị cho việc học đọc của trẻ được tốt tôi rất chú trọng trong các giờ thơ, kể chuyện để rèn cho trẻ cách đọc hay chính xác các từ, biết cách ngừng nghỉ tạo ngữ điệu, giọng của nhân vật và thông qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+ Tôi còn thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ cách cầm sách đúng, dạy trẻ đọc sách từ trên xuống dưới từ trái qua phải. Tôi thường dạy trẻ trong hoạt động chơi ở góc sách hay trong các giờ như dạo chơi ngoài trời, trước giờ ăn.Khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được những kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ sách. Tôi lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ở ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Từ việc đọc sách trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, mong muốn được đọc truyện.
+ Cũng thông qua việc đọc sách trẻ khám phá được các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau nhận biết các mẫu chữ in hoa, in thường, viết thường, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.
* Chuẩn bị cho việc học viết
+ Tôi thường xuyên tổ chức, lên kế hoạch các hoạt động tập tô, tập vẽ trong các nội dung của hoạt động học có chủ đích giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ viết tiếng Việt, cũng từ đó tôi luyện đựơc cho trẻ cách cầm bút đúng, cầm sách đúng, cách mở sách , tư thế ngồi đúngvà biết cách đưa nét tạo thành chữ viết.
+ Mặt khác khi cho trẻ vui chơi tôi chú ý đến các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đíchKhi trẻ chơi ở góc phân vai làm bác sĩ tôi thường chuẩn bị giấy bút cho trẻ để trẻ dùng để viết ghi tên bệnh nhân, ghi thuốc cho bệnh nhân, góc bán hàng trẻ dùng bút dể ghi tên tên các mặt hàng, góc khám phá khoa học trẻ ghi lại các kết quả nghiên cứu.đối với trẻ việc viết như thế chỉ là một vài chữ , vài nét bút không rõ chữ nhưng đó chính là những hứng thú đầu tiên về chữ mà trẻ được thực hành trong quá trình chơi bắt chứơc hành động của người lớn
+Tôi cũng chú ý đến tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé dán, in hình, vò giấy, đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn thiện bức tranh, làm các tấm thiệp chúc mừng với nội dung về các ngày hội ngày lễ. Từ đó tôi luyện được sự khéo léo cho trẻ và cũng kết hợp đựơc những dòng chữ tên đề tài của tranh và tên tác giả, tôi khuyến khích trẻ khi vẽ xong bài của mình thì kí tên mình vào góc trái của bức tranh để ghi lại sản phẩm sau đó mới treo tranh trẻ lên. Tôi quan sát thấy trẻ rất hứng thú với việc kí tên sau mỗi lần hoàn thành xong sản phẩm. 
 Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng mà tôi thực hiện cho trẻ làm quen với chữ viết đó là tạo môi trường chữ viết trong lớp phong phú để trẻ được “sống trong chữ viết” và giúp trẻ làm quen chữ với chữ cái một cách tự nhiên. Đó là các góc chơi trong lớp như góc sách, góc thư viện, ở những góc chơi này tôi chọn các loại sách báo và vật liệu như sau:
+ Tranh ảnh về thế giới xung quanh như: bạn bè,người thân trong gia đình, nghề nghiệp, thế giới động vật, thế giới thực vật, dưới các tranh ảnh đó tôi lựa chọn nội dung tranh và ghi lại bằng chữ viết thường của mình hoặc tôi đánh máy làm chữ in thường cho trẻ tìm hiểu và quan sát, nội dung những chữ đó tôi viết to rõ ràng để trẻ dễ nhận biết.
+Tôi tìm và bố trí ở góc thư viện của trẻ những loại sách, tranh truyện với các loại giấy bìa tốt, bền, ít trang, nội dung đơn giản, màu sắc đẹp, chữ to,các bài thơ ngắn, các câu chuyện có nội dung lặp đi lặp lại để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.
+ Ở góc sách của trẻ tôi cũng không quên đặt các dụng cụ để trẻ có thể làm sách như: kéo, hồ, giấy, bấm giấy, kim bấm, băng keo, bìa 
+ Tại góc sách ở lớp, tôi còn trang bị thêm cho trẻ sách tập tô, vở, giấy để trẻ tự do tập viết khi có ý thích
 Cứ như thế mỗi ngày một ít, trẻ ở lớp tôi dần dần biết các chữ cái, các từ. Những sản phẩm của trẻ tôi hướng dẫn trẻ cất cẩn thận tạo cho trẻ cần phải trân trọng và giữ gìn nó để từ đó giúp trẻ hứng thú khi tạo ra các sản phẩm.
+ Khi dạy trẻ theo các chủ đề tôi thường dán tên của bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố, ca dao lên tường cho trẻ đọc.
+ Tôi còn tạo môi trường chữ viết trong lớp tôi rất phong phú như sau: một số kệ, đồ dùng đồ chơi trong lớp, các biểu bảng ở lớp tôi sử dụng mẫu chữ viết thường cho trẻ nhận biết như: 
 Các tên của góc chơi trong lớp,tôi dùng mẫu chữ viết thường để ghi, tôi cố gắng viết chữ đẹp đúng mẫu chữ to rõ ràng các tên góc cho trẻ dễ quan sát và phát hiện.
 Các loại đồ chơi lắp ráp, đồ chơi xây dựng, đồ dùng trong gia đình như chảo, nồi, chén, dĩa,tôi đều ghi tên ở phía dưới cho trẻ nhận biết và cầm lên để đọc. 
 Tôi làm bảng biểu “Một ngày ở trường của bé” tôi kết hợp vừa có chữ vừa có hình ảnh để trẻ dễ hiểu.
 Hay như bảng Lịch “Hôm nay là thứ mấy” trẻ có thể gắn số thứ tự, ngày, tháng, năm,
 Hoặc ở bảng “Ai đi học, ai ở nhà” trẻ sẽ gắn ký hiệu và tên bạn đi học bạn nghỉ học hôm nay
 Hoặc bảng “Thời tiết hôm nay thế nào” trẻ sẽ dùng hình ảnh kèm từ để ghi lại trên bảng mưa, nắng, nóng, lạnh, mát mẻ,
 Như vậy việc làm quen với hoạt động đọc, viết, nhận biết 29 chữ cái ở trường mầm non luôn gắn với hoạt động vui chơi của trẻ . Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 thì nhiệm vụ của nguời giáo viên mầm non chính là chuẩn bị cho trẻ các điều kiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, làm quen với 29 chữ cái và một số kĩ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
4. Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh cùng chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
 Mấy năm về trước ở vùng nông thôn như nhiều xã trong huyện Đông Sơn nói chung và Đông Anh nói riêng nhiều hộ gia đình còn nghèo, nhiều phụ huynh lại có quan niệm học mẫu giáo phải đóng tiền học phí, cứ để con ở nhà đến 6 tuổi thì cho con ra lớp 1 mà không cần phải chuẩn bị tâm thế gì cả, không cần biết đến sức khoẻ trẻ là gì, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ vào lớp 1 có kết quả học tập không được như mong đợi.
 Vài năm trở lại đây khi kinh tế phát triển hiện tượng một số phụ huynh mới đầu năm lớp Lớn đã nôn nóng cho con học chữ hoặc chiều xin rước con sớm để đưa đến cô giáo lớp 1 dạy chữ hay có nơi đến học kỳ 2 đã cho trẻ nghỉ học để đến học với giáo viên tiểu học mà bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này, ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi tuổi thơ trong sáng được “ học bằng chơi, chơi mà học” ở trẻ. Không những thế điều đó còn làm giảm đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm tỉ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu g

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kn_2012_1_1653.doc