Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học ở trường Mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học ở trường Mẫu giáo

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí quan

trọng trong xã hội.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo viên mầm non là người thầy đầu

tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai.

Có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ được tổ chức kiểu này hay kiểu

khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt

đầu trong quá trình học nói. Chính vì vậy hoạt động làm quen với văn học giúp

trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ tìm hiểu về thế giới xung quanh, góp phần

không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm, suy nghĩ

của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú

Ví dụ: Như những vui buồn khi đọc tác phẩm văn học dẫn đến những biểu hiện

khóc cười của người đọc từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của các tác phẩm văn

học đã có một sức mạnh kỳ diệu. nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vấn đề

cảm thụ và hiểu tác phẩm văn học mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn

chế, vốn kinh nghiệm chưa cao. Trẻ em chưa thể hiểu được ý nghĩa tìm ẩn trong

mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích được nghe người lớn kể chuyện, thích

đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của

việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ

là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn

học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con

người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó

là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn

học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí

tưởng tượng, cũng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi- Cuộc sống. Không

những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ,

truyền cho các cháu vẽ đẹp truyền thống của cha ông, lòng nhân ái thuỷ chung

tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc

quan, yêu đời.

 

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 931Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm dạy trẻ làm quen văn học ở trường Mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY TRẺ LÀM QUEN VĂN HỌC 
Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí quan
trọng trong xã hội.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân giáo viên mầm non là người thầy đầu
tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai.
Có điều tuỳ theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ được tổ chức kiểu này hay kiểu
khác. Tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mẫu giáo trẻ mới bắt
đầu trong quá trình học nói. Chính vì vậy hoạt động làm quen với văn học giúp
trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ tìm hiểu về thế giới xung quanh, góp phần
không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện về thái độ tình cảm, suy nghĩ
của con người khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học rất đa dạng và phong phú
Ví dụ: Như những vui buồn khi đọc tác phẩm văn học dẫn đến những biểu hiện
khóc cười của người đọc từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của các tác phẩm văn
học đã có một sức mạnh kỳ diệu. nhưng đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo vấn đề
cảm thụ và hiểu tác phẩm văn học mới chỉ là bước đầu vì tư duy của trẻ còn hạn
chế, vốn kinh nghiệm chưa cao. Trẻ em chưa thể hiểu được ý nghĩa tìm ẩn trong
mỗi câu chuyện thế nhưng trẻ rất thích được nghe người lớn kể chuyện, thích
đọc thơ hoặc những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi. Mục đích của
việc cho trẻ làm quen văn học là giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ
là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn
học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con
người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó
là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn
học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí
tưởng tượng, cũng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi- Cuộc sống. Không
những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ,
truyền cho các cháu vẽ đẹp truyền thống của cha ông, lòng nhân ái thuỷ chung
tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc
quan, yêu đời.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Năm nay tôi được nhận dạy lớp Mẫu giáo nhỡ Thôn Mậu Lâm tỉ lệ trẻ
chưa được học mẫu giáo bé rất cao 85%. Đa số cháu còn khóc nhè trên lớp. Điều
đó đối với tôi không quan trọng nhưng quan trọng là trẻ rất hạn chế về ngôn
ngữ. Thời gian đầu tôi nhận thấy trẻ hay nói trổng, trả lời câu cụt, đa số trẻ dùng
từ không đúng từ. Sử dụng câu chưa đúng với ý nghĩa trong câu. Tôi bỗng nghĩ
2
để trẻ dễ giao tiếp và lĩnh hội kiến thức tốt cần phải giúp trẻ hình thành và phát
triển ngôn ngữ ngay từ tuổi mẫu giáo, để trẻ hiểu vấn đề qua lời nói của người 
khác và biết diễn đạt vấn đề qua lời nói của mình. Đó là một điều cần thiết
nhưng không phải là dễ.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên, tu duy của
trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có
kinh nghiệm. Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và trong
giờ học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ lĩnh hội kiến thức được
dễ dàng.
1. Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi:
Vào buổi sáng đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, ngoài công việc nhắc trẻ
chào ba mẹ, giữ vệ sinh tôi thường hay trò chuyện với trẻ theo chủ điểm của
chương trình học.
Ví dụ: Chủ điểm một số ngành nghề. Tôi trò chuyện với trẻ về gia đình
có bao nhiêu người bố mẹ con làm nghề gì, anh chị làm nghề gì, làm ở đâu, làm
ra những sản phẩm gì, hoặc trò chuyện với trẻ về công việc của một số ngành
nghề trong xã hội, ích lợi của công việc đó, nghề đó làm ra những sản phẩm gì,
con lớn lên thích làm nghề gì... Tôi cảm thấy có tác dụng rất lớn đối với trẻ.
Trong lúc trò chuyện cô đã cung cấp cho trẻ nhiều vốn từ giúp trẻ hiểu nghĩa của
câu, nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc. Không những trẻ còn tìm hiểu về thế giới
xung quanh làm quen với kiến thức mới, giúp trẻ bước vào tiết học một cách dễ
dàng. Vì vậy trong lúc trò chuyện với trẻ cô phải nói rõ ràng, chính xác, ngắn
gọn, đủ nghĩa giúp trẻ học nói tốt hơn. Qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy các
cháu mạnh dạn hồn nhiên rất thích trò chuyện với người lớn. Đặc biệt có một
vốn từ rất đáng kể.
2. Làm quen văn học qua các giờ học khác:
Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen văn học có thể
là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa được học. 
Ví dụ: Giờ học: Tìm hiểu về môi trường xung quanh chủ điểm gia đình 
" Gia đình của bé". Cô trò chuyện với trẻ về gia đình, gia đình con có những ai,
có bao nhiêu người, thuộc gia đình đông con hay ít con, gia đình lớn hay gia
đình nhỏ. Trong giờ học cô nên giáo dục trẻ thương yêu những người trong gia
đình, giúp đỡ bố mẹ, ông bà. Cho trẻ đọc thơ " Thương ông, giúp mẹ "...Hoặc
dạy trẻ "Làm chú bộ đội" .Có thể tích hợp vào văn học cung cấp vốn từ cho trẻ
qua việc cô trò chuyện với trẻ về chú đội đưa vào bài thơ " Chú bộ đội hành
quân trong mưa"... Qua các giờ học khác ta tích hợp cho trẻ làm quen văn học
vào những lúc trò chuyện với trẻ theo đề tài đưa vào thơ chuyện, đồng dao vào
giờ học. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm hiểu về xung
3
quanh. Hình thành cho trẻ tình cảm đối với con người, cuộc sống, giúp cho các
giờ học sinh động, hấp dẫn tránh sự nhàm chán vào giờ học giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức dễ dàng.
3. Làm quen văn học trên giờ hoạt động chính:
Do đặt điểm của lứa tuổi nên giáo dục học sinh mẫu giáo cần tiến hành
theo phương châm " Học mà chơi, chơi mà học" theo chương trình đổi mới hình
thức dạy học.
Vào đầu giờ học cô trò chuyện với trẻ theo nội dung đề tài hoặc cho trẻ đi
tham quan mô hình, tranh ảnh đồng thời trò chuyện theo nội dung bức tranh để
dẫn dắt trẻ đến nội dung tác phẩm văn học. Khi trò chuyện cô cần sử dụng từ
tượng thanh, tượng hình, các từ láy hoặc có thể gợi hỏi để trẻ nói cảm xúc của
mình qua bài thơ, câu chuyện. Có thể tích hợp qua một số môn học khác: Toán-
Khám phá khoa học- giáo dục âm nhạc... Một cách nhẹ nhàng thoáng qua để giờ
học sinh động phong phú, sau đó cô giới thiệu bài thơ hoặc câu chuyện sắp học.
- Cô đọc hoặc kể diễn cảm câu chuyện bài thơ một hai lần, giúp trẻ cảm
nhận âm điệu, cảnh đẹp nội dung bài thơ câu chuyện.
- Sau đó giảng nội dung bài thơ cho trẻ hiểu rồi cô kể trích dẫn làm rõ
những ý chính trong bài thơ, câu chuyện, giảng một vài từ khó trong bài thơ câu
chuyện, giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và cung cấp vốn từ cho trẻ.
- Tiếp đến đàm thoại theo nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ hiểu nội
dung và nhớ trình tự nội dung, phân biệt các nhân vật trong chuyện nhớ lại trình
tự chuyện đặc biệt là để trẻ tự do giao lưu với cô hoặc thảo luận với nhau về các
nhân vật trong chuyện.
- Bây giờ cô mới cho trẻ đọc thơ cùng cô hoặc kể chuyện khi trẻ đọc thơ
cô cần chú ý sữa sai khi trẻ phát âm cách ngắt nhịp thơ cho trẻ thi đua với nhau
nhằm giúp trẻ thi đua học tốt.
- Sau đó cho trẻ đọc thơ hoặc kể chuyện theo tranh có thể cô viết nội dung
bài thơ câu chuyện dưới bức tranh để trẻ có thể kể theo ngôn ngữ của trẻ để trẻ
khắc sâu qua tranh vẽ.
- Có câu chuyện cô cho trẻ đóng kịch theo nội dung chuyện trẻ tự phân
các vai đóng kịch. Nhằm giúp trẻ nhớ lại trình tự chuyện có thể trẻ thể hiện bằng
ngôn ngữ vì đóng kịch là một hình thức để phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ
và giáo dục tinh thần tập thể cho trẻ. Qua đóng kịch trẻ truyền lại được nội dung
chuyện làm sống lại tâm trạng hành động ngôn ngữ của các nhân vật trong
chuyện đồng thời thể hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với các nhân vật.
- Kết thúc giờ học cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ có nội dung phù hợp với
nội dung bài thơ, câu chuyện đang học.
- Trẻ làm tranh chuyện, cắt dán tranh để trẻ nhớ lại trình tự nội dung câu
chuyện.
4
Kinh nghiệm qua việc dạy trẻ tôi nhận thấy: Muốn cho trẻ cảm thụ tốt âm
điệu, nhịp điệu bài thơ khi đọc mẫu cho trẻ nghe cô nên đọc thật êm dịu, nhẹ
nhàng, chú ý ngắt nhịp, đọc nhấn mạnh vào các từ mang tính nhịp điệu hoặc khi
kể chuyện trẻ nghe cô kể phải diễn cảm, thể hiện giọng nói điệu bộ,cử chỉ từng
nhân vật trong truyện.
 Những bài đồng dao,ca dao có thể cô ngâm cho trẻ nghe. Trong một hoạt
động chung làm quen với văn học cần đảm bảo các nội dung : thay đổi các hình
thức giới thiệu, cô kể chuyện hoặc đọc thơ hay, Kết thúc cho trẻ chơi một trò
chơi nhẹ có nội dung phù hợp,trong một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ
được chơi với cô,được gần gũi trò chuyện cùng cô để trẻ thoải mái không gò bó
trẻ. Về đội hình không cứng nhắc mà thay đổi liên tục nhiều đội hình khác nhau
trong một giờ học để trẻ thoải mái, nhanh nhẹn.
 Trong một giờ học cô nên tuyên dương lớp kiệp thời những trẻ đọc thơ,
kể chuyện hay, đóng kịch tốt để khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không
chê trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối vơi những trẻ thực hiện chưa đúng. Việc dạy học
phụ thuộc vào việc giáo dục.Do đó nội dung các bài dạy không chỉ đôn thuần là
một nội dung cần dạy cho trẻ, mà còn là một phương tiện giáo dục,. Vì vậy tôi
luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có có hoạt động
không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng với bạm để có
hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạm bè .
 4. Làm quen văn học thông qua giờ hoạt động góc :
 Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể thuộc được câu chuyện
hoặc thuộc bài thơ, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dể nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ
làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và hoạt động góc. Gìờ hoạt động góc trẻ
được tham gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn, có thể chơi trò chơi :" cô giáo " ở
góc phân vai, một cháu làm cô giáo dạy cháu đọc thơ hoặc kể chuyện giúp trẻ
nhớ lại trình tự chuyện hoặc cũng cố những bài thơ đã được học .
 Ví dụ : Chơi về chủ điểm : " Trường Mầm non " thì cháu ở góc phân vai
trò chơi " Cô giáo " dạy cháu đọc thơ :" Cô giáo của em ", "Trường em "... Hoặc
trẻ được chơi ở góc học tập xem sách, truyện tranh chữ to, tạo cho trẻ cảm giác
là trẻ có thể đọc được quyển truyện đó hoặc có kể biết rằng quyển truyện đó nói
về cái gì? trẻ có thể dựa vào tranh để khám phá ra các nhân vật, khám phá nghĩa
của từ của câu, hoặc trẻ có thể tự vẽ, cắt dán tập làm sách, truyện tranh theo chủ
điểm. Tôi nhận thấy qua giờ họat động góc trẻ mạnh dạn, thích giao tiếp và phát
triển nhiều vốn từ, cũng cố lại những kiến thức đã học. Đặc biệt là trẻ rất thích
tự lập trong lúc tự làm sách truyện tranh,phấn khởi và rất thích tham gia chơi ở
góc này .
 5. Làm quen văn học thông qua góc Phát triển ngôn ngữ .
 Trong lớp tôi có làm một góc gọi là góc phát triển ngôn ngữ. Vào lúc
chiều tôi dành thời gian tôi đưa các cháu chơi ở góc này, cô đọc tranh truyện,
thơ cho trẻ nghe, trước khi đọc tôi trao đổi với trẻ về nội dung quyển truyện
5
tranh, thơ, gợi ý nội dung qua trang bìa nói tên truyện, tên bài thơ, miêu tả hình
ảnh của từng trang, tôi chỉ noí về tranh minh hoạ về nội dung câu chuyện bài thơ
được thể hiện trong tranh như thế nào. Sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung câu
chuyện và giúp trẻ hiểu rõ về câu chuyện, thơ.Qua việc thực hiện hoạt động chơi
ở góc này trẻ tạo thành thói quen rất thích tham gia chơi cùng cô.
 6. Làm quen văn học thông qua các ngày hội, ngày lễ :
 Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần cho trẻ Làm quen với
văn học, trong đó có hát múa đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, có chuẩn bị mũ các
con vật, hoa văn nghệ ... Nhận thấy trẻ rất thích đến buổi chiều cuối tuần, giống
như trẻ được chơi thoải mái, được nghỉ sau một tuần học, thế nào trẻ vẫn có
học,cũng cố lại kiến thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Cứ vài
tháng tôi lại tổ chức hội thi " Bé kể chuyện, đọc thơ hay " có nhận xét và có quà
cho những cháu đạt giải. Trong hội thi có mời đông đảo phụ huynh của lớp tham
dự. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình,
có tác dụng rất lớn đến việc đưa con tới lớp Mẫu giáo. Để phụ huynh có hướng
phát huy năng khiếu ở trẻ, trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham
gia vào hoạt động, thích được biểu diễn và say mê khi biểu diễn .
 Trong các ngày hội, ngày lễ tôi hay bàn bạc với nhà trường nên dành
nhiều thời gian cho các cháu được tham gia kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch. Đó
cũng là một hình thức tuyên truyền ngành học rất lớn, trẻ rất thích tự làm và
được khen giúp trẻ phát triển về trí tuệ, nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người
và cảm nhận được vẽ đẹp,cái hay của văn học .
 Qua việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học. Lớp tôi chất
lượng về môn Làm quen năn học tăng lên khá rõ, Các cháu rất thích học bộ môn
này,rất mạnh dạn khi giao tiếp, thích trò chuyện cùng người lớn và đặc biệt rất
thích tham gia vào hoạt động không chỉ có làm quen văn học .
V. Kết quả nghiên cứu :
 Làm quen học đối với các cháu Mẫu giáo là một vấn đề thiết thực mới
là khó. Nhưng chúng ta biết rằng văn học là kho kinh nghiệm quý báu về
phương diện, nó là nơi lưu trữ truyền thống dân tộc. Trẻ em làm quen với văn
học ngay từ những bài hát ru đầu tiên mà trẻ em ghi nhận qua lời ru à ơi của mẹ.
Rồi trẻ được làm quen với bài thơ, câu đố, những câu chuyện lôi cuốn các cháu
vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhận thức. Từ đó mà chất lượng lớp tôi
tăng lên rất đáng kể. Đến nay cháu đọc thơ, kể chuyện, chất lượng rất cao đạt từ
80-85%. Tôi rất tự hào và phấn khởi, không những các cháu đọc thuộc những
bài thơ, đồng dao, câu chuyện mà còn rất hồn nhiên, mạnh dạn mê say khi biểu
diễn trẻ mạnh dạn khi giao tiếp những câu nói của trẻ đã khác đi rất nhiều so
sánh đầu năm, trẻ đã nói trọn câu, biết dùng từ ngoài sự tưởng tượng .
VI. Kết luận :
 Đúng vậy giáo dục Mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự phát
triển của xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy công
6
tác giáo dục Mầm Non phải được tiến hành một cách khoa học có mục đích có
hệ thống nhằm tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc đúng đắn cho quá
trình phát triển sau này của mỗi cá nhân trẻ là chủ nhân tương lai của xã hội.
Nhận thức được điều đó tôi đã không ngừng học hỏi nghiên cứu để chăm sóc
giáo dục các cháu ở tất cả các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển
ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm làm quen văn học được tốt hơn, góp phần đào tạo
cho thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện.Vì trẻ em hôm nay thế
giới ngày mai .
VII. Đề nghị : 
 Trong phạm vi nhà trường tạo điều kiện cho các cháu học tốt hơn như :
 Môi trường hoạt động phải có sân chơi,bóng mát ...một số giờ hoạt
động cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ đạt hiệu quả cao hơn .
 Đại Hưng,ngày 28 tháng 02 năm 2009
 NGƯỜI NGHIÊN CỨU
 Nguyễn Thị Mỹ Miều
VIII.Tài liệu tham khảo :
 - Tài liệu thử nghiệm tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non theo hướng tích hợp chủ đề do trung tâm nghiên cứu chiến lược và
phát triển chương trình giáo dục mầm non thực hiện .
 - Tạp chí giáo dục mầm non số 4 - 2007.
7 
 X. Mục lục :
8 Trang
 I. Tên đề tài 1 
 II. Đặt vấn đề 1
 III. Cơ sở lý luận 1
 IV. Cơ sở thực tiễn 1
 V. Nội dung nghiên cứu 2 
 1. Làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi . 2
 2. Làm quen văn học qua các giờ học khác . 2
 3. Làm quen văn học thông qua Hoạt động chính 2
 4. Làm quen văn học thông qua Gìơ hoạt động góc 4 
 5. Làm quen văn học thông qua góc Phát triển ngôn ngữ 4 
 6. Làm quen văn học thông qua các Ngày hội, Ngày lễ 4
 VI, Kết quả nghiên cứu 5
 VII. Kết luận 5
 VIII. Đề nghị 6
 IX, Tài liệu tham khảo 7
 X. Mục lục 8

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_day_tre_lam_quen_v.pdf