Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết mở bài cho học sinh lớp 10A10 trường THPT số 1 Bảo Yên

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết mở bài cho học sinh lớp 10A10 trường THPT số 1 Bảo Yên

Mở bài sau đây cũng mắc lỗi tương tự:

Nguyễn Trãi sinh trưởng trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đề có hai truyền thống quý báu: yêu nước và yêu văn hóa dân tộc. Ông đã sống một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều được đẩy đến tột cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm, thi nhân đã để lại một gia sản vô cùng quý giá. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương, trước tác của Ức Trai có thơ, có văn, lại có cả lịch sử, địa lí nữa. Ở mảng thơ, bên cạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng Ức Trai thi tập, thiết nghĩ còn cần phải đặc biệt chú ý vị trí vai trò của tập Quốc âm thi tập. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được này, không những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn là tài liệu chủ yếu để nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ nước ta. Gồm những bài thơ viết rải rác trong suốt cuộc đời, Quốc âm thi tập đã giúp người đọc khai mở nhiều phần sâu kín trong tâm hồn người thi sĩ bất hạnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 560Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết mở bài cho học sinh lớp 10A10 trường THPT số 1 Bảo Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các em không biết cách xây dựng đoạn văn: Nhiều học sinh có kĩ năng dựng đoạn rất yếu đặc biệt là đoạn mở bài và ngay cả trong đoạn này, học sinh cũng rất yếu về kĩ năng viết câu.
"Truyện Kiều xuất sắc không chỉ vì nghệ thuật của truyện mà còn cả ý nghĩa nội dung. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn phải chịu nhiều đắng cay cho số phận kiếp đen bạc mệnh của mình. Thúy Kiều một cô gái tài sắc trong phần đầu Nguyễn Du đã có câu:
 	 Trăm năm trong cõi người ta
 	 Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau 
cái xã hội phong kiến ấy đã đẩy Kiều xuống con đường cùng. Đó thật là một xã hội bất công. Trong tám câu cuối đoạn trích Trao duyên, Kiều đã ý thức được thân phận của mình "
( Đây là mở bài của em Bàn Thị Giang lớp 10a10 cho đề bài: "Cảm nhận của em về tám câu cuối đoạn trích Trao duyên).
	Trong mở bài trên, học sinh đã mắc lỗi về đoạn, viết câu và giới thiệu vấn đề lan man, vòng vo.
	Thứ hai là mở bài của các em lan man, không giới thiệu được vấn đề hoặc giới thiệu quá chi tiết vào nội dung của vấn đề:
	Sau đây là mở bài của một học sinh viết cho đề bài: Cảm nhận của em về hai câu ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
"Từ khi chào đời, con luôn được cha mẹ chăm sóc trong chiếc nôi bé nhỏ. Con lớn lên bằng cả tình yêu của người mẹ và vòng tay ấm áp của cha. Công lao của cha giống như ngọn núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn"
 	(Đây là mở bài của em Nguyễn Văn Đức lớp 10A10)
 Ở mở bài trên em học sinh đã mắc lỗi giới thiệu quá chi tiết vấn đề.
	Đặc biệt các em học sinh rất hay mắc lỗi lan man, không đi vào vấn đề. Nhất là khi viết bài nghị luận văn học. Các em thường quá chú tâm vào giới thiệu tác giả mà quên mất vấn đề mình phải giới thiệu. Sau đây là hai trong rất nhiều mở bài như vậy:
 Mở bài cho đề: "Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm" có em đã viết: "Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người có học vấn uyên thâm. Quê ở làng Trung Am nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hà Nội. Ông làm quan dưới triều nhà Mạc. Tuy nhiên khi nhắc đến ông là làm mọi người phải nghĩ đến việc, lúc ông còn làm quan ông đã từng dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng đã không thành công nên ông đã cáo quan về quê. Do học trò của ông đều là những người nổi tiếng nên được gọi là Tuyết Giang Phu Tử. Ông là người có học vấn uyên thâm, là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi".
	( Đây là mở bài của em Hoàng Văn Khoái- lớp 10A10)
Chưa xét đến lỗi diễn đạt, lỗi câu ta có thể thấy ở mở bài này em học sinh đã mắc lỗi là quá mải mê giới thiệu về tác giả mà quên mất giới thiệu nội dung chính của vấn đề sẽ nghị luận. Đọc mở bài này, ta thấy đây như bản tiểu dẫn về Nguyễn Bỉnh Khiêm.
	Mở bài sau đây cũng mắc lỗi tương tự:
Nguyễn Trãi sinh trưởng trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đề có hai truyền thống quý báu: yêu nước và yêu văn hóa dân tộc. Ông đã sống một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều được đẩy đến tột cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm, thi nhân đã để lại một gia sản vô cùng quý giá. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương, trước tác của Ức Trai có thơ, có văn, lại có cả lịch sử, địa lí nữa. Ở mảng thơ, bên cạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng Ức Trai thi tập, thiết nghĩ còn cần phải đặc biệt chú ý vị trí vai trò của tập Quốc âm thi tập. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được này, không những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn là tài liệu chủ yếu để nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ nước ta. Gồm những bài thơ viết rải rác trong suốt cuộc đời, Quốc âm thi tập đã giúp người đọc khai mở nhiều phần sâu kín trong tâm hồn người thi sĩ bất hạnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
(Trích bài văn của em Lý Minh Tiến khi viết đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi)
 Cá biệt có học sinh không biết viết mở bài: Ở lớp 10A10 trường THPT số 1 Bảo Yên khi mới nhận lớp, người viết nhận thấy có hai em học sinh không biết viết mở bài là em Hảng A Sì và em Giàng Seo Chư. Hai em học sinh này thậm chí không biết mở bài có những yêu cầu gì để thực hiện khi viết bài.
Dưới đây là một trong các mở bài mà các em đã từng viết: 
"Cảnh ngày hè là tác phẩm của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442. Quê ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương. Cảnh ngày hè đã làm rõ một bức tranh thiên nhiên giàu sức sống. Ở câu đầu của bài thơ là câu sáu chữ đã khắc họa tư thế của Nguyễn Trãi khi đến với thiên nhiên. Những câu sau là bức tranh cảnh ngày hè..." 
Ngoài ra với đặc thù là lớp nội trú, các em còn hạn chế về tiếng Việt. Việc viết sai chính tả: sai phụ âm, sai thanh điệu; viết sai câu thường xuyên diễn ra. 
	Sau đây là kết quả khảo sát việc viết mở bài của học sinh lớp 10A10:
Lần
Thời gian khảo sát
Tổng số
Điểm dưới 5
Điểm từ 5-6
Điểm 7- 8
Điểm 9- 10
1
Tuần 8
( từ 7- 12 tháng 10)
35
15
12
8
0
2
Tuần 10
( Từ 21- 25 tháng 10)
35
14
13
7
1
Nhìn vào kết quả khảo sát ta có thể thấy: số học sinh viết mở bài không đạt yêu cầu chiếm gần một nửa tổng số bài; số bài điểm trung bình ít hơn số bài điểm yếu và số điểm khá giỏi là rất ít.
3. Nguyên nhân của thực trạng trên.
3. 1. Về phía học sinh.
Nguyên nhân chủ quan về phía học sinh được xếp thành các nhóm nguyên nhân chính sau:
 Thứ nhất: Đối với học sinh yếu kém hầu như các em không chịu đọc và rèn luyện kĩ năng viết mở bài, không tiếp cận tác phẩm, không soạn bài hoặc chép đối phó trước khi đến lớp, có em đọc chưa đúng với yêu cầu: phát âm sai, đọc không đúng với ngữ điệu, đọc thêm hoặc bớt từ...
 Thứ hai: Phần lớn đều là do các em thiếu năng lực cảm thụ, không hề có sự rung động trước các hình tượng văn học, trước cái hay, cái đẹp của văn chương. Nhiều em kiến thức xã hội rất hạn chế. Do một bộ phận không nhỏ học sinh lười suy nghĩ, học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, không rèn từ, rèn câu, rèn viết mà chỉ học thuộc lòng văn mẫu, bài mẫu và sao chép một cách  rập khuôn máy móc theo một bài mẫu hoặc dàn ý có sẵn. Khả năng viết bài, tạo lập văn bản giống như việc làm bài của các môn  khoa học lịch sử, địa lí.
 	Thứ ba: Một bộ phận học sinh ham chơi, lười biếng, chưa ham thích học tập. Trong giờ học, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi, hỏi han do chưa hiểu sâu, chưa nắm được kiến thức, thiếu tự tin, thiếu sự tư duy trước những câu hỏi, những vấn đề mà giáo viên đặt ra mà chủ yếu trông chờ vào bài giảng của thầy cô.
Thứ tư: Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình  vào việc học một số môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ , tin học... để có lợi cho công việc, cho việc chọn nghề  sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn.
Thứ năm: bản thân các em là người dân tộc thiểu số, kiến thức về tiếng Việt, kiến thức về xã hội còn hạn chế. Học sinh hạn chế trong kĩ năng tạo lập văn bản.
2. Về phía giáo viên.
Nguyên nhân học sinh học yếu, kĩ năng viết văn yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Đôi khi giáo viên vẫn chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu. Họ chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh và chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Còn có giáo viên chưa chú ý rèn kĩ năng viết mở bài cho học sinh.
Từ thực trạng trên, người viết xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục:
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT MỞ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH
1. Cung cấp kiến thức và kĩ năng phần viết mở bài cho học sinh.
1.1. Khái niệm đoạn văn và đoạn văn mở bài.
 a. Đoạn văn:
 Hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Hay nói cách khác đoạn văn là phần của văn bản nằm giữa hai chỗ chấm xuống dòng. 
 Nội dung: Đoạn văn diễn đạt một nội dung hoặc một ý trọn vẹn của một vấn đề. 
 b. Đoạn văn mở bài:
 Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là phần mở đầu của một bài văn. Đoạn văn mở bài là phần đầu tiên của văn bản, có vai trò định hướng cho toàn văn bản. Phần mở bài chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới hạn của vấn đề. Phần mở bài có vai trò gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc, người nghe. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn đề gì?
Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở đề trực tiếp (còn gọi là trực khởi). Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy, gọi là mở bài gián tiếp (còn gọi là lung khởi). 
1.2. Cách viết mở bài. 
a. Mở bài trực tiếp.
Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài
 Ví dụ 1: 
- Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”
 - Mở bài: Bàn về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”. Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ?
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
Ví dụ 2: Có một bức tranh thiên nhiên mùa hè giàu sức sống, giàu hình ảnh và thanh âm. Bức tranh dó được khắc họa trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
b. Mở bài gián tiếp.
 Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận, tức là người viết dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan gần gũi đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến luận đề. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp nhưng tựu trung có 4 cách cơ bản: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
b.1. Kiểu diễn dịch.
 Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch người viết phải nêu ra những ý khái quát hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần, sau cùng bắt vào vấn đề của đề bài.
Ví dụ 1: 
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
Mở bài: Trong nền văn học thế giới, chúng ta đã được trải nghiệm và cảm nhận những “áng văn” đầy xúc động và sâu sắc. Nhắc đến nước Nga, người đời lại tìm đến đại thi hào Puskin với “Tôi yêu em”. Nhắc đến nền văn học lãng mạn của Anh quốc, người ta lại tìm đến tác phẩm “ROMEO & JULIET” của Shakespeare Vậy mỗi khi nhắc đến Việt Nam, có lẽ người ta sẽ không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi – một nhà thơ vĩ đại, đại diện cho nền Văn học Trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời biết bao là tập thơ hay: “Ức Trai thi tập; Quốc Âm thi tập; ” với tên hiệu là Ức Trai. Và “Bảo kính cảnh giới (Cảnh ngày hè)” cũng không phải là một ngoại lệ cho sự sáng tạo đối với một con người yêu thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Ông đã sáng tác bài thơ này và đặt trong tập thơ “Quốc Am thi tập” trong một ngày rảnh rỗi bất đắc dĩ
Ví dụ 3:
Đề bài: Bình luận ý kiến sau: “Nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới có thật”
Mở bài: “(1) Nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới có thật. (2) Trong Truyện Kiều, nhiều con người, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng được Nguyễn Du thể hiện một cách thành công. (3) Đó là thân hình đồ sộ đẫy đà của Tú Bà; dáng dấp hào hoa, phong nhã của Kim Trọng; cái lẩm nhẩm gật đầu ám muội của Sở Khanh; cái cười sảng khoái của Từ Hải; bộ mặt đen sì, ngơ ngẩn vì tình của Hồ Tôn Hiến, hay sự tinh tế của ánh trăng đến những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đều được Nguyễn Du thể hiện chính xác”.
Mở bài gồm ba câu trình bày theo kiểu diễn dịch:
- Câu (1): Tác giả nêu nhận định khái quát về nghệ thuật sáng tạo thế giới có thật trong Truyện Kiều.
- Câu (2): Tác giả thu hẹp nhận định về nghệ thuật sáng tạo thế giới có thật của Nguyễn Du ở khả năng miêu tả con người, cảnh vật.
- Câu (3): Từ nhận định khả năng miêu tả con người ở câu (2), người viết giới thiệu một hệ thống nhân vật điển hình trong Truyện Kiều.
b.2. Kiểu quy nạp.
Quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch, nghĩa là ta phải lập luận từ những ý, những sự việc cụ thể riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt ra trong luận đề của đề bài rồi mở rộng dần và tổng hợp khái quát lên để bắt sang luận đề.
Ví dụ 1: Bình luận câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Mở bài: Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chon: chọn người, chọn vật, v.v Chúng ta thường gặp những tình huống rất khó quyết định bởi vì không thiếu những cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi thì lại không đẹp, vật đẹp nhưng lại không bền Đối với những trường hợp như thế, dân gian ta có lời khuyên qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ví dụ 2:
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
Thiên nhiên mùa hè giàu sức sống, giàu sắc màu và thanh âm là đề tài của rất nhiều nhà thơ lớn. Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Tất cả những điều đó được thể hiện trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
Ví dụ 3:
Đề bài: Suy ngẫm của bạn về lòng dũng cảm.
Mở bài: (1) Mấy tháng trước, đài báo đưa tin về một anh thanh niên tay không săn bắt cướp ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không cần gia nhập một tổ chức công an hay dân phòng nào, cũng không phải để lấy thù lao hay ơn huệ. (2) Hàng ngày chúng ta vẫn nghe tin có những bạn trẻ nhảy xuống sông cứu người sắp chết đuối, có những tình nguyện viên không quản ngại gian khổ nguy hiểm đến với các bệnh nhân trại phong, vào các bệnh viện truyền nhiễm hoặc đến với đồng bào dân tộc miền núi cần sự giúp đỡ (3) Và với những nghĩa cử cao đẹp đó chúng ta gọi họ là những con người có lòng dũng cảm ”.
Mở bài trên viết theo kiểu quy nạp:
- Câu (1), (2): Đưa ra những tấm gương không quản ngại khó khăn, gian khổ thậm chí sẵn sàng hi sinh tính mạng để cứu người.
- Câu (3): Khái quát những hành động cao cả đó trong khái niệm lòng dũng cảm.
b.3. Kiểu tương liên:
Với kiểu này ta bắt đầu bằng cách nêu lên một ý, một sự việc tương tự, có liên quan với ý của luận đề,có tác dụng gợi ra một sự liên tưởng rồi từ đó mà chuyển sang đề.
Ví dụ 1:
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: 
" Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa"
Mở bài: "Con thuyền neo đậu được giữa ngoài khơi là nhờ chiếc mỏ neo. Mỏ neo giữ cho con thuyền khỏi bị lật trước sóng to, gió lớn. Niềm tin của mỗi người cũng vậy, niềm tin giúp ta trụ vững, vượt lên trước mọi sóng gió cuộc đời để vươn tới thành công. Có ý kiến cho rằng:"Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa"
Ví dụ 2:
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm.
Mở bài: Nhà thơ đời Đường Trung Quốc Vương Xương Linh đã từng viết:
 Cô gái phòng the chửa biết sầu
 Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu
 Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu
Hối để chồng đi kiếm tước hầu.
Bài thơ khắc họa nỗi niềm của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Cũng đề tài đó trong văn học Việt Nam, Đặng Trần Côn viết tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Tác phẩm đã được Đoàn Thị Điểm dịch thành công vì dưỡng như bà cũng có nỗi niềm của người phụ nữ xa chồng. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã khắc họa tâm trạng buồn đau, trống vắng của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến
	b.4. Kiểu đối lập:
 Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý của luận đề rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. 
Ví dụ 1: Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyên “Hoa hồng tặng mẹ” 
Mở bài: Có nhà thơ từng than thở “Nhạy cảm quá đôi khi thành nghiệt ngã”, nhưng sự vô tình mới là điều nghiệt ngã thật sự. Trong cuộc sống phức tạp này mải hướng đến những điều to tát mà con người thường vô tình vô tình trước những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản của cuộc sống. Chính những điều tưởng như giản đơn ấy lại là một phần quan trong làm nên ý nghĩa cuộc sống này. Sự vô tâm có thể biến một người tốt thành kẻ xấu, sự vô tình của người này có thể tạo nên nỗi đau, sự thất vọng cho người khác, nhất là giữa những người than. Câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ” là câu chuyện hay cảm động về tình mẫu tử. Nhưng ý nghĩa của câu chuyện không dừng lại ở việc gợi ca lòng hiếu thảo của cô bé nghèo với người mẹ quá cố của mình. Câu chuyện là bài học có ý nghĩa nhân sinh mà mồi người đọc có thể phát hiện ở đó những giá trị khác nhau.
Ví dụ 2:
Đề bài: Cứ đến mùa tuyển sinh đại học hàng năm, rất nhiều cá nhân và tổ chức ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Vinh) lại nhiệt tình tham gia phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng ấy.
Mở bài: “Mùa hạ lại về trong ánh nắng chói chang. Chúng ta như những con rùa thu mình trong căn phòng có gắn điều hoà hay những cốc nước đầy đá mát lịm. Nhưng bạn biết không, cách chúng ta có một bức tường thôi là những cuộc đời khác hẳn. Họ chấp nhận làm tán cây hứng nắng nóng và bụi bặm của mùa hè gay gắt để tạo ra bóng mát cho những sĩ tử chân ướt chân ráo lên thành phố dự thi đại học. Họ là những con người tình nguyện trong phong trào “Tiếp sức mùa thi”.
Mở bài trên viết theo kiểu tương phản, nêu lên sự khác biệt giữa những người không tham gia và tham gia tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”. 
b. 5. Mở bài bằng cách đặt câu hỏi (nghi vấn)
Là kiểu mở bài mà người viết tự đề xuất câu hỏi về vấn đề cần bàn. Trả lời câu hỏi chính là cách giải quyết vấn đề, nêu lên được vấn đề cần bàn bạc.
Ví dụ:
Đề bài: Đ. Điđrô đã nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Em hãy bình luận câu nói trên.
Mở bài: “Trong xã hội, ai lại chẳng muốn thành đạt trong mọi hoạt động, trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vậy cái gì tạo nên sự thành đạt đó? Có thể nói, để tạo nên sự thành đạt thì có nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng một trong những yếu tố có giá trị kiên quyết đó chính là mục đích sống. Nhà văn Pháp Đ. Điđrô đã nêu ra kết luận: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Ở mở bài trên người viết nêu nghi vấn: “Cái gì tạo nên sự thành đạt đó?”. Trả lời cho nghi vấn này người viết đã nêu được vấn đề cần nghị luận: Yếu tố quyết định sự thành đạt chính là “mục đích sống”.
1. 3. Một số vấn đề cần tránh khi mở bài.
 	Khi mở bài cần chú ý:
 Tránh nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_ki_nang_viet_mo.doc
  • docBáo cao hiệu quả.doc
  • docMỤC LỤC.doc