Giáo viên nên tôn trọng ý tưởng sáng tạo của học sinh trong khi thực hành hay trong lúc trưng bày sản phẩm.Không tạo sự gò bó,khuân mẫu hoặc hối thúc học sinh trong lúc các em thực hành .Giáo viên cần gợi ý cho học trang trí sản phẩm theo sự sáng tạo ,nhưng cần có tính thẩm mĩ .
-Kết quả học tập Thủ công được đánh giá chủ yếu qua sản phẩm thực hành của học sinh,theo hai mức độ:Hoàn thành (A),chưa hoàn thành (B).không cho điểm.Những học sinh hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp,sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật được đánh giá là hoàn thành (A),đối với những học sinh đã hoàn thành sản phẩm theo đúng quy trình kĩ thuật ,sản phẩm trình bày đẹp ,sáng tạo thì được đánh giá là hoàn thành tốt (A+).Những học sinh chưa hoàn thành sản phẩm tại lớp được đánh giá là chưa hoàn thành (B).
-Đối với những học sinh có kết quả thực hành tốt ,thể hiện được tính tích
cực ,sáng tạo trong giờ học.Giáo viên cần biểu dương,khen ngợi kịp thời nhằm động viên,khuyến khích học sinh học tập.Với những học sinh chưa hoàn thành thì giáo viên cần quan tâm,giúp đỡ,động viên để các em tiếp tục thích thú với bài học mà hoàn thành sản phẩm .
-Giáo dục học sinh yêu thích lao động, có thói quen lao động theo quy
trình ,làm việc có kế hoạch,ngăn nắp ,trật tự ,tiết kiệm vật liệu ,biết giữ vệ sinh,an toàn lao động và quý trọng sản phẩm của bản thân cũng như của mọi người.
ghiệm. VI/ Kết luận. I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI -Thủ công là một môn học hấp dẫn.Qua môn học này học sinh có được kỹ năng cẩn thận, biết giữ an toàn trong khi lao động,giữ gìn vệ sinh ,ngăn nắp ,gọn gàng ,biết yêu quý thành quả lao động. -Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3,tôi phải dạy hầu hết các môn học.Trong đó,môn Thủ Công là một môn học rất khó đối với các em học sinh lớp tôi.Vì các em chưa có tính kiên trì,tự tin,hứng thú khi học môn học này. -Bản thân tôi đã có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy nên khi thấy học trò chưa có hứng thú và chưa yêu thích môn học này ,tôi cảm thấy rất băn khoăn.Mặc dù mỗi bài giảng tôi đều phối hợp một số phương pháp khác nhau.Đồ dùng dạy học tôi chuẩn bị kỹ lưỡng và có cả tranh quy trình.,bài mẫuSong tôi cảm thấy tiết học vẫn trở nên nặng nề với các em. -Vì thế tôi luôn trăn trở,tìm tòi,học hỏi các phương pháp giảng dạy của các anh chị đồng nghiệp với mục tiêu tìm cho ra các phương pháp dạy Thủ công và dạy như thế nào để tiết học ngày càng trở nên hứng thú đối với học sinh lớp tôi.Giúp các em lĩnh hội được kiến thức nhất định về môn học này.Từ đó hình thành cho học sinh kỹ năng thực hành sản phẩm sao cho có thẩm mĩ và ngày càng yêu thích môn học. -Phải làm như thế nào để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học.Hình thành thói quen lao động,làm việc có kế hoạch,ngăn nắp,trật tự,vệ sinh,an toàn lao động.Biết yêu thích lao động và quý trọng sản phẩm lao động. -Tôi luôn mong muốn những giờ học ,nhất là giờ học Thủ công luôn được nhẹ nhàng và thoải mái đối với học sinh.Nên tôi đã áp dụng một số biện pháp sau.Tôi xin được trình bày với tên đề tài: Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn Thủ công-lớp 3 II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP: 1/ Đặc điểm lớp: Năm học 2007-2008 tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 3/3 với: -Tổng số học sinh: 20 -Tổng số học sinh nữ: 10 -Tổng số học sinh nam: 10 Học sinh ở độ tuổi: Học sinh sinh năm Số lượng 1996 02 1997 02 1998 16 Chất lượng xếp loại chung các môn học kỳ kiểm tra đầu năm, Năm học :2007-2008 Trình độ học sinh Số lượng Giỏi 08 Khá 06 Trung Bình 06 2/ Thuận lợi và khó khăn: a/ Thuận lợi: -Trường, lớp sạch sẽ,thoáng mát,có nhiều cây xanh xung quanh. -Thư viện của trường có đầy đủ các loại sách giáo khoa ,sách tham khảo và các thiết bị dạy và học khác cho tất cả các môn học nói chung và môn Thủ công nói riêng. -Các em học sinh đều là con em của người địa phương. -Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho chúng tôi dự giờ thăm lớp,rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau về các phương pháp dạy học đổi mới hiện nay. b/ Khó khăn: -Cha mẹ của học sinh lớp tôi phần đông là công nhân cao su và nông dân. Việc làm của họ đã chiếm hết thời gian trong ngày .Do đó, họ ít có thời gian để kiểm tra việc học tập của con em mình ở nhà. -Nhiều bậc phụ huynh chỉ chú trọng dạy và đầu tư,kiểm tra con em họ qua các môn học như Toán ,Tiếng Việt.Họ cho là môn học chính,còn các môn học khác họ không cần quan tâm,kiểm tra hay đầu tư cho các em về đồ dùng học tập,kiểm tra chất lượng học tập của các em . -Nhiều em học sinh lớp tôi còn phải phụ giúp gia đình như làm việc nhà:Nấu cơm,trông em,giặt quần áoMột số em khác lại còn phải trực tiếp ra lô cao su để phụ giúp cha mẹ làm việc như: Nấu tô mủ,quét lá cao su,úp tô.Các em không có nhiều thời gian cho việc học tập,thực hành,làm bài tập vào các giờ ở nhà. -Có vài em học sinh còn chịu hoàn cảnh hết sức thương tâm như mồ côi cha mẹ,mồ côi mẹ,mồ côi chaCó em lại phải ở cùng với ông bà vì bố mẹ sống không hòa thuận nên đã chia tay.Hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các em. -Khi tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp3/3,tôi cảm thấy rất khó khăn về nhiều mặt,song bản thân tôi luôn tìm mọi cách để khắc phục khó khăn và hy vọng sẽ giúp các em có được một số kiến thức,kỹ năng cơ bản của các môn học nói chung và môn Thủ công nói riêng.Và tôi đã thực hiện như sau: III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Mục đích yêu cầu: -Khi dạy môn Thủ công lớp 3 ,Giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tốt cả ba mặt về giáo dục như: (kiến thức)Cung cấp kiến thức về môn học, (kỹ năng) rèn luyện kĩ năng thực hành, (thái độ) giáo dục tính thẩm mĩ và yêu quý sản phẩm lao động. - Ở mỗi bài học Giáo viên cần xác định và nắm vững mục tiêu,nội dung chương trình để dạy cho học sinh chuẩn về kiến thức ,thành thạo về kỹ năng thực hành. -Đặc biệt chú trọng việc rèn luyện kỹ năng thực hành,phát triển tư duy,khả năng sáng tạo và hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động cho học sinh. -Xác định được mức độ cần đạt về kiến thức, về kỹ năng,về thái độ của từng chủ đề,từng bài một cách cụ thể. -Giáo viên cần lựa chọn các bài mẫu,dụng cụ học tập,vật liệu và cách tiến hành bài giảng phù hợp với trình độ hiểu biết của học sinh lớp mình. -Giáo viên cần chuẩn bị các bài mẫu trực quan có kích thước đủ lớn,màu sắc hài hòa,đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm lôi cuốn học sinh vào với bài học. -Giáo viên cần phân bố thời gian hợp lý để học sinh lĩnh hội,khắc sâu kiến thức,thông qua việc quan sát ,nhận xét bài mẫu,và các bước quy trình kỹ thuật của từng bài học. -Trong lúc tổ chức cho học sinh thực hành giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc theo quy trình,làm việc có kế hoạch và làm việc có sáng tạo. -Giáo dục cho học sinh có thói quen làm việc ngăn nắp,trật tự có ý thức tiết kiệm vật liệu,tiết kiệm thời gian,giữ gìn vệ sinh,an toàn lao động. -Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân.Tôn trọng kết quả lao động của mọi người. 2/ Phương pháp thực hiện: -Định hướng cơ bản của dạy Thủ công lớp 3 là phải bảo đảm thực hiện tốt cả ba mặt giáo dục :Hình thành kiến thức,rèn luyện kỹ năng,giáo dục thái độ.Trong đó cần đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành,phát triển tư duy, khả năng sáng tạo và hình thành thái độ đúng đắn đối với lao động cho học sinh .Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình . -Đặc trưng của dạy Thủ công là hoạt động thực hành .Tùy vào nội dung của từng bài,giáo viên cần dành khoảng 1/2 đến 2/3 thời gian của bài học để thực hành nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức,rèn luyện kĩ năng và hình thành thói quen lao động . -Yêu cầu cơ bản của việc dạy Thủ công theo chương trình Tiểu học mới được hình thành,phát triển kỹ năng thực hành ở mức đơn giản ,tính sáng tạo,tích cực,chủ động trong học tập của học sinh.Xuất phát từ mục tiêu ,đặc điểm đặc trưng và nội dung của môn học Khi dạy Thủ công giáo viên nên áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực như phương pháp vấn đáp,phương pháp làm mẫu,phương pháp trực quan,phương pháp quan sát,phương pháp thực hànhTrong đó ,đặc biệt coi trọng phương pháp luyện tập thực hành để rèn luyện kỹ năng cho học sinh . -Việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào từng loại bài và nội dung của từng hoạt động dạy học chủ yếu ở mỗi bài học. Giáo viên nên chủ động,linh hoạt trong khi lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. -Muốn tiết học thực sự sôi động thì người giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo về bài mẫu để tổ chức cho học sinh quan sát.Bài mẫu ,vật mẫu dùng để cho học sinh quan sát cần rõ ràng (không to quá hay nhỏ quá),màu sắc hài hòa,thực tế. -Để phát huy tính tích cực của học sinh ,giáo viên nên sử dụng phương pháp làm mẫu trong khi dạy bài mới: +Khi giáo viên làm mẫu nên thực hiện với tốc độ chậm vừa phải từng thao tác mẫu,theo quy trình kỹ thuật.Nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trình. +Tập trung hướng dẫn những thao tác khó,thao tác mới trong bài học. +Làm mẫu lần thứ hai với tốc độ bình thường để học sinh ghi nhớ từng bước. +Trong trường hợp học sinh chưa hiểu hoặc chưa nắm rõ các thao tác giáo viên cần hướng dẫn lại giúp học sinh hiểu rõ và làm bài được. +Khi tất cả các học sinh đã nắm vững các thao tác kỹ thuật thì giáo viên mới tiến hành tổ chức cho học sinh thực hành. +Có thể tổ chức cho học sinh thực hành dưới nhiều hình thức như: Thực hành cá nhân,thực hành theo cặp,thực hành theo nhóm,tổ.. +Trong lúc học sinh thực hành,giáo viên nên đến từng bàn ,từng nhóm ngay từ khi học sinh bắt đầu thực hành để vừa kiểm tra,vừa giám sát tốc độ thực hành của học sinh. +Giáo viên nên thường xuyên cổ vũ,khen ngợi hoặc động viên học sinh trong quá trình học sinh thực hành. +Sau đó tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành nhằm tạo không khí thi đua học tập,tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học. -Trước khi thực hành ,bằng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại ,giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ mục đích công việc ,cách thực hiện các thao tác trong quy trình kĩ thuật.Tạo điều kiện cho học sinh quan sát,tìm tòi,sáng tạo khi thực hành trang trí và trưng bày sản phẩm.Tập trung hướng dẫn kĩ những thao tác khó để học sinh hiểu cách làm và làm được sản phẩm ngay tại lớp. -Để tạo không khí thoải mái thích thú trong giờ học,giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm .Thông qua hoạt động nhóm ,học sinh có cơ hội bày tỏ được khả năng sáng tạo của mình.Cùng nhau xây dựng,cùng nhau thực hiện để hoàn thành sản phẩm chung của nhóm .Qua đó,giúp các em biết đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. -Giáo viên cần có một kế hoạch rõ ràng (trưng bày theo nhóm,tổ,hoặc cá nhân) để học sinh tiến hành trưng bày sản phẩm sau khi đã hoàn thành. -Giữa tiết học giáo viên nên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi hay hát một số bài hát có nội dung vui tươi giúp học sinh thư giãn, tinh thần thoải mái trong tiết học. -Giáo viên nên tôn trọng ý tưởng sáng tạo của học sinh trong khi thực hành hay trong lúc trưng bày sản phẩm.Không tạo sự gò bó,khuân mẫu hoặc hối thúc học sinh trong lúc các em thực hành .Giáo viên cần gợi ý cho học trang trí sản phẩm theo sự sáng tạo ,nhưng cần có tính thẩm mĩ . -Kết quả học tập Thủ công được đánh giá chủ yếu qua sản phẩm thực hành của học sinh,theo hai mức độ:Hoàn thành (A),chưa hoàn thành (B).không cho điểm.Những học sinh hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp,sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật được đánh giá là hoàn thành (A),đối với những học sinh đã hoàn thành sản phẩm theo đúng quy trình kĩ thuật ,sản phẩm trình bày đẹp ,sáng tạo thì được đánh giá là hoàn thành tốt (A+).Những học sinh chưa hoàn thành sản phẩm tại lớp được đánh giá là chưa hoàn thành (B). -Đối với những học sinh có kết quả thực hành tốt ,thể hiện được tính tích cực ,sáng tạo trong giờ học.Giáo viên cần biểu dương,khen ngợi kịp thời nhằm động viên,khuyến khích học sinh học tập.Với những học sinh chưa hoàn thành thì giáo viên cần quan tâm,giúp đỡ,động viên để các em tiếp tục thích thú với bài học mà hoàn thành sản phẩm . -Giáo dục học sinh yêu thích lao động, có thói quen lao động theo quy trình ,làm việc có kế hoạch,ngăn nắp ,trật tự ,tiết kiệm vật liệu ,biết giữ vệ sinh,an toàn lao động và quý trọng sản phẩm của bản thân cũng như của mọi người. 3/ Kế hoạch bài học môn Thủ công-lớp 3. Bài: GẤP,CẮT,DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG. A/ MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh biết cách gấp,cắt,dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ theo quy trình kĩ thuật. Kỹ năng: Học sinh gấp,cắt,dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ theo quy trình kĩ thuật. Thái độ: Học sinh yêu thích lao động,yêu thích sản phẩm do mình làm ra. Tôn trọng thành quả lao động của mọi người. B/ GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: -Bài mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công kích thước vừa đủ để học sinh tiện quan sát. -Giấy thủ công màu đỏ,màu vàng và giấy bìa để trình bày dán sản phẩm. -Kéo thủ công,hồ dán,bút chì,thước kẻ. -Tranh quy trình gấp,cắt,dán lá cờ đỏ sao vàng. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU: Tiết 1: Khởi động: (2 phút) Cả lớp hát bài: Bài ca đi học (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng) Bài cũ: (2 phút) Gấp con ếch -Học sinh nhắc lại bài cũ. -Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh khi học Thủ công. Bài mới: (25 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu bài: Các em biết không? Quốc kì của nước Việt Nam chúng ta có dạng hình chữ nhật, nền màu đỏ ,ở giữa có ngôi sao màu vàng năm cánh màu vàng rất đẹp.Hôm nay cô cùng các em sẽ quan sát,nhận xét và gấp,cắt,dán lá cờ đỏ sao vàng qua bài học: Gấp,cắt,dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Hoạt động 1: (6 phút) Quan sát-nhận xét Mục tiêu:Học sinh biết quan sát và nhận xét về cấu tạo,hình dạng, màu sắc sự cân đối của lá cờ. Cách tiến hành: -Giáo viên cho học sinh quan sát bài mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công.Đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét: +Lá cờ có dạng hình gì ? Màu gì ? +Ngôi sao được dán ở vị trí nào của lá cờ ? +Ngôi sao có màu gì? -Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và kết luận:Lá cờ màu đỏ,hình chữ nhật ,ngôi sao năm cánh màu vàng được dán ở giữa của lá cờ. -Giáo viên cần giải thích thêm: Trong thực tế,lá cờ đỏ sao vàng được làm theo nhiều kích cỡ khác nhau.Vật liệu làm có thể bằng vải hoặc bằng giấy màu.Tùy mục đích,yêu cầu sử dụng có thể làm lá cờ đỏ sao vàng bằng vật liệu và kích cỡ phù hợp. Hoạt động 2: (19 phút) Giáo viên hướng dẫn mẫu Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu ,khắc sâu các thao tác gấp,cắt,dán ngôi sao vàng năm cánh. Cách tiến hành: Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. -Lấy một tờ giấy thủ công màu vàng,cắt một hình vuông có cạnh 8 ô.Đặt tờ giấy hình vuông mới cắt lên bàn,mặt màu ở trên,gấp tờ làm bốn phần bằng nhau để lấy điểm O ở giữa hình. Hình 1 -Mở một đường gấp đôi ra, để lại một đường gấp AOB,trong đó O là điểm giữa của đường gấp. Hình 2 -Đánh dấu điểm D cách điểm C 1ô (hình 2) Gấp ra phía sau theo đường dấu gấp OD được (hình 3). Hình 3 -Gấp cạnh OA vào theo đường dấu gấp sao cho mép gấp OA trùng với mép gấp OD (hình 4). Hình 4 -Gấp đôi hình 4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau (hình 5). Hình 5 Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh. -Đánh dấu hai điểm trên hai cạnh dài của hình tam giác ngoài cùng:Điểm I cách điểm O 1,5ô,điểm K nằm trên cạnh đối diện và cách điểm O 4ô. -Kẻ nối 2 điểm thành đường chéo (hình 6).Dùng kéo cắt theo đường kẻ chéo từ điểm I đến điểm K. Hình 6 Hình 7 Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. -Lấy một tờ giấy thủ công màu đỏ có chiều dài 21 ô,chiều rộng 14 ô để làm lá cờ.Gấp tờ giấy màu thành 4 phần bằng nhau,sau đó mở ra để lấy điểm giữa của tờ giấy. -Đặt điểm giữa của ngôi sao vào đúng điểm giữa của lá cờ,một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên . -Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao.Đặt ngôi sao vào đúng vị trí đã đánh dấu trên tờ giấy màu đỏ,dán cho phẳng (hình 8) -Hai học sinh nhắc lại tựa bài. -Học sinh quan sát,nhận xét. -Học sinh trình bày ý kiến của mình sau khi quan sát lá cờ đỏ sao vàng. -Học sinh chú ý,quan sát giáo viên làm mẫu. Hình 8 -Sau khi giáo viên làm mẫu xong,mời học sinh nhắc lại các bước thực hiện gấp,cắt ,dán ngôi sao năm cánh.Nếu thấy học sinh còn lúng túng thì giáo viên nên hướng dẫn lại một lần nữa để học sinh nắm rõ hơn,giúp các em tự tin hơn khi bước vào phần thực hành ở tiết 2. Tiết 2: Học sinh thực hành Hoạt động 3:Thực hành (32 phút) Mục tiêu: Học sinh gấp,cắt ,dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Cách tiến hành: -Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác về gấp,cắt,dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. -Giáo viên nhận xét rồi treo tranh quy trình gấp,cắt,dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng lên bảng. +Bước 1:Gấp giấy để cắt ngôi sao năm cánh +Bước 2: Cắt ngôi sao năm cánh. +Bước 3: Dán ngôi sao năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. -Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 5 em) ,tổ chức cho các em thực hành.Nhắc nhở các em phải biết tiết kiệm vật liệu,tiết kiệm thời gian,giữ vệ sinh ,giữ trật tự ,bảo đảm an toàn khi làm bài. -Trong lúc học sinh thực hành,giáo viên nên đi đến tận nơi để theo dõi,uốn nắn,giúp đõ cho học sinh khi các em gặp lúng túng. -Sau khi học sinh đã thực hành xong,giáo viên cần hướng dẫn,gợi ý để các em trưng bày sản phẩn sao cho đẹp mắt. -Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm thực hành. -Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh:Tuyên dương,khen ngợi các nhóm hoàn thành sản phẩm tại lớp và trang trí đẹp mắt. -Giáo dục cho học sinh yêu thích sản phẩm,thành quả lao động. Củng cố-dặn dò: (3 phút) -Giáo viên nhận xét tiết học về tinh thần học tập của học sinh,về kết quả thực hành.Tuyên dương những học sinh chăm chỉ,tích cực trong khi thực hành. -Dặn học sinh chuẩn bị học bài gấp ,cắt,dán bông hoa -Học sinh nhắc lại các thao tác về gấp,cắt,dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. -Học sinh thực hành theo nhóm -Học sinh trưng bày sản phẩm trên một tờ giấy bìa(roki) do giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm. -Học sinh về sưu tầm,quan sát các loại bông hoa .Chuẩn bị dụng cụ học tập cho đầy đủ. IV/ KẾT QUẢ: -Việc tôi áp dụng nhiều phương pháp mới vào giảng dạy ,tôi thấy học sinh lớp tôi đạt được nhiều kết quả rất khả quan,nhất là đối với môn học Thủ công.Các em đã nắm vững được các bước thực hiện theo quy trình kĩ thuật. Mỗi khi có tiết Thủ công tôi nhận thấy các em học sinh lớp tôi có sự chuẩn bị dụng cụ rất đầy đủ,phong phú .Các em đã hiểu được sự quan trọng và cần thiết trong lao động, thông qua những giờ học Thủ công,các em biết giữ gìn dụng cụ học tập,tiết kiệm vật liệu mỗi khi thực hành. -Trong giờ học,tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hẳn lên vì em nào cũng có dụng cụ để thực hành,làm bài.Các em còn giúp đỡ lẫn nhau trong giờ học . -Qua môn học các em còn biết trang trí cho sách ,vở thêm đẹp (bao bìa,dán nhãn,trang trí sách vở).Giữ gìn đồ dùng học tập trông rất ngăn nắp,gọn gàng,đẹp mắt. -Các em đã thấy thích thú với môn học hơn,vì vậy giờ học Thủ công không còn nặng nề,mệt mỏi đối với các em nữa.Tôi cảm thấy rất vui khi vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy.Bây giờ ,khi dạy môn Thủ công tôi không còn băn khoăn,lo lắng nữa.Vì các em học sinh lớp tôi đã có thói quen làm việc theo sự hướng dẫn,gợi ý của tôi.Trong gần một năm thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới,linh hoạt trong khi sử phương pháp và đồ dùng dạy học,kết quả môn Thủ công lớp tôi đạt được như sau: Trình độ học sinh Số lượng Hoàn thành tốt (A+) 13 Hoàn thành (A) 07 Chưa hoàn thành (B) 0 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM -Để có được những bài giảng hay, nội dung bài học trọng tâm cơ bản nhưng không kém phần phong phú,hấp dẫn ,lôi cuốn học sinh vào với bài học ,thì người giáo luôn luôn cần phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn,tích lũy kinh nghiệm,trao đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. -Giáo viên cần có thái độ mẫu mực,tận tụy, đối xử công bằng giúp đỡ học sinh. -Trong giờ học, người giáo viên là người hướng dẫn,tổ chức ,theo dõi cho học sinh .Còn học sinh đóng vai trò chủ đạo trong việc Môn học nào cũng đòi hỏi giáo viên phải có sáng tạo,tận tình với học sinh,giúp học sinh hiểu và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.Đồ dùng dạy học ở thư viện còn hạn chế,vì vậy giáo viên cần chủ động trong việc làm đồ dùng dạy học .Nhằm tạo hứng thú cho học sinh. -Cần có sự phối hợp giữa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sáng tạo,linh hoạt theo hướng:Giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện,tìm tòi kiến thức.Khêu gợi được sự tò mò khoa học ,thói quen đặt câu hỏi,tìm câu giải thích trong các hoạt động ở lớp. VI/ KẾT LUẬN -Tôi nhận thấy khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy,giúp học sinh chủ động rất nhiều trong giờ học.Nhất là đối với những giờ thực hành.Qua thực hành,học sinh còn thể hiện được tính tích cực,chủ động sáng tạo,tìm tòi kiến thức để áp dụng vào thực hành sản phẩm,trang trí sản phẩm sao cho đẹp mắt. -Thủ công là một môn học mang đậm chất nghệ thuật.Vì vậy ,khi hình thành kiến thức cho học sinh đã khó, hướng dẫn học sinh biết vận dụng kiến thức để trang trí sản phẩm, trưng bày sản phẩm sao cho có thẩm mĩ lại càng khó hơn.Nên khi giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư vào bài giảng,chuẩn bị bài mẫu sinh động, lời giảng rõ ràng ,xúc tích,dễ hiểu. - Trên đây là một số phương pháp,biện pháp tôi đã sử dụng để dạy môn Thủ công lớp 3.Tôi tin chắc vẫn còn n
Tài liệu đính kèm: