Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ôn luyện từ vựng cho học sinh lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ôn luyện từ vựng cho học sinh lớp 12

Một số giáo viên ở các trường phổ thông quan niệm rằng: “Dạy từ vựng là dạy nghĩa của từ”, ít quan tâm đến rèn luyện hình thái, phát âm và cách sử dụng của từ cho học sinh.

 Suy nghĩ của học sinh cũng vậy, các em chú tâm học nghĩa của từ, học theo lối thụ động, bắt buộc. Điều đó làm cho các em lúng túng khi sử dụng vốn từ học được và ít thời gian sau các em sẽ quên từ đó. Hơn thế nữa, ở bậc THCS các em chưa xác định được vai trò của học tiếng Anh nên chưa có phương pháp học phù hợp, đặc biệt là học từ vựng sao cho có hiệu quả. Đó là những khó khăn lớn với người học cũng như người dạy trong việc dạy học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung.

 

doc 8 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 996Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi ôn luyện từ vựng cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ÔN LUYỆN TỪ VỰNG:
	Trước hết cần khẳng định rằng: Không có từ vựng chắc chắn không có ngôn ngữ. Vốn từ vựng càng nhiều càng giúp việc hiểu và giao tiếp nhanh chóng và hiệu quả. Trong bất cứ một khoá học tiếng nào, việc học từ vựng cũng luôn đặt ra như một trong những mục đích chính. Giống việc xây dựng một tòa nhà cao tầng, cần phải có những viên gạch nhỏ bé tạo nền móng vững chắc. Học tiếng Anh cũng vậy, để nghe – nói - đọc - viết thành thạo một câu, một đoạn văn chúng ta cần vốn từ căn bản, những viên gạch hồng quý giá. Nếu không có “những viên gạch” đó – làm gì chúng ta có thể dựng được “một toà nhà”?
	Vậy học từ vựng như thế nào cho có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn của rất nhiều học sinh và đó cũng là điều trăn trở của mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở trường phổ thông.
	Thông thường ở một bài học tiếng, việc giới thiệu từ vựng, luyện tập sử dụng từ vựng mới, làm rõ nghĩa và cách dùng của chúng luôn là yêu cầu thường xuyên và bắt buộc. Nó giữ vai trò quyết định đến hiệu quả của quá trình học tiếng.
	Theo quan điểm truyền thống “học từ vựng là học nghĩa của từ”, như thế chưa đủ. Thực ra, chúng ta phải có phương thức rèn luyện và các thủ thuật ôn tập để biến chúng thành vốn từ vựng cơ bản của bản thân và sử dụng lâu dài. Vậy ôn luyện từ vựng bằng cách nào để đạt hiệu quả? Giáo viên và học sinh cần phải làm gì? Đó là vấn đề cấp thiết đặt ra.
	Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số trò chơi ôn luyện từ vựng cho học sinh lớp 12” làm sáng kiến kinh nghiệm dạy học của bản thân.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
Sáng kiến kinh nghiệm này chủ yếu bản thân tôi rút ra từ những bài giảng trên lớp để đưa ra một vài trò chơi nhằm ôn luyện từ vựng hiệu quả và dễ học; phù hợp với trình độ học sinh và phát huy tính tích cực, tạo niềm hứng thú say mê học tập cho học sinh. Bên cạnh đó tôi tham khảo một số tài liệu liên quan đến đề tài này.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 12 chương trình chuẩn trường THPT Trần Hưng Đạo
IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở khoa học:
 	Người ta cho rằng vốn từ vựng đóng vai trò quan trọng hơn cả ngữ pháp và cấu trúc trong việc hiểu ngoại ngữ và trong giao tiếp. Từ vựng là nền tảng để tạo lập câu, đoạn văn và bài văn. Ngoài việc giới thiệu từ vựng, giáo viên cần tổ chức ôn luyện những từ đã học cho học sinh và có hình thức kiểm tra học sinh kịp thời để có những bài dạy bổ sung.
 	Phần giới thiệu từ vựng luôn gồm 3 yếu tố:
- Hình thái (form)
- Ngữ nghĩa (meaning)
- Cách dùng (use)
	Vậy phần ôn luyện cũng cần phải chú ý cả 3 mặt nói trên. Quá trình này xảy ra thường xuyên, lâu dài, không nhất thiết chỉ xảy ra trong một tiết học. Vì thế, giáo viên cần lựa chọn phương pháp ôn luyện cho phù hợp với từng dạng bài, trình độ học sinh nhằm tạo cho học sinh niềm say mê học tập thông qua các trò chơi tạo một môi trường “học mà chơi, chơi mà học”. 
	Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học nhận thức, bộ não con người thông thường tiếp thu được 5 – 7 từ mới trong một giờ học 45 phút. Kinh nghiệm của các nhà giáo trực tiếp giảng dạy trên bục giảng thì mỗi giờ học tốt nhất là 4 – 5 từ mới. Với cơ chế sinh lý như vậy, bên cạnh việc lựa chọn từ vựng để dạy thì giáo viên cần có cách thức ôn luyện cho phù hợp và hiệu quả.
2. Cơ sở thực tiễn:
	 Một số giáo viên ở các trường phổ thông quan niệm rằng: “Dạy từ vựng là dạy nghĩa của từ”, ít quan tâm đến rèn luyện hình thái, phát âm và cách sử dụng của từ cho học sinh.
	Suy nghĩ của học sinh cũng vậy, các em chú tâm học nghĩa của từ, học theo lối thụ động, bắt buộc. Điều đó làm cho các em lúng túng khi sử dụng vốn từ học được và ít thời gian sau các em sẽ quên từ đó. Hơn thế nữa, ở bậc THCS các em chưa xác định được vai trò của học tiếng Anh nên chưa có phương pháp học phù hợp, đặc biệt là học từ vựng sao cho có hiệu quả. Đó là những khó khăn lớn với người học cũng như người dạy trong việc dạy học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung.
3. Thực trạng ở trường THPT Trần Hưng Đạo:
Qua hơn 10 năm giảng dạy tại trường, tôi thấy rằng việc học và tổ chức ôn luyện từ vựng chưa được học sinh chú ý nhiều, nếu có thì hiệu quả chưa cao. Các em chỉ học thuộc lòng các từ mà giáo viên dạy ở lớp một cách bắt buộc, ít tự ôn luyện và vận dụng chúng để đặt câu hoặc biểu đạt ý nghĩ bằng tiếng Anh. Điều đó gây không ít khó khăn cho học sinh khi tiếp thu bài mới, các em không có hứng thú học và chất lượng tiếng Anh chưa được nâng cao. Ngoài ra, số ít giáo viên đôi khi vẫn chưa linh hoạt trong việc sử dụng các thủ thuật ôn luyện từ vựng phù hợp với đối tượng. Từ thực trạng trên tôi xin đề xuất một số trò chơi ôn luyện từ vựng mà tôi đã từng sử dụng khá hiệu quả trong quá trình dạy học của mình.
 B. NỘI DUNG
I. Các trò chơi ôn luyện từ vựng về hình thái:
	 Giúp học sinh nắm vững cấu tạo từ, chính tả và phát âm của những từ đó.
1. Trò chơi chính tả (Dictation game)
	- Giáo viên đọc to hoặc viết lên bảng 10 từ thuộc các loại từ khác nhau, hoặc giáo viên đọc tiếng Việt. Sau đó xoá bảng (Nếu viết).
	- Trong vài phút học sinh viết lại những từ đó và đọc to chúng.
	- Giáo viên sửa lỗi chính tả và cách phát âm.
2. Xoá và nhớ (Rub out and remember)
	- Viết một số từ và nghĩa tiếng Việt của chúng lên bảng.
	- Cho học sinh lặp lại và xoá dần các từ, để lại nghĩa.
	- Chỉ vào nghĩa tiếng Việt, yêu cầu học sinh nói nghĩa tiếng Anh.
	- Yêu cầu học sinh viết lại từ tiếng Anh bên cạnh nghĩa tiếng Việt của chúng.
3. Từ nào? Ở đâu?(What and where)
	- Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nhất định và khoanh tròn chúng.
	- Xoá một từ nhưng không xoá vòng tròn bên ngoài.
	- Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xoá.
	- Xoá từ khác, tiếp tục cho đến xoá hết tất cả các từ.
	- Cho học sinh lên bảng viết lại các từ vào đúng chổ cũ.
Ví dụ: Unit 6: FUTURE JOBS
vacancy
impression
 re’sume’
 jot down
keenness
qualification
4. Sắp xếp loại từ (Rearrange jumbled words)
- Viết một số từ lên bảng với các mẫu tự lộn xộn.
	- Giáo viên cho biết chủ điểm của các từ.
	- Học sinh sắp xếp lại cho đúng rồi nói nghĩa của chúng.
Ví dụ: Unit 3: CULTURAL DIVERSITY
	Dibre (bride), mogor (groom), quanetb (banquet)
	Nemocery (ceremony), dwinged (wedding)
5. Ô chữ (word square)
	- Chọn một số từ cùng chủ điểm hoặc trong cùng một bài học.
	- Viết các từ đó vào trong ô chử theo hàng ngang, dọc, xiên, từ trái sang phải hoăc từ dưới lên trên.
	- Điền những ô còn lại với những mẫu tự bất kỳ.
	- Dán ô chữ lên bảng để học sinh khoanh tròn những từ tìm được trong vòng 3 phút.
Ví dụ: Unit 4: SCHOOL EDUCATION SYSTEM
E
D
U
C
A
T
I
O
N
K
D
R
E
T
U
N
R
B
U
G
S
C
H
O
O
L
Y
E
A
R
E
C
O
U
R
S
E
G
E
A
X
E
L
P
U
B
L
I
C
D
A
N
I
E
F
O
T
N
F
E
M
D
D
S
Y
R
T
E
M
O
O
H
A
S
Y
S
E
T
R
S
N
L
Y
S
Y
S
T
E
M
M
E
D
U
C
A
T
I
O
N
B
G
S
C
H
O
O
L
Y
E
A
R
E
C
O
U
R
S
E
G
A
X
E
L
P
U
B
L
I
C
D
A
N
I
F
T
N
E
M
D
D
R
E
A
E
R
Y
S
Y
S
T
E
M
M
6. Bingo:
- Giáo viên cho học sinh 10 từ bất kì và đọc to các từ này một lần.
- Học sinh chọn 5 từ trong số 10 từ này và chép chúng vào giấy riêng của mình. 
- Giáo viên đọc to các từ này không theo thứ tự. Mỗi lần đọc như vậy học sinh sẽ khoanh tròn những từ mà chúng có trong giấy. Học sinh nào có đủ 5 từ trước nhất sẽ hô to “Bingo” và là người thắng trò chơi.
II. Các trò chơi ôn luyện từ vựng về ngữ nghĩa:
	Giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ, từ loại, từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc các từ khác trong cùng nhóm từ.
1. Nối từ (Matching)
	- Viết một số từ lên bảng theo một cột.
	- Viết định nghĩa từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc vẽ tranh đơn giản lên bảng theo trật tự khác ở một cột khác.
	- Yêu cầu học sinh lên bảng sắp xếp lại bằng cách kẻ đường thẳng nối hai cột sao cho phù hợp, sau đó giải thích ý nghĩa của nó.
Ví dụ: Unit 6: FUTURE JOBS
A
B
1. vacancy
 a. write quickly
2. résumé
 b. an exam that you have passed or a course of study that you have successful completed
3. jot down
 c. a job that is available for S.O to do
4. keenness
 d. special interest
5. qualification
 e. curriculum vitae
2. Liên tưởng (Brainstorming)
	- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm.
	- Học sinh viết càng nhiều từ càng tốt liên quan đến từ này trong một thời gian nhất định.
	- Nhóm viết được nhiều từ nhất là nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Unit 2: CUTURAL DIVERSITY
3. Câu lựa chọn (Multiple choice items)
	- Giáo viên đưa ra nhiều câu khác nhau diễn tả ý nghĩa của từ.
	- Học sinh chọn ra định nghĩa đúng.
Ví dụ: to jot down: A. to mention
	 B. to note down
 √ C. to type
4. Ôn từ theo cụm( word sets)
	a) Loại bỏ một (odd one out)
	- Giáo viên chọn một số từ trong đó có một số từ không nằm trong cụm ở một ý nghĩa nào đó.
	- Học sinh chọn ra từ không thuộc cụm đó và giải thích vì sao.
Ví dụ: Unit 
 Bride
 Groom
 Banquet
Teacher
b) Cái gì? Ở đâu? (What is it? Where is it?)
	- Một học sinh nghĩ về một địa điểm nào đó: một căn phòng, sau đó nói cho lớp biết ba vật có thể có ở đó.
	- Các học sinh khác sẽ đoán được địa điểm của bạn mình đang nghĩ là ở đâu.
	Ví dụ: Học sinh A nghĩ về “library” và nêu 3 từ: shelf, sunblind, catologue.
	Các học sinh khác:
	- Học sinh B:	a lawyer’s office?
	- Học sinh C:	a supermarket?
	- Học sinh A gợi ý: Here is an extra word: book
	- Tiếp tục khi lớp đoán ra từ.
5. Tìm vật, tìm người (find thing/ find people)
	Dạng bài tập này thường làm theo nhóm hoặc cặp. Mỗi cặp, nhóm có mỗi yêu cầu khác nhau. Sau đó giáo viên tập hợp và yêu cầu học sinh viết lên bảng.
	Nhóm 1:	Find thing which we can see in a wedding ceremony: gifts, money, flowers, food, drinks
	Nhóm 2: Find people who work in a school: headmaster headmistress, teachers, pulpils, vice principle
III. Phương pháp ôn từ vựng về cách dùng:
	Giúp học sinh nắm vững cách dùng của từ để sử dụng nó trong từng tình huống, ngữ cảnh cho phù hợp và chính xác.
1. Đoán tranh (Guess the piture)
	- Vẽ một số tranh đơn giản minh hoạ một số từ rồi xếp hành một chồng.
	- Gọi một học sinh chọn một bức tranh (không cho học sinh khác thấy).
	- Các học sinh khác đoán tranh gì dùng câu hỏi “Is it a.?”
	- Học sinh đoán đúng thì lên bảng thay cho bạn trước.
	Ví dụ: Unit 6 FUTURE JOBS
	Dùng các bức tranh: người nông dân, bác sĩ, phi công
	Học sinh A: Chọn một bức tranh người nông dân
	- Các học sinh khác hỏi: “Is he a worker?”
	Học sinh A trả lời “No, he isn’t”
	- Tiếp tục đến khi hỏi “Is she a farmer?”
	Học sinh A trả lời “Yes, she is”
	- Học sinh hỏi đúng đó lên bảng thay thế cho HS khác.
2. Số 0 và dấu X (Noughts and crosses)
	- Vẽ hình vuông có 9 ô lên bảng trong đó ghi 9 từ mới học cùng một chủ điểm.
	- Học sinh làm theo cặp, một học sinh là 0 và học sinh còn lại là X.
	- Mỗi người chọn một từ trong ô và đặt câu hỏi với từ đó. Nếu câu đúng thì kí hiệu của mình vào ô đó.
	- Người thắng cuộc là người được 3 từ cùng hàng (ngang, dọc, xiên) nhanh nhất.
	Ví dụ: Unit 10: ENDANGERED SPECIES
Habitat
Enact
Priority
Deforestation
Vulnerable
Endangered
Ubanization
Biodiversity
Extinction
	P1:Who enacted this law?
	P2: The panda’s natural habitat is in the bamboo forest.
3. Điền từ (Gap filling)
	- Giáo viên đưa ra một câu hoặc một đoạn văn có chổ trống.
	- Học sinh xác định từ loại cần điền và điền từ vào cho thích hợp.
	- Nếu học sinh làm không được, giáo viên gợi ý bằng cách đưa ra những ký tự đầu hoặc cuối của từ cho đến khi học sinh làm được.
Ví dụ: Unit 13: THE 22nd SEA GAMES
We are looking for someone who is (reliable)........and hard working.
The evidence against him was (overwhelming)
 He chose his words with (precision)
She has no (rival).. in the field of romantic fiction.
4. Clap the board
	- Giáo viên viết tất cả từ mới vừa dạy trong bài học lên bảng.
	- Gọi 2 HS hoặc 2 đội lên đứng gần bảng với khoảng cách nhất định.
 	- Giáo viên đọc to một từ bất kì bằng tiếng Việt.
	- HS nhanh chóng chạy đến vỗ tay vào từ tiếng Anh tương xứng. HS nào nhanh và đúng là chiến thắng
	Trên đây là vài trò chơi ôn luyện từ vựng sinh động và đa dạng cho học sinh. Theo tôi, đó là những phương pháp giúp học sinh học từ vựng nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhớ lâu hơn. Do điều kiện thời gian còn hạn chế nên trong nội dung không thể tránh khỏi thiếu sót, phương pháp nghiên cứu có chổ chưa khoa học. Rất mong sự góp ý, nhận xét nhiệt tình của quý đồng nghiệp để phần nghiên cứu sau có nội dung phong phú hơn. 
 C. KẾT QUẢ
	Đây là thực trạng và kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2012 – 2013 và học kỳ I năm học 2013 – 2014.
	Trước khi áp dụng ôn luyện từ vựng nêu trên, trong 90 học sinh (lớp 12A1 và 12B2) được điều tra kết quả như sau: 65% học từ vựng chỉ học nghĩa của từ, 18% chỉ học cách viết từ và 17% học cách phát âm từ. Về cách ghi nhớ từ: 52% bằng cách đọc và viết mãi, 41% học thuộc lòng, 7% sử dụng chúng để đặt câu; 68% nói học từ vựng khó, 32% nói dễ học nhưng mau quên.
	Học kỳ I năm học 2013 - 2014, áp dụng các trò chơi ôn luyện từ vựng, kết quả là: 83% học sinh trả lời là học từ vựng dễ nhớ và nhớ lâu, 96% học thú vị và sinh động hơn, 87% nhớ nhiều từ hơn và vận dụng tốt hơn.
D. KẾT LUẬN
	Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là từ vựng, ngoài việc giới thiệu từ vựng, mỗi giáo viên nên biết chọn lựa và kết hợp sử dụng có hiệu quả các trò chơi ôn luyện và kiểm tra từ vựng, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tối ưu, là “vạn năng” cho tất cả các bài học. Vì vậy, giáo viên cần xác định được đối tượng tiếp thu, dạng bài học nào để có phương pháp ôn luyện phù hợp.
	 Tóm lại, từ vựng là vốn quý của mỗi người học ngoại ngữ, nó có vai trò quyết định trong việc học một ngôn ngữ nào đó, tựa như viên gạch hồng nhỏ bé mà quý giá tạo nên sự vững chắc của mọi ngôi nhà. Hay nói cách khác, áp dụng phương pháp ôn luyện từ vựng nói trên là một trong những biện pháp có giá trị nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông.
	Lệ Thủy, tháng 5 năm 2014.
	 Người thực hiện
	 Phạm Thị Diệp

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_on_luyen_tu_vung_cho_h.doc