Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học - Lê Thị Anh Đào

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học - Lê Thị Anh Đào

I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng hiện nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Nó là chìa khóa để giúp chúng ta tiếp cận được những tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và rất nhiều lĩnh vực khác của nhân loại. Bởi vậy, nó là ngôn ngữ thứ hai, là môn học bắt buộc của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Việc học tiếng anh từ khi còn nhỏ luôn được các chuyên gia giáo dục khuyến khích. Bởi học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng bé phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ càng cao. Được biết, từ 0-6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ và tiểu học là thời điểm lý tưởng để học tiếng Anh. Do đó, chương trình tiếng Anh tiểu học luôn được nhà trường và phụ huynh quan tâm, chú trọng.

 Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh. Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung. Vì vậy, Tiếng Anh là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế. Ở Việt Nam, những năm gần đây môn Tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh .

Trong xu thế hội nhập chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trong đó có mạng Internet, đã đặt cho Việt Nam một thách thức lớn về nguồn nhân lực không phải chỉ có kiến thức, kĩ năng kĩ sảo mà còn có khả năng sử dụng thành thạo Tiếng Anh. Bởi Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, hay nói cách khác Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, truyền thông, giao lưu hợp tác. Chính vì thế nhiều quốc gia đã chọn Tiếng Anh như một ngoại ngữ bắt buộc và học từ ở tiểu học. Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho quá trình hội nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện phương pháp dạy và học.

Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học” để nghiên cứu.

 

doc 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 718Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi dạy Tiếng Anh cho học sinh bậc tiểu học - Lê Thị Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập. Các hoạt động “chơi hơn dạy” giúp học sinh sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.” 
 II.1.2. Đặc điểm về hoạt động nhận thức của học sinh lớp 1,2. 
a.  Hoạt động của học sinh tiểu học
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò chơi vận động.
+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,...
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...
b. Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Theo theo báo cáo của GS.Nesport, thời điểm từ 3 đến 7 tuổi là thời điểm vàng cho các kỹ năng ngoại ngữ được phát triển vì lúc này 3 kỹ năng cùng phát triển: 
+ Khả năng nghe chính xác âm
+ Khả năng nói bắt chước
+ Khả năng nhận thức thông qua các hoạt động giao tiếp vui chơi. Do đó, các bài học tiếng Anh thông qua tương tác nói và nghe ở độ tuổi này sẽ giúp trẻ phát huy khả năng học nói tốt tiếng Anh như người bản ngữ. 
Do đó, lớp 1,2 là độ tuổi vàng cho các hoạt động học ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ trong độ tuổi này sẽ làm bé không bị phát âm sai, khả năng nhớ từ vựng tuyệt vời và khả năng phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh sau này. 
II.2. THỰC TRẠNG
Thuận lợi – khó khăn
Hiện nay trong giáo dục tiểu học, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Giáo viên cũng đang áp dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy, đã có sáng tạo trong các hoạt động trên lớp, cho học tham gia vào các trò chơi song không được thường xuyên, chủ yếu là trong các tiết thao giảng, dự giờ hay chuyên đề. Còn trong các giờ dạy hằng ngày thì trò chơi vẫn hiếm khi được sử dụng.
Tiếp đến, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi tiểu học, kinh nghiệm cuộc sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này thường phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để gây sự quan tâm, hứng thú với học sinh. 
 Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp học có khoảng 30 học sinh hoặc hơn), trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy sao cho thích hợp
 Ở độ tuổi lớp 1,2 có thể trẻ chưa nhớ hết bảng chữ cái nên khó để áp dụng phương pháp truyền thống là đọc giảng và học thuộc lòng. Cách tốt nhất để dạy trẻ là thông qua những trò chơi, bài hát hay kể chuyện bằng tiếng Anh. Hãy để việc học phát âm trở nên tự nhiên nhất để các bé cảm thấy nhẹ nhàng, không gò bó ép buộcTrong hệ thống bảng phiên âm quốc tế thì tiếng Anh được chia thành 44 âm với 20 nguyên âm đơn và đôi, 24 phụ âm. Giáo viên cần cho bé học cách phát âm của tất cả các âm trong tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Trong quá trình học nên chú ý sửa những lỗi sai hay gặp của người Việt cho các bé ngay từ đầu như:
Người Việt thường không phát âm được những âm có phụ âm cuối như: /b/với /p/, /t/ với /d/, /g/ với /k/./f/, /v/, /θ/, /ð/, /s/, /z/, /ʃ/ và /ʒ/. Âm cuối sẽ giúp người nghe hiểu được điều bạn muốn nói, nếu sai âm cuối thì có thể người nghe sẽ hiểu sai nghĩa của từ.
Tránh bỏ một âm trong những phụ âm đôi khi phát âm. Ví dụ như: nhiều người không thể phát âm đúng từ fixed /fɪkst/. Họ thường phát âm thiếu một trong ba âm /k/, /s/ hoặc /t/. Kết quả là họ phát âm thành: /fɪst/, /fɪkt/ hoặc /fɪks/.
Tự ý thêm âm đuôi vào cuối câu, điển hình là âm “s”.
Nói sai ngữ điệu.
Không nhấn trọng âm
Thường không biết cách nối âm hoặc nối âm sai.
Trường TH Lê Lợi nằm ở trung tâm huyện, đời sống của người dân tương đối khá, phong trào học tập ở đây rất được quan tâm. Các bậc phụ huynh rất ủng hộ với chương trình xã hội hóa giáo dục, vậy nên nhà trường đã tổ chức được dạy Tiếng Anh lớp 1,2 được 2 năm. Vì đây là môn mới nên các em học sinh lớp 1,2 vẫn chưa nhận ra được tầm quan trọng của bộ môn này, vì vậy công việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Theo tôi, khó khăn lớn nhất là chính là các em không tự giác học, chưa có động lực để giúp các em say mê, thích thú với môn học. Ngoài ra, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn nên cũng phần nào ảnh hưởng đến mức độ lĩnh hội kiến thức của các em học sinh. Để gây hứng thú cho các em học sinh tự ý thức việc học tiếng Anh thì trước hết các em phải có được một nền tảng kiến thức nền khá vững chắc. Nền tảng kiến thức đó chính là các chữ cái, âm và vốn từ vựng, do đó tôi đã tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy, cố gắng thiết kế được nhiều trò chơi để mang lại cho học sinh môi trường học tốt hơn và sinh động hơn. 
Các nguyên nhân
Về phía giáo viên
Trong 2 năm học vừa qua, việc khuyến khích dạy Tiếng Anh 1,2 đã được triển khai, giáo viên cũng mới làm quen và soạn giảng với giáo trình mới nên cũng chưa khai thác hết nội dung của giáo trình. Thêm vào đó, đó cũng là năm đầu tiên tôi phải dạy học sinh lớp 1,2, vì vậy tôi gặp nhiều lúng túng trong việc tìm phương pháp dạy cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1,2. 
Về phía học sinh
 	Đối với các em học sinh tiểu học, tiếng Anh thực sự là một môn học mới lạ, các em được tiếp xúc với một ngôn ngữ hoàn toàn mới trong khi các em cũng đang trong quá trình học tiếng mẹ đẻ của mình. Sự ngỡ ngàng, bối rối khi cùng một lúc học hai hệ thống bảng chữ cái với cách đọc, nói, viết, nghe và phát âm khác nhau làm các em khó mà tiếp thu được hết những gì mà giáo viên truyền đạt. 
 Tiếp đến, một bộ phận khá lớn học sinh xem tiếng Anh là môn phụ nên không có ý thức học tốt, trên lớp không chịu chú ý giáo viên giảng bài, về nhà không chịu học từ, luyện tập sử dụng từ, câu trúc đã được học nên kiến thức nền về vốn tiếng Anh yếu, làm cho việc học tiếng Anh ngày càng khó khăn. 
 Lí do tiếp theo là việc học từ mới của học sinh chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai ban đầu là học cách phát âm và cách viết chính tả, chứ chưa đi vào mục đích cuối cùng của việc học từ là học từ để sử dụng được từ đó để áp dụng trong giao tiếp, để sử dụng được từ đó cho phù hợp với từng ngữ cảnh.
 Do đó, việc học tiếng Anh của học sinh khới 1,2 chưa mang lại hiểu quả cao cụ thể như sau:
 Kết quả cuối học kì I năm học 2017- 2018 
Khối 
Sĩ số
Phát âm chính xác các âm, từ đã học
Phát âm chưa chính xác các âm, từ đã học
Ghi nhớ tốt các từ vựng
Ghi nhớ từ vựng chưa tốt
1
147
79
53,7%
68
46,3%
78
53,1%
 69
46,9%
2
114
62
54,4%
52
45,6%
53
46,5%
61
53,5%
Tổng
261
141
54%
120
46%
131
50,2%
59 
49,8%
II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp
II.3.1 Mục tiêu của việc sử dụng các trò chơi :
Theo tôi việc sử dụng thường xuyên các trò chơi trong lớp mang lại hiệu quả rất thiết thực:
Trò chơi giúp trẻ ghi nhớ các âm, từ nhanh hơn
Tạo không khí thoải mái trong lớp học
Hỗ trợ trong việc ôn lại kiến thức đã học
Hỗ trợ đắc lực trong việc tạo hưng phấn, ham thích học, thoải mái ở mỗi tiết học.
Hỗ trợ tạo sự động não cho học sinh, làm cho tiết học thêm sinh động
Hỗ trợ trong việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và sử dụng ngôn ngữ của hoc sinh.
Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý qua việc hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh, thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau nhiều hơn.
* Cấu trúc của trò chơi học tập
+ Tên trò chơi .
+ Mục đích của trò chơi .
 Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào .
 Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng trò chơi : Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học tập .
+ Luật chơi : Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi .
+ Số lượng người chơi : Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi.
+ Cách chơi : Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi .
* Cách tổ chức trò chơi :
- Thời gian tiến hành trò chơi : Thường từ 5 - 7 phút.
- Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi .
- Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi .
- Tiến hành chơi thật : Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài 
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh .
- Kết thúc trò chơi : Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh . 
II.3.2 Giới thiệu một số trò chơi học Tiếng Anh ở bậc tiểu học
 Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học cho học sinh tiểu học .
a. TRÒ CHƠI 1: “UP – DOWN – RIGHT – LEFT” 
- Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt 
- Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về trạng từ chỉ nơi chốn 
- Số lượng người tham gia: Cả lớp 
- Địa điểm: Trong lớp, hội trường 
- Thời gian: 3 – 5 phút 
- Cách chơi: Tương tự trò “DÀI – NGẮN – CAO – THẤP” 
Giáo viên phổ biến trò chơi gồm 4 động tác: Chỉ tay lên trời (UP), chỉ tay xuống đất (DOWN), chỉ tay sang phải (RIGHT), sang trái (LEFT) và yêu cầu học sinh làm theo lời hướng dẫn mà không làm theo hướng tay chỉ của giáo viên. Lần đầu giáo viên vừa làm đúng như vậy vừa hô để tạo cho học sinh làm quen với định hướng và từ vựng. Sau đó giáo viên bắt đầu hô một đường nhưng chỉ một nẻo. Ví dụ như hô “Right” nhưng tay lại chỉ lên trời. Học sinh vừa hô “Right” theo vừa nhìn giáo viên nhưng không làm theo hướng lên trời mà phải chỉ tay qua bên phải. Nếu học sinh nào không hô hoặc tay chỉ khác hướng phải thì bị loại khỏi cuộc chơi. 
Lưu ý: 
- Hô bất kỳ chứ không theo thứ tự “Up – Down – Right – Left” tránh cho học sinh làm theo một cách thụ động, nhàm chán. 
- Bắt phạt những học sinh không nhìn vào quản trò, nhìn đi chỗ khác, nhắm tịt mắt, đưa sai hướng, đưa rụt tay nhiều lần, không hô theo. 
b. TRÒ CHƠI 2:  “SLAP THE BOARD” 
- Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt 
- Mục đích giáo dục: luyện khả năng nghe về âm và từ vựng 
- Số lượng người tham gia: học sinh chơi theo nhóm
- Địa điểm: Trong lớp, hội trường 
- Thời gian: 3 – 5 phút 
- Cách chơi: 
 Giáo viên sẽ viết âm, từ hoặc dán tranh lên bảng, sau đó mỗi lượt chơi giáo viên sẽ đọc 1 âm hoặc từ có trong các bức tranh, học sinh phải lắng nghe và chạy thật nhanh lên bảng, lấy tay đập vào bức tranh, từ mà các bạn đã nghe. Đội nào ghi được nhiều điểm nhất sẽ dành chiến thắng.
 Trò chơi được tôi sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy, vừa để kiểm tra bài cũ của học sinh vừa rèn luyện khả năng nhạy bén cho các em học sinh. Và điều quan trọng nhất là tất cả các em học sinh rất sôi nổi, hào hứng tham gia nhiệt tình vào trò chơi, làm cho không khí lớp học thật sinh động và tràn đầy năng lượng cho một tiết học mới. 
* Lưu ý : Trò chơi này cũng có thể cử ra một vài bạn có phát âm tốt, nhớ từ tốt trong lớp hoặc bạn nào có tinh thần xung phong lên để đọc những âm, từ 
bất kỳ vừa ghi, dán trên bảng cho hai đội nghe nhận diện và đập tay vào hình có từ vừa đọc . Cách này vừa tạo được sự thân thiện với học sinh, vừa giúp các em có cơ hội sử dụng những kiến thức đã học một cách thực tế và có tính ứng dụng cao, giúp cho các em có thể ghi nhớ từ một cách tốt hơn.
c. TRÒ CHƠI 3:    “SIMON SAYS” 
- Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy 
- Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh 
- Số lượng người tham gia: Cả lớp 
- Địa điểm: Trong lớp, hội trường 
- Thời gian: 3 – 5 phút 
- Cách chơi: 
Giáo viên giải thích về từ ngữ “Simon says” nghĩa là “Thượng đế bảo rằng” điều đó có nghĩa là buộc mọi người phải làm theo Người, ai không làm theo sẽ bị quyền lực tối cao của Thượng Đế trừng phạt. 
Giáo viên hướng dẫn mọi hoạt động của sinh viên qua việc yêu cầu học sinh làm theo lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh kèm với hành động của mình. Tuy nhiên những yêu cầu được bắt đầu bằng chữ “Simon says” thì học sinh mới thực hiện còn không có chữ đó thì không làm theo lời yêu cầu. Nếu ai không làm theo yêu cầu khi có lệnh của “Simon says ” hoặc không có lệnh đó mà vẫn cứ làm thì bị phạt. 
Ví dụ: Giáo viên hô “Simon says Raise your hands!” thì mọi người cùng đưa tay lên. Giáo viên vừa tiếp tục hô “Simon says Clap your hands!” vừa vỗ tay thì mọi người cùng hô tay theo. Giáo viên đánh lừa bằng cách hô “Clap again!” và cũng vỗ tay theo. Nếu ai vỗ tay theo cùng là bị bắt phạt bởi yêu cầu này không có câu “Simon says ”. 
Cứ như vậy tiếp tục cho đến khi bắt được đủ số lượng người bị phạt. 
Lưu ý: 
- Mới bắt đầu chơi nên cho chơi thử, đọc hành động chậm rồi đến nhanh dần. Vừa đọc vừa làm theo để học sinh có thể dễ hiểu ý nghĩa Tiếng Anh của câu lệnh đó là gì. 
- Hô to, rõ, chọn các hành động phải có cách đọc dứt khoát như “Stand up”, “Sit down”, “Touch your head”, “Close your eyes” 
- Bắt phạt những học sinh làm theo yêu cầu chậm, không dứt khoát. 
d. TRÒ CHƠI 4: CAR RACING (ĐUA XE)
- Mục đích giải trí: rèn luyện sự nhạy bén cho học sinh
- Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng viết Tiếng Anh 
- Số lượng người tham gia: 2 người/ lượt
- Địa điểm: Trong lớp, hội trường 
- Thời gian: 3 – 5 phút 
- Cách chơi: 
Đây là một trò chơi rất hay, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà lại là một phương pháp ôn luyện từ vựng hiệu quả. Trò chơi này tôi áp dụng cho học sinh lớp 2, vì các em đã được luyện viết Tiếng Anh nhiều và đã học được gàn hết bảng chữ cái Tiếng Anh. Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ. Kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những ô chữ nhật bằng nhau (Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được lâu tùy theo thời gian cho phép bạn có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau.
Racer I
apple
ball
clock
dog
elephant
fish
goat
hat
ink
Racer II
ant
bed
cat
dragon
elbow
fox
garden
hen
igloo
Ban đầu hai “tay đua” (ví dụ số 1 ghi “apple” còn số 2 ghi “ant”) sau đó bốc thăm đi trước sẽ ghi từ có chứa chữ cái đầu theo thứ tự alphabet, đối thủ cũng phải tìm ra cho được từ có cùng chữ cái như đội trước đã ghi, tiếp tục như vậy cho tới khi nào một đội không tìm ra tiếp từ để ghi nữa, hoặc ghi sai từ thì đội đó sẽ là đội thua cuộc. Cuộc đua sẽ kết thúc khi một tay đua bị “nổ lốp” tức là ghi sai từ, hay hết xăng (không tìm được từ tiếp theo nữa). Trò chơi này giáo viên có thể làm trọng tài, cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân ở hai bên, hoặc một nam, một nữ. Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này khi bắt đầu hoặc kết thúc bài dạy hoặc để củng cố trong các bài ôn tập.
e. TRÒ CHƠI 5: “JUPM LEFT OR JUMP RIGHT” (NHẢY SANG TRÁI HAY PHẢI)
- Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy 
- Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh 
- Số lượng người tham gia: Cả lớp 
- Địa điểm: Trong lớp, hội trường 
- Thời gian: 3 – 5 phút 
- Cách chơi: 
 Giáo viên một cặp âm hay bị nghe nhầm trên bảng, ví dụ b- d, k- g, f-v., sau đó kẻ một đường thẳng trên bảng tương ứng với vạch ở dưới nền lớp học. nhóm 4,5 học sinh ban đầu sẽ đứng trên vạch kẻ. 
 Giáo viên quy định rõ ràng, nếu cô đọc từ có chứa âm “b” đầu thì các em sẽ nhảy sang trái, còn cô đọc từ có chứa âm “d” thì các con sẽ nhảy sang phải.
 Học sinh nào nhảy sai bên sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, hay giẫm lên vạch cũng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi kết thúc khi các bạn học sinh bị loại hết chỉ còn lại một em. 
f. TRÒ CHƠI 6: TRUYỀN ĐIỆN
 - Mục đích: Giúp các em kiểm tra vốn từ của mình và thay đổi không khí trong học tập.Trò chơi này sẽ sôi động hơn và kéo dài được lâu hơn đối với học sinh lớp 2 vì các em đã có vốn từ khá hơn so với các e khối lớp 1.
 - Cách chơi và luật chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ, giáo viên nêu luật chơi và gọi bắt đầu từ một em A xung phong đứng nên nói to từ bằng tiếng anh và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kỳ để “ truyền điện “. Lúc này em B phải nói tiếp từ, nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào bạn C bất kỳ để truyền điện tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò vòng quanh lớp. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. 
 g. TRÒ CHƠI 7: “ONE, TWO, THREE”
- Mục đích giải trí: rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy cho học sinh 
- Mục đích giáo dục: luyện kỹ năng đọc Tiếng Anh 
- Số lượng người tham gia: 2 nhóm/ lượt
- Địa điểm: Trong lớp, hội trường 
- Thời gian: 3 – 5 phút 
- Cách chơi: 
 Giáo viên để khoảng 8-10 bức tranh dưới nền lớp học. Hai nhóm học sinh đứng ở 2 vạch xuất phát. Thành viên đầu tiên của 2 đội sẽ “one, two, three” để dành quyền đọc to từ có tranh, nếu đọc đúng sẽ nhảy lên vị trí của bức tranh tiếp theo. Tiếp tục “one, two, three” cho tới khi nào đọc được bức tranh cuối cùng và loại hết các bạn bên nhóm kia, đội đó sẽ dành chiến thắng. 
 Học sinh rất thích thú khi tham gia trò chơi này vì nó rất gần gũi với trò chơi thường ngày của các em, trong khi chơi các em lại ôn lại được từ vựng, giáo viên nhờ đó mà kiểm tra được cách phát âm của các em cũng như khả năng ghi nhớ các từ đã học của học sinh.
h. TRÒ CHƠI 8: LUCKY NUMBER
 - Mục đích: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học.
 - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số bức tranh bám sát nội dung bài học. Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.
 - Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 10 ô vuông và ghi vào đó 10 số tự nhiên bất kỳ, trong đó tương ứng với những số đấy là 7 bức tranh mà học sinh phải đọc được từ chứa trong bức tranh đó, còn 3 câu lucky number.
 - Luật chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn nhóm trưởng để “one, two, three” xem ai được quyền chọn trước và trong nhóm thảo luận xem quyết định chọn số nào cho nhóm trưởng nói, nếu chọn số bức tranh thì giáo viên cho xem tranh và cả nhóm phải thảo luận tìm ra câu trả lời cho nhóm trưởng đọc, nếu sai đội kia được quyền trả lời. Lượt 2 đến đội kia chọn ô, nếu chọn vào ô may mắn thì không phải trả lời câu hỏi và được vỗ tay chúc mừng.
 Lưu ý: Có thể thay đổi để tăng tính cạnh tranh, tạo không khí hào hứng sôi nổi bằng cách quy định điểm.
 - Kết thúc trò chơi: Cộng điểm đội nào nhiều điểm đội đó thắng, hoặc đội nào chọn vào ô Lucky number sẽ được tặng một tràng vỗ tay.
II.3.2 MỐI QUAN HỆ GỮA CÁC GIẢI PHÁP
Trò chơi trong một tiết học đóng một vai trò quan trọng nhất là đối với các em học sinh lớp 1,2. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta tổ chức cho học sinh chơi một cách tràn lan hay không có tổ chức. Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng A

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_day_tieng_anh_cho_hoc.doc