Gọi học sinh lên bảng. Mỗi học sinh đội một chiếc mũ thợ lặn. Một trong hai học sinh cầm đèn pin.
Giáo viên hô to: Start
Hai học sinh làm động tác nhảy xuống nước
Chú ý cách dạy nhảy của thợ lặn: giả vờ đứng trên bục, quay mặt vào bảng, bước chân xuống sàn nhà.
Hai học sinh làm động tác, tiến đến gần gầm bàn. Một học sinh soi đèn pin rồi nhấc một đồ vật lên (coi như tìm thấy trong chiếc tàu đắm) nói với học sinh kia
Sau đó lại giả vờ tìm kiếm, lại nhấc một vật khác lên, nói như trên. Hai học sinh thay phiên cầm đèn pin soi, nhấc đồ vật lên và nói.
Thu hoạch:
Gọi nhiều đôi lên thực hiện các chuyến lặn xuống đáy biển đến khi nào tre nhuần nhuyễn và bắt đầu mất tập trung thì dừng lại, sang bài tập khác. Cần dạy học sinh cách làm một số động tác như thợ lặn nhảy xuống biển, động tác bơi, động tác tìm kiếm đồ vật. Tuy là tiểu tiết nhưng nó tạo cho học sinh hứng thú và cảm giác thật.
Cải biên (Variation):
Sau mỗi lần luyện, thay đổi vài đồ vật hoặc thay đổi vị trí các đồ vật. Vận dụng thêm những mẫu câu đã học để phối hợp thành bài hội thoại. Ví dụ học sinh đã học mẫu : Is this a ? Is that a ? Chúng ta có thể nói như sau:
St1 (tìm thấy một đồ vật): Mai, there is a teacup.
St2: Is that a red teacup?
St1: Yes, it is.
Tùy theo mẫu câu đã học là gì, giáo viên vận dụng thành những hội thoại như :
St1: There is a teacup.
St2: What colour is it?
St1: It’s red
St1: There is a teacup.
St2: Is it small or big?
St1: It’s small.
pháp dạy tốt nhất cho các em. B. Giải pháp đã được áp dụng Trong mỗi tiết học trên lớp hay những tiết hoạt động ngoài giờ, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra những thủ thuật, hay cách nào đó có thể đôi khi là thử phương pháp mới để làm sao dạy ra dạy, học ra học, để dạy và học luôn mang lại hứng thú cho cả thầy và trò. Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn tìm hiểu đưa vào áp dụng một cách sáng tạo những thủ thuật sau: - Sử dụng các thủ thuật trong nhóm phương pháp nghiên cứu hành động (Action Research). - Sử dụng thủ thuật kịch hóa hội thoại và đóng kịch. - Thủ thuật sử dụng các trò chơi dân gian và cải biên các trò chơi đó (Using some traditional games and some variations). a. Sử dụng các thủ thuật trong nhóm phương pháp nghiên cứu hành động ( Action Research) Được tiếp cận với phương pháp nghiên cứu hành động (Action Research), Tôi thấy đây là phương pháp hữu hiệu trong giảng dạy tiếng Anh. Đó là quá trình cho phép tôi tìm hiểu, kiểm tra và thẩm định quá trình dạy và học để cải thiện, nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho học sinh trong trường. Áp dụng các thủ thuật của phương pháp này, tôi tiến hành thực hiện một nghiên cứu là “ Helping students to deal with their speaking anxiety ”. Để tiến hành công việc này, tôi tiến hành các bước sau: + Lên kế hoạch (Plan) + Hành động (Act) + Quan sát (Observe) + Thẩm định (Reflect) Với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân học sinh thấy lo lắng khi nói tiếng Anh. Tôi đặt cho mình câu hỏi : Why are they not very confident in speaking? What can I do to help them? Việc đầu tiên, tôi tiến hành thăm dò ý kiến học sinh qua sủ dụng phiếu cho học sinh tự viết để xem lý do vì sao học sinh không tự tin khi lên nói trên bục giảng (Chủ đề được đưa ra cho học sinh là “ Talk about your family”) . Và kết quả là: + Học sinh thấy xấu hổ khi lên nói; + Không biết nói thế nào, không biết làm sao diễn tả được; + Không biết từ vựng cần nói; + Sợ mắc lỗi và bị các ban cười; + Không nói được trôi chảy; + Đã chuẩn bị tố ở dưới nhưng khi lên nói quên mất; + Chỉ muốn nói với bạn ngồi cạnh, không muôn nói trên bục giảng. Thấy được những khó khăn mà học sinh nói ra trong phiếu thăm dò tôi luôn nghĩ tới câu hỏi What can I do to help them?. Và tôi đã dùng thủ thuật “ Cues”; Tôi thay đổi cách cho học sinh nói như cũ, thay vào đó tôi đưa một số gợi ý rõ ràng và một số thông tin qua Family Tree và Cues Talk about your family Name: Age: eight/ nine/ ten/ Job: a student/ a housewife, a nurse, Places of work: school, home, hospital Hobby: reading, playing football, cooking, ... Father Mother Me Sister Trong khi thực hành mẫu hoặc gời ý, tôi luôn tạo không khí thoải mái, thân thiện, cởi mở. Để các em thấy nói tiếng Anh thật vui và dễ dàng, thậm chí ngay cả nói sai vẫn được giáo viên tận tình giúp và không mắng . Kết quả sau khi quan sát cho thấy: + Học sinh không sợ nói tiếng Anh như trước, nhiều học sinh sẵn sàng xung phong nói trên lớp. + Học sinh thoải mái và có sự tự tin, tự thôi thúc mình nói trôi chảy hơn. + Kể cả những học sinh kém hơn vẫn nói được. Như vậy, bằng phương pháp Nghiên cứu hành động (Action Research) tôi đã giải quyết được phần nào đó rất quan trọng cho câu hỏi Why are they not very confident in speaking?. Qua đây tôi đã sử dụng những thủ thuật giảng dạy phù hợp với mong muốn, nhận thức của học sinh. Với mục đích giúp học sinh tự tin hơn trong thực hành nói tiếng Anh. Mặc dù rất nỗ lực để giúp học sinh không còn lo lắng việc nói tiếng Anh, sau kết quả tôi nhận thấy vẫn có học sinh chưa tự tin hoặc lý do nào đó chưa nói lưu loát khi đứng trên bục giảng. Điều này thôi thúc tôi tiếp tục thực hiện vấn đề nghiên cứu tiếp theo nhằm cải thiện sự tự tin nói tiếng Anh một cách hiệu quả. Bằng cách này tôi sẽ có những phương pháp, những thủ thuật dạy học điều chỉnh sao cho phù hợp, mang lại kết quả cao nhất. b. Sử dụng thủ thuật kịch hóa hội thoại và đóng kịch. Thông thường khi xây dựng drama cho trẻ học tiếng cần xác định drama dành cho lứa tuổi nào để có thể dựng nội dung ngôn ngữ và tình huống thích hợp. Có thể phân chia theo các trình độ : beginners, elementary, pre-intermediate hoặc phân chia theo : VYL (dưới 7 tuổi), YL (trên 7 tuổi). Xây dựng drama dạy tiếng cần có các bước sau: Xác định mục đích giảng dạy: Dạy mẫu câu nào, từ nào, yếu tố phát âm nào Kĩ năng nào được nhấn mạnh trong drama : nghe, nói, đọc, viết? Chuẩn bị vật liệu (Materials) Những vật liệu dạy từ như phiếu tranh (flashcards), con vật đồ chơi (toy animails), đồ dùng đồ chơi (toy objects) Những vật liệu minh họa tình huống: cây cối (giả vờ là rừng), chậu nước (giả vờ là biển cả) v.v, tùy theo yêu cầu của drama. Cách tiến hành (Describing activities) Giáo viên làm gì, những động tác gì trong từng yêu cầu, sử dụng Gấu ra sao, giao tiếp với trẻ thế nào, trẻ phải làm gì, làm bao nhiêu lần, .. Cải biên (Variations) Dự kiến cải biên ở mục nào để biến đổi drama thành một hoặc nhiều biến thể tạo điều kiện làm đi làm lại mà không nhàm chán. Thu hoạch (Personal Reflection) Rút kinh nghiệm qua việc thực hiện ở một số lớp. Đối với những lớp ở trình độ cao hơn như lớp 4 và lớp 5, học sinh đã biết nhiều ngữ liệu hơn, chúng ta có thể ứng dụng loại hình drama (kịch), tạo thành một chuyện và phân vai cho học sinh đóng. Như vậy cần có một kịch bản và phải theo những quy tắc sau: - Dựa trên một câu chuyện có sẵn, có thể là những câu chuyện nổi tiếng, chuyện cổ tích, chuyện dân gian, kể cả chuyện ngụ ngôn để tạo ra một kịch bản. - Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nằm trong các mẫu câu và từ đã học trong chương trình. Trong một số trường hợp có thể sử dụng từ mới nếu tình huống bắt buộc. - Nên viết kịch bản dưới dạng hội thoại, như thế dễ đưa ngôn ngữ đơn giản vào chuyện hơn. Nếu sử dụng nhiều lời dẫn ngôn ngữ sẽ phức tạp. Bài minh họa số 1: Unit 16 .Zoo animals (Tiếng Anh 4) Mục đích: Dạy mẫu câu: What animal is that? Từ vựng: tiger, zebra, elephant, monkey, crocodile, lion, bear. Vật liệu: Flashcards: tiger, zebra, elephant, monkey, crocodile, lion, bear.; một cành cây. Cách tiến hành: Sắp xếp khung cảnh: Đặt cành cây ở một góc lớp, dưới cành cây có một hộp (the treasure), trong hộp có một cái bút (a pen). Giải thích nhiệm vụ: T: Hôm nay chúng ta đi tìm kho báu. Trên đường đi chúng ta sẽ gặp một số con thú. Giải thích ngữ liệu: T: Khi chúng ta nhìn một con vật không biết nó là con gì chúng ta hỏi: What animal is that/this? What animal is that/ this? T: What animal is that? Students (Chorus): It’s a bear. T: What animal is that? Students (Chorus): It’s a bear. Dạy từ vựng:Cần dùng đến cho chuyến đi tìm kho báu. Trong quá trình dạy từ cần chú ý gắn tình cảm thật, phản ứng thường ngày với một số con vật. Chẳng hạn khi trông thấy con hổ ai cũng sợ, lùi lại, tránh xa. Vì vậy khi dạy từ con hổ làm như sau: T (Chỉ vào tranh, không sờ vào): a tiger (gầm lên) Students (Chorus): a tiger Cả thầy và trò chạy quay lại tỏ vẻ sợ hãi Hoặc khi nói tới con khỉ: T: (nhấc bức tranh con khỉ lên): a monkey Students (Chorus): a monkey Cho học sinh đến gần và xoa đầu nó rồi cười và nói Hello monkey .. Cứ như vậy làm đi làm lại nhiều lần giúp học sinh ghi nhớ. Tình huống học từ này đưa học sinh vào cuộc sống thật và tình cảm thật. Bắt đầu chuyến đi Drama: Finding the treasure Gọi một nhóm học sinh lên bảng: T: Now, follow me please! Dẫn học sinh đi một vòng, đến chỗ con ngựa vằn, T: What animal is this? S-group: It’s a zebra (Cả giáo viên và học sinh đến vuốt ve con vật thể hiện sự gần gũi) Dẫn học sinh tiếp tục đến chỗ con voi: T: What animal is that? S-group: It’s an elephant Giáo viên và cả nhóm vẫy tay chào: Hello, elephant Đến chỗ con gấu: T: What animal is that? S-group: It’s a bear Giáo viên và học sinh thể hiện sự ngạc nhiên: wow! It’s so bulky! Đến chỗ con khỉ: T: What animal is that? S-group: It’s a monkey. Cả giáo viên và học sinh ngồi xuống cười với khỉ và nói: Hi! How are you ! Tiếp tục dẫn học sinh đến chỗ con cá sấu: T: What animal is that? S-group: It’s a crocodile. Cả giáo viên và học sinh lắc đầu tỏ vẻ sợ Và đến chỗ con hổ: T: What animal is that? S-group: It’s a tiger. Cả giáo viên và học sinh quay lại chạy vì sợ con hổ. Đến gần cây T: Oh, there . It’s a high tree. S-group: Year! A high tree T and S-group: Where is treasure? Tiến gần đến cây cao: T: There ! It’s the treasure (Giáo viên nhấc hộp lên) What’s this? S-group: It’s a box. T: open it. Nhóm học sinh mở ra và hô to: Yeah! Yeah! A pen! Thu hoạch: Làm đi làm lại nhiều lần với nhiều nhóm trong lớp. Như vậy những nhóm sau sẽ thuần thục hơn nhóm trước, cả lớp cũng nhớ được ngữ liệu trong một không khí sôi nổi. Gắn tình cảm đối với con vật làm cho học sinh không nghĩ đó là con vật đồ chơi, mà coi nó như các con vật thật ngoài đời. Các nhóm học sinh rất hồ hởi đợi đến lượt mình. Cải biên: Sau mỗi lần luyện, thay đổi một vài con vật hoặc thay đổi trật tự con vật Cho học sinh đeo ba lô cho giống người đi thám hiểm. Làm vài mũ giấy đội giống như người đi rừng. Có thể dùng thay đổi cả hai mẫu: What animal is this? Và What animal is that? Bài minh họa số 2: The Wrecked Ship Mục đích: Dạy mẫu câu There is Ví dụ: There is a teapot. There is a plate. Từ vựng: teacup, teapot, box, spoon, plate, bowl, knife, fork Chuẩn bị: Đồ chơi hoặc flashcards: teacup, teapot, box, spoon, plate, bowl, knife, fork, torch, mũ hoặc mặt nạ của thợ lặn làm bằng giấy. Cách tiến hành: Sắp xếp khung cảnh: Đặt bàn giáo viên ra giữa coi nó như con tàu bị chìm nằm dưới đáy biển. Xếp các đồ vật nằm ở các góc dưới gầm bàn. Giải thích nhiệm vụ: T: Có một con tài bị chìm ở thế kỷ trước. hôm nay chúng ta cùng lặn xuống biển, vào con tàu xem con tàu có những đồ vật gì nhé. Giải thích ngữ liệu: T: Khi muốn nói có vật gì đó ở đâu, ví dụ có cái chén uống chè, chúng ta dùng câu (Chỉ vào chén uống chè ở trên bàn): There is a teacup. Now listen and repeat: Sts (chorus): There is a teacup (Lấy thêm vài ví dụ,) Dạy từ vựng (Dùng gấu rối để dạy) Sắp xếp khung cảnh: Đặt các đồ vật dư
Tài liệu đính kèm: