Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

I. Lý do chọn đề tài:

1. Cơ sở lí luận

Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn

khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kể

chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy

học Tiếng Việt. Phân mônTập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về

Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần

hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh cần phải

hoàn thiện bốn kĩ năng nghe nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng

Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện

và nâng cao dần. Bên cạnh đó, việc rèn luyện tâm hồn, cảm xúc và việc tăng vốn

sống, vốn hiểu biết của các em cũng là yêu cầu cần quan tâm. Phân môn Tập

làm văn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy phát triển ngôn ngữ

và hình thành nhân cách cho học sinh. Với kiểu bài kể chuyện góp phần rèn

luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện

các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời

sống để xây dựng nên nhân vật, xây dựng cốt truyện. giúp cho HS phát triển

vốn từ thì kiểu bài miêu tả lại đem đến cho các em các kĩ năng quan sát, vận

dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, hoán dụ . làm cho các em

thêm yêu mến gắn bó với thiên nhiên với những người và việc chung quanh nảy

nở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, một

con mèo tam thể, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già

thương con quý cháu. Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em được hình

thành và phát triển.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 925Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á xanh um của cây? Liên
tưởng tới cây, lá vào mùa khác; quan sát sự tác động của ánh nắng tới màu sắc
của lá, tán lá; quan sát phía dưới nền đất để cảm nhận được những đặc điểm mà
tán lá và ánh nắng phối hợp tạo ra cho khoảng sân. Sự tương phản của gốc, thân
cành, lá, tán lá với màu sắc rực rỡ của hoa. Với những loài cây có hoa ví dụ như
hoa phượng, bằng lăng..., tôi thường định hướng cho các em quan sát, so sánh
nụ hoa, bông hoa mới nở và những bông hoa đã nở; so sánh vẻ đẹp của từng
bông đơn lẻ với cả một chùm, cả một góc trời rợp màu phượng đỏ; hướng dẫn
các em vận dụng các giác quan để cảm nhận được sự mịn màng, ánh màu của
lớp nhung bao phủ trên những cánh hoa, hình dáng của cánh, của các tua nhụy,
hương thơm... Từ đó giúp các em vận dụng được sự liên tưởng, so sánh, nhân
hóa để diễn đạt các ý quan sát đồng thời giáo viên có thể điều chỉnh, hình thành
kĩ năng quan sát cho học sinh. Thông qua việc hướng dẫn tỉ mỉ khi quan sát để
rèn kĩ năng nói, cung cấp vốn từ ngữ, điều chỉnh khả năng diễn đạt của học sinh.
Hoạt động 3- Tổng hợp các kết quả quan sát.
* Báo cáo kết quả.
Sau khi HS được hướng dẫn, tự quan sát và ghi lại những đặc điểm quan sát
được theo cảm nhận riêng của bản thân, tôi tiến hành cho các em báo cáo kết
quả quan sát ngay tại sân trường, nơi có đối tượng miêu tả; tổ chức cho nhiều
học sinh được nêu ý kiến, lắng nghe, góp ý cho bạn kết hợp cung cấp thêm vốn
từ cho các em và đồng thời phát hiện những điểm học sinh còn yếu để hướng
dẫn học sinh quan sát lại hoặc gợi ý cách diễn đạt hợp lý. Thông qua việc báo
cáo kết quả, GV kịp thời điều chỉnh khi HS quan sát không đúng trình tự hoặc
giải đáp những thắc mắc của học sinh về cấu tạo của cây ( VD: Trên cây có
những cục lồi to ra và những chỗ lõm sâu vào gọi là gì khi miêu tả ? (hốc,
bướu). Trên cây đa có những sợi tua mọc thả từ trên cành buông thõng xuống
mặt đất gọi là gì ( rễ phụ của cây) vv. Cùng một h×nh tượng nhưng với các cảm
10/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
nhận khác nhau, mỗi học sinh lại có kết quả khác nhau - Đó chính là những yếu
tố tạo nên nét phong phú, đa dạng thể hiện tính cách và vốn hiểu biết của các cá
nhân.
VD Cùng quan sát gốc bàng, học sinh có được những cảm nhận riêng biệt
như:
+ Gốc bàng to bằng hai vòng tay ôm của người lớn.
+ Gốc bàng to, xù xì với những hốc bướu cổ quái nom thật kì lạ.
+ Gốc bàng thô ráp với lớp vỏ cây sần sùi, xám xịt.
+ Gốc bàng to bằng cái cột đình làm trụ chống đỡ cho cả cái thân cây đồ sộ
bên trên. vv.
* Củng cố lại các bước quan sát .
Từ thực tế quan sát và thông qua hoạt động báo cáo kết quả quan sát,
tranh luận, bổ sung ý kiến, các em sẽ tự hình thành kĩ năng quan sát hợp lí cho
thể loại bài miêu tả cây cối theo trình tự không gian, thời gian.  GV chốt lại
kiến thức :
- Miêu tả cây cối theo từng thời kì phát triển của cây là trình tự thời gian. 
- Miêu tả cây cối theo trình tự từ hình dáng tầm vóc chung của cây đến tả
từng bộ phận của cây gọi là trình tự không gian ( bao quát đến chi tiết).
b) Phối hợp quan sát thực tiễn với quan sát tranh ảnh minh họa. 
 Nếu như việc quan sát cây cối ngoài trời đem lại cho các em cái nhìn cụ
thể, chân thực nhất cũng như khơi gợi ở các em nguồn cảm hứng, sự say mê
khám phá tự nhiên, xây dựng tình yêu đối với thiên nhiên thì hệ thống tranh ảnh
lại hỗ trợ rất nhiều cho việc quan sát những đối tượng mà các em không có điều
kiện quan sát ngoài thực tế. Việc quan sát tranh ảnh phối hợp với những ghi
chép được từ thực tế sẽ làm cho đoạn văn, bài văn của các em sinh động, rõ nét
hơn.Trong quá trình dạy học, tôi chú trọng lựa chọn những tranh ảnh có màu sắc
rõ nét, thể hiện được độ tương phản, có tính nghệ thuật, phản ánh những đối
tượng mà các em không có điều kiện quan sát ở thực tế và tận dụng tối đa bộ đồ
dùng dạy học phần văn miêu tả. Tuy nhiên để tạo được hiệu quả trong quan sát,
giáo viên cần hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp HS xác
định cần quan sát cái gì, quan sát như thế nào và quan trọng hơn nữa là diễn đạt
các ý quan sát được ra sao? 
VD: Quan sát tranh để miêu tả hoa gạo.
Hướng dẫn các em quan sát ảnh chụp toàn cây ghi chép các ý theo trình tự:
- Toàn cảnh cây gạo ( Hình dáng, tầm vóc , có thể so sánh với những cây
xung quanh.
11/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
- Vẻ đẹp của hoa ( ảnh nhỏ) hình dáng , kích cỡ của hoa, số cánh, dáng
mọc, cảm nhận độ dày, độ bóng, màu sắc của từng cánh hoa, đặc điểm
của nhụy hoa. 
- Quả gạo khi còn non đến khi đã già ( hình dáng, màu sắc ) . 
Sau đó cung cấp thêm cho các em đặc điểm của gốc, cành, thân, lá, hương
thơm của hoa gạo, giảng thêm về sự gắn bó của cây gạo với mỗi làng quê Việt
Nam để giúp các em hình dung rõ nét hơn về những đối tượng miêu tả.Qua việc
gợi ý, giới thiệu giáo viên sẽ khơi gợi ở các em trí tò mò, hình thành thói quen
thích khám phá tự nhiên. Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cảm quan của
chính bản thân. Bên cạnh đó để HS có nhiều sự lựa chọn, giáo viên sưu tầm
thêm nhiều loại tranh ảnh về các loại cây khác và các thông tin liên quan đến
đặc tính của một số loài cây để cung cấp thêm cho học sinh. Những bức ảnh
chụp với màu sắc tươi sáng, thể hiện rõ điểm nhấn và phối hợp độ sáng tối hài
hòa sẽ làm khơi gợi ở các em nguồn cảm hứng sáng tạo.
VD: Về một số đối tượng miêu tả giới thiệu qua tranh ảnh:
Cách quan sát.
+ Tổng thể bức tranh: Điểm nổi bật về màu sắc, độ rực rỡ của những bông hoa;
nền lá...
+ Chi tiết từng bộ phận:
 - Hình dáng, màu sắc, sự cảm nhận về đặc điểm của lá, cách mọc....
 - Hình dáng, đặc điểm của nụ non, nụ sắp nở và vẻ đẹp của những bông
hoa đã nở.
Xác định trình tự quan sát  ghi lại những đặc điểm quan sát được 
Báo cáo kết quả; GV bổ sung những thông tin cần thiết nếu học sinh chưa biết
tường tận về đối tượng miêu tả.
2. Rèn kĩ năng lập dàn ý
- Trước khi lập dàn ý học sinh tìm hiểu kĩ đề bài Kĩ năng tìm hiểu đề bài
là một quy trình bao gồm nhiều bước: đọc đề bài, xác định từ ngữ quan trọng,
xác định quan hệ giữa các vế câu về mặt ngữ pháp và lô gíc, xác định nội dung
của đề và trọng tâm, xác định kiểu bài và các điểm giới hạn khác.
Ví dụ : Với đề bài
Tả một đồ dùng học tập của em
Học sinh phải hiểu đề bài ra dạng bài tả, nội dung tả đồ dùng học tập,
không giới hạn có thể tả cặp sách, hộp bút, bút máy...
Sau khi nắm rõ nội dung bài, hồi tưởng những gì mình quan sát trước
hoặc quan sát tại chỗ để lập dàn ý
12/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
Làm dàn ý có nhiều cách trình bày, nhưng tôi cho các con lập dàn ý qua
“khung” ý nghĩa có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo
nội dung bài. HS phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép những gì quan sát
được là chính. Giáo viên có thể gợi ý giúp các em phát hiện ra những nét đặc sắc. 
Đối tượng là HS khá giỏi: tôi để cho các em tự thảo luận suy nghĩ và viết
ra các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh khung chủ đề.
Ví dụ: Cả nhóm HS sẽ cùng thảo luận làm “khung” ý nghĩa tả cây hoa
hồng nhung
+ Đối với đối tượng là học sinh trung bình – yếu: Tôi sử dụng hệ thống
câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát triển ý. Ở đây cần lưu ý
câu hỏi phải có tính chất gợi mở, hướng đến việc khơi gợi sự quan tâm và kinh
nghiệm riêng của các em.
VD: Học sinh quan sát “hoa hồng nhung” giáo viên có thể hỏi:
Em thấy màu sắc hoa hồng như thế nào?
Khi dùng tay sờ vào cành hoa em cảm thấy thế nào?
Quan sát quanh mép là em thấy lá hoa hồng có điểm gì đặc biệt?....
Lập dàn ý chi tiết:
Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào dàn bài chung để đánh số thứ tự cho các
ý tìm được trên “khung” từ đó sẽ diễn đạt thành dàn ý chi tiết. Tôi cũng lưu ý
13/30
Nh­«ng­mÆt­trêi­
(2)
Trång­tr­íc­cöa­
(1)
§á­th¾m,­mÞn­nh­
nhung­(2)
Long­lanh­
(2)
H­¬ng­th¬m­
thoang­tho¶ng­
(2)
Yªu­thÝch,­tØa­l¸,­
t­íi­n­íc­(3)
Th©n­kh¼ng­
khiu
b»ng­chiÕc­
®òa­(2)
L¸­xanh,­mÐp­
l¸
viÒn­r¨ng­c­a­
(2)
NhiÒu­gai­nhän­
(2)
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
cho học sinh về trình tự chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tính
chất mở.
VD: Đối với loại văn miêu tả thì lưu ý học sinh những chi tiết nào có ý
giới thiệu chung thì nói trước, ý nào miêu tả chi tiết cụ thể thì nói sau.
Tuy nhiên tôi luôn rèn cho học sinh hiểu trong những ý chung hoặc trong
những ý cụ thể đó vấn đề nào đưa vào trước cũng được, miễn là phải đảm bảo
đủ các nội dung cần diễn tả. Tránh lối áp đặt như là cho sẵn một trật tự chi tiết
cố định.
VD: Từ “khung” ý nghĩa và dàn bài chung, học sinh thảo luận nhóm tự
lập dàn ý chi tiết tả cây hoa hồng. Những từ ngữ đánh dấu: số (1) nằm trong
phần mở bài, số (2) trong phần thân bài, số (3) nằm trong phần kết bài.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa hồng. Trồng ở đâu? (trước cửa). Ai trồng?
(mẹ em)
Thân bài:
* Tả bao quát:
- Cây cao khoảng nửa mét.
- Thân khẳng khiu bằng chiếc đũa ăn cơm.
* Tả chi tiết:
- Cành đâm tua tủa, có nhiều gai nhọn như những chàng vệ sĩ
- Là hình bầu dục, lá non màu tim tím, lá già màu xanh đậm, mép
có viền răng cưa.
- Nụ màu xanh mơn mởn, bằng đầu ngón tay út của em.
- Hoa mới nở to bằng chén uống trà, như ông mặt trời đỏ thắm.
- Cánh hoa đỏ tươi, mỏng mịn như nhung xếp chồng lên nhau.
- Hương thơm thoang thoảng quyến rũ ong bướm.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ: yêu thích, tỉa lá, tưới nước để cây luôn xanh tốt.
-> Từ dàn ý chi tiết, tôi nghĩ học sinh có thể vận dụng thêm một số từ
ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc để viết thành bài văn hoàn chỉnh một cách khá dễ
dàng
3. Rèn kĩ năng phát triển từ ngữ
Để rèn cho học sinh kỹ năng phát triển từ ngữ miêu tả tôi đã tích hợp việc
dạy Tập làm văn trong những tiết Tập đọc. Nếu nội dung bài đọc hoặc một số từ
ngữ trong bài, tôi thấy học sinh có thể vận dụng vào bài viết của mình, tôi sẽ
nhấn mạnh với các em.
VD: Qua bài tập đọc “Sầu riêng” tôi sẽ nhấn mạnh cho học sinh những từ
ngữ miêu tả hình dáng thân cây sầu riêng: “khẳng khiu”, “cao vút”, “thẳng
14/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
đuột”... Từ đó học sinh có thể vận dụng những từ ngữ này khi miêu tả những
loại cây khác
VD: Trong bài tập đọc “Con sẻ” học sinh sẽ nhận ra một số từ ngữ giàu
hình ảnh dùng để miêu tả con vật như “vàng óng”, “nhúm lông tơ”, “lông dựng
ngược”, “mõm há rộng đầy răng”...
Một hình ảnh sống động sẽ giúp bài viết miêu tả có được sự chú ý, thích
thú từ người đọc. Vì thế giáo viên nên giúp học sinh có thói quen sử dụng hình
ảnh trong thể loại miêu tả, việc dùng hình ảnh này giúp chúng ta nhìn sự vật
bằng một cái nhìn mới, tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng việc sử dụng hình ảnh.
Cùng với phân môn Tập đọc, phân môn Luyện từ và câu cũng có thể làm
giàu vốn từ ngữ cho học sinh. Việc tổ chức trò chơi cũng là một biện pháp sinh
động để học sinh bồi dưỡng vốn từ.
4. Rèn kỹ năng viết câu văn đúng, câu văn hay cho học sinh 
Để rèn được kỹ năng này tôi cho học sinh luyện tập thông qua các 
dạng bài tập cơ bản sau:
4.1. Dạng bài tập phát hiện từ ngữ miêu tả hợp lí.
4.1.1 Phát hiện từ trong tập các từ cho sẵn:
Với dạng bài tập này, giáo viên cung cấp cho học sinh một hệ thống từ, ngữ 
yêu cầu học sinh phân nhóm từ miêu tả đối tượng hợp lí.
VD Cho các từ ngữ tả lá bàng như sau: 
Màu đỏ au hơi pha ánh tím, màu xanh nõn nà, màu đỏ tía pha những sắc
xanh thẫm, ngời xanh màu ngọc bích, xanh um, màu đỏ đọt lỗ chỗ những đốm
màu cam đậm như ánh lửa; ngả sang màu xanh đậm, màu đỏ tím lịm như màu
của những trái mận chín trông thật hấp dẫn; màu nâu đỏ pha những sắc xanh
biếc như những ngọn nến nhỏ, màu nâu đỏ óng lên như đồng hun, những tán lá
xòe rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ...
-­Hãy­xếp­các­từ­ngữ­thích­hợp­vào­bảng­phân­loại­sau:
Từ ngữ tả lá bàng
vào mùa xuân
Từ ngữ tả lá bàng
vào mùa hạ
Từ ngữ tả lá
bàng vào mùa
thu
Từ ngữ tả lá bàng
vào mùa đông
............................
............................
............................
............................
.............................
.............................
............................
............................
............................
............................
.............................
.............................
Đáp­án
Từ ngữ tả lá
bàng vào mùa
Từ ngữ tả lá
bàng vào mùa
Từ ngữ tả lá
bàng vào mùa
Từ ngữ tả lá bàng vào
mùa đông
15/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
xuân hạ thu
màu nâu đỏ
pha những sắc
xanh biếc như
những ngọn
nến nhỏ. , màu
xanh nõn nà
ngời xanh màu
ngọc bích, xanh
um, ngả sang
màu xanh
đậm, , những
tán lá xòe rộng
như một chiếc ô
xanh khổng lồ.
màu đỏ tía
pha những
sắc xanh
thẫm,
Màu đỏ au hơi pha ánh
tím; màu đỏ đọt lỗ chỗ
những đốm màu cam
đậm như ánh lửa; màu
đỏ tím lịm như màu của
những trái mận chín
trông thật hấp dẫn; màu
nâu đỏ óng lên như đồng
hun.
Hoặc dạng : Lựa chọn những từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng
đối tượng được miêu tả sau đây.
Các từ : đỏ­rực,­đỏ­ối,­đỏ­lựng,­đỏ­chon­chót,­đỏ­chói­lọi­một
góc­trời­như­lửa,­đỏ­thắm,­đo­đỏ,­đỏ­đục.
Trái cà chua Hoa phượng Búp bàng non Hoa hồng
Trái hồng
chin
...................... ....................... ....................... ....................... ......................
Đáp­án.
Trái cà chua Hoa phượng Búp bàng non Hoa hồng Trái hồng
chin
đỏ rực, đỏ ối,
đỏ lựng, đỏ
chon chót.
đỏ rực, đỏ
chói lọi một
góc trời như
lửa, đỏ thắm.
đo đỏ, đỏ đục. đỏ rực, đỏ
thắm.
đỏ rực, đỏ ối,
đỏ lựng, đỏ
chon chót.
 Để thực hiện được bài tập này, các em cần vận dụng vốn kiến thức đã ghi
nhận được thông qua hoạt động quan sát, kết hợp tìm hiểu ý nghĩa diễn đạt của
mỗi cụm từ ngữ và giải thích được lí do chọn lựa, phân nhóm từ. Đây là bước
đầu tiên và quan trọng để giúp các em có được những câu văn hay.
4.1.2 Vận dụng vốn từ của bản thân.
Dạng bài này yêu cầu học sinh phải vận dụng vốn từ của bản thân để tạo
ra những câu văn hoàn chỉnh, diễn đạt hợp lí, nhằm mục đích phát huy vốn hiểu
biết, khả năng vận dụng từ ngữ trong việc miêu tả của các em.
VD : Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu văn sau:
a) Cây bàng trông thật già nua với lớp vỏ cây............ và chi chít quanh
thân là những hốc bướu .............
b) Mùa này, lá bàng lớn nhanh, chẳng mấy chốc đã kết thành tán
lớn................, rợp bóng xuống sân trường.
16/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
c) Những cánh hoa hồng nhung............như lụa, sắc đỏ rạng ngời hơn mỗi
khi có nắng.
d) Những trái xoài đang độ chín......................., bao phủ một
màu............và mùi thơm...........bay xa.
Một số kết quả về bài làm của học sinh:
a) Cây bàng trông thật già nua với lớp vỏ cây sần sùi, xám xịt và chi chít
quanh thân là những hốc bướu cổ quái.
b) Mùa này, lá bàng lớn nhanh, chẳng mấy chốc đã kết thành tán lớn
xum xuê, rợp bóng xuống sân trường.
c) Những cánh hoa hồng nhung mịn màng như lụa, sắc đỏ rạng ngời hơn
mỗi khi có nắng.
d) Những trái xoài đang độ chín căng bóng, bao phủ một màu vàng tưoi
và mùi thơm lựng .bay xa.
( Học sinh: Đàm Dương Thanh– Líp 4A1)
a) Cây bàng trông thật già nua với lớp vỏ cây khô ráp, mốc thếch và chi
chít quanh thân là những hốc bướu to đùng, kì dị
b) Mùa này, lá bàng lớn nhanh, chẳng mấy chốc đã kết thành tán lớn
xanh um, rợp bóng xuống sân trường.
c) Những cánh hoa hồng nhung mỏng manh, mềm như lụa, sắc đỏ rạng
ngời hơn mỗi khi có nắng.
d) Những trái xoài đang độ chín rộ, bao phủ một màu vàng ối và mùi
thơm ngọt, thơm hơn cả hương táo,hương ổi bay xa.
( Học sinh:Nguyễn Kh¸nh Linh – Líp 4A1)
Với cách giải các bài tập dạng điền từ trên, người viết muốn rèn cho các
em kĩ năng nhận biết, tìm hiểu chức năng thông báo của những từ ngữ đã cho để
tìm từ phù hợp. HS cần hiểu rõ về đối tượng miêu tả, thời điểm miêu tả đồng
thời vận dụng vốn từ ngữ đã tích lũy của bản thân có sự phân tích, chọn lựa từ
ngữ miêu tả đặc điểm đúng của đối tượng. Đồng thời, cung cấp thêm những câu
văn miêu tả, làm phong phú thêm vốn từ ngữ cho các em.
4. 2. Dạng bài tập phát hiện lỗi và sửa lỗi.
4. 2. 1. Lỗi dùng từ.
Lỗi dùng từ là dạng lỗi học sinh thường mắc nhiều nhất và ít khi các em
tự phát hiện ra mình đã dùng từ sai. Thông qua dạng bài tập phân nhóm từ, tìm
từ thích hợp để điền vào chỗ trống, học sinh cũng hạn chế được phần nào việc
dùng từ sai, và cũng có thể tự phân tích được cách dùng từ của mình, của bạn là
hợp lí hay chưa hợp lí.Vì vậy các em có thể thực hiện tốt các bài tập về phát
hiện lỗi và sửa lỗi.
17/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
VD: Tìm các lỗi sai trong câu văn sau và giải thích.
Những quả xoài mới lớn chỉ nhỉnh hơn trái cau già một chút đang đung
đưa trong gió hệt như những chiếc đèn lồng nhỏ xíu ai đó treo chi chít lên cây
(Bài viết của học sinh).
GV có thể phân tích cho các em thấy được sự lạm dụng các hình ảnh so
sánh hay sự so sánh bất hợp lí trong mỗi câu văn thể hiện qua việc dùng từ
không đúng với đặc điểm của đối tượng đang được miêu tả.
- Lạm dụng sự so sánh: So sánh ôm đồm, một đối tượng so sánh với hai
đối tượng khác cùng lúc  quả xoài non trái cau già.
 chiếc đèn lồng .
- Dùng từ ngữ so sánh không hợp lí Quả xoài non có hình dạng không
tròn trịa, màu xanh non hoặc xanh thẫm gợi cảm giác dịu mát, đối lập với hình
ảnh những chiếc đèn lồng tròn trịa với màu sắc ấm nóng, rực rỡ và có độ sáng.
Hoặc lỗi sai về cụm từ, hình ảnh so sánh.
VD: Màu hoa phượng đỏ thắm, rực rỡ. Mỗi cánh hoa giống hệt chiếc
đuôi của con chuồn chuồn ớt.( Bài làm của học sinh ).  Sự cảm nhận của học
sinh chưa đạt tới chiều sâu. Các em chỉ có cảm giác câu văn đã mượt mà, có sự
liên tưởng, so sánh mà chưa có kĩ năng phân tích cái bất hợp lí trong việc sử
dụng từ, cụm từ trong miêu tả.  GV tổ chức cho học sinh quan sát kĩ hơn để có
kinh nghiệm lựa chọn hình ảnh phù hợp. 
Những bài tập phát hiện lỗi dùng từ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong
việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh. Nó như những viên gạch
nhỏ xây dựng những thành công đầu tiên cho các em trong quá trình học phân
môn tập làm văn nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung.
 4.2.2. Lỗi diễn đạt.
a) Lỗi ngắt câu: Đây là dạng lỗi điển hình thường gặp trong bài của những học
sinh học chưa tốt phân môn TLV. Nguyên nhân do học sinh không nắm chắc
kiến thức về luyện từ và câu. Để giúp học sinh khắc phục nhược điểm này,
người viết đã cho các em củng cố lại các kiến thức về câu bằng một số bài tập nhỏ. 
VD: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để tạo thành những câu văn
hoàn chỉnh. 
 - Những bông hoa sen...............
- Lá bàng mùa đông..........................
- .....................................tỏa hương thơm ngào ngạt.
- .............................................như những con trăn lớn đang bò trườn trên
mặt đất. 
- Những cánh hoa bằng lăng...................................................................
18/30
Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4
- ..............................gầy guộc, xám xịt, trông thật xấu xí.
HS thực hiện bài tập, phát hiện bộ phận còn thiếu, chức năng của các bộ
phận đó và hiểu được tầm quan trọng của việc diễn đạt câu đủ chủ ngữ và vị
ngữ, các dấu hiệu ngữ pháp đi kèm ( viết hoa, dấu chấm câu) biết kết thúc câu
văn khi đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Sau khi HS đã hiểu rõ cấu trúc của câu, các
em sẽ được nâng dần kĩ năng thông qua việc thực hiện những bài tập sửa lỗi
ngắt câu sai. 
VD: Đoạn văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng.
Khi mùa thu gọi những bông cúc vàng nở rộ lá bàng chuyển sang màu đỏ
thẫm mùa đông sang lá bàng càng đỏ sắc đỏ như màu đồng pha chút ánh vàng
cam trông thật tuyệt quả thật lá bàng mùa nào cũng đẹp.
Để hướng dẫn học sinh yếu thực hiện được bài tập trên, người viết giúp các
em nhận biết những thời điểm miêu tả và đặc điểm của các đối tượng miêu tả
tương ứng với thời điểm đó để ngắt câu đúng. Sau khi các em thực hiện việc
điền dấu chấm, phẩy, GV giúp các em kiểm tra lại độ chính xác bằng hệ thống
câu hỏi tìm chủ ngữ, vị ng

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_ren_ki_nang_tap_lam.pdf