Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao học Tập đọc nhạc Lớp 4-5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao học Tập đọc nhạc Lớp 4-5

Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ, vừa đọc vừa kết hợp gõ đệm theo quy ước, vừa đọc vừa tự gõ đệm theo ngôn ngữ hình thể. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.

2. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:

 Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc. Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:

2.1 Kiểm tra bài cũ:

 Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng. Giáo viên không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.

 Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đen, lặng đơn, . Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay.

 Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm, đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí

nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em.

 Đối với mỗi bài Tập đọc nhạc, trong quá trình dạy giáo viên cho học sinh tìm

hiểu và chiếm lĩnh kiến thức về lý thuyết âm nhạc cơ bản như: số chỉ nhịp, tên

nốt, hình nốt, các kí hiệu âm nhạc có trong bài. Đối với các bài có lý thuyết giống

nhau giáo viên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức cũ để học sinh nắm chắc hơn.

 

docx 19 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 7Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao học Tập đọc nhạc Lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mất
Trật
Tự
Mẫu 5:
Cùng
Cố
Gắng
Ôn
Bài
Mẫu 6:
Bạn
Bè
Giúp
Nhau
Học






	 	 	 	 
	Với các mẫu khác nhau ta có thể tùy thuộc vào giai điệu để đặt lời tạo ra sự khác biệt với các mẫu âm thông thường để tạo ra những câu lạ khiến học sinh chú ý hơn.
Mẫu 1:
Đồ
Rê
Mi
Son
Mi
Rê
Đồ
Mẫu 2:
Mì
Mi
Mi
Nế
Mi
Mi
Mì








	
Mẫu 1:
Đồ
Đồ
Mi
Mi
Rê
Rê
Son
Mẫu 2:
Nồ
Nồ
Na
Na
Mi
Mi
Nê








	
Mẫu 1:
Đồ
Đồ
Mi
Mi
Son
Son
Mẫu 2:
A
A
I
I
Nê
Nê







	
Mẫu 1:
Đồ
Đồ
Rê
Rê
Mi
Mi
Mẫu 2:
Nề
Nề
Mi
Mi
Ô
Ô







	
	Học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài Tập đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành. Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố độ cao và độ dài âm thanh để
luyện riêng khi thuần thục mới ghép lại thành giai điệu cho học sinh.
	Sang lớp 5, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp 2/4; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
	Khi tiến hành vào rèn cao độ giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào
bảng phụ sau đó đàn cho học sinh nghe, cho học sinh đọc từng nốt của
thang âm theo đàn, khi học sinh đọc tốt rồi giáo viên có thể cho học sinh đọc cao
độ của bài tập đọc nhạc, cho học sinh đọc theo cao độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp.
	c. Về tiết tấu.
	Các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
	Có thể sử dụng những cử chỉ quy ước để tập. Ví dụ: Vỗ tay là phách mạnh, vỗ đùi là phách nhẹ; Một nhịp vỗ tay quy ước là nốt đen, nốt trắng vỗ tay 2 nhịp, nốt đơn mỗi nhịp 2 nốt; Nốt đơn bằng một nhịp vỗ tay, nốt đen bằng hai nhịp vỗ tay, nốt trắng bằng 4 nhịp vỗ tay
	Tùy thuộc vào từng bài nhanh chậm ta có thể quy ước như vậy để học sinh dễ tưởng tượng và dễ gõ nhịp theo, giáo viên có thể cho học sinh vỗ tay trước khoảng 4 đến 8 nhịp rồi mới lấy đà vào bài đọc.
	Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu  chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ, vừa đọc vừa kết hợp gõ đệm theo quy ước, vừa đọc vừa tự gõ đệm theo ngôn ngữ hình thể. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
2. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
	Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc. Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
2.1 Kiểm tra bài cũ:
	Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc  bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sữa chữa để đọc cho đúng. Giáo viên không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
	Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đen, lặng đơn,  . Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay.
	Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm, đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí
nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em.
	Đối với mỗi bài Tập đọc nhạc, trong quá trình dạy giáo viên cho học sinh tìm
hiểu và chiếm lĩnh kiến thức về lý thuyết âm nhạc cơ bản như: số chỉ nhịp, tên
nốt, hình nốt, các kí hiệu âm nhạc có trong bài. Đối với các bài có lý thuyết giống
nhau giáo viên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức cũ để học sinh nắm chắc hơn.
	2.2 Bài mới:  Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2:
	Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ  bài TĐN cho học sinh quan sát
	Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2 câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở hai nốt nhạc cuối)
C:\Users\admin\Downloads\Tu lieu
	Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
	Bước 4:  Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn).
	Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao:
	Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 - 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc TĐN.
	Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp.
	Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đệm theo nhịp phách.
	Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng.
	Bước 8: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp.
	Bước 9: Thực hiện trò chơi âm nhạc: “Gọi tên các nốt nhạc” củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc. Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo.
	Cuối cùng giáo viên nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ (hoặc giáo viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em.
	* Lưu ý: Cũng như  phần dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá lâu để sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung cho cả lớp. Trong bất kỳ tình huống “xấu” nào giáo viên không nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và TĐN của học sinh. Phải luôn hình thành và củng cố lòng tự tin, động viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải luôn quan tâm sát sao tới học sinh trong khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi, khi đọc các âm cao thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá trình thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều lần sẽ giúp các em nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường xuyên được chơi trò chơi âm nhạc. Đồng thời qua các câu chuyện kể âm nhạc học sinh còn được nghe các tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới tạo cho các em có thói quen thích học âm nhạc và hoạt động âm nhạc.
3. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
	Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc  mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nang_cao_hoc_tap_do.docx