Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo

Giải pháp, biện pháp

a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Mục tiêu quản lý nhóm lớp trong trường Mẫu giáo là chỉ tiêu về mọi hoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động, Đó cũng là những nhiệm vụ phải thực hiện là kết quả mong muốn khi kết thúc một năm học.Về giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối sử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh với cộng đồng. Nhiệm vụ của trường Mẫu Giáo Hoa Pơ lang, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trách nhiệm cao trong tiến trình hoạt động, của nhà trường. Sản phẩm lao động của người giáo viên có ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc trưng trong công việc quản lí trường Mẫu Giáo, đòi hỏi các nhà quản lí không chỉ là người có học vấn, có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải tìm ra những đặc điểm của trẻ để có phương pháp tác động phù hợp thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Để quản lí lớp học có hiệu quả, giáo viên mầm non cần nắm vững được các mặt sau: Hiểu được đặc điểm tâm lí trẻ, xây dựng để đảm bảo duy trì sĩ số, nề nếp dạy học, trẻ có ý thức học tập tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp, đồ dùng đồ chơi trong lớp được xắp xếp ngăn nắp gọn gàng thuận tiện cho việc trẻ lấy để chơi, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ để tìm ra những biện pháp tốt nhất để chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 12482Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể hoàn thành nhiệm vụ. Các đồng chí tham gia tích cực mọi phong trào các đoàn thể, nâng cao trình độ chuyên môn vào các lớp học trên chuẩn, tham gia thao giảng dự giờ, chuyên đề, các hội thi. Năm học 2013 - 2014 đã có 4/5 sáng kiến đạt cấp huyện và đã đưa vào thực hiện trong công tác giảng dạy và quản lý của nhà trường đạt hiệu quả
+ Mặt yếu: 
Tuy nhiên vẫn còn những đồng chí giáo viên có tuổi là người dân tộc thiểu số và những đồng chí giáo viên mới ra trường nên nắm bắt chương trình mầm non mới còn khó khăn trong việc lập kế hoạch soạn giảng, về công nghệ thông tin, còn yếu. Nhiều đồng chí thiếu kinh nghiệm chủ nhiệm nhóm lớp, cho nên hạn chế trong việc quản lý nhóm lớp, tại lớp mình chủ nhiệm. Đôi khi còn rụt rè khi trao đổi tuyên truyền với phụ huynh học sinh những hoạt động và sinh hoạt của trẻ, vì thế phương pháp kết hợp chăm sóc trẻ giữa gia đình và nhà trường còn chưa được thống nhất cao.
d. Các Nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang nằm ở một xã vùng sâu đi lại khó khăn, thiếu thốn về cơ sở trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, nhận thức của một số người dân còn hạn chế, vì thế khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động. Các lớp còn thiếu nước sạch thiếu công trình vệ sinh, thiếu đồ chơi ngoài trời, tuy các lớp đã tổ chức tốt công tác ăn trưa cho trẻ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn như chỗ ăn chỗ ngủ thiếu điện, nước. Các lớp còn nằm rải rác ở các thôn buôn, trường còn nhiều lớp nghép ở 2- 3 độ tuổi. Về giáo viên đang độ tuổi sinh đẻ con còn nhỏ, hay còn vừa học đại học vừa làm nên còn ảnh hưởng tới công tác dạy và học. Một số giáo viên còn hạn chế về trình độ chuyên ngành thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nhóm lớp.
e.Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Là một cán bộ quản lý phụ trách về chuyên môn trong trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang. Điều đầu tiên tôi trăn trở ngay từ đầu năm học là, muốn có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt, cách quản lý nhóm lớp tốt, phù hợp với từng độ tuổi ở các khối lớp theo chương trình của bộ giáo dục ban hành. Việc trước tiên là phải nắm bắt được tình hình trình độ của từng giáo viên trong toàn trường, dự kiến phân lớp thảo luận xin ý kiến của ban lãnh đạo nhà trường, sau đó khảo sát chất lượng xếp loại giờ dạy, cho giáo viên viết vào đơn về nguyện vọng của mình về buôn nào, đứng lớp nào, từ đó ban giám hiệu cùng tổ khối, phân bổ giáo viên chủ nhiệm chính thức phù hợp độ tuổi, điều kiện của giáo viên đó, chú ý đến lớp có học sinh 5 tuổi. Xây dựng những lớp điểm lựa chọn giáo viên chủ nhiệm tốt, ưu tiên hơn về đầu tư đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất để giáo viên thể hiện hết những khả năng trình độ của mình tổ chức tốt công tác quản lý nhóm lớp, đây là cơ sở để những nhóm lớp khác về học hỏi trao đổi kinh nghiệm cho nhau.
 Qua việc việc làm đó tôi thấy giáo viên trong trường ở tất cả các khối rất bằng lòng với cách làm của tôi với cách làm đó các đồng chí rất phấn khởi. Nỗi băn khoăn của tôi đã được giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ, với hưởng ứng nhiệt tình của giáo viên trong trường đã khiến tôi luôn phát huy khả năng và trách nhiệm của mình tìm mọi cách để nâng cao chuyên môn hơn. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng quy chế chuyên môn, kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, xây dựng chế độ sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể chương trình dạy cho các khối lớp phù hợp, sát với tình hình của trường. Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm quản lý nhóm lớp và được nhà trường phê duyệt mới thực hiện. Hàng tháng tổ chuyên môn các khối họp và báo cáo kế hoạch, cho nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu điều tra thực trạng có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn, nhất là công tác chủ nhiệm và quản lý nhóm lớp phải duy trì sĩ số, đảm bảo nề nếp, trang trí phù hợp đảm bảo kiến thức. Đầu năm nhà trường giao chỉ tiêu chất lượng cho từng khối, lớp dựa vào chất lượng của các lớp, cụ thể: Lớp lá: Đạt 98%. Lớp chồi: Đạt 93%. Lớp Mầm đạt 90% Nhóm trẻ: Đạt 85- 90%. Cuối năm có kiểm tra chất lượng tất cả các khối lớp, nhất là khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi vào lớp 1,đạt loại giỏi 35% trở lên, loại khá 50% còn lại là trung bình không có yếu kém. Toàn trường phải đạt 17/18 nhóm lớp tiên tiến. Để đạt được những mục tiêu về mọi hoạt động của nhóm lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là nhiệm vụ nói riêng của giáo viên và học sinh trong trường mẫu Giáo Hoa Pơ Lang phải thực hiện và là kết quả của cả một năm học của nhà trường nói chung. Quá trình quản lý nhóm lớp của mỗi giáo viên phải bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục theo mục tiêu đào tạo.Xây dựng sử dụng bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo chỉ tiêu thu hút trẻ trong độ tuổi đến trường.Xây dựng tập thể sư phạm đủ về số lượng, trình độ phẩm chất nghề nghiệp và vật chất tinh thần. Huy động các nguồn kinh phí có hiệu quả. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn. Cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lí mọi hoạt động trong nhà trường. Nâng cao trình độ quản lí và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và toàn thể đội ngũ giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm lớp ở trường Mẫu giáo mỗi giáo viên là chủ thể thực tiếp của quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế giáo viên mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non. Để đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của quá trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trẻ. Giáo viên cần thực hiên nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp. Cơ sở vật chất của nhóm lớp là tài sản của nhà trường được giao trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giữa hai lực lượng giáo dục. Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ các cô giáo cần nắm vững mục đích của việc tuyên truyển là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con em mình. Đội ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ,và xây dựng nhà trường, là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn định đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài của trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang trong giai đoạn hiện nay.
II. 3.Giải pháp, biện pháp
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Mục tiêu quản lý nhóm lớp trong trường Mẫu giáo là chỉ tiêu về mọi hoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động, Đó cũng là những nhiệm vụ phải thực hiện là kết quả mong muốn khi kết thúc một năm học.Về giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối sử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh với cộng đồng. Nhiệm vụ của trường Mẫu Giáo Hoa Pơ lang, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trách nhiệm cao trong tiến trình hoạt động, của nhà trường. Sản phẩm lao động của người giáo viên có ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc trưng trong công việc quản lí trường Mẫu Giáo, đòi hỏi các nhà quản lí không chỉ là người có học vấn, có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải tìm ra những đặc điểm của trẻ để có phương pháp tác động phù hợp thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Để quản lí lớp học có hiệu quả, giáo viên mầm non cần nắm vững được các mặt sau: Hiểu được đặc điểm tâm lí trẻ, xây dựng để đảm bảo duy trì sĩ số, nề nếp dạy học, trẻ có ý thức học tập tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp, đồ dùng đồ chơi trong lớp được xắp xếp ngăn nắp gọn gàng thuận tiện cho việc trẻ lấy để chơi, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ để tìm ra những biện pháp tốt nhất để chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
+ Biện pháp thực tiễn
Qua thực tiễn cho thấy nội dung quản lí nhóm lớp của giáo viên mầm non trong trường Mẫu Giáo hoa Pơ lang, là cần tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lí trẻ nhóm lớp mình phụ trách. Hiểu trẻ là điều kiện để giáo dục trẻ và hiểu hoàn cảnh sống của trẻ. Nắm được những đặc điểm cơ bản về thể chất, tâm lí cũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có. Từ đó lựa chọn những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tình cảm. Giáo viên phụ trách các nhóm lớp cần phải xây dựng các loại kế hoạch. Kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch của lớp giáo viên phải căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớp mình phụ trách mặt khác giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non do bộ GD & ĐT ban hành, thời gian quy định trong năm học, điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp mầm non và dựa vào nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong nhóm lớp mình phụ trách. Quản lí trẻ hàng ngày mỗi nhóm lớp trong trường Mẫu giáo phải có sổ ghi danh sách trẻ với đầy đủ các thông tin cần thiết họ tên trẻ, ngày tháng năm sinh, ngày vào trường, họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ. Hàng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi. Nắm được những biểu hiện bất thường sảy ra đối với từng trẻ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp, có sổ nhật ký hàng ngày. Đối với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viên phụ trách một số trẻ nhất định nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc quản lí. Trong mọi sinh hoạt của trẻ ở trường Mẫu giáo, giáo viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các nhu cầu của trẻ: Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh, vui chơi, học tậpcần được thỏa mãn một cách hợp lí dưới vai trò tổ chức hướng dẫn của giáo viên, chú ý trẻ cá biệt. Khi trẻ đến tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp, giáo viên phải thực hiện đúng quy định của trường và có bàn giao chu đáo giữa các giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ. Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời gian và trình tự hoạt động trong ngày cũng như việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Vì thế việc xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối với trẻ. Giáo viên mầm non phải biết xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi do mình phụ trách và có tính đến tình hình thực tế của trường . Để đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ ở trường mẫu giáo, giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với gia đình cùng thực hiện đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo ban hành. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ những những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Thực hiện nghiêm túc chương trình là một yếu tố bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục mầm non. Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm và quan hệ xã hội .
+ Biện pháp khảo sát:
Qua khảo sát thực trạng và dự giờ thăm lớp của giáo viên ở các nhóm lớp, việc quản lí nhóm lớp ở trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang cơ bản giáo viên đã nắm được nguyên tắc, nội dung, nhưng quá trình thực hiện chưa linh hoạt chưa biết phối hợp đồng bộ các nội dung quản lí nhóm, lớp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ như . Lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề trong năm học chưa linh hoạt theo điều kiện thực tế nhà trường, thiếu kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, kinh nghiệm trong việc đánh gía trẻ còn hạn chế. Kĩ năng và nội dung tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con của một số ít giáo viên với phụ huynh hiệu quả chưa cao. Một số phụ huynh chưa thực sự phối hợp với cô giáo chủ nhiệm cùng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình phù hợp với độ tuổi trẻ để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ thông. Thiếu đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học. Vì thế nhà trường cần tăng cường đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị sử dụng hợp lý nguồn ngân sách được cấp để đầu tư mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp. Thường xuyên kiểm tra các nhóm lớp việc bảo quản và sử dụng, có kế hoạch sửa chữa kịp thời các đồ dùng trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng nguồn kinh phí đầu tư mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho việc nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục các cháu. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy hoc. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ GD & ĐT ban hành thường xuyên công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc lịch sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo an toàn tuyệt đối thể chất và tinh thần cho trẻ. Thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi từ 2 đến 3 %. Bồi dưỡng chuyên môn cho toàn thể cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên về vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc và nội dung công tác quản lí nhóm lớp trong trường. Bồi dưỡng lí thuyết thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, bồi dưỡng thông qua hội thi của cô và của trẻ từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên nói chung và công tác quản lí nhóm lớp nói riêng. Bồi dưỡng nội dung quản lí nhóm lớp cho từng đối tượng, ban giám hiệu dựa trên các nội dung quản lí nhóm lớp phân loại nhóm giáo viên yếu về nội dung nào thì bồi dưỡng nội dung đó. Cụ thể nhóm yếu về quản lý trẻ hàng ngày, nhóm yếu về công tác đánh giá trẻ và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua dự giờ, thao giảng.Tổ chức tốt thi bé khỏe bé ngoan, hội thi bé khéo tay, khai giảng, trung thu. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác quản lí nhóm lớp ở trường ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất với các nội dung quản lý nhóm lớp. Nhận xét góp ý trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm từng nội dung trong công tác quản lí nhóm lớp cùng với giáo viên tháo gỡ, khó khăn trong qua trình thực hiện. Căn cứ và khả năng của giáo viên và đặc điểm riêng của từng lớp để chỉ đạo từng lớp về các nội dung quản lý nhóm lớp Như. Lớp điểm về chất lượng chăm sóc- giáo dục trẻ, lớp điểm về xây dựng kế hoạch và đánh giá trẻ, lớp điểm về công tác phối hợp với cha mẹ trẻ từ đó cho giáo viên học tập và làm theo. 
+ Biện pháp trò chuyện:
 Qua trò chuyện với giáo viên của trường về công tác quản lí nhóm lớp tôi nhận thấy đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lí nhóm lớp ở trường Mẫu Giáo nhưng chưa nắm vững các nội dung quản lí nhớm lớp cụ thể như sau. Qua kết quả một số giáo viên trong công tác quản lí nhóm lớp chỉ coi trọng việc dạy trẻ theo chương trình để đảm bảo chất lượng là được, hoặc là quản lí trẻ hàng ngày chưa biết kết hợp đồng bộ các nội dung quản lí nhóm lớp ở trường để mang lại chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ cao nhất. 
 Qua trò chuyện với phụ huynh tôi nhận thấy đa số phụ huynh đã quan tâm đến con em mình đã phối hợp chặt chẽ với cô giáo chủ nhiệm cùng thống nhất các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ như. Trao đổi với cô giáo hàng ngày về tình hình sức khỏe, chế độ ăn, ngủ, các biểu hiện về bệnh tật cũng như diễn biến tâm lí để cô giáo nắm được có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo, phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên, với nhà trường để cùng thống nhất nội dung chăm sóc sức khỏe cũng như dạy trẻ còn phó mặc hoàn toàn cho cô giáo hoặc muốn cô giáo dạy sớm, dạy trước chương trình quy định như dạy viết chữ, ghép vần.vvv 
Qua trò chuyện với trẻ, tôi thấy đại đa số trẻ thích đi học, tôi hỏi vì sao con thích trẻ trả lời được cô dạy hát, kể chuyện, học toán và vẽ, nặn vvv, được vui chơi thỏa thích, được cô cho ăn, ngủ, chăm sóc và tặng phiếu bé ngoan. Bên cạch đó còn có một vài trẻ cá biệt trả lời con không thích đi học vì con ít được tặng phiếu bé ngoan, về bố mẹ con không khen. Từ đó tôi hiểu ra rằng giáo viên trong trường tôi thực hiện nghiêm túc việc bình xét công bằng đối với trẻ qua những phiếu bé ngoan hàng tuần, để thúc đẩy việc thi đua giữa các trẻ với nhau. Tuy nhiên qua đàm thoại với những trẻ cá biệt đó tôi đã động viên trẻ kịp thời, và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm quan tâm hơn nữa với những trẻ cá biệt và phối hợp với gia đình trẻ để cùng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.
+ Biện pháp tổng hợp :
Tổng hợp các biện pháp mà trường tôi đã triển khai trong công tác quản lý nhóm lớp đại đa số giáo viên đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc quản lý nhóm lớp như thế nào để đảm bảo chất lượng khối lượng trong giáo dục chăm sóc trẻ. Giáo viên biết mình là người trực tiếp của quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ là lực lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực  hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục  mầm non. Đội  ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ  và xây dựng nhà trường và là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. vai trò quan trọng đó đòi hỏi mỗi giáo viên, cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục do Bộ giáo dục đào tạo ban hành. Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đánh giá kết quả của trẻ là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của quá trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trẻ, giáo viên cần thực hiên nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp  tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Cơ 

Tài liệu đính kèm:

  • doc18SANG_KIEN_2014-2015 Ba.doc