Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về phát triển năng lực EQ cho trẻ mẫu giáo Lớn trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về phát triển năng lực EQ cho trẻ mẫu giáo Lớn trong trường Mầm non

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ trước tới nay, phần lớn mọi người đều cho rằng, trẻ học nhiều và đạt điểm

cao là được. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học của trường đại học Harvard đã tiến hành

nghiên cứu với mấy chục học sinh trung học ưu tú đã tốt nghiệp đại học. IQ của

những học sinh này đều đứng đầu toàn trường, thành tích học tập cũng rất tốt. Nhưng

đến năm 30 tuổi, họ vẫn rất bình thường, mười mấy năm sau khi tốt nghiệp trung

học, chỉ có 1/4 trong số họ đạt được thành tựu trong nghề, thậm chí, rất nhiều người

không bằng những người trong nghề. Điều đó cũng chỉ ra hạn chế của giáo dục truyền

thống. Vậy thì, rốt cuộc những người có chỉ số IQ cao thất bại là do thiếu những gì?

Đó chính là EQ!

EQ là chỉ số "đo sự thông minh của cảm xúc", biểu hiện chủ yếu là: nhận thức

cảm xúc, khả năng đánh giá và biểu đạt, khả năng kích thích cảm xúc trong quá trình

tư duy, khả năng lý giải và phân tích tình cảm, khả năng điều tiết cảm xúc.

Bồi dưỡng EQ nên bắt đầu từ khi còn nhỏ. Từ khi sinh ra đến năm 4-5 tuổi,

não sẽ phát triển bằng 2/3 người trưởng thành, là giai đoạn phát triển nhanh nhất.

Một vài khả năng học tập quan trọng, đặc biệt là khả năng học tập cảm xúc cũng

được phát triển nhanh nhất trong thời kỳ này. Thông thường, những cảm xúc trước

năm 6 tuổi có sức ảnh hưởng lâu bền nhất trong cuộc đời. Nếu lúc này, một đứa trẻ

không thể tập trung chú ý, tính cách nóng nảy, dễ tức giận, bi quan, lạnh lùng, cô

độc, lo lắng, có những ảo tưởng sợ hãi, không hài lòng với bản thân. thì sau này,

khi đối mặt với những thách thức trong cuộc đời sẽ rất khó nắm bắt cơ hội, không

thể phát huy hết tiềm năng. Chỉ số EQ cao sẽ hỗ trợ phát huy khả năng sáng tạo của

trẻ. Thông thường, trẻ có chỉ số EQ cao có những đặc điểm sau: Tự tin, tò mò, khả

năng tự kiềm chế tốt, quan hệ xã hội tốt, cảm xúc tốt, biết đồng cảm với người khác

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1187Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về phát triển năng lực EQ cho trẻ mẫu giáo Lớn trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều cho rằng, trẻ học nhiều và đạt điểm 
cao là được. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học của trường đại học Harvard đã tiến hành 
nghiên cứu với mấy chục học sinh trung học ưu tú đã tốt nghiệp đại học. IQ của 
những học sinh này đều đứng đầu toàn trường, thành tích học tập cũng rất tốt. Nhưng 
đến năm 30 tuổi, họ vẫn rất bình thường, mười mấy năm sau khi tốt nghiệp trung 
học, chỉ có 1/4 trong số họ đạt được thành tựu trong nghề, thậm chí, rất nhiều người 
không bằng những người trong nghề. Điều đó cũng chỉ ra hạn chế của giáo dục truyền 
thống. Vậy thì, rốt cuộc những người có chỉ số IQ cao thất bại là do thiếu những gì? 
Đó chính là EQ! 
EQ là chỉ số "đo sự thông minh của cảm xúc", biểu hiện chủ yếu là: nhận thức 
cảm xúc, khả năng đánh giá và biểu đạt, khả năng kích thích cảm xúc trong quá trình 
tư duy, khả năng lý giải và phân tích tình cảm, khả năng điều tiết cảm xúc. 
Bồi dưỡng EQ nên bắt đầu từ khi còn nhỏ. Từ khi sinh ra đến năm 4-5 tuổi, 
não sẽ phát triển bằng 2/3 người trưởng thành, là giai đoạn phát triển nhanh nhất. 
Một vài khả năng học tập quan trọng, đặc biệt là khả năng học tập cảm xúc cũng 
được phát triển nhanh nhất trong thời kỳ này. Thông thường, những cảm xúc trước 
năm 6 tuổi có sức ảnh hưởng lâu bền nhất trong cuộc đời. Nếu lúc này, một đứa trẻ 
không thể tập trung chú ý, tính cách nóng nảy, dễ tức giận, bi quan, lạnh lùng, cô 
độc, lo lắng, có những ảo tưởng sợ hãi, không hài lòng với bản thân... thì sau này, 
khi đối mặt với những thách thức trong cuộc đời sẽ rất khó nắm bắt cơ hội, không 
thể phát huy hết tiềm năng. Chỉ số EQ cao sẽ hỗ trợ phát huy khả năng sáng tạo của 
trẻ. Thông thường, trẻ có chỉ số EQ cao có những đặc điểm sau: Tự tin, tò mò, khả 
năng tự kiềm chế tốt, quan hệ xã hội tốt, cảm xúc tốt, biết đồng cảm với người khác 
Giáo dục EQ một cách đúng đắn và có hệ thống ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng 
quan trọng. Đó là cơ sở quyết định thành công hay thất bại trong cuộc đời mỗingười. 
EQ không phải là năng lực bẩm sinh mà được phát triển và nâng cao nhờ vào môi 
trường và sự giáo dục sau này.Vì vậy dạy cho trẻ về trí tuệ cảm xúc là điều vô cùng 
cần thiết và quan trọng. Với lứa tuổi MGL khi các hành vi về cảm xúc của trẻ được 
bộc lộ tương đối rõ nét thì vấn đề giáo dục này càng trở nên quan trọng hơn . Do vậy 
tôi đã đi đến quyết định tìm tòi khám phá cộng với kinh nghiệm của bản thân để 
nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm phát triển năng lực EQ cho trẻ mẫu giáo 
lớn trong trường mầm non”. 
2/10 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lý luận 
 Năm 1990, thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) do hai nhà tâm 
lý học Mỹ Peter Salovey và John Mayer sử dụng. Trí tuệ cảm xúc được hiểu là: Sự 
hiểu biết về các xúc cảm , khả năng làm chủ các xúc cảm, biết cách tự thúc đẩy. Trí 
tuệ cảm xúc cũng giúp ta biết nhận biết cảm xúc của người khác và làm chủ những 
liên hệ của con người. 
Steve Mcshane và Mary Ann Von Glinow cho rằng trí tuệ cảm xúc chính là 
khả năng của con người có thể nhận thức và phát biểu cảm xúc, đồng hóa cảm xúc 
trong tư tưởng thông suốt, lý luận với cảm xúc và điều hợp cảm xúc cho bản thân và 
những người xung quanh. Chúng ta có thể thấy rằng EQ ngày càng được các nhà 
nghiên cứu và xã hội quan tâm. 
Qua những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên, EQ có thể được hiểu là: 
• Những khía cạnh liên quan đến yếu tố thuộc về tình cảm, cảm xúc trong nhân 
cách con người. 
• Khả năng hiểu, làm chủ cảm xúc của bản thân và nhận ra cảm xúc của người 
khác, xây dựng mối quan hệ hòa hợp với những người xung quanh. 
• Có chỉ số EQ cao thì cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để 
giao tiếp thành công 
 Ngày nay, với sự phát triển rộng rãi của các kênh thông tin, sự phát triển của 
giáo dục đem đến một sự thật rằng, bé thường có xu hướng có chỉ số thông minh cao 
hơn chỉ số cảm xúc. Nhưng những bé có chỉ số thông minh cao lại thường trở nên 
trầm cảm. Chỉ cần một thất bại nhỏ trong học tập hoặc không đạt được kì vọng thì sẽ 
có những suy nghĩ tiêu cực. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chung cho điều này 
chính là do bé có chỉ số EQ quá thấp.Vì vậy, có thể nói rằng, chính cha mẹ, gia đình, 
môi trường sống xung quanh tác động nhiều tới chỉ số cảm xúc của trẻ. Chỉ số cảm 
xúc sẽ không cao nếu không được sự cổ vũ, khuyến khích của gia đình, những người 
xung quanh. 
2. Thực trạng vấn đề. 
- Trường mầm non tôi đang công tác là một trường mầm non thuộc Quận Long 
Biên, trường nằm trên địa bàn Phường Sài Đồng là nơi đô thị hóa nhanh, tập trung 
nhiều các khu công nghiệp lớn, các đầu mối giao thông của Thủ đô, trình độ dân trí 
cao, công nghệ thông tin hiện đại 
- Lớp tôi phụ trách là lớp mẫu giáo lớn với sĩ số 42 học sinh. 
3/10 
Để thực hiện đề tài: "Một số kinh nghiệm về việc phát triển năng lực EQ cho trẻ 
mẫu giáo lớn trong trường mầm non" ở trường mầm non đang công tác tôi đã gặp 
những thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1 Thuận lợi: 
- Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề 
mến trẻ, được tham gia các khóa đào tạo dạy kĩ năng sống cho trẻ, chịu khó nghiên 
cứu, sưu tầm các bài dạy có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương 
đối phong phú. 
- Ban giám hiệu đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, chia sẻ kinh 
nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên nhằm đóng góp ý kiến, tìm ra những phương 
pháp giáo dục hiệu quả nhất đối với học sinh. 
- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh. Đồng thời phụ huynh cũng có 
trình độ văn hóa cao, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển năng lực EQ 
cho trẻ nên có sự phối hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh. 
2.2 Khó khăn: 
- Việc giáo dục EQ cho trẻ đòi hỏi một quá trình, người giáo viên phải thật sự 
kiên trì và biết linh hoạt trong việc xử lý các tình huống nhằm mang lại giáo dục 
hiệu quả cao. 
-Với những học sinh có cá tính đặc biệt hoặc được nuông chiều từ nhỏ việc bồi 
dưỡng năng lực EQ cần sự phối hợp sát sao từ phía gia đình. 
 - Chưa có nhiều tài liệu bồi dưỡng về việc giáo dục EQ cho trẻ 
 Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực để 
phát triển năng lực EQ cho trẻ mà lại mang hiệu quả tích cực. 
 * Qua khảo sát đầu năm, tôi nhận được kết quả như sau: 
STT Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ % 
1 Trẻ tự tin 30/42 71,4% 
2 Tính kiên trì. 33/42 78,5% 
3 Khả năng tự kiềm chế 28/42 66,6% 
4 Khả năng điều chỉnh cảm xúc. 27/42 64,3% 
5 Cảm xúc tốt 30//42 71,4% 
6 Biết đồng cảm với người khác 33/42 78,5% 
4/10 
3. Các biện pháp đã tiến hành 
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung phát triển năng lực 
EQ cho trẻ 
Để có một kết quả tốt, đầu năm học tôi đã lên kế hoạch giáo dục nội dung này 
cho trẻ theo từng tháng cụ thể sau: 
STT Bài học Hoạt động Tháng thực hiện 
1 Niềm vui, hạnh phúc, nỗi buồn 
HĐ học, giờ đón trả 
trẻ, HĐ chiều, các tình 
huống trong lớp 
Tháng 9, 10,11 
2 Sử dụng nụ cười Giờ đón trả trẻ, Cả năm học 
3 Đồng cảm, chia sẻ HĐ chiều, giờ đón trả 
trẻ, HĐ tại góc văn 
học, các tình huống 
trong lớp 
Cả năm học 
4 Cáu giận và cách xử lý cáu giận HĐ góc Tháng 11,12 
5 Tổn thương. Đừng làm tổn 
thương chính mình và làm 
người khác bị tổn thương. 
HĐ chiều, HĐ tại góc 
nghệ thuật 
Tháng 1,3 
6 Yêu thương và quan tâm đến 
người khác 
HĐ góc tạo hình, HĐ 
chiều 
Tháng 3,4 
7 Biết nhận lỗi, sự bao dung, 
long vị tha 
HĐ góc sách truyện, 
HĐ chiều, các tình 
huống trong lớp 
Cả năm học 
3.2. Biện pháp 2: Cô giáo luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo 
Với tôi, đây là biện pháp quan trọng và là điều kiện cần không thể thiếu để có 
được sự giao lưu, hợp tác, chia sẻ tích cực từ đứa trẻ với cô giáo, với bạn bè và với 
người thân của mình. Ý thức được những điều đó, tôi cùng các giáo viên trong lớp 
luôn chú ý tới mọi giao tiếp, thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật 
ấm áp, tràn ngập yêu thương. Cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có 
thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con 
của mình. Với cách ứng xử xuất phát từ tình yêu trẻ như con nên trẻ lớp tôi rất tình 
cảm, mạnh dạn, hồn nhiên và gần gũi, yêu mến cô giáo của mình. 
5/10 
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn 
dạy các con thành người biết quan tâm chia sẻ thì người lớn quanh trẻ nhất là cô giáo 
phải là tấm gương để các con noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ, các cô 
giáo ở lớp tôi luôn thể hiện những cảm xúc vui vẻ, quan tâm, chia sẻ cũng như thể 
hiện tình cảm theo hướng tích cực trong giao tiếp với chị em đồng nghiệp, với phụ 
huynh, với các con. 
3.3 Biện pháp 3: Phát triển năng lực EQ cho trẻ thông qua các bài học 
3.3.1.Bài học đầu tiên: Niềm vui, hạnh phúc. Cùng nhau chia sẻ niềm vui hạnh phúc. 
Nỗi buồn, động viên người khác khi họ buồn 
a. Mục tiêu: Giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cảm giác vui, buồn, hạnh phúc để thấy 
hơn giá trị của nó. Trẻ biết cần đối diện với những nỗi buồn đó như thế nào và biết 
cách để vượt qua nỗi buồn. 
b. Tổ chức hoạt động: 
*Hoạt động 1: Khám phá cảm xúc buồn, vui, hạnh phúc 
-Thảo luận với trẻ những tình huống làm cho trẻ vui, buồn 
-Sau đó giáo viên cho trẻ mô tả lại vể những cảm xúc ấy. Trẻ có thể sử dụng các 
từ chỉ niềm vui: vui thích, sung sướng , hạnh phúc, hào hứng, tuyệt vời và các từ chỉ 
nỗi buồn: buồn chán, thất vọng, mệt mỏi. 
- Cho trẻ quan sát trên máy chiếu những hình ảnh cảm xúc về khuôn mặt vui vẻ, 
hạnh phúc, buồn chán 
- Cô cho trẻ soi gương, thể hiện trên khuôn mặt, sau đó trẻ nhận xét và vẽ lại 
(Ảnh1,2,3) 
 *Hoạt động 2: Hình dạng, màu sắc nào chỉ nỗi buồn, niềm vui, hạnh phúc 
-Hãy tưởng tượng xem niềm vui hay nỗi buồn thường có màu sắc gì? 
-Hãy vẽ 1 bức tranh mô tả khuôn mặt vui vẻ hoặc buồn chán. So sánh hình ảnh 2 
khuôn mặt vui, buồn xem có gì khác nhau? Trẻ thích khuôn mặt nào? 
*Hoạt động 3: Làm gì để mình và người khác được vui hay vượt qua nỗi buồn 
-Hãy nói chuyện, chia sẻ, vui chơi hòa đồng với các bạn, luôn làm điều tốt, nói 
những lời yêu thương, động viên và an ủi khi người khác buồn, tự tay làm những 
món quà nhỏ tặng cho những nguời con yêu thương 
-Hãy tập thể thao cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần dồi dào vui sướng 
-Cảm nhận niềm vui của mọi người cũng mang lại hạnh phúc cho chính mình 
-Trẻ đóng vai để an ủi động viên bạn khi bạn buồn (Ảnh 4) 
*Hoạt động 4:Xem quà tặng cuộc sống: cho trẻ xem câu chuyện “ Nỗi buồn” trên 
6/10 
chương trình “quà tặng cuộc sống”. Cô và trẻ cùng thảo luận 
3.3.2 Bài học thứ 2: Sử dụng nụ cười 
a.Muc tiêu: Trang bị cho trẻ những cách thể hiện tình cảm bằng nụ cười 
b.Tổ chức hoạt động: 
*Hoạt động 1: Con cảm nhận như thế nào khi nhận được nụ cười 
Cô đàm thoại cùng trẻ về cảm xúc của trẻ khi nhận được nụ cười từ người khác, 
thấy vui, hài lòng, sung sướng....Cho trẻ diễn tả lại các điệu cười mà trẻ nhận được 
từ bố mẹ, ông bà, cô giáo hay bạn khác 
*Hoạt động 2: Người khác cảm nhận như thế nào khi con cười với họ 
Giáo viên và trẻ diễn tả lại cảm xúc của mình khi trẻ khác luôn tươi tắn, biết cười 
đúng lúc và đúng mực 
*Hoạt động 3: Con cười với mọi người khi nào? 
- Ai cũng cần nụ cười động viên, chia sẻ từ người khác. Vậy khi nào con nên dành 
nụ cười tươi cho họ?( mỉm cười khi mọi người cần động viên, đồng cảm, Chia sẻ 
niềm vui: với nụ cười rạng rỡ, chân thành, cười kèm theo ánh mắt, cử chỉ điệu bộ 
cho phù hợp với từng hoàn cảnh.(Ảnh 5) 
*Hoạt động 4: Ý nghĩa cùa những nụ cười 
Giáo viên cho trẻ xem 1 số video “ Quà tặng cuộc sống”, giáo dục trẻ biết sử dụng 
nụ cười đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ. 
3.3.3. Bài học thứ 3: Đồng cảm, chia sẻ 
a. Mục tiêu:Giúp trẻ hiểu, nhạy cảm hơn về những xúc cảm, tình cảm ở người 
khác, quan sát, giao tiếp từ đó trẻ biết chia sẻ, động viên khích lệ hay an ủi người 
khác. 
b. Tổ chức hoạt động 
*Hoạt động 1: Nhận biết những tình huống cần sự đồng cảm, chia sẻ 
-Thảo luận với trẻ về những tình huống làm cho trẻ thấy đáng thương, cần sự giúp 
đỡ, đồng cảm và chia sẻ, cho trẻ nghe một số câu chuyện, tình huống éo le, đáng 
thương ,từ đó cho trẻ nói ra những cảm nghĩ của mình khi gặp những tình huống ấy, 
giúp trẻ trải nghiệm. 
*Hoạt động 2: Điều gì xảy ra khi con người vô cảm, không biết chia sẻ, quan tâm 
tới người khác? 
-Giáo viên hỏi trẻ về các tình huống:Trẻ bị ốm không ai chăm sóc?Trẻ bị cha mẹ, 
người lớn không quan tâm, bỏ rơi?Trẻ gặp khó khăn, người khác làm ngơ, không 
giúp đỡHãy để trẻ thử đặt mình vào hoàn cành đó và nói ra những suy nghĩ của 
7/10 
mình. 
*Hoạt động 3: Con làm gì để thể hiện sự đồng cảm chia sẻ với người khác 
- Giáo viên cho trẻ đóng vai và tự tìm ra cách xử lý trong các tình huống. 
- Kết luận : Khi được quan tâm chia sẽ ai cũng cảm thấy thật vui, ai cũng mong 
nhận sự cảm thông của người khác: Một sự hỏi thăm, một cái nắm tay, một cái ôm 
cũng đủ làm người khác ấm lòng.(Ảnh 6) 
 *Hoạt động 4: Xem câu chuyện“ Đồng cảm” trên chương trình Quà tặng cuộc 
sống. Cô và trẻ cùng nhận xét, thảo luận và nêu cảm xúc. 
3.3.4. Bài học thứ 4: Cáu giận và cách xử lý cáu giận 
a.Mục tiêu:Giúp trẻ hiểu về cảm xúc cáu giận,biết cách trút bỏ tức giận an toàn 
cho chính trẻ và không làm tốn thương người khác 
b.Tổ chức hoạt động 
*Hoạt động 1: Khuôn mặt cáu giận, khi nào con cáu giận 
- Giáo viên cho trẻ xem một video có tình huống cáu giận dẫn đến việc các bạn 
nhỏ giận nhau 
- Cho trẻ nhận xét mô tả về khuôn mặt cáu giận. Hậu quả gì xảy ra khi cáu giận? 
+Con cáu giận khi nào? Con đã làm gì khi cáu giận? (Ảnh 7,8) 
*Hoạt động 2: Hậu quả cúa sự cáu giận. Làm cách nào để trút bỏ sự cáu giận'’ 
- Cô cho trẻ xem video “ Không cần cáu giận” và “ Đừng hành động khi đang 
cáu” trên “ Quà tặng cuộc sống”. 
- Cô và trẻ cùng thảo luận hậu quả của việc cáu giận sẽ ảnh hưởng đến chính bản 
thân và người khác. 
- Giáo viên vả trẻ cùng thảo luận những cách để trút bỏ sự cáu giận. 
- Nếu chúng ta trút cáu giận lên người khác, khiến họ có tổn thương về tinh thần 
và thể chất thì có phải là cách giải quyết? 
- Chúng ta hãy dùng “ Sức mạnh của lời nói”, thái độ kiên quyết dứt khoát khi 
xảy ra đề (Vỉ dụ: Khi bạn tranh đồ chơi, vứt đồ chơi của con, con cáu giận nhưng 
con không giật lại, cũng không đánh bạn, con hãy nhìn thẳng vào bạn và nói “ Bạn 
không được làm như vậy” 
*Hoạt động 3 :Diễn hoạt cảnh 
 Giáo viên cho trẻ diễn lại những tình huống cáu giận để cùng tìm cách giải quyểt 
khi xảy cáu giận. Cho trẻ vẽ lại khuôn mặt cáu giận 
3.3.5. Bài học thứ 5: Tổn thương. Đừng làm tổn thương chính mình và làm người 
khác bị tổn thương. 
8/10 
a. Mục tiêu: Giúp trẻ khám phá để hiểu về sự tổn thương. Trẻ biết rằng không nên 
làm tổn thương chính mình, làm tổn thương mình cũng tổn thương người khác và 
ngược lại. 
b. Tổ chức hoạt động 
*Hoạt động 1 :Khám phá cảm xúc tổn thương 
Thảo luận với trẻ về những tình huống làm trẻ tổn thương: Khi trẻ bị chê bai, chế 
nhạo, bị đối xử không công băng, bị đổ lỗi oan, bị hiểu nhầm, bị các bạn tẩy chay, 
phải làm người ngoài cuộc, bị phê bình gay gắt 
* Hoạt động 2: Con làm gì khi bị tổn thương 
Cô và trẻ củng thảo luận những cách ứng xử khi bị tổn thương 
*Họat động 3: Diễn hoạt cảnh 
Giáo viên cho trẻ đóng lại các tình huống để trẻ biết cách không làm tổn thương 
người và biết cách vượt qua nếu mình bị người khác làm tổn thương. 
3.3.6.Bài học thứ 6: Yêu thương và quan tâm đến người khác 
a. Mục tiêu:Dạy trẻ biết yêu thương những người thân yêu của mình và những 
người xung quanh mình, biết quan tâm lo lẳng cho người khác 
 b.Tổ chức hoạt động 
*Hoạt động 1: Yêu thương là gì? Yêu thương từ đâu? 
- Cho trẻ xem những video về tình cảm của mẹ dành cho con, sự chăm sóc của 
mẹ, sự hi sinh nhường nhịn của mẹ dành cho con. Cho trẻ nêu cảm xúc sau khi xem. 
*Hoạt động 2: Thề hiện sự yêu thương bằng cách quan tâm đền người khác 
- Cô và trẻ cùng thảo luận những cách để thể hiện tình yêu thương với người khác, 
quan tâm, hỏi han khi người khác buồn, tạo niềm vui, bất ngờ cho người khác, ghi 
nhớ những ngày đặc biệt của những người thân yêu như ngày sinh nhật 
*Hoạt động 3: Làm thiệp tặng người thân 
- Cho trẻ làm những tấm thiệp để mang tặng người thân 
- Hỏi trẻ những câu trẻ sẽ nói những điều gì để thể hiện tình yêu với người 
thân(Ảnh 9) 
3.3.7. Bài học thứ7: Biết nhận lỗi, sự bao dung, lòng vị tha 
a. Mục tiêu: Dạy trẻ biết nhận lỗi khi mắc lồi.Bên cạnh đó trẻ cũng biết bao dung, 
tha thứ cho lỗi lầm của người khác. 
b. Tổ chức hoạt động 
*Hoạt động 1: Biết nhận lỗi 
- Cho trẻ nghe câu chuyện : Bé Minh Quân dũng cảm. Thảo luận về tình huống 
9/10 
xảy ra trong truyện. Dạy trẻ biết nhận lỗi khi mắc lỗi 
*Hoạt động 2: Sự khoan dung 
- Giáo viên cho trẻ xem những video “ vị tướng quân khoan dung” trên quà tặng 
cuộc sống. Hỏi trẻ cảm xúc sau khi xem. 
*Hoạt động 3: Đóng kịch 
Cho trẻ đóng một số tình huống đề trẻ hiểu rõ hơn bài học: Khi có lỗi con cần 
dũng cảm nhận lỗi. Khi người khác mắc lỗi với mình cần biết bao dung, vị tha. Điều 
đó sẽ khiến con luôn được yêu quý, trân trọng. 
3.4 Biện pháp 4: Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh 
Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh ,từ 
đầu năm giáo viên đã thông báo chương trình học của cả một năm cho phụ huynh 
nắm được thông qua các buổi họp phụ huynh. 
Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích, tầm quan trọng của phát triển chỉ số EQ 
đối với trẻ trong độ tuổi mầm non thông qua bảng tuyên truyền, nhóm zalo của lớp. 
Mời phụ huynh tham gia một số hoạt động của lớp để nắm bắt suy nghĩ, cảm xúc 
của con mình. 
4. Hiệu quả SKKN 
Trên đây là những hoạt động tiêu biểu tôi thực hiện trên lớp trong năm học này. 
Kết quả mà tôi mong muốn: Những hành vi và cảm xúc tiêu cực của trẻ dần dần 
được kiềm soát. Trẻ nhận biết được đâu là cảm xúc tích cực, tiêu cực, biết cách thể 
hiện cảm xúc đúng nơi, đúng chỗ. Trẻ dần biết chia sẻ yêu thương, biết cảm thông 
với những khó khăn, bất hạnh của người khác, nhận thức được những giá trị của cuộc 
sống. Một tâm hồn được hun đúc những giá trị yêu thương ngay từ khi còn nhỏ thì 
tôi tin chẳc chúng sẽ lưu giữ mai suốt cuộc đời và là một hành trang vững chắc mang 
lại thành công cho trẻ. 
* Kết quả khảo sát học sinh qua 2 tháng thực hiện: 
STT Nội dung Số trẻ đạt Tỉ lệ % 
1 Trẻ tự tin 42/42 100% 
2 Tính kiên trì. 38/42 90,4% 
3 Khả năng tự kiềm chế 39/42 92,9% 
4 Khả năng điều chỉnh cảm xúc. 38/42 90,4% 
5 Cảm xúc tốt 39/42 92,4% 
10/10 
6 Biết đồng cảm với người khác 38/42 90,4% 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 
1.1 Đối với giáo viên: 
- Giáo viên được trau dồi kiến thức về 
- Qua việc thực hiện các biện pháp, giáo viên có thêm kỹ năng và 
- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm giáo viên có thể trao đổi, bổ sung ý kiến cũng 
như học tập kinh nghiệm của nhau. 
1.2 Đối với trẻ: 
Thông qua việc áp dụng “Một số kinh nghiệm phát triển EQ cho trẻ mẫu giáo 
lớn trong trường mầm non” tôi thấy các con lớp tôi đã lớn khôn lên rất nhiều, biết 
cảm nhận, kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc phù hợp. Các con biết bao dung và có 
lòng vị tha hơn khi người khác bị mắc lỗi. 
2. Bài học kinh nghiệm: 
 Với công việc của cô giáo mầm non đòi hòi sự tận tâm, yêu nghề, yêu trẻ thì bản 
thân sẽ tìm ra được nhiều sáng kiến sáng tạo, tạo được môi trường tích cực cho trẻ 
tham gia hoạt động. 
 Luôn biết lắng nghe, học hỏi và tìm tòi để rèn luyện nâng cao chuyên môn của bản 
thân. 
 Cô giáo phải luôn lắng nghe và đồng cảm với trẻ giúp trẻ nhận biết cảm xúc của 
mình từ đó trẻ có kỹ năng giải quyết vấn đề. 
3. Ý kiến đề xuất: 
3.1 Đối với trường: 
- Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng cho giáo viên. 
- Tổ chức kiến tập một số tiết học về kỹ năng sống, kỹ năng thể hiện cảm xúc. 
trong năm học tới. 
3.2 Đối với Phòng Giáo Dục: 
- Tạo cơ hội để chúng tôi được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp 
ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về phát triển tình cảm và quan hệ xã 
hội cho trẻ, bổ sung cho chú

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_phat_trien_nang.pdf