PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Công tác chủ nhiệm lớp ra đời cách đây mấy trăm năm, sau khi xuất hiện hệ
thống tổ chức nhà trường theo lí luận của Coomenxki và tồn tại cho đến ngày nay.
Vì trường đông HS, cần chia nhỏ thành lớp, quản lí HS mỗi lớp là GVCN.
Hàng trăm năm, chức năng cơ bản nhất của GVCN là đại diện của Hiệu trưởng
quản lí hoạt động học tập, sinh hoạt của một lớp học trong nhà trường. Vì vậy
GVCN được coi là “Một hiệu trưởng nhỏ”. Hiện nay do yêu cầu mới mà vai trò, vị
trí của GVCN có những thay đổi rất lớn.
Yêu cầu của XH cần đào tạo được những thế hệ lao động thông minh, sáng tạo,
năng động, biết kết hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa lí luận với
thực tiễn, có kiến thức sâu rộng và có năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. Có
xúc cảm, tình cảm, có niềm tin sâu sắc vào sự phát triển của dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng và nhà nước. Có bản lĩnh chính trị vững vàng trong mọi tình huống,
có sức khỏe về thể chất và tinh thần.
Môi trường xã hội phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới phương thức tổ chức tác động
giáo dục. Ta đã biết “bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Ngày
nay dưới tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, việc Hội nhập mở cửa
giao lưu toàn cầu đã dẫn tới sự giao thoa giữa các môi trường vi mô và vĩ mô, điều
đó đòi hỏi phải thống nhất các ảnh hưởng, các tác động của các loại môi trường.
Song, giáo dục trong nhà trường mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường
và GVCN là lực lượng chịu trách nhiệm chính
Một thực tế ai cũng thấy mục tiêu, chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi cao,
môi trường sống ngày càng phong phú, phức tạp. Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn
trên bằng một giải pháp tạo ra sự thống nhất các hoạt động giáo dục. Như vậy trách
nhiệm không nhỏ đặt lên vai đội ngũ GVCN
trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng, tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, ổn định nề nếp học tập rất cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì thế bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được. Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau: * Bầu ban cán sự lớp: - Lớp trưởng: Lê thị Hồng Phương. - Lớp Phó học tập: Phạm Hà Trang - Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Võ Khánh Minh - Lớp phó Văn thể mỹ: Hoàng Bích Ngọc - Sao đỏ: Vũ Bảo Minh và Vũ Trang Nhung. *Bầu tổ trưởng: - Tổ 1: Phạm Thị Thu Trang. - Tổ 2: Vũ Hải Anh. - Tổ 3: Nguyễn Thanh Thúy. - Tổ 4: Hoàng Bích Ngọc *Bầu Ban Cán sự phụ trách bộ môn: - Cán sự môn Văn: Hà Trang. - Cán sự môn Toán: Thanh Thúy. - Cán sự môn Anh: Ngọc Anh * Phân công nhiệm vụ cụ thể: ❖ Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp, điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp theo tuần, tháng, học kì, năm học và thường xuyên báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm, ghi chép cụ thể vào sổ theo dõi của lớp. ❖ Lớp phó HT: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên, giữ và ghi đầu bài, tỏng kết, báo điểm thi đua hàng tuần cho đoàn đội. đồng thời báo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng (tổng hợp điểm của tất cả các môn, hàng tháng phô tô gửi về gia đình từng HS) ❖ Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Chịu trách nhiệm về vệ sinh của lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp các giờ thể dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp và báo cáo kết quả cho GVCN vào giờ sinh hoạt lớp. ❖ Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức. ❖ Sao đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớp mình, báo cáo kết quả cho cô Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình của lớp. ❖ Xung kích: có nhiệm vụ theo dõi các bạn của lớp đi muộn, là cà, ăn quà tại căng tin. ❖ Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, kiểm tra việc làm bài ở nhà của các bạn trong tổ, ghi chép kết quả học tập của từng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên vào sổ tổ và cuối mỗi tuần báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. 5.3. Xây dựng nội quy của lớp Nội quy, nề nếp là cơ sở để học sinh hiểu được hành vi nào là phù hợp, hành vi nào là không phù hợp, đâu là việc các em có thể làm và đâu là việc các em không thể làm. Việc xây dựng, duy trì nội quy lớp học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể đưa ra được những nội quy tốt, phù hợp và đảm bảo sự tuân thủ thực hiện của học sinh thì không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi xây dựng nội quy lớp học, các thầy cô cần đảm bảo có sự trao đổi, thảo luận với học sinh. Học sinh thường có thiên hướng tự nguyện làm theo những gì mình đã được trao đổi, đã đồng ý, cam kết thực hiện hơn là bị bắt buộc làm theo các yêu cầu được đưa từ trên xuống. Quá trình trao đổi, thảo luận với thầy cô về các nội quy một phần sẽ giúp các em hiểu, nhập tâm về việc được quy định, đồng thời thấy mình cần có trách nhiệm hơn với việc tập thể đã trao đổi và thống nhất. Nội quy của lớp học được đưa ra cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ, dễ hiểu. Các nội quy cần được xây dựng dựa trên những yêu cầu của thực tế, thực sự cần thiết cho các em, cho lớp học, chứ không phải những khẩu hiệu mang tính giáo điều, chung chung, khó tuân thủ và thực hiện. Giáo viên là người “cầm cân nảy mực”, cần suy nghĩ thấu đáo và cảm thông với các em khi đưa ra các nội quy: Những quy định đó có thực sự là bắt buộc không hay các em có thể có những trao đổi, thương lượng phù hợp? Ngoài ra, các em cũng cần được giải thích, hiểu rõ được hậu quả nếu có của việc không tuân thủ các nội quy đã được đề ra. Việc đề ra nội quy lớp học đã khó, việc duy trì và củng cố nội quy sẽ càng khó hơn. Bản tính hiếu động, dễ quên của nhiều học sinh cần nhận được sự cảm thông từ phía giáo viên. Một mặt, các thầy cô cần nghiêm khắc nhắc nhở, cảnh báo các em về những hậu quả nếu không tuân thủ nề nếp, nội quy. Một mặt các thầy cô cũng cần mở cho các em những lựa chọn phù hợp để khắc phục hậu quả khi các em lỡ vi phạm. Ở một chừng mực nào đó, chúng ta cần hiểu rằng phạm lỗi là một phần tất yếu của cuộc sống và khi phạm lỗi thì cần được tạo cơ hội hiểu biết, sửa sai, khắc phục hậu quả hơn là bị trừng phạt hà khắc 5.4. Tiến hành làm sổ nhật kí của lớp: Sổ này được xem là nhật kí của lớp. Nó ghi lại kết quả học tập, những diễn biến của lớp trong suốt một năm học vì vậy khi ghi chép sổ này tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhất là: - Sơ đồ chỗ ngồi. - Danh sách cán bộ lớp. - Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại). - Nội quy trường, lớp. - Theo dõi kết quả thi đua. - Theo dõi học sinh cá biệt. - Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ. - Nhận xét của GVBM sau mỗi tiết học. - Kiểm diện phụ huynh đi họp. 5.5. Việc sắp xếp chỗ ngồi cho các em cũng rất quan trọng ❖ Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, cao ngồi sau; nam - nữ xen kẽ; HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ lệ Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau). ❖ Mỗi tháng đảo vị trí của các bàn một lượt, học sinh nào cũng được ngồi trên, dưới, giữa, góc lớp... Ví dụ: em Nguyễn Quang Vinh là một học sinh học yếu, thụ động trong mọi hoạt động. Nhiều thầy cô đã phàn nàn về em. Nên tôi chú ý đến em nhiều hơn. Trong các giờ học em hay uể oải, nằm dài trên bàn, không chú ý, không chịu ghi bài, không phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các bài kiểm tra đều là điểm yếu, kém. Giáo viên bộ môn tâm sự với tôi: “Em thường xuyên không học bài, không làm bài tập, vô ý thức kỉ luật...”. Cũng đã nhiều lần tôi gặp riêng em để tìm hiểu lí do. Tôi đã hiểu do em học yếu từ đầu cấp, kiến thức bị hổng nhiều nên không thể theo kịp bạn bè dẫn đến việc chán nản, lười học. Tôi đã xếp em ngồi cạnh em Hồng Phương (là lớp trưởng của lớp) kèm cặp và giao trách nhiệm cho em Phương làm mọi cách để giúp bạn tiến bộ. Bằng khả năng và trách nhiệm của mình em Phương đã tư từ giúp bạn tiến bộ dần lên. Đến lớp Vinh đã hăng hái phát biểu ý kiến, những bài kiếm tra dần dần đạt được điểm cao. Tất nhiên tôi cũng luôn động viên em bằng những câu hỏi vừa tầm, kèm theo điểm khuyến khích, động viên bằng cách tặng điểm....Nhờ đó, trong năm học lớp 6 em vẫn đạt HS tiên tiến: học lực xếp loại: khá, hạnh kiểm: tốt. Còn nhiều trường hợp khác tôi cũng có những cách tương tự và thấy đã đạt hiệu quả rất tốt. 5.6. Sinh hoạt lớp hàng tuần Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau: - Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập, trong quan hệ với bạn bè ở lớp, trường.... - Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập . - Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập. - Tự nhận ra các lý do, nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa. Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau: *Hoạt động 1: Tự kiểm điểm (5 phút). Hoạt động này nhằm thể hiện tính tự giác, tự phê bình của học sinh vì các em ý thức được cái sai, cái xấu, cái hại cũng có nghĩa là học sinh biết được lỗi vi phạm từ đó có hướng khắc phục sửa chữa. *Hoạt động 2: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các tổ. Tuyên dương những bạn có điểm tốt, làm việc tốt, phê bình những học sinh vi phạm nội qui, mắc điểm xấu và nêu rõ hình thức kỉ luật (5 phút). *Hoạt động 3: Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm (5 phút). ▪ Nêu ưu điểm. ▪ Nêu khuyết điểm. ▪ Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, xử lí đối với từng học sinh vi phạm tùy theo mức độ năng nhẹ mà nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, *Hoạt động 4: Giải đáp thắc mắc của học sinh (5 phút) Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc, xem xét những yêu cầu của học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính đáng. * Hoạt động 5: Mỗi tuần SH theo một chủ đề (25 phút): Tổ chức sinh hoạt vui chơi cho các em (các tổ thay nhau chuẩn bị nội dung SH, chủ yếu nội dung xoay quanh một số câu hỏi tìm hiểu kiến thức về các môn học, kiến thức trong đời sống, một số tình huống ứng xử....) + Chia sẻ với học sinh: Tôi hỏi thăm trong gia đình em nào có sự kiện đặc biệt như ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ,... + Trao đổi, tâm tình về tâm lí lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp, ước mơ, kể chuyện từ sách Hạt giống tâm hồn, vì học sinh lớp 9 ở vào lứa tuổi 14, 15 các em đã dậy thì và bắt đầu có những xúc cảm giới tính. Do đó, cần giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cũng như định hướng tâm lí, tình cảm, tình bạn trong sáng, đúng đắn, đẹp đẽ cho các em. + Hoặc chỉ vẽ cho các em về phương pháp học: khi làm bài tập: đọc kỹ đầu bài dành một vài phút hồi tưởng lại các kiến thức kỹ năng đã được nghe giảng rồi mới tiến hành làm bài => xem lại lý thuyết nếu không thể nhớ ra => đọc bài mới, tìm hiểu bài mới, học tập cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, cách ghi nhớ những bài học gắn liền với hình ảnh... Hàng tuần mỗi buổi sinh hoạt lớp tôi đều yêu cầu HS ghi lại biên bản buổi sinh hoạt theo mẫu cố định: céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc ---------------------- biªn b¶n sinh ho¹t líp Thêi gian: ............................................................................................... §Þa ®iÓm: ............................................................................................... Thµnh phÇn - häc sinh trong líp. - Gi¸o viªn chñ nhiÖm líp. - Héi tr-ëng Héi phô huynh (nÕu cã). Néi dung: 1) Yªu cÇu. ............................................................................................. 2) C¸c néi dung cô thÓ. - Líp tr-ëng. - Tæ tr-ëng: Tæ 1. ................................................................................... Tæ 2 .................................................................................... Tæ 3 .................................................................................... Tæ 4 .................................................................................... - Đội sao đỏ và xung kích ....................................................................... - Gi¸o viªn chñ nhiÖm. ........................................................................... 3) ý kiÕn ®Ò xuÊt. - Ý kiÕn cña häc sinh: ............................................................................. - Héi tr-ëng Héi phô huynh ................................................................... - Líp tr-ëng: .......................................................................................... 4) KÕ ho¹ch tuÇn tíi ............................................................................................................... Ngµy...th¸ng....n¨m 201.. Gi¸o viªn chñ nhiÖm Líp tr-ëng Th- ký (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) * Một số yêu cầu khác: - Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. - Các em chép nội quy của trường, lớp vào sổ liên lạc,về nhà xin ý kiến của PHHS. - Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi học kì, bất kì HS nào có ý thức vươn lên, phấn đấu trong học tập,rèn luyện đạt kết quả tốt nhất sẽ được khen thưởng 5 cuốn vở/ HS.(Trích từ quỹ lớp, GVCN hỗ trợ thêm,). ➢ Chú ý: Những qui định này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý kiến của tất cả HS và thông qua phụ huynh trong buổi họp đầu năm, tránh việc áp đặt. Khi đặt ra những qui định, nội quy của lớp các em phải cố gắng thực hiện tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Và khi có sự thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo động viên con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắc chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều có mặt bằng cách gửi giấy mời trước một tuần. Nếu phụ huynh nào vắng mặt thì sáng hôm sau phải đến gặp giáo viên chủ nhiệm tại trường. Tôi yêu cầu như thế bởi một lí do thật đơn giản. Phụ huynh không biết người chịu trách nhiệm dạy dỗ con em mình là ai? Người đó như thế nào? Thì làm sao nắm được kết quả học tập của con em mình? Thông qua buổi họp tôi đã làm các công việc sau: • Thông qua nội quy nhà trường. • Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh. • Thông báo về các khoản thu đầu năm (Tránh việc học sinh lợi dụng lấy tiến của cha mẹ để đi chơi ). • Trong năm học, HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gửi giấy báo về gia đình. • Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh: những người nhiệt tình, có thời gian để giúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học. • Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để tránh các trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học. - Khích lệ, động viên học sinh Việc khích lệ, động viên học sinh kịp thời là một trong những cách thức tốt nhất để khích lệ, động viên sẽ giúp các em có động lực để thực hiện những việc làm tốt, củng cố các hành vi tích cực của mình. Đặc biệt, khích lệ, động viên là phương thuốc hữu ích đối với những em học sinh học kém hoặc thường xuyên có vấn đề về mặt hành vi. Khích lệ, động viên khác với việc khen thưởng. Việc khích lệ học sinh không nhất thiết phải mất tiền mua phần thưởng, cũng không nhất thiết phải chờ đến lúc các em đạt được thành tích xuất sắc trong học tập hoặc có hành động dũng cảm đáng nêu gương. Việc khích lệ đối với các em học sinh cần bắt nguồn từ những việc làm nho nhỏ, thể hiện sự cố gắng, tiến bộ của các em. Có thể với một học sinh giỏi việc đạt điểm 7-8 chẳng có gì đáng khích lệ. Nhưng với một học sinh trung bình hoặc kém, việc đạt điểm 6-7 cũng đã rất quan trọng, thể hiện sự cố gắng của các em. Những việc nho nhỏ như vậy, những hành vi dù đơn giản nhưng thể hiện sự tích cực, nỗ lực của các em sẽ rất cần thiết nhận được những lời động viên, khích lệ của thầy cô. Tuy nhiên, việc khích lệ, động viên học sinh đúng cách không phải là điều dễ làm. Chúng ta thường mong chờ việc được khen, được khích lệ hơn thực hiện nó. Việc khích lệ, động viên học sinh phải được thực hiện ngay sau khi các em có việc làm tốt, có hành vi tích cực nào đó. Nó phải được thể hiện dựa trên một việc cụ thể, có thật, một hành vi tốt của các em. Việc khích lệ phải được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, việc làm chân thành của giáo viên mà các em có thể cảm nhận được sự khuyến khích, động viên của thầy cô dành cho mình. Để làm được điều đó, các giáo viên phải thực sự hiểu, cảm thông với học sinh, chấp nhận những đặc điểm riêng biệt của cá nhân học sinh đó, dù có thể không đúng như mình mong muốn. Giáo viên cũng cần lắng nghe tích cực đối với học sinh, luôn tập trung nhìn vào điểm mạnh, những cố gắng, tích cực mà các em đã đạt được, dù là nho nhỏ. Trong những tình huống học sinh có những hành vi lệch chuẩn, một mặt giáo viên cần có những biện pháp uốn nắn, nhắc nhở các em, một mặt cũng cố gắng nhìn nhận tình huống, hành vi đó theo hướng mới, theo quan điểm của học trò và sự thay đổi của môi trường xã hội, thay vì khăng khăng giữ quan điểm truyền thống của mình. Dưới cách nhìn đó, giáo viên có thể chấp nhận phần nào hành vi của học sinh mà mình vẫn cho là “lệch chuẩn” nếu không thực sự nghiêm trọng. - Lắng nghe ý kiến của các em Để học sinh hiểu và cảm thông với những vấn đề các em có thể gặp phải, một yêu cầu khá khó khăn với đa số các nhà sư phạm là thực hiện việc lắng nghe tích cực đối với những tâm sự, lời nói chia sẻ của trẻ. Đối với nhiều người lớn, chúng ta thường thích nói, chỉ đạo, đưa ra các lời nhận xét, phán đoán, khuyên bảo, hơn là lắng nghe xem suy nghĩ của các em như thế nào, các em mong muốn gì. Nhiều khi chúng ta quên mất rằng chính các em mới là những người hiểu rõ vấn đề xảy ra đối với các em nhất và cũng chính các em có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề phù hợp với năng lực và nguyện vọng của các em. Lắng nghe tích cực đòi hỏi giáo viên phải lắng nghe một cách chân thành, chăm chú “lắng nghe bằng cả ánh mắt và trái tim”. Người giáo viên phải hiểu rõ được nội dung cũng như là cảm xúc qua lời nói của học sinh, thể hiện sự chú ý, gợi mở đối với câu chuyện mà các em đang chia sẻ. Khi lắng nghe học sinh, giáo viên nên tránh việc xao nhãng, mất tập trung làm các em mất hứng. Giáo viên cũng không nên phán xét, chỉ trích hoặc trách mắng, đổ lỗi ngay lập tức cho học sinh khi các em đang cố giải thích, thanh minh. Giáo viên cũng không được hạ thấp, xem thường học sinh cho dù đôi khi các ý kiến của các em đưa ra có thể không rõ ràng, chưa có sức thuyết phục. Khi học sinh đang trình bày vấn đề, giáo viên cần kiên nhẫn lắng nghe, không ngắt lời khi các em đang nói, cũng không nên đưa ngay ra phán quyết, giải pháp hoặc những thuyết trình mang tính giáo điều, lý thuyết, vì trong lúc đó học sinh chỉ mong muốn có người lắng nghe, chia sẻ, hiểu vấn đề của mình chứ không có tâm trạng để tiếp thu các giảng giải về đạo đức. Trong quá trình lắng nghe, giáo viên cũng nên tỏ rõ thái độ tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, không nên tỏ vẻ thương hại hay đe dọa làm các em sợ hãi. Khi nói chuyện với học sinh đang gặp vấn đề, giáo viên nên ngồi ngang hàng với học sinh, tạo sự gần gũi thân mật. Nếu có điều gì các em trình bày chưa rõ, giáo viên cần hỏi lại, làm rõ ý của học sinh thay vì tự suy luận theo quan điểm của mình. Giáo viên chỉ nên giải thích cho các em những phẩm chất nào là tốt, những hành vi nào là không nên và gợi ý để các em cùng đề xuất giải pháp giải quyết cho vấn đề của mình. Trong lắng nghe tích cực “người nghe chỉ nên nói khoảng 10% thời lượng, còn dành 90% thời lượng để nghe xem người kia nói gì”. Đối với giáo viên cũng vậy, cần tránh nói, khuyên bảo, giảng giải quá nhiều mà tập trung vào việc lắng nghe sự trình bày, giải thích của các em. Lắng nghe tích cực là một cách thức tốt để giáo viên hiểu vấn đề đang xảy ra đối với học sinh và giúp các em tự tìm ra cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề của các em. Tóm lại giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cộng với ý thức trách nhiệm sự khéo léo tinh tế của giáo viên chủ nhiệm. 6. Phối kết hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục khác. 6.1. Phối hợp với gia đình học sinh. Thông
Tài liệu đính kèm: