Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Người Việt Nam từ xưa đã có biết bao truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tôn

sư trọng đạo được người Việt Nam tôn vinh, người thầy được kính trọng và đề cao.

Song, do sự du nhập của nhiều nguồn văn hóa không lành mạnh và do xu thế cơ chế

thị trường hiện nay thì việc giáo dục đạo đức có ít nhiều bị ảnh hưởng. Trước đây

trong các trường học, hiện tượng vô lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy là rất hiếm, ý

thức kỷ luật của học sinh rất tốt, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái rất cao.

Trong gia đình con cháu yêu thương ông bà, cha mẹ, ở trường học trò kính yêu, lễ

phép với thầy cô giáo. Song do xu thế phát triển của xã hội, các trào lưu văn hóa

không lành mạnh du nhập vào nước ta đã làm chất lượng đạo đức đang bị suy giảm

trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, phong

trào học tập một số ít có chiều hướng đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng

vọt, truyền thống tôn sư trọng đạo bị giảm sút. Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực,

tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Có những gia đình cha mẹ cuốn theo

cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường nên đã quên đi trách nhiệm giáo dục con cái và

chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho giá trị đạo đức bị giảm sút4

nghiêm trọng. Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Thế

hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai. Vì vậy, mọi nhà trường cần phải

coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ đang lớn

lên và tiến hành ngay từ cấpTiểu học đó là điều rất cần thiết.

Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên, để góp phần vào công tác

giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay và qua thực tiễn công

tác giảng dạy. Tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra những giải pháp về

công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay là một

nhiệm vụ hết sức quan trọng của người làm công tác giáo dục. Đó là lý do tôi chọn đề

chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tiểu

học trong giai đoạn hiện nay”.

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1061Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng học tập và có những phẩm 
chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngược lại, nếu trẻ 
sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma 
túy, chơi số đề, cá độ, đá gà, cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và 
đạo đức của trẻ. 
 Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành 
đạo đức của trẻ. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu 
giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống luôn tạo ra một niềm tin 
và định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ 
không hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho 
con cái chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy 
thoái. 
 Có thể nói, gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện 
đạo đức cho con cái. Thời gian trẻ tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian trẻ ở bên 
ngoài xã hội. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái trưởng thành và trở 
thành công dân tốt cho xã hội. Đồng thời với sự giáo dục của cha mẹ, con cái muốn 
có những phẩm chất cao đẹp phải có sự đóng góp to lớn của ngành giáo dục. 
Thứ hai. Nền tảng giáo dục trong nhà trường góp phần hoàn thiện đạo đức và 
nhân cách của học sinh. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do 
giáo dục mà nên”. Do vậy, bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục 
đạo đức ở nhà trường cũng rất quan trọng. 
 Thực tế cho thấy, hiện nay học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy 
thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do có một số giáo viên chỉ chú trọng dạy 
chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm người. Một phần do nhận thức 
sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo 
viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân mà quên 
rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên. Thông qua các tiết dạy, giáo 
 10 
viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống và vừa giáo dục đạo đức trong 
học sinh. 
 Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, nhà trường, để học sinh ngày càng hoàn 
thiện về đạo đức và nhân cách thì không thể thiếu sự quan tâm giáo dục của xã hội. 
Thứ ba. Sự giáo dục đạo đức của xã hội là quá trình hoàn thiện đạo đức của học 
sinh. 
 Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ 
bão của khoa học công nghệ đã làm cho những giá trị đạo đức của con người đang 
đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. Việc giao lưu văn hóa ngoại ảnh hưởng trực 
tiếp đến giá trị đạo đức của học sinh. 
 Khoa học công nghệ phát triển, học sinh tiếp xúc với internet và học rất nhiều 
điều hữu ích từ nó. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, internet có nhiều điểm tiêu cực 
như có những hình ảnh, phim ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của con 
người Việt Nam. Học sinh xem nhưng thiếu người định hướng và giáo dục nên sẽ dễ 
nhận thức sai lầm kéo theo hành vi sai và phạm tội. 
Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú. Những mặt trái của 
sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo đức. Môi trường 
sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng 
xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức. 
Do vậy, chúng ta cần tạo một môi trường xã hội thật sự trong sạch, lành mạnh và phát 
triển để giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tốt đẹp hơn. 
5. Những nội dung cơ bản về giáo dục đạo đức, nhà trường đã vận dụng trong 
những năm học qua. 
* Các hoạt động ngoại khóa: 
 - Trường đã tổ chức cho học sinh (trong đó quan tâm đặc biệt đến học sinh 
chưa ngoan) tham gia tích cực các hoạt động giáo dục như: Tổ chức sinh hoạt dưới cờ 
hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên quan đến các hoạt động giáo dục 
đạo đức trong nhà trường, nêu gương người tốt việc tốt, vượt khó học giỏi.. 
- Hàng tuần trường đều tổ chức hoạt động sinh hoạt Đội, vào ngày thứ sáu 
nhằm giáo dục học sinh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục cho học sinh các kỹ 
 11 
năng sinh hoạt tập thể, để học sinh rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, 
công dân tốt. 
* Các hoạt động giáo dục lao động, kỷ năng sống: 
 - Giáo dục lao động: Trường tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, thu dọn 
vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan sư phạm. Thông qua các buổi lao động giáo 
dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và kính trọng người lao động. 
- Giáo dục thẩm mỹ : Thông qua bộ môn Mỹ thuật, sinh hoạt Đội TNTP Hồ 
Chí Minh để giáo dục cho các em biết cảm nhận được cái đẹp chân chính. 
 * Chú trọng đến hoạt động của giáo viên chủ nhiệm: 
 - Công tác giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức trong nhà 
trường: Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính là nhân tố quyết định chất luợng 
trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Cũng là người quán xuyến nắm chắc 
các đối học sinh chưa ngoan và mọi hoạt động của học sinh lớp học, là người triển 
khai thực hiện mọi hoạt động của nhà trường, Liên đội... đến từng lớp, từng học sinh. 
Chính vì vậy, mà vào mỗi đầu năm học Ban giám hiệu trường cân nhắc, định hướng 
cẩn thận việc phân công những giáo viên làm công tác chủ nhiệm theo những tiêu chí 
phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo viên. 
* Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn 
 Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt trong hội đồng giáo viên 
nhiệm vụ, trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành viên 
trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường xuyên, liên 
tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền 
thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em những hành vi, cử 
chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Do vậy Giáo viên bộ môn đã 
có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học, tiết học. Thường xuyên 
nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh chưa ngoan trong giờ học. Tuy nhiên 
vẫn còn một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi gán ghép liên hệ giáo dục đạo đức 
thông qua bài học nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên vẫn còn vi phạm nghe 
điện thoại, làm việc riêng trong khi giảng dạy nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc 
giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 Trước những thực trạng và nguyên nhân trên, để giúp cho học sinh có thái độ 
hành vi đạo đức tốt để trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội. Thông qua quá 
 12 
trình nghiên cứu và trải nghiệm trong công tác giảng dạy của bản thân, tôi xin rút ra 
một số giải pháp cơ bản sau đây: 
II. Một số giải pháp cơ bản để giáo dục đạo đức học sinh tiểu học hiện nay. 
Giải pháp1. Tăng cường công tác lãnh đạo của Chi ủy, Chi bộ và chỉ đạo của 
Ban Giám hiệu đối với chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh là nội dung quan trọng và 
có tính cấp thiết trong tình hình hiện nay. Vì vậy, để tăng cường giáo dục đạo đức 
cho học sinh và thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức đòi hỏi phải 
tăng cường công tác lãnh đạo của Chi ủy, Chi bộ; Ban Giám hiệu phải thường 
xuyên quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát, cả nội dung, hình thức, phương pháp 
giáo dục. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao phẩm chất, đạo đức, nâng cao 
chất lượng giáo dục đạo đức học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo 
tạo của nhà trường. 
Một trong những nội dung quan trọng đầu tiên là nghị quyết lãnh đạo của chi bộ 
nhà trường phải sát với thực tế và đưa ra được các biện pháp phù hợp để góp phần 
làm chuyển biến về đạo đức và chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua 
nghị quyết để góp phần thống nhất nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo 
viên, nhân viên toàn trường đối với việc giáo dục đạo đức, nhất là đối với đội ngũ 
giáo viên nói chung và những giáo viên được phân công giảng dạy các nội dung có 
liên quan đến đạo đức học sinh. 
Trên cơ sở nghị quyết Chi bộ, Ban Giám hiệu tổ chức triển khai thực hiện các 
nội dung của nghị quyết, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các giáo viên giảng dạy 
môn đạo đức và các nội dung có liên quan đến đạo đức, ý thức của học sinh. Khi 
đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên trong từng năm học, phải gắn nội dung giáo 
dục đạo đức với đánh giá trình độ, năng lực của giáo viên. 
 Chi ủy, chi bộ và Ban giám hiệu phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở 
giáo viên về giáo dục đạo đức học sinh một cách thường xuyên, chặt chẽ và nghiêm 
túc.. Thông qua kiểm tra để phát hiện những vấn đề bất cập, thiếu sót, khuyết điểm 
trong giáo dục học sinh về phẩm chất, đạo đức, tư cách, kết hợp với quản lý, rèn 
luyện học sinh, nắm chắc diễn biến tư tưởng của các học sinh yếu kém, để kịp thời 
đề ra các nội dung, biện pháp nhằm hạn chế những thiếu sót và sửa chữa, khắc phục 
các khuyết nhược điểm của học sinh trong học tập, rèn luyện. 
 13 
Giải pháp 2. Phải thiết lập được mối quan hệ bền vững giữa gia đình – nhà trường 
– xã hội. 
 Trong cuộc sống chúng ta luôn có những khó khăn vì nhiều lí do khác nhau. 
Cha mẹ phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không 
thể có được thời gian theo sát con cái để có những biện pháp giáo dục thích hợp 
hướng con mình theo cái tốt, cái thiện. Do vậy, cha mẹ muốn con trở thành công dân 
tốt phải tạo sự gắn kết với nhà trường (đặc biệt là thường xuyên liên lạc với giáo viên 
chủ nhiệm) và xã hội. Với nhà trường thì phải không ngừng liên lạc với phụ huynh 
(nhất là những học sinh yếu kém, thường vi phạm nội quy, nề nếp) để hiểu nhiều 
hơn về học sinh và có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đồng thời cả gia đình, nhà 
trường và xã hội phải có sự kết nối và thống nhất trong các hoạt động vui chơi giải trí 
và biện pháp giáo dục trẻ. Nhà nước phải can thiệp và quản lý những hoạt động văn 
hóa - xã hội, đảm bảo tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ. Chính vì thế, chúng ta 
phải đặt quan hệ giữa gia đình, nhà - trường - xã hội trong mối quan hệ biện chứng 
không thể tách rời nhau. Đây là giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện việc giáo dục đạo 
đức cho thế hệ trẻ hiện nay. 
Giải pháp 3. Phải tạo một môi trường sống, môi trường giao tiếp và học tập tốt ở 
gia đình, nhà trường và xã hội. 
Đây là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách ở trẻ. Có 
môi trường sống, làm việc và học tập tốt, học sinh sẽ ít trở thành người xấu, ít mắc vi 
phạm về các hành vi đạo đức. Hiện nay, môi trường sống xung quanh rất phức tạp, 
luôn diễn ra những tệ nạn xã hội ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành tư tưởng, 
đạo đức lối sống của học sinh. Do vậy, bản thân của các bậc phụ huynh, giáo viên 
phải nắm được những hoạt động văn hóa, thương mại, các trò chơi giải trí và con 
người xung quanh nhà và trường. Vì chính môi trường xã hội gần gũi này trực tiếp 
ảnh hưởng và góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nếu môi 
trường xung quanh phức tạp thì chúng ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa để ngăn 
chặn những hậu quả xấu xảy ra đối với học sinh. 
Giải pháp 4. Những người giáo dục phải gương mẫu, hiểu tâm sinh lý của học 
sinh và có tâm huyết với việc giáo dục trẻ thành công dân tốt. 
Cha mẹ, giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có 
những hình thức khen thưởng và xử phạt công bằng giữa các thành viên, không phân 
 14 
biệt đối xử giữa các con và các học sinh; phải biết cách khen chê đúng lúc, nên khen 
nhiều hơn chê để động viên và khích lệ trẻ. Cha mẹ và thầy cô phải đặt mình vào vị 
trí của học sinh, phải hiểu được tâm sinh lý của học sinh để có những phương pháp 
giáo dục đúng đắn phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Chúng ta phải có sự hòa 
nhập và hợp tác với chúng, vừa là các bậc tiền bối, cũng vừa là những người bạn và 
vừa là những nhà tư vấn tâm lý đáng tin cậy để chúng có thể chia sẽ những vui buồn 
và những bế tắt trong cuộc sống, trong học tập và trong các mối quan hệ bạn bè và xã 
hội khác. 
Giải pháp 5. Chúng ta phải giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ nhỏ và giáo dục 
phải thường xuyên, suốt đời; phải theo dõi các mối quan hệ của học sinh và giáo 
dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. 
Việc giáo dục đạo đức cho một học sinh trở thành một công dân tốt thì nhà 
trường phải chú trọng ngay từ khi trẻ mới hình thành nhận thức, đó là những lúc ở 
nhà và việc giáo dục đạo đức ở trẻ bắt đầu từ các cấp học. Quan trọng nhất là nền 
tảng giáo dục ở cấp Tiểu học vì đây là những buổi học đầu tiên mà học sinh làm quen 
với môi trường giáo dục. Có lẽ ở nhà các em được cưng chiều nhiều nên khi vào học 
các thầy cô sẽ là những người dạy cho các em lẽ sống công bằng, phân biệt đúng - sai 
và phải làm đúng theo lẽ phải, dạy cho các em hiểu vai trò, trách nhiệm của một 
người con trong gia đình và cách giao tiếp văn hóa trong xã hội, Ở bậc tiểu học là 
thời điểm các em chưa có nhận thức đúng đắn về các hành vi của mình, các em luôn 
hiếu động, tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, chúng ta phải dạy 
cho học sinh cách tiếp cận và thu nhận thông tin từ thực tiễn cuộc sống và vận dụng 
nó một cách đúng đắn vào cuộc sống và dạy người cho học sinh phải xuyên suốt 
không gián đoạn. 
Giải pháp 6. Xây dựng môi trường trong sáng để giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức 
cho học sinh là: Cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “ Mỗi ngày đến 
trường là một niềm vui”. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng 
cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, khai thác có chọn 
lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã 
hội. Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, xây dựng bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường 
làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Tạo nên bầu 
 15 
không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong 
cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau: Nề nếp tốt, trật tự, vệ sinh, ngăn 
nắp, nghiêm túc. Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, 
cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất. Có quan hệ tốt giữa các 
thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau. 
Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn 
trọng học sinh. Học sinh không hỗn xược, không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin 
tưởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, 
không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ 
nạn xã hội. 
Phối hợp chặt chẽ với Phụ huynh học sinh có kết quả học tập chưa cao để tìm 
ra biện pháp giúp đỡ động viên các em phấn đấu tốt hơn. Phối hợp với Phụ huynh học 
sinh để động viên tinh thần cho những em có nhà xa, tạo điều kiện tốt trong học tập 
cũng như trong việc tham gia phong trào ở trường lớp. Đề cử, động viên những em 
học khá, giỏi giúp đỡ những bạn học còn yếu và trung bình tiến bộ hơn trong học tập 
bằng cách tổ chức học nhóm, truy bài, giải đáp một số thắc mắc trước khi vào tiết 
học. Trao đổi với giáo viên bộ môn giúp các em còn yếu bộ môn đó cố gắng học tập 
để tiến bộ hơn. 
Giải pháp 7. Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn đạo đức ở trường 
 Môn đạo đức có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, 
vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những 
phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có 
hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình. 
Trong thực tế hiện nay, nhiều trường trong huyện nói chung và tại trường nói 
riêng môn đạo đức chưa được xem trọng, chưa có vị trí vai trò xứng đáng cần phải có 
trong nhà trường. Việc đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất 
lượng giảng dạy môn đạo đức là một việc làm có ý nghĩa đến công tác giáo dục đạo 
đức cho học sinh, qua đó để làm cho Cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên của trường 
nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của môn đạo đức đối với công tác giáo 
dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận 
thức và có những hành động tích cực đối với việc dạy và học môn đạo đức. Giáo viên 
là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, do đó đội ngũ giáo viên 
 16 
nhất là giáo viên dạy môn đạo đức phải được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành 
giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phải có nhận 
thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn đạo đức. Phải xác định được trách nhiệm của 
bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy. Ban giám hiệu, giáo viên dạy môn đạo đức 
cần quán triệt mục tiêu môn học trong quá trình dạy học. Phải nắm rõ cái đích cuối 
cùng cần đạt được trong dạy học đạo đức là hành động phù hợp với các các chuẩn 
mực đạo đức, pháp luật. Nếu học sinh, còn vi phạm các hành vi đạo đức không có 
chuyển biến tiến bộ thì việc dạy học không đạt hiệu quả.. Mặt khác cần đổi mới 
phương pháp kiểm tra, đánh giá môn đạo đức là biện pháp góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục đạo đức. 
 Yêu cầu khi kiểm tra đánh giá phải coi trọng đánh giá cả nhận thức và đánh 
giá thái độ hành vi của học sinh chưa ngoan trước những vấn đề có liên quan đến nội 
dung bài học. Kiểm tra đánh giá phải chú trọng đến kiểm tra thái độ, tình cảm, các kỹ 
năng nhận xét đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong 
cuộc sống. Qua việc kiểm tra đánh giá phải giúp đỡ học sinh thấy rõ được năng lực 
học tập môn học của bản thân, động viên khuyến khích học sinh học tập môn học và 
giúp giáo viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều chỉnh việc dạy cho 
phù hợp. 
Giải pháp 8. Đổi mới công tác chủ nhiệm trong nhà trường là giải pháp nâng cao 
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho 
học sinh, vì giáo viên chủ nhiệm là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được 
phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo 
viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, 
đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục 
tiêu giáo dục của trường. 
Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp 
giúp Giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với 
tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục 
đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. 
 Do tính đặc thù của một số địa bàn nên còn có rất nhiều học sinh chưa ngoan, 
còn vi phạm đạo đức, có mối quan hệ gia đình rất đa dạng và phức tạp. Việc tìm hiểu 
 17 
điểm tình hình lớp, tình hình học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm thuận lợi trong 
việc quản lý, giáo dục học sinh . Vì vậy, ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm 
phải có những thông tin khái quát về gia đình học sinh chưa ngoan như: Nơi ở, hoàn 
cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm 
của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ 
giúp giáo viên chủ nhiệm kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức 
cho học sinh chưa ngoan. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm 
học sinh về: Sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học 
sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã 
hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng giáo viên 
chủ nhiệm phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng giảm sút đạo đức của học 
sinh đó. Mặt khác, Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học 
tập, hoạt động, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh chưa ngoan, học sinh với giáo 
viên, sự đoàn kết của

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_va_bien_phap_giao_d.pdf