Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi cá biệt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi cá biệt

I . ĐẶT VẤN ĐỀ

Tâm hồn trẻ thơ như trang giấy trắng rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếp

nhận những cái gì tốt cũng như cái gì xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu

chúng ta không biết uốn nắn và dạy dỗ thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau.

Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục từ lứa tuổi mầm non chính là sơ sở giúp trẻ phát

triển toàn diện về tình cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ.

Đối với trẻ mầm non cô giáo phải là người vừa dạy, vừa dỗ, vừa là người mẹ

chăm sóc vừa là người bạn cùng chơi với trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo

dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Trẻ mầm non

rất tinh nghịch hiếu động mà người lớn thường thấy ngộ nghĩnh, đáng yêu. Song bên

cạnh đó còn có những đứa trẻ có biểu hiện khác thường khiến cô giáo rất trăn trở.

Đó là trẻ có những biểu hiện khác thường không giống các bạn khác ở trong lớp hay

còn gọi là trẻ “cá biệt”.

Hiện nay ngày càng có nhiều trẻ mắc các chứng rối loạn tâm lý như hiếu động

quá mức, trầm lặng quá mức hay nặng hơn là mắc các chứng như tự kỷ, tăng động

giảm chú ý (ADHD) . Những trẻ này hạn chế về mặt thực hiện các công việc tự

phục vụ bản thân, cản trở trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường và trở thành một

phần gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội. Những trẻ này cần có sự quan tâm

hướng dẫn đặc biệt để chúng có được các kỹ năng tự phục vụ bản thân.

Mục đích của giáo dục kỹ năng tự phục dành cho trẻ 4 - 5 tuổi cá biệt là giúp

trẻ chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống tương lai của mình. Nó là

một phương tiện hữu ích, là “hành trang” bổ ích để trẻ bước vào đời và tự tin hòa

nhập vào cộng đồng xã hội, đây là điều thiết yếu nhất. Cho nên dạy kỹ năng tự phục

vụ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi cá biệt là phù hợp, là cần thiết, là chính đáng và cần

phải thực hiện ngay lập tức để đáp ứng đúng nhu cầu và khả năng của trẻ.

Bản thân là một giáo viên trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ tôi nhận thấy kỹ

năng tự phục vụ là cần thiết cho trẻ mẫu giáo và trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cá biệt là đối

tượng càng cần được quan tâm giáo dục kỹ năng tự phục vụ hơn cả. Do đó tôi đã

nghiên cứu và đưa ra “Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

mẫu giáo 4 -5 tuổi cá biệt”.

pdf 27 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1453Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình 
độ riêng của từng trẻ. 
Do đó, áp dụng phương pháp Montessori vào giáo dục kỹ năng TPV cho trẻ 
MG 4-5 tuổi cá biệt là hợp lý và cần thiết, đảm bảo được sự phát triển riêng biệt của 
các trẻ cá biệt. 
1.2 Cơ sở thực tiễn : 
Trẻ hiện nay còn sống thụ động quá nhiều vì người lớn nghĩ rằng “Việc đó trẻ 
không làm được”nên người lớn chúng ta thường làm luôn vì ngại phải hướng dẫn và 
trả lời những câu hỏi thắc mắc của trẻ”. Bọn trẻ làm lâu lắm thà mình làm còn hơn”. 
Qua câu nói điển hình mà chúng ta hay được nghe ,điều này khẳng định rằng trẻ rất 
ít được tham gia thực hiện các công việc mà khả năng trẻ có thế làm được. 
Do vậy,vấn đề dạy trẻ tự phục vụ được Ban giám hiệu chỉ đạo tới các nhóm 
lớp. Nhà trường có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ.Có đội 
ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình,yêu nghề mến trẻ,có kỹ năng trong việc chăm sóc 
và giáo dục trẻ. 
2. Thực trạng vấn đề : 
2.1.Thuận lợi : 
- Trường làm điểm GDHN trẻ khuyết tật thành phố nhiều năm, có giáo viên 
phụ trách về khuyết tật ở các lứa tuổi 
3/10 
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị hiện đại như: 
máy vi tính, máy chiếu , loa , đài .. 100% các lớp học đều có máy vi tính kết nối 
internet trực tiếp . 
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về GDHN cho trẻ, kỹ năng 
TPV cho trẻ. 
 - Giáo viên đa phần trẻ tuổi, nhiệt tình sáng tạo, yêu nghề mến trẻ, nhanh nhạy 
trong tiếp thu những điều mới mẻ. 
2.2 Khó khăn : 
 - Do đặc thù công việc giáo viên chưa có nhiều thời gian để tìm tòi, trau dồi 
các nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cá biệt. 
 - Số trẻ trên lớp còn đông nên khó khăn trong việc quan tâm đến từng cá nhân 
trẻ . 
 - Phụ huynh chưa có nhiều thời gian để trao đổi phối hợp với giáo viên trong 
việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 
* Thực trạng việc giáo dục kỹ năng TPV cho trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt 
Năm học 2020-2021 thông qua bài khảo sát do giáo viên có chuyên môn 
GDHN phối hợp với giáo viên trong lớp thì lớp tôi có 2 cháu cá biệt hơn so với cháu 
khác. 
Cháu Đào Quỳnh Anh : Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ , diễn đạt kém, 
nói ngược. Trẻ có những hành vi định hình như quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn 
nghiêng, lắc lư người, vỗ hoặc vẫy tay 
Cháu Dương Xuân Bách : Ít hoặc không giao tiếp bằng mắt , chỉ thích chơi 
một mình, ít tương tác với bạn cùng lớp . Lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ nhất định 
nhưng không hiểu nghĩa.Không dùng cử chỉ, điệu bộ để diễn tả nhu cầu, mong muốn 
của bản thân. 
 Vì vây , tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh của 2 trẻ lớp tôi, cụ thể như sau: 
 Cháu Đào Quỳnh Anh: Bố và mẹ kinh doanh cửa hàng ăn uống tại nhà. Vì 
công việc kinh doanh bận rộn, không có thời gian dành riêng cho bé, nên từ nhỏ cháu 
đã xem tivi quá nhiều. Hơn nữa cháu còn có em trai kém mình 2 tuổi. Hàng ngày 
cháu đều tiếp xúc, nhìn thấy, nghe thấy, chứng kiến nhiều khách hàng, mà mỗi khách 
hàng đều để lại cho cháu những ấn tượng riêng, thậm chí là những hành động xô bồ, 
tục tĩu, những hành vi thiếu văn minh 
 Cháu Dương Xuân Bách: Bố mẹ luôn bận với công việc nên Bách ở với ông 
bà từ nhỏ. Ông nội là người chăm sóc cháu nhiều hơn cả.. Một đứa trẻ sinh ra và lớn 
lên phát triển bình thường không chỉ cần sự nuôi dưỡng về thể chất mà còn có sự 
chăm sóc vun trồng về tinh thần, tâm lý. Cháu Bách không có sự yêu quan tâm của 
4/10 
cả bố và mẹ, đó một thiệt thòi lớn nhất của mỗi đứa trẻ, sự thiếu hụt này ảnh hưởng 
tâm lý nặng nề đến cháu. 
 Có thể thấy rằng, các cháu này có hoàn cảnh gia đình không được như những 
đứa trẻ bình thường khác. Các cháu đều thiếu tốn tình cảm yêu thương, thiếu sự quan 
tâm, chăm sóc của bố mẹ. 
* Mức độ thực hiện kỹ năng tự phục vụ ở trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt 
 Tôi đã khảo sát trên 2 trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt về mức độ hình thành kỹ 
 năng tự phục vụ vào thời điểm tháng 09/2020 và thu được kết quả như sau: 
STT Họ và tên trẻ 
Mức độ 
Chưa 
biết kỹ 
năng 
Biết kỹ 
năng 
Làm được 
nhưng chưa 
đúng theo 
hướng dẫn 
Làm 
thành 
thạo 
1 Đào Quỳnh Anh 65% 30% 30% 10% 
2 Dương Xuân Bách 70% 25% 42% 7% 
(Có phiếu khảo sát kèm theo) 
Kết quả khảo sát trên cho thấy những trẻ 4-5 tuổi cá biệt này có mức độ nhận 
biết các kỹ năng thấp, có một số kỹ năng trẻ thực hiện được nhưng chưa theo đúng 
hướng dẫn, thậm chí có những kỹ năng trẻ chưa được biết đến bao giờ. Tỉ lệ kỹ năng 
trẻ làm thành thạo là rất ít. 
* Mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt khi 
ở nhà 
Mức độ thực hiện các kỹ 
năng tự phục vụ 
n % 
Không thường xuyên 2 100% 
Thường xuyên 0 0% 
Rất thường xuyên 0 0% 
Kết quả điều tra cho chúng ta thấy, mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ 
của 4-5 tuổi các biệt ở nhà là rất thấp. Cả hai trẻ các biệt này đều không thường xuyên 
5/10 
thực hiện các kỹ năng TPV. Điều đó cho thấy trẻ còn ỷ lại và phụ thuộc khá nhiều vào 
người lớn, chưa chủ động thực hiện các công việc tự phục vụ cho chính mình. 
* Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khó khăn trong giáo dục kỹ năng 
tự phục vụ cho trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt 
Nguyên nhân n % 
Gia đình thiếu kiến thức về giáo dục kỹ năng tự phục 
vụ cho trẻ 
2 100% 
Kinh tế gia đình khó khăn 0 0% 
Gia đình quá bận rộn, không có nhiều thời gian cho 
trẻ 
2 100% 
Gia đình nuông chiều trẻ 2 100% 
Bảng số liệu cho thấy, số phụ huynh cho rằng việc trẻ thiếu hụt các kỹ năng tự 
phục vụ là do cha mẹ còn thiếu những kiến thức về giáo dục cho trẻ các kỹ năng tự 
phục vụ, gia đình còn quá bận rộn với công việc. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh còn 
có thái độ nuông chiều với trẻ, chấp nhận phục vụ trẻ. 
* Khảo sát tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng TPV cho trẻ MG 
4-5 tuổi cá biệt 
Tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng 
tự phục vụ cho trẻ 
n % 
Không cần thiết 0 0% 
Cần thiết 0 0% 
Rất cần thiết 2 100% 
Qua phân tích có thể thấy, phụ huynh của 2 cháu cá biệt đã nhận thức được 
tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho các trẻ này. Điều này 
vừa giúp trẻ tự lập tự tin với bạn bè và cũng làm giảm gánh nặng cho gia đình. 
3. Các biện pháp đã tiến hành: 
3.1. Biện pháp 1:Tự học hỏi,bồi dưỡng bản thân,chia sẻ với đồng nghiệp. 
Để có thể thực hiện tốt “Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho 
trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi cá biệt” trước hết giáo viên không chỉ nắm vững mục đích yêu 
cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc các phương pháp và biện 
pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức. Tôi tích cực tham gia các đợt kiến tập và 
các chuyên đề do phòng tổ chức. Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy trẻ tự phục vụ 
6/10 
trên sách báo, tạp chí mầm non. Tìm hiểu các kiến thức dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, 
dạy trẻ cá biệt giáo dục hòa nhập thông qua mạng Internet, qua các buổi sinh hoạt 
chuyên môn, tập huấn. 
Nhận thấy đây là việc cần thiết và quan trọng đối với trẻ nên trong các buổi 
họp sinh hoạt chuyên môn của khối tôi chia sẻ với đồng nghiệp về “Một số biện 
pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi cá biệt”. (Hình ảnh 1) 
3.2. Biện pháp 2 : Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 4 – 
5 tuổi : 
Đối với 2 trẻ cá biệt, tôi cũng xây dựng kế hoạch riêng để dạy cho trẻ. Từ những 
kỹ năng cơ bản, tôi đã linh hoạt chuyển hóa thành những kỹ năng nhỏ hơn nhằm bổ 
trợ cho các kỹ năng cơ bản hay rèn luyện thêm vận động tinh, tính kiên trì, tỉ mỉ cho 
các trẻ các biệt này. 
Đó là các kỹ năng: Luồn dây qua khuyết, chuyền hạt từ một bát sang nhiều 
bát, cài khuy cúc bầm. Ngoài ra, tôi cũng đưa thêm một số kỹ năng khác như cách 
chào hỏi, cách đánh răng, cách vệ sinh sau khi đi vệ sinh, xử lý khi hắt xì để rèn thêm 
cho trẻ Vì đây là những kỹ năng cần thiết, cơ bản với trẻ. 
Tháng thực hiện Các kỹ năng tự phục vụ 
9 , 10 ,11 Chào hỏi ; Cất giầy dép ; Cất ba lô ; Đi cầu thang ; Cách 
bê ghế ; Đứng lên ngồi xuống ghế ; Sử dụng thìa ; Gấp 
khăn ;Cách chải tóc ;Cách đóng mở cửa ; Tự mặc và cởi 
quần áo 
12 ,1 , 2 
Cách rửa tay ;Cách lấy và uống nước ;Súc miệng nước 
muối 
Trẻ tập đánh răng của mình ;Cách vệ sinh cá nhân sau 
khi đi vệ sinh ;Xử lý khi ho ; Cách mặc áo khoác cài khuy 
; Cách cầm kéo, cắt theo các loại đường nét ; Cách lau 
chùi nước 
3 , 4, 5 
Cách gắp bằng đũa (gắp bông) ; Cách gắp đũa gia dụng 
(gắp hạt) ; Cách kéo khóa áo bằng áo khoác nhẹ của trẻ 
; Xử lý hỉ mũi ; Cách cài khuy áo (khuy cúc vừa) bằng 
áo trẻ em ; Cách cắt móng tay ; Luồn dây (qua khuyết) 
;Cách quét rác trên sàn 
7/10 
3.3. Biện pháp 3: Chú ý giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho từng trẻ theo đặc điểm 
cá nhân: 
Bản thân mỗi đứa trẻ đã là một cá thể riêng biệt, chúng chỉ phát triển theo một 
quá trình giống nhau còn sự phát triển thế nào thì lại khác nhau hoàn toàn. Hơn nữa, 
trẻ 4-5 tuổi cá biệt thì mỗi cháu lại có đặc điểm riêng, không giống nhau (như đã mô 
tả). Do đó, tôi càng cần có biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho riêng từng trẻ. 
Đối với các trẻ MG 4-5 tuổi các biệt thì giáo viên luôn ưu tiên dành nhiều thời 
gian để gần gũi trẻ, hướng dẫn trẻ. Những đứa trẻ này chú ý kém nên ta không thể 
cho trẻ ngồi xem hết video hướng dẫn thực hiện các kỹ năng TPV được, và nếu xem 
đi xem lại thì trẻ càng kém tập trung hơn. Vậy nên, giáo viên chỉ có cách “cầm tay 
chỉ việc”. Việc này tạo cho trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt sự an tâm, giúp các em có cơ hội 
được sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên. 
 Phần lớn trẻ cá biệt này đều thiếu thốn tình cảm từ người thân, do đó khi hướng 
dẫn trẻ, tôi thường hướng dẫn nhẹ nhàng, gần gũi trẻ để trẻ cảm thấy được yêu thương 
và dễ dàng tiếp nhận hơn. (Hình ảnh 2) 
3.4. Biện pháp 4 : Tạo cơ hội cho trẻ cá biệt được thực hành, trải nghiệm kỹ năng tự 
phục vụ ở mọi lúc mọi nơi 
Ngoài hoạt động chung ,hoạt động vui chơi ra tôi còn hướng dẫn trẻ tự phục vụ 
thông qua các hoạt động khác như:Trong giờ đón trả trẻ: Tôi rất ân cần nhắc nhở trẻ 
cất giày dép, ba lô đúng cách và đúng chỗ. Đầu năm giáo viên có thể hướng dẫn trẻ 
cởi và cất giày dép, cất ba lô đúng cách, nếu làm thường xuyên như thế trẻ sẽ dễ dàng 
hình thành các kĩ năng một cách dễ dàng. Ngoài ra giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách 
cởi áo, cất áo một cách gọn gàng.Giáo viên luôn động viên trẻ, sau một thời gian kỹ 
năng của trẻ sẽ trở nên thuần thục, được cô giáo và cha mẹ khen trẻ sẽ rất thích thú 
và hằng ngày tự thực hiện các kĩ năng đó một cách tự giác. (Hình ảnh 3) 
 -Với những kĩ năng như cách bê ghế, cách đứng lên ngồi xuống ghế, cách lấy 
nước giáo viên có thể hướng dẫn và cho trẻ thực hành mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là 
cách bê ghế, một ngày trẻ sẽ có nhiều hoạt động cần đến ghế như giờ học, giờ ăn, giờ 
hoạt động chiều... 
* Giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong các giờ hoạt động ngoài lớp học 
Hàng ngày khi hoạt động ngoài trời, các trẻ cần đi xuống sân, do đó đây chính 
là thời điểm thuận lợi để rèn kỹ năng đi cầu thang cho trẻ. 
Ngoài ra, mỗi khi lên các phòng chức năng để học (phòng thể chất, phòng âm 
nhạc) thì trẻ cũng cần để giầy dép ở ngoài cửa. Trẻ sẽ rèn được kỹ năng cởi và xếp 
8/10 
giầy dép ở một môi trường mới (khác phòng đón ở lớp), qua đó cũng hình hành được 
kỹ năng tốt. Sau này cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trẻ cũng sẽ thực hiện đúng kỹ 
năng đó. (Hình ảnh 4,5 ) 
3.5. Biện pháp 5 : Tổ chức thi đua, động viên, khích lệ, tặng quà cho trẻ cá biệt 
khi thực hiện đúng yêu cầu : 
Bản thân đứa trẻ 4-5 tuổi cá biệt được học ở lớp MG là để trẻ có môi 
trường giống như những đứa trẻ bình thường khác, giúp trẻ hòa nhập cùng các bạn 
trong lớp. Do đó, giáo viên không nên kì thị chúng, mà ngược lại cần quan tâm trẻ 
cá biệt hơn, tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động cùng các bạn khác. 
*Tổ chức cho trẻ thi đua thực hành kỹ năng TPV với các bạn trong lớp 
Nếu trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt được cô giáo thường xuyên khen ngợi khi làm tốt, 
hoặc động viên khi làm chưa tốt trẻ sẽ cảm thấy rất vui và động lực để làm điều đó 
một lần nữa. 
 Khen ngợi phải kèm theo hành động của trẻ em ngay lập tức, để bé hiểu 
được sự kết nối giữa việc làm tốt của mình và phản ứng của người khác. Nếu để lâu 
quá, trẻ có thể hiểu sai và nghĩ rằng mình đang được khen vì không làm gì cả hơn là 
vì hoàn thành việc gì đó. 
Bên cạnh khen ngợi, tôi cũng chuẩn bị một số món quà nho nhỏ để tặng cho 
trẻ khi trẻ thực hiện tốt một số kỹ năng nào đó. Trẻ tỏ ra rất thích thú với những món 
quà đó. Món quà có thể là đồ ăn, hoặc là chính các quyển sách vải 
để rèn luyện thêm kỹ năng tự phục vụ. Những món quà đó mang lại niềm vui và động 
lực để trẻ tích cực có những hành động đúng hơn nữa. (Hình ảnh 6 , 7 ) 
3.6. Biện pháp 6: Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh 
Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh cũng góp phần không nhỏ trong 
việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Vì chỉ khi có sự kết hợp từ phía gia đình 
thì việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt mới có hiệu quả 
thiết thực.. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm 
quan trọng của giáo dục kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 
MG 4-5 tuổi cá biệt nói riêng. Việc trẻ có thể trở thành con người tự lập, tự tin trong 
cuộc sống là một điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa. Qua đó, phụ huynh nhận thức ý 
nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ MG 4-5 tuổi cá biệt. (Hình ảnh 8) 
 Giáo viên có thể hướng dẫn phụ huynh giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 
MG 4-5 tuổi cá biệt ở nhà dựa theo đặc điểm nhu cầu và sở thích của từng trẻ. Giáo 
viên xây dựng và gửi cho phụ huynh các bài tuyên truyền , bài học dạy trẻ trên lớp để 
ôn lại cho trẻ khi ở nhà . (Có phụ lục kèm theo ) 
4. Hiệu quả của sáng kiến sáng tạo: 
Sau thời gian áp dụng các biện pháp trên với các trẻ MG 5 – 6 cá biệt tôi thu được 
những kết quả sau: 
9/10 
BẢNG KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP 
Cháu Đào Quỳnh Anh 
Cháu Dương Xuân Bách 
Nhìn vào kết quả trên có thể thấy được rằng các trẻ 4-5 tuổi cá biệt đã biết 
được hết các kỹ năng tự phục vụ cơ bản nhất. Và mức độ làm thành thạo cảu các kỹ 
năng cũng có tỉ lệ cao hơn hẳn so với lúc đầu. 
 Một số kỹ năng trẻ làm tốt như: bê ghế, cất ba lô, cất giầy dép, tập đánh răng 
của mình, rửa tay, cách vệ sinh sau khi đi vệ sinh cá nhân, kéo khóa áo, cách cài khuy 
áo (khuy cúc vừa) bằng áo trẻ em, cách dùng đũa, chuyền hát từ một bắt sang nhiều 
bát 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Chưa biết kỹ năng Biết kỹ năng Làm được nhưng chưa 
đúng theo hướng dẫn
Làm thành thạo kỹ năng
Tháng 9 Tháng 1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Chưa biết kỹ năng Biết kỹ năng Làm được nhưng chưa 
đúng theo hướng dẫn
Làm thành thạo kỹ năng
Tháng 9 Tháng 1
10/10 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Ý nghĩa của SKKN : 
* Đối với giáo viên : 
- Giáo viên được trau dồi kiến thức về các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cá biệt 
thông qua việc tự nghiên cứu các tài liệu , qua internet từ đó làm dày thêm kiến thức 
của bản thân . 
- Qua việc thực hiện các biện pháp , giáo viên có thêm kỹ năng và kinh nghiệm 
tổ chức hoạt động giúp đạt hiệu quả cao 
- Thông qua sang kiến kinh nghiệm giáo viên có thể trao đổi , bổ sung ý kiến 
cũng như học tập kinh nghiệm của nhau 
* Đối với trẻ : 
- Rèn kỹ năng tự phục vụ tốt là cơ hội giúp trẻ hoàn thiện mình , nhanh chóng 
khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống 
- Đây là biện pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp giữa 
gia đình và nhà trường trong việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ . 
2. Bài học kinh nghiệm : 
Qua thực tiễn đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau : 
- Không được xem nhẹ vấn đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong quá 
trình chăm sóc , giáo dục trẻ ở trường mầm non . 
- Người lớn tránh làm thay trẻ , nên giao việc cho trẻ tạo cơ hội cho trẻ chủ 
động hoạt động , để trẻ có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao . Cần đặt niềm tin 
vào trẻ giúp trẻ tự tin vào khả năng của mình . 
- Khi thực hiện dạy trẻ không nôn nóng , sợ mất thời gian mà cần phải kiên trì 
, liên tục và thường xuyên . 
- Bản thân cần tích cực tìm tòi học hỏi , nhận thức sâu sắc những nội dung 
giáo dục và lựa chọn phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình . 
- Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ hình thành kỹ năng này . 
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh , tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ huynh 
và đối với trẻ. 
3. Ý kiến đề xuất : 
- Đối với trường MN: tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn để cùng 
thảo luận, chọn lọc và đưa ra nội dung, hình thức, mục tiêu giáo dục kỹ năng TPV 
cho đối tượng trẻ cá biệt, trẻ hòa nhập 
- Đối với giáo viên: Giáo viên cần tìm hiểu rõ nhiệm vụ, vai trò của kỹ năng TPV 
đối với trẻ, đặc biệt là trẻ cá biệt. Từ đó bồi dưỡng, tập trung, chú ý trong công việc 
chăm sóc, giáo dục trẻ. 
 PHỤ LỤC 1 
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN PHỤ HUYNH 
Họ tên trẻ:. 
Học sinh lớp: .. 
Xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của cá nhân về một số vấn đề dưới đây. 
(Đánh dấu X vào nội dung mà anh/chị chọn) 
Câu 1: Khi ở nhà, cháu Quỳnh Anh có hay thực hiện các kỹ năng tự phục vụ 
không? 
Mức độ thực hiện các kỹ 
năng tự phục vụ 
Rất thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Câu 2: Anh/ chị có hướng dẫn, rèn luyện cho cháu kỹ năng tự phục vụ không? 
Mức độ rèn cho trẻ các kỹ 
năng TPV khi ở nhà 
Thường 
xuyên 
Có nhưng ít Rất thường 
xuyên 
Câu 3: Anh/chị gặp khó khăn gì trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho cháu? 
Nguyên nhân 
Gia đình thiếu kiến thức về giáo dục kỹ năng tự 
phục vụ cho trẻ 
Kinh tế gia đình khó khăn 
 Gia đình quá bận rộn, không có nhiều thời gian cho 
trẻ 
Gia đình nuông chiều trẻ 
Câu 4: Anh/chị thấy việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho con mình có cần thiết 
không? 
Tầm quan trọng của việc giáo dục các 
kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 
Rất cần 
thiết 
Cần 
thiết 
Không 
cần thiết 
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của anh (chị)! 
 PHỤ LỤC 2 
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KỸ NĂNG CỦA TRẺ 
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TPV ĐẦU 
NĂM 
 Họ tên trẻ: Đào Quỳnh Anh 
STT Kỹ năng 
Chưa 
biết kỹ 
năng 
Biết kỹ 
năng 
Làm được 
nhưng 
chưa đúng 
theo hướng 
dẫn 
Làm 
thành 
thạo 
1. 
Sử dụng thìa 1 
2. 
Cách sử dụng đũa 1 
3. 
Cách cầm dao, kéo, dĩa 1 
4. 
Cách lấy nước uống 1 
5. 
Cách súc miệng nước muối 1 
6. 
Cách sử dụng kéo 1 
7. 
Cách lau chùi nước 1 
8. 
Cách rửa tay, rửa mặt 1 
9. 
Cách xử lí khi ho 1 
10. 
Cách xử lí hỉ mũi 1 
11. 
Cách chải tóc 1 
12. 
Cách cắt móng tay 1 
13. 
Cách quét rác trên sàn 1 
14. 
Cách đánh răng 1 
 15. 
Cách đứng lên, ngồi xuống 
ghế 
 1 
16. 
Cách bê ghế 1 
17. 
Tự lên xuống cầu thang 1 
18. 
Tự mặc và cởi quần áo 1 
19. 
Cởi và cất giày dép 1 
20. 
Cất ba lô 1 
21. 
Cách mặc áo, cởi áo 1 
22. 
Cách cài khuy áo 1 
23. 
Cách gấp khăn lại 1 
 BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TPV ĐẦU NĂM 
 Họ tên trẻ: Nguyễn Xuân Bách 
STT Kỹ năng Chưa 
biết kỹ 
năng 
Biết kỹ 
năng 
Làm được 
nhưng 
chưa đúng 
theo hướng 
dẫn 
Làm 
thành 
thạo 
 1 Sử dụng thìa 1 
2 Cách sử dụng đũa 1 
3 Cách cầm dao, kéo, dĩa 1 
4 Cách lấy nước uống 1 
5 Cách súc miệng nước 
muối 
 1 
6 Cách sử dụng kéo 1 
7 Cách lau chùi nước 1 
8 Cách rửa tay, rửa mặt 1 
9 Cách xử lí khi ho 1 
10 Cách xử lí hỉ mũi 1 
11 Cách chải tóc 1 
12 Cách cắt móng tay 1 
13 Cách quét rác trên sàn 1 
14 Cách đánh răng 1 
15 Cách đứng lên, ngồi 
xuống ghế 
 1 
 16 Cách bê ghế 1 
17 Tự lên xuống cầu thang 1 
18 Tự mặc và cởi quần áo 1 
19 Cởi và cất giày dép 1 
20 Cất ba lô 1 
21 Cách mặc áo, cởi áo 1 
22 Cách cài khuy áo 1 
23 Cách gấp khăn lại 1 
 PHỤ LỤC 3 
Kế hoạch dạy kỹ năng TPV cho trẻ cá biệt 
Tháng 
thực hiện 
Nội dung kỹ 
năng 
Thời điểm dạy Yêu cầu 
Tháng 9 
, 10 , 11 
Chào hỏi 
Giờ đón, trả 
trẻ các ngày 
trong tuần 
- Trẻ đứng thẳng, chân chụm, 2 tay 
khoanh trước ngực chào ông bà bố mẹ, cô 
giáo và các bạn khi đến lớp và khi ra về 
Cất giầy 
dép 
Giờ đón - Trẻ b

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giao_duc.pdf