Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài

“Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây

dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người, vì vậy bất cứ ở quốc gia nào, thời đại

nào việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của

các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội”.

Nhiệm vụ của ngành Giáo dục - Đào tạo là phải chú trọng đào tạo nguồn

lực con người cho xã hội với nhân cách phát triển toàn diện. Giáo dục đạo đức,

giáo dục văn hóa là hai nhiệm vụ trọng tâm để hình thành và phát triển nhân

cách cho học sinh.

Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hóa cũng

ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và

những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như có lối

sống thực dụng, thiếu ước mơ hoài bão, lập thân, lập nghiệp, những tiêu cực

trong thi cử thêm vào đó là sự du nhập văn hóa đồi trụy thông qua các phương

tiện đại chúng như: phim ảnh, game, mạng internet. làm ảnh hưởng đến những

quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất

là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này làm ảnh hưởng

đến sự tu dưỡng học tập và rèn luyện đạo đức

pdf 27 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 742Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình, các em cũng 
biết giúp đỡ bố mẹ công việc nhà hoặc tham gia lao động nhẹ. 
Hầu hết học sinh ở trường THCS có lòng tự trọng, có tính tự lập, có tinh 
thần giúp đỡ người khác, tương thân, tương ái, tích cực hoạt động văn hóa, văn 
nghệ, thể dục thể thao. Các em biết phòng tránh các tệ nạn xã hội, có thái độ phê 
phán lối sống buông thả của một số thanh niên trong địa bàn sinh sống và những 
biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quy chung 
2. Nguyên nhân của thực trạng: 
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện đạo đức tốt của học sinh vẫn còn 
một số ít những học sinh có những biểu hiện yếu kém, chưa có ý thức rèn luyện 
thể hiện ở các biểu hiện dưới đây: 
- Bỏ học không lí do. 
- Gây gổ đánh nhau. 
- Thiếu tôn trọng giáo viên và người lớn tuổi. 
- Nói tục, chửi bậy. 
- Làm hỏng tài sản công. 
 Những biểu hiện trên của các em bắt nguồn từ một số nguyên nhân: 
 - Gia đình: hoàn cảnh éo le, bố mẹ mâu thuẫn, chia tay... các em buồn 
chán, cô đơn. 
 - Bản thân học sinh: một số em có cá tính, có mối quan hệ với các em hư 
tại nơi ở nên bị các bạn rủ rê, lôi kéo. 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 7/26
Năm học 2016 – 2017 tôi nhận công tác chủ nhiệm lớp 6A5, đối tượng 
học sinh là các em mới chuyển từ bậc tiểu học lên, vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với 
cấp THCS. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi thấy việc giáo dục đạo 
đức cho các em từ những buổi đầu tiên rất quan trọng để các em sớm ổn định nề 
nếp, rèn nếp kỉ luật và tự quản của học sinh cấp THCS vì ở cấp tiểu học các em 
vẫn được thầy cô và bố mẹ giúp đỡ rất nhiều trong khi cấp THCS lại đòi hỏi tính 
tự giác và tự quản cao hơn. Qua quan sát đầu năm, tôi thấy các em chơi với nhau 
theo từng nhóm riêng lẻ, vì các em chuyển đến từ những trường và lớp khác 
nhau. Vì vậy, tôi đã cố gắng vận dụng những kinh nghiệm của mình trong những 
năm làm giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ các em điều chỉnh hành vi đúng chuẩn 
mực đạo đức và xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh. 
Xuất phát từ những lý khách quan và chủ quan như đã phân tích ở trên, tôi 
xin chia sẻ một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí giáo 
dục đạo đức cho học sinh thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh 
nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS”. 
III. Giải pháp: 
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS từ đầu 
năm học và lồng ghép vào kế hoạch chung của nhà trường 
Trên cơ sở kế hoạch tổng thể về giáo dục toàn diện của nhà trường, kế 
hoạch phát triển của nhà trường, GVCN kế hoạch hóa các mặt hoạt động quản 
lý GDĐĐ cho HS. Nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng 
của công tác GDĐĐ, các giải pháp hình thức GDĐĐ, các lực lượng tham gia. 
Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng HS theo 
từng thời gian cụ thể trong năm học. 
Ví dụ : ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi đã hướng ngay cho các em rèn 
luyện để vào nề nếp và đặc biệt là có tính tự giác cao trong học tập. Từ đó, sẽ 
giúp các em phấn đấu để trở thành những học sinh có tư cách tốt trong nhà 
trường cũng như ngoài xã hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của 
Trường THCS từ nhiều năm nay. 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 8/26
Hàng tuần, tôi dành 1 tiết để họp với cán bộ lớp, hướng dẫn cán bộ lớp kí sổ, 
xếp loại hạnh kiểm từng cá nhân, bình thi đua, khen, chê đúng người, đúng việc. 
Từng tuần, giáo viên chủ nhiệm thu sổ nhận xét từng mặt của học sinh trong tuần. 
Hàng tháng có phê hạnh kiểm và xếp loại vào sổ, xếp thứ tự học tập trong tháng. 
Trong các giờ sinh hoạt, bao giờ tôi cũng để các em tự điều khiển, các tổ 
trưởng nhận xét ưu khuyết điểm chung và khen, chê công bằng; lớp trưởng điều 
khiển cho cả lớp bổ sung ý kiến đóng góp, sau khi đã thống nhất ý kiến, lớp 
trưởng tổng kết lại những ưu, nhược điểm và đề ra phương hướng phấn đấu cho 
cả lớp trong tuần tới. 
2. Phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu trong việc giáo dục đạo đức 
cho học sinh 
Trong suốt năm học, người giáo viên chủ nhiệm luôn phối hợp chặt chẽ 
với Ban giám hiệu nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Có 
khen thưởng và kỉ luật kịp thời. 
Ví dụ: Đầu tháng 8, khi tôi vừa nhận lớp 6A5, tôi đã phải giải quyết sự 
việc giữa em Phạm Gia Nam Anh và em Nguyễn Tuấn Minh. Trong giờ ra chơi, 
do hai em đùa nghịch dẫn đến xích mích, em Nam Anh đã vô ý đá chân vào 
bụng em Minh. Ngay lúc đó, tôi đã đưa em Thành xuống phòng y tế vì em thấy 
đau bụng nhiều. Sau đó, tôi đã gọi điện thoại trao đổi với phụ huynh của hai em 
và mời phụ huynh đến trường. Phụ huynh của em Minh vì xót con nên có thái độ 
hơi gay gắt. Tôi đã phân tích và mời phụ huynh các em vào gặp đồng chí hiệu 
phó. Tôi và đồng chí hiệu phó đã kết hợp để giải quyết sự việc. Phụ huynh của 
em Nam Anh đã xin lỗi và cùng với phụ huynh em Minh đưa em Minh đi khám. 
Hôm sau, phụ huynh em Minh đã gọi điện thoại thông báo tình hình em Minh 
cho tôi với thái độ rất thoải mái. Sau đó, tôi cũng phân tích cho hai em Nam Anh 
và Minh hiểu để tránh những trò đùa đáng tiếc như việc đã xảy ra với hai em. 
3. Phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh 
Giáo viên chủ nhiệm cần bám sát các hoạt động học tập của lớp. Nắm 
vững tình hình học tập của học sinh qua từng tiết học, môn học để điều chỉnh 
hành vi kịp thời. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm rất cần phải phối hợp chặt chẽ với 
giáo viên bộ môn trong việc quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh. 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 9/26
Tôi thường xuyên trao đổi, gặp gỡ và theo dõi các tiết học trong từng 
ngày, kiểm tra sổ đầu bài sau mỗi buổi học để nắm vững tình hình học tập của 
học sinh, kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để kịp thời uốn nắn những học 
sinh chưa chăm, có những biện pháp tích cực để động viên cũng như nhắc nhở 
các em cố gắng hơn, với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, tôi trao đổi với 
giáo viên bộ môn để cùng tạo điều kiện và giúp đỡ các em. 
4. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục đạo 
đức cho học sinh THCS: 
Giáo viên chủ nhiệm thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh mục 
tiêu GDĐĐ cho HS lớp mình. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình 
thức giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Ngay từ đầu năm học tôi đã bàn bạc, thống nhất với phụ huynh đóng sổ 
theo dõi thi đua cho học sinh, nói rõ cụ thể các mặt thi đua và điểm từng phần để 
phụ huynh biết, trang đầu phụ huynh phải tự ghi đầy đủ phần sơ yếu lý lịch, học 
lực, hạnh kiểm của năm học trước, hướng phấn đấu năm nay. Cuối trang này, 
phụ huynh phải ký mẫu và ghi rõ họ tên; hàng tuần phụ huynh phải xem sổ và 
ký xác nhận, chữ ký phải giống chữ ký mẫu, để tránh tình trạng khi mắc lỗi hoặc 
bị điểm kém học sinh nhờ người khác ký giả mạo chữ ký phụ huynh. Mỗi giờ 
học trên lớp, nếu có trường hợp học sinh nào vi phạm nề nếp học tập hoặc vi 
phạm nội quy tôi đều ghi vào sổ và thông báo ngay cho gia đình để phụ huynh 
kịp thời uốn nắn và giáo dục. 
5. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh còn được phát huy thông 
qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt hoạt đội, ngoại khóa, các giờ giáo dục 
công dân, và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
Từ các tiết học này tôi đã giáo dục đạo đức cho các em học sinh thông qua 
nội dung của bài học , của chủ đề mà các em sinh hoạt. Ví dụ với tiết học hoạt 
động ngoài giờ lên lớp chủ điểm “Mừng Đảng mừng xuân” thông qua các hoạt 
động của tiết học tôi sẽ định hướng cho các em để các em thấy được công ơn to 
lớn và sự hi sinh xương máu của các thế hệ cha anh đi trước, từ đó các em sẽ noi 
gương, phấn đấu, học tập và rèn luyện để xứng đáng với các thế hệ cha anh. Các 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 10/26
em thấy tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết gìn giữ, phát huy những 
truyền thống tốt đẹp đó. Còn trong tiết sinh hoạt lớp với chủ đề “Chào mừng 
ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3” tôi lại định hướng để các em thông qua những hoạt 
động mà mình thực hiện sẽ cảm nhận được công ơn của bà, của mẹ và cô giáo. 
Từ đó các em sẽ biết cố gắng rèn luyện, chăm ngoan để mang lại niềm vui cho 
những người thân yêu. (Minh họa: Phụ lục: trang 14) 
IV. Kết quả: 
Năm học 2016 – 2017 lớp 6A5 có 52 học sinh. Đến cuối học kì I, 100% 
học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt. Tập thể lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến và chi 
đội mạnh xuất sắc. Các học sinh trong lớp đoàn kết, yêu thương và luôn giúp đỡ 
nhau. Giáo viên chủ nhiệm được học sinh kính trọng, các bậc phụ huynh tin 
tưởng. Đây là niềm vui và nguồn động viên vô cùng to lớn cho người giáo viên 
làm công tác chủ nhiệm. 
- Tập thể lớp được ban thi đua của nhà trường đánh giá là lớp có nề nếp tự 
quản và có phong trào hoạt động tập thể xuất sắc 
+ 100% học sinh không liên quan đến ma túy và tệ nạn xã hội. 
+ 100% học sinh thực hiện tốt phong trào lá lành đùm lá rách, phong trào 
áo ấm tình thương và thu gom giấy vụn. 
+ Các hoạt động tập thể như văn nghệ trong lễ hội chào năm mới, sinh 
hoạt dưới cờ chủ đề “Trải nghiệm sáng tạo”, làm báo tường chào mừng ngày 
thành lập Đoàn 26/3... đạt kết quả tốt và được đánh giá cao. 
+ Thi đua học tập tốt: 100% số ngày học xếp loại tốt. Là một trong những 
lớp được xếp loại thi đua Nhất và Nhì trong các đợt thi đua. 
+ Lớp có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, biết đấu tranh phê và tự phê 
giúp đỡ các bạn học chưa chăm từ đầu năm học đến nay như bạn Bùi Diệu Linh 
và Nguyễn Quang Hưng. 
+ Phụ huynh có niềm tin, phấn khởi, yên tâm khi thấy các con ngày càng 
tiến bộ. 
- Số liệu cụ thể về xếp loại hạnh kiểm của lớp 6A5 từ tháng 8 năm 2016 
đến tháng 4 năm 2017: Số học sinh : 52 h/s 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 11/26
HK T11 T12 T1 T2 T3 T4 
 Số 
hs 
% Số 
hs 
% Số 
hs 
% Số 
hs 
% Số 
hs 
% Số 
hs 
% 
T 50 96% 50 96% 51 98% 52 100% 52 100% 52 100% 
K 2 4% 2 4% 1 2% 0 0 0 0 0 0 
Tb 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 12/26
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN 
1. Bài học kinh nghiệm: 
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, để xây dựng tập thể học 
sinh có đạo đức tốt, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 
- Người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, 
nhiệt tình, tâm huyết với công việc, phải là người tổ chức các hoạt động cho học 
sinh, phải đầu tư thời gian, trình độ nghiệp vụ sư phạm vào việc xây dựng nề 
nếp tự quản, thói quen có kỉ luật và ý thức tự giác trong học tập của học sinh. Có 
như vậy giáo viên chủ nhiệm mới bớt vất vả, chỉ cần theo dõi, uốn nắn, chỉ đạo 
từ xa thông qua mạng lưới cán bộ lớp. 
- Thu hút tối đa học sinh tham gia vào bộ máy tự quản, phải tạo được dư 
luận trước những việc làm sai của học sinh. Đặc biệt người giáo viên chủ nhiệm 
phải biết tôn trọng nhân cách của học sinh, phải công bằng, tế nhị, khéo léo khi 
xử lí tình huống. 
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với giáo viên bộ môn và các lực 
lượng giáo dục khác. 
- Nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Tránh áp đặt một chiều, vì việc áp 
đặt sẽ không phát huy được tiềm năng của học sinh, giảm hiệu quả giáo dục. 
- Phải có chuyên môn vững vàng, có hiểu biết rộng, tạo uy tín với cha mẹ 
học sinh, sự cảm phục tin yêu của học trò. Chăm lo tới các đối tượng học sinh, 
chú ý tới các em có năng khiếu để bồi dưỡng. 
2. Kiến nghị: 
 Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện nay, 
tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, 
tạo điều kiện của Phòng Giáo dục đào tạo Quận Thanh Xuân và Ban giám hiệu 
trường THCS Phan Đình Giót: 
- Phòng giáo dục tăng cường các buổi hội thảo, chuyên đề về bồi dưỡng 
và giáo dục đạo đức cho học sinh để giáo viên được học hỏi nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ. 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 13/26
- Ban Giám hiệu nhà trường phối kết hợp với ban phụ huynh học sinh tích 
cực động viên về tinh thần, vật chất tốt hơn nữa đối với những học sinh có kết quả 
học tập và rèn luyện đạo đức tốt, những học sinh chậm tiến đã cố gắng vươn lên. 
- Các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường tổ chức và nhân rộng nhiều hơn 
các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề. 
3. Kết luận: 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về “Giáo dục đạo đức cho 
học sinh” mà tôi áp dụng có hiệu quả trong năm học 2016-2017 ở lớp chủ 
nhiệm và đã đạt được một số thành công nhất định. 
Tôi cũng mong rằng các đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để tôi đạt 
được kết quả tốt hơn nữa trong những năm học sau. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình, không sao chép 
nội dung của người khác. 
Hà Nội, ngày ...... tháng ....... năm 2017 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 14/26
PHỤ LỤC 
Sau đây, tôi xin minh họa quá trình giáo dục đạo đức cho các em học sinh 
thông qua nội dung của một tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp mà tôi đã thực hiện tại 
lớp 6A5: 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 6A5 
Chủ điểm: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN 
A. Mục tiêu của hoạt động : 
1. Kiến thức 
- Học sinh được trang bị một số kiến thức cơ bản Đảng cộng sản Việt Nam, 
những tấm gương Đảng viên tiêu biểu. 
- Học sinh nhận thức được những việc cần làm để xứng đáng với truyền thống 
vẻ vang của Đảng. 
2. Kỹ năng 
- Rèn một số kĩ năng khi tham gia hoạt động ngoại khoá : kĩ năng trình bày một 
vấn đề, kĩ năng điều khỉên hoạt động, kĩ năng làm việc theo nhóm,... 
- Rèn luyện tác phong tự tin. 
3. Thái độ 
- Tự hào và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. 
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, khiêm tốn học hỏi bạn bè cố gắng vươn lên 
trong học tập và kỷ luật. 
B. Chuẩn bị cho hoạt động : 
1. Chủ nhiệm 
- Xác định nội dung cần tiến hành trong tiết học. 
- Phân công học sinh chuẩn bị tư liệu. 
- Phân công cụ thể học sinh thực hiện hoạt động. 
2. Học sinh 
- Chuẩn bị tư liệu về Đảng CSVN, tư liệu về những tấm gương Đảng viên ưu tú. 
- Suy nghĩ về phương hướng và nhiệm vụ của học sinh. 
- Một số tiết mục văn nghệ. 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 15/26
C. Phương tiện 
- Máy tính, máy projecter. 
- Một số tranh ảnh, tư liệu sưu tầm. 
D. Phương pháp 
- Thảo luận nhóm; vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; trò chơi 
E. Tiến trình tổ chức hoạt động 
a. Giáo viên: Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động, để giúp 
học sinh định hướng và sẳn sàng tham gia hoạt động. 
b. Học sinh: Thực hiện các yêu cầu được giao 
Nội 
dung 
Người 
thực hiện 
Lời dẫn 
HS tham 
gia 
Hát tập 
thể 
Diệu Linh 
bắt nhịp 
Bài hát “Em là búp măng non” của nhạc sỹ Mộng 
Lân 
 GVCN + Cô xin trân trọng giới thiệu với cả lớp đến 
dự với giờ HĐNGLL của lớp ta ngày hôm nay 
có cô: 
- 
- 
cùng cô giáo chủ nhiệm và toàn thể đội viên 
của chi đội 6A5 
+ Để thiết thực chào mừng 87 năm ngày 
thành lập ĐCSVN 3/2/1930 - 3/2/2017. Trong 
giờ HĐNGLL hôm nay chúng ta cùng nhau ôn 
lại truyền thống vinh quan của Đảng, để luôn tự 
hào và có mục tiêu phấn đấu, tiếp bước thế hệ 
cha anh. 
+ Để chuẩn bị cho giờ học này cô đã phân 
công cho các nhóm thực hiện chương trình. 
Sau đây cô mời bạn Tú Minh lên điều khiển các 
- Vỗ tay 
- Vỗ tay 
- Vỗ tay 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 16/26
Nội 
dung 
Người 
thực hiện 
Lời dẫn 
HS tham 
gia 
hoạt động của giờ học. 
Máy 
Linh 
Trang 
- Kính thưa các cô giáo và các bạn thân mến! 
- Chúng ta đang sống trong những ngày 
tháng 2 đầy ý nghĩa: Chào mừng kỷ niệm ngày 
thành lập Đảng, đồng thời cũng là tháng cao 
điểm dạy và học với những “Hội thi học tốt”, 
“Thi giáo viên giỏi”. 
- Là những học sinh, chúng em luôn cố gắng 
thi đua: chăm ngoan, học giỏi và tham gia nhiệt 
tình các phong trào tập thể. 
- Một trong những nội dung ấy chính là chủ 
điểm: “Mừng Đảng - Mừng Xuân”. 
- Để thực hiện nội dung chủ điểm, chi đội 
6A5 chúng em đã chuẩn bị chương trình gồm 3 
phần: 
+ Phần 1: Những tấm gương tiêu biểu 
+ Phần 2: Những mốc son lịch sử 
+ Phần 3: Truyền thống Cách Mạng quê 
hương 
- Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu “Những 
tấm gương tiêu biểu” qua trò chơi “Giải ô chữ”. 
Các bạn có muốn chơi không ạ ? 
- Mời bạn Kì Anh lên dẫn chương trình cùng 
tôi. 
Đây là 1 trò chơi hấp dẫn. Các bạn sẽ cùng 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 17/26
Nội 
dung 
Người 
thực hiện 
Lời dẫn 
HS tham 
gia 
tôi tham gia trò chơi nhé? 
 Bảo Linh Sau đây tôi xin công bố luật chơi: 
“+ Trên màn hình có 6 ô chữ hàng. Trong 
mỗi ô chữ là 1 câu trả lời tương ứng với mỗi 
câu hỏi. Các bạn phải trả lời lần lượt từ ô 1 đến 
ô 6. Nếu trả lời sai bạn sẽ mất quyền chơi, nếu 
đúng bạn nhận được 1 món quà bất ngờ. Sau 
khi trả lời xong 6 ô chữ, các bạn sẽ có dữ liệu 
để tìm ra từ khóa. 
Các bạn đã rõ luật chơi chưa ạ? 
 Linh 
Trang 
Và bây giờ trò chơi bắt đầu Cá nhân 
tham gia 
Máy 
Bảo Linh Câu 1: Tên tờ báo là cơ quan ngôn luận của 
Đảng Cộng Sản Việt Nam? (Nhân dân) 
 Bảo Linh Cảm ơn bạn và chúng ta cùng kiểm tra đáp án 
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả 
lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 tràng 
pháo tay) 
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính 
xác). 
(Hai bạn thay phiên nhau dẫn phần này tiếp tục 
đến ô chữ thứ 6). 
 Bảo Linh Câu 2: Chương trình “Ai là người chủ trì hội 
nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam” ? 
(Nguyễn Ái Quốc) 
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả 
lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 lời 
Vỗ Tay 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 18/26
Nội 
dung 
Người 
thực hiện 
Lời dẫn 
HS tham 
gia 
khen của 1 bạn trong Chi đội) 
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính 
xác) 
 Bảo Linh Câu 3: Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam 
nhiệm kỳ từ năm 1991 - 1997? (Đỗ Mười) 
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả 
lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 bài hát 
của 1 bạn trong Chi đội) 
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác 
 Kì Anh Câu 4: Tên Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng 
Cộng Sản Việt Nam ? (Trần Phú) 
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả 
lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 lời 
khen của 1 bạn trong Chi đội) 
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác 
 Bảo Linh Câu 5: Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam 
từ năm 2001 – 2011 là ai? (Nông Đức Mạnh) 
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả 
lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 tràng 
pháo tay của 1 bạn trong Chi đội) 
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác 
 Kì Anh Câu 6: Tên người con gái miền đất đỏ, chị đã hy 
sinh giữa tuổi trăng tròn? (Võ Thị Sáu) 
(Nếu bạn đúng: xin chúc mừng bạn, bạn đã trả 
lời đúng. Phần quà bất ngờ của bạn sẽ là 1 tràng 
pháo tay của 1 bạn trong Chi đội) 
Nếu bạn sai: Rất tiếc, bạn trả lời chưa chính xác 
“Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” 
 19/26
Nội 
dung 
Người 
thực hiện 
Lời dẫn 
HS tham 
gia 
 Bảo Linh Các bạn đã có dữ liệu tìm từ khóa 
Từ khóa là “Đảng Cộng Sản Việt Nam” 
 Bảo Linh Từ năm 1930 đến nay, trải qua 85 năm, 
ĐCSVN, người lãnh đạo dân tộc ta đã giành 
nhiều thắng lợi vinh quang cả trong 2 cuộc 
kháng chiến và tỏng thời kỳ đổi mới. Vâng, như 
vậy là trò chơi đã kết thúc. Cảm ơn các bạn đã 
tham gia trò chơi 
 Kì Anh - Trò chơi giải ô chữ đã mang đến cho chúng ta 
rất nhiều thông tin bổ ích. Các bạn ạ! Như Tú 
mInh vừa nói vai trò quan trọng nhất của 
ĐCSVN là lãnh đạo nhân dân Việt Nam, đặc biệt 
trong thời kỳ đổi mới. Sau đây, chúng ta sẽ cùng 
tham gia 1 trò chơi hấp dẫn mà qua đó chúng ta 
sẽ có thêm rất nhiều kiến thức liên quan đến 
những mốc son lịch sử của Đảng ta từ khi thành 
lập đến nay. 
 Linh 
Trang 
Trước khi bước vào trò chơi, tốp ca Chi đội 
7A6 sẽ tặng chúng ta bài hát “Đảng đã cho ta 
mùa xuân” 
 Kì Anh 
Cảm ơn bài hát rất hay của các bạn. Trò chơi 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_giao_duc.pdf