Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học

1.2. Những thuận lợi và khó khăn:

a.Thuận lợi:

-Ban giám hiệu luôn quan tâm sát sao đến công tác bảo vệ nhà trường.

Thường xuyên có các cuộc họp giao ban theo định kỳ thường xuyên và đột xuất.

-Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn quan tâm đến công

tác an ninh trật tự nhà trường, luôn có tinh thần cộng đồng trách nhiệm và vì

công việc chung.

-Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường luôn kết hợp chặt chẽ với nhà

trường, với giáo viên chủ nhiệm, cùng với Ban bảo vệ giải quyết dứt điểm, triệt

để các vụ việc xảy ra.

-Lực lượng Công an và Chính quyền địa phương luôn quan tâm và có sự

kiểm tra theo định kỳ hằng năm.

-Ban bảo vệ của nhà trường thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ,

nhanh nhạy với thực tế, đáp ứng được yêu cầu đề ra trong tình hình cụ thể.

-Đại đa số học sinh của nhà trường ngoan, biết nghe lời và có ý thức.

b.Khó khăn:

-Một số ít phụ huynh do mải lo làm kinh tế gia đình nên sự quản lý, giáo

dục con em mình chưa được chu đáo.

-Học sinh bước vào độ tuổi thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi nên có một số

mối quan hệ chưa đúng với tuổi học trò.

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 4748Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân và Công an Quận Thanh Xuân thường xuyên coi trọng công tác tập 
huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trường học, tăng cường đầu 
tư cơ sở vật chất và các thiết bị nghiệp vụ phục vụ cho công tác tại cơ sở. 
Trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ an ninh trường học luôn được đặt 
thành vấn đề quan trọng trong tất cả các trường học, các cấp học từ cấp học 
mầm non, đến phổ thông và đại học. 
Đứng trước yêu cầu đó, đòi hỏi mỗi nhà trường đều phải xây dựng một kế 
hoạch chiến lược với các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao vai trò, năng lực 
quản lý cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thể trong công tác bảo vệ an toàn 
trường học, nhằm hướng tới mục đích cao nhất: đó là đảm bảo an toàn cho thầy 
và trò trong suốt quá trình học tập tại trường. 
Ban giám hiệu nhà trường THCS Phan Đình Giót đã xây dựng kế hoạch 
chiến lược nhằm thực hiện tốt yêu cầu đề ra trong tình hình cụ thể và lâu dài. Đó 
chính là phương trâm chỉ đạo có tính bền vững trong công tác đảm bảo an ninh 
và an toàn trật tự trong trường học. 
Trường THCS Phan Đình Giót cũng là một trong số các trường thực hiện 
rất tốt công tác bảo vệ an ninh trường học, trong đó mục tiêu quan trọng hàng 
đầu được hướng tới, đó là việc quan tâm đến yếu tố con người. 
Với vai trò là Tổ trưởng Tổ bảo vệ đã và đang trực tiếp thực hiện công tác 
bảo vệ trường học, trong nhiều năm qua, tôi luôn nhận thức được rằng, công tác 
bảo vệ trường học đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì nề nếp trật tự 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
3/13 
của nhà trường, đồng thời giáo dục học sinh sống và sinh hoạt có nề nếp hơn, 
tôn trọng tính kỷ luật của nhà trường và cao hơn là rèn tính tôn trọng kỷ cương 
và pháp luật của Nhà nước. 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
4/13 
II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1.KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 
1.1.Thực trạng: 
- Trường THCS Phan Đình Giót được thành lập năm 1992 trực thuộc 
Quận Đống Đa. Năm 1997 trường trực thuộc Quận Thanh Xuân. 
- Trường đóng trên phần đất của phường Nhân Chính nhưng thuộc sự 
quản lý của phường Thượng Đình. 
-Mô tả: 
+ Trường được thiết kế có 3 khu nhu nhà 3 tầng liền nhau. 
+ Có khu vực dành cho công tác bảo vệ ngay sát cổng trường. 
+ Có 3 khu vực nhà xe gồm nhà xe của giáo viên và nhà xe của học sinh. 
+ Có phòng hoạt động thể chất và khu nhà bếp bán trú liền nhau. 
- Ngoài ra, nhà trường còn có hệ thống bình bọt và bể ngầm chứa nước 
(có họng nước) để phục vụ cho hoạt động PCCC. 
1.2. Những thuận lợi và khó khăn: 
a.Thuận lợi: 
-Ban giám hiệu luôn quan tâm sát sao đến công tác bảo vệ nhà trường. 
Thường xuyên có các cuộc họp giao ban theo định kỳ thường xuyên và đột xuất. 
-Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn quan tâm đến công 
tác an ninh trật tự nhà trường, luôn có tinh thần cộng đồng trách nhiệm và vì 
công việc chung. 
-Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường luôn kết hợp chặt chẽ với nhà 
trường, với giáo viên chủ nhiệm, cùng với Ban bảo vệ giải quyết dứt điểm, triệt 
để các vụ việc xảy ra. 
-Lực lượng Công an và Chính quyền địa phương luôn quan tâm và có sự 
kiểm tra theo định kỳ hằng năm. 
-Ban bảo vệ của nhà trường thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, 
nhanh nhạy với thực tế, đáp ứng được yêu cầu đề ra trong tình hình cụ thể. 
-Đại đa số học sinh của nhà trường ngoan, biết nghe lời và có ý thức. 
b.Khó khăn: 
-Một số ít phụ huynh do mải lo làm kinh tế gia đình nên sự quản lý, giáo 
dục con em mình chưa được chu đáo. 
-Học sinh bước vào độ tuổi thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi nên có một số 
mối quan hệ chưa đúng với tuổi học trò. 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
5/13 
-Cơ sở vật chất PCCC đã được đầu tư nhưng chưa thường xuyên. 
2.CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN: 
2.1.Mục tiêu hoạt động: 
Tôi luôn xác định công tác bảo vệ trật tự an ninh trường học phải đảm bảo 
được những mục tiêu sau: 
 1.Xây dựng “ Trường học an toàn về an ninh trật tự ” nhằm tạo ra môi 
trường an toàn, đảm bảo các hoạt động bình thường về dạy và học tại trường 
học, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. 
 2.Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các bộ, giáo viên, nhân 
viên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh; huy động sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, 
ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, phát huy sức mạnh của cả hệ thống 
chính trị trong giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ. 
 3.Nâng cao hơn nữa chất lượng trong việc tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo 
vệ của giáo viên, nhân viên và học sinh. 
 4.Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường với công an phường Thượng 
Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân Trung trong công tác xây dựng “ Trường học an 
toàn về an ninh trật tự ” và thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh, phòng ngừa 
hoạt động vi phạm pháp luật trong học sinh trên địa bàn. 
 5.Xác định trách nhiệm giáo dục, phòng ngừa những vi phạm là chính; 
xây dựng môi trường giáo dục rộng khắp đến tận gia đình là biện pháp cơ bản. 
2.2.Nhiệm vụ: 
Dựa trên cơ sở đó, tôi đã họp Ban bảo vệ nhà trường, đồng thời tham mưu 
cho Ban Giám hiệu nhà trường để đưa ra các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện 
tốt công tác bảo vệ nhà trường như sau: 
1.Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết và văn 
bản của các cấp về công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông. 
2.Trong nhà trường không xảy ra tội phạm hình sự, không có người tham 
gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất kích thích, ma túy. 
3.Không có hành vi, vi phạm pháp luật về PCCC; không có tai nạn giao 
thông, trộm cắp, không có hành vi cố ý gây thương tích do lỗi của người trong 
có quan; không có người vi phạm xử phạt hành chính. 
4.Trong nhà trường không có người đánh bạc, mại dâm, mê tín dị đoan 
hoặc sử dụng, lưu truyền văn hóa cấm lưu hành. 
5.Trong nhà trường không có tham nhũng, tiêu cực, gây thất thoát, thiệt 
hại tài sản Nhà nước. 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
6/13 
6.Trong nhà trường không xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động gây thiệt hại 
về người và tài sản của Nhà nước . 
7. Thường trực tại cổng chính 24/24 để hướng dẫn khách đến liên hệ công 
tác, nhắc nhở mọi người chấp hành các quy định khi đến trường. 
8. Thường xuyên tuần tra bao quát toàn khu khu vực trong phạm vi quản lý 
của trường, ngăn chặn người ngoài vào trường khi không có yêu cầu công tác; giám 
sát, kiểm tra người mang tài sản của trường ra khỏi cơ quan (khi có nghi ngờ). 
9. Quản lý chìa khóa các phòng học . 
10. Đánh trống báo giờ theo lịch học tập của nhà trường 
11.Tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ cho các kỳ thi tổ chức trong năm học. 
2.3.Các biện pháp thực hiện: 
 Dựa trên các mục đích, yêu cầu, các tiêu chuẩn của công tác bảo vệ an 
ninh trường học, tôi đã mạnh dạn đề xuất và áp dụng các hình thức sau: 
 1.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp 
luật trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 
 2.Kiện toàn công tác tổ chức của Tổ bảo vệ, phân công rõ người, rõ việc, 
rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong từng ca trực. 
 3.Xây dựng và thực hiện các qui chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, 
lực lượng công an và các cơ quan, tổ chức về “ Trường học an toàn về an ninh 
trật tự ”. 
4.Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp 
luật xung quanh trường học. 
5.Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp ngăn 
chặn và phát hiện kịp thời các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội xảy ra trong 
phạm vi nhà trường. 
6.Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường nhắc nhở mọi người đến 
trường thực hiện các qui định nhằm giữ vững kỷ cương nề nếp. Đề xuât các biện 
pháp nhằm đảm bảo trật tự trị an kỷ cương trường lớp. 
2.4. Kế hoạch thực hiện: 
Công tác bảo vệ trật tự an ninh, an toàn trường học trong giai đoạn hiện 
nay đang có rất nhiều việc cần phải triển khai và phải tạo được sức mạnh đồng 
bộ trong toàn bộ hệ thống nhà trường. Để làm tốt công tác này, tôi đã xây dựng 
một kế hoạch hoạt động chi tiết và có các phương án dự phòng khi có trường 
hợp bất ngờ xảy ra. Với mỗi phương án đều được xây dựng có sự tham gia vào 
cuộc của các đồng chí giáo viên trong nhà trường. Cụ thể như sau: 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
7/13 
2.4.1.Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp 
luật trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh: 
- Tổ chức tuyên truyền các văn bản của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính 
quyền các cấp có liên quan đến ANTT; những qui định của pháp luật về phòng 
chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ 
nạn xã hội, luật ATGT; những qui định của ngành Giáo dục và Đào tạo về đạo 
đức nhà giáo, về rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh, qui định của nhà 
trường về công tác bảo vệ ANTT....nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật 
trong cán bộ giáo viên và học sinh. 
- Tổ chức ký cam kết xây dựng “ Trường học an toàn về ANTT ” giữa các 
lớp, các chi đội gắn với từng học sinh, ký cam kết về ATGT, phòng chống ma 
túy, tệ nạn xã hội, chấp hành pháp luật, qui định của nhà trường. 
- Gắn công tác giáo dục ANTT vào tiết dạy chuyên đề của nhà trường. 
* Biện pháp thực hiện: 
+ Tăng cường vai trò của chi bộ Đảng trong nhà trường, phối hợp có hiệu 
quả với các tổ chức trong nhà trường thực hiện Chỉ thị 34/CT-TƯ của Bộ Chính 
trị về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể 
quần chúng và công tác Đảng trong trường học”, đẩy mạnh công tác giáo dục 
chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh. +Ban hành nội 
qui của nhà trường, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Pháp luật, các qui định 
về an ninh trật tự và nội qui của nhà trường. Xử lí nghiêm minh và kịp thời các 
hiện tượng học sinh vi phạm qui định về an ninh trật tự, nội qui của nhà trường 
+ Phối kết hợp với Ban phụ trách Đội tổ chức các buổi phát thanh tuyên 
truyền về ATGT, về phòng chống cháy nổ trong nhà trường. Cụ thể 
* Tháng 8.2015: Phổ biến nội qui học sinh trong nhà trường 
* Tháng 9.2015: Phát thanh tuyên truyền về an toàn giao thông. 
* Tháng 10.2015: Phổ biến giáo dục về công tác phòng cháy, chữa cháy. 
* Tháng 11.2015: Phổ biến công tác bảo vệ tài sản nhà trường 
* Tháng 12.2015: Phổ biến giáo dục pháp luật 
* Tháng 1.2016: Phổ biến kiến thức về an toàn giao thông đường bộ 
* Tháng 2.2016: Phổ biến kiến thức về kỹ năng thoát hiểm 
* Tháng 3.2016: Phổ biến kiến thức về kỹ năng sử dụng bình cứu hỏa 
* Tháng 4.2016: Phổ biến kiến thức về thiết bị điện 
* Tháng 5.2016: Phổ biến giáo dục về kỹ năng hoạt động đội TNXK 
+ Cùng với GVCN lớp hướng dẫn học sinh ký cam kết thực hiện tốt các 
nội qui của nhà trường. 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
8/13 
+Thường xuyên tham gia công tác kiểm tra hành chính có sự phối hợp với 
các tổ chức Đoàn, Đội, y tế, thanh niên xung kích. 
+Làm tốt công tác tham mưu cho Ban giám hiệu về việc mời các giảng 
viên có kinh nghiệm đến nói chuyện với cán bộ giáo viên, nhân viên về công tác 
phòng chống cháy nổ trong nhà trường. 
+Mời cán bộ phòng Cảnh sát giao thông- Công an Quận Thanh Xuân đến 
tuyên truyền , nói chuyện về ATGT. 
2.4.2.Kiện toàn công tác tổ chức: 
- Củng cố, kiện toàn Tổ bảo vệ, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. 
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống ma 
túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. 
- Thành lập Đội thanh niên xung kích, Đội Sao đỏ của các lớp. 
- Qui định trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của lực lượng bảo vệ, Đội 
thanh niên xung kích, Đội Sao đỏ. 
-Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch:- Hiệu trưởng làm trưởng 
ban.- Phó hiệu trưởng làm Phó ban trực.- Mời Chủ tịch Công đoàn nhà trường 
làm Phó ban.- TPT Đội làm ủy viên - Các Tổ trưởng chuyên môn làm ủy viên.- 
Mời trưởng Đại diện Hội cha mẹ học sinh trường làm ủy viên.- Thư ký HĐSP 
làm Thư ký.- Nhân viên bảo vệ làm ủy viên 
* Biện pháp thực hiện: 
+ Báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường về kế hoạch hoạt động, thường 
xuyên giữ thông tin liên lạc thông suốt, thông tin kịp thời, đúng và chính xác. 
+Kết hợp với các đồng chí GVCN lựa chọn những học sinh tiêu biểu, có 
tinh thần trách nhiệm trong công việc, có ý thức kỷ luật tốt tham gia vào Đội 
thanh niên xung kích, Đội Sao đỏ. 
+Xây dựng qui chế hoạt động rõ người, rõ việc, có lịch làm việc cụ thể, có 
chế độ giao ban chi tiết. Đặc biệt tăng cường công tác trực ban trong các ngày 
Lễ, Tết và các hoạt động đột xuất của nhà trường. 
+Tổ chức buổi học tập nhiệm vụ bảo vệ trường học cho các thành viên 
của Tổ bảo vệ. 
2.4.3. Đối với việc xây dựng qui chế phối hợp giữa nhà trường, gia 
đình, lực lượng công an và các cơ quan, tổ chức về “ Trường học an toàn về 
ANTT ”. 
- Phối hợp với Công an phường Thượng Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân 
Trung rà soát, bổ sung quy chế phối hợp hoạt động. Xác định rõ trách nhiệm, vai 
trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của từng lực lượng trong thực hiện công tác đảm 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
9/13 
bảo ANTT tại nhà trường. Việc trao đổi thông tin và giải quyết các vụ việc liên 
quan đến ANTT trong nhà trường giữa các lực lượng phải đảm bảo yếu tố chặt 
chẽ, kịp thời và khách quan. 
- Trong mọi tình huống, phải phối hợp chặt chẽ với các gia đình học sinh 
trong quản lý, giáo dục con em mình. Duy trì thường xuyên việc gặp gỡ Hội Cha 
mẹ học sinh để nắm bắt tình tình học tập rèn luyện của học sinh tại nhà trường 
cũng như tại gia đình để kịp thời có phương hướng giải quyết hợp tình, hợp lý. 
- Tăng cường công tác quản lý đối với nhân viên bảo vệ, trách nhiệm Tổ 
Hành chính, trách nhiệm của GVCN lớp. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa 
các lớp, các tổ chức, các bộ phận trong trường học. Phát huy hết tinh thần trách 
nhiệm, bảo vệ tốt tài sản của nhà trường, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các 
hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường, vi phạm pháp luật trong học sinh. Kịp thời 
biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong 
công tác bảo đảm ANTT trường học. 
* Biện pháp thực hiện: 
+ Xây dựng kế hoạch giao ban định kỳ với Công an các phường Thượng 
Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân Trung. 
+ Thực hiện chế độ thông tin báo cáo đa chiều. 
+ Thường xuyên nắm bắt mọi thay đổi của học sinh để có các biện pháp phối 
hợp kịp thời (như trong quan hệ bạn bè, cử chỉ, hành động, lời nói, ánh mắt...) 
2.4.4. Đẩy mạnh công tác p ng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm 
pháp luật xung quanh trường học: 
- Làm tốt công tác cung cấp thông tin cho lực lượng công an nắm tình 
hình, lên danh sách những học sinh cá biệt, có quan hệ giao lưu không lành 
mạnh với các đối tượng hình sự, đối tượng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội để 
có biện pháp giáo dục hợp lý. 
- Đối với những học sinh vi phạm đã được giáo dục nhiều lần nhưng 
không sửa chữa và tiếp tục có biểu hiện liên quan đến tệ nạn xã hội, bạo lực học 
đường, vi phạm pháp luật cần phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc. 
- Cùng chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường 
công tác đảm bảo ANTT khu vực xung quanh trường học. Đề xuất với chính 
quyền địa phương cho các hàng quán kinh doanh ăn uống, nước giải khát ký 
cam kết không bán bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác cho học sinh. 
- Tăng cường công tác kiểm tra sĩ số hàng ngày, kiểm tra sĩ số trong các 
tiết học, không để học sinh bỏ học, bỏ tiết để la cà hàng quán hoặc thực hện các 
hành vi vi phạm kỷ luật nhà trường. 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
10/13 
- Thực hiện tốt công tác tuần tra kiểm soát ANTT quanh trường học, triệt 
xóa các điểm thanh thiếu niên hư hỏng tụ tập gây rối trật tự công cộng, ATGT; 
ngăn chặn, xử lý nghiêm các học sinh vi phạm. 
* Biện pháp thực hiện: 
+ Lực lượng bảo vệ và đồng chí giám thị kết hợp chặt chẽ với lực lượng 
dân phòng chốt trực trước và xung quanh khu vực cổng trường vào các giờ cao 
điểm, giờ tan học nhằm giải tỏa nhanh giao thông trước cổng trường, đồng thời 
ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp học sinh gây mất trật tự. 
+ Nhắc nhở học sinh để xe đạp đúng chỗ, đúng nơi qui định. Nghiêm cấm 
học sinh đi xe đạp trong trường.Học sinh đi xe máy điện phải đăng ký với Công 
an Quận Thanh Xuân để lập hồ sơ quản lý. 
+ Kiên quyết không cho học sinh ra ngoài cổng trường khi chưa có lệnh 
của Ban Giám hiệu nhà trường. 
+ Thường xuyên kiểm tra những nơi khuất, vắng trong nhà trường; chú ý 
các khu nhà vệ sinh, các hiện tượng lạ để ngăn chặn những dấu hiệu vi phạm của 
học sinh. 
+Thực hiện nghiêm các qui định về bảo vệ cơ quan, ban hành qui chế làm 
việc của nhân viên bảo vệ trong việc bảo đảm an ninh trật tự và cơ sở vật chất 
của đơn vị. Bàn giao CSVC trong phòng học cho học sinh quản lý, bảo quản 
+ Phối hợp tích cực với công an địa phương về xây dựng kế hoạch bảo đảm 
an ninh trật tự trong trường học, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp trộm cắp 
tài sản nhà trường, tài sản học sinh, gây rối, đánh nhau trong trường học. 
+Hằng năm thực hiện việc kí cam kết về thực hiện an ninh trật tự, về thực 
hiện an toàn giao thông, về phòng chống tội phạm và ma tuý giữa nhà trường 
với các tổ chức Công đoàn, Đội Thiếu niên và Ban đại diện cha mẹ học sinh, 
giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với từng học sinh. 
+ Coi trọng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, bảo đảm cảnh quan sư phạm, xây 
dựng trường học an toàn, xanh - sạch - đẹp, tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn 
Quốc gia là một trong những biện pháp hữu hiệu thực hiện an ninh trật tự trường 
học, ngăn chặn sự xâm nhập các tệ nạn xã hội & ma túy vào nhàtrường. 
+ Mỗi năm tổ chức 1 buổi sinh hoạt ngoại khoá về các nội dung an ninh 
trật tự trường học, an toàn giao thông và phòng chống tệ nạn và ma tuý. 
+ Tổ chức các hoạt động (như mit tinh, cổ động, cuộc thi tìm hiểu, nói 
chuyện, truyền thông) hưởng ứng tháng cao điểm phòng chống ma túy, tháng an 
toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội và ma tuý. 
Một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trường học 
11/13 
+ Phát động trào “Toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc” trong nhà trường, 
quan tâm xây dựng mô hình “tự quản” trong học sinh để từng bước phát huy tác 
dụng, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trường học an toàn về An ninh trật tự; 
nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên, học sinh 
trong việc phòng, chống tội phạm.. 
2.4.5. Công tác an toàn phòng chống cháy nổ 
- Nghiêm túc chấp hành các qui định về phòng chống cháy nổ. Nhà 
trường trang bị đủ những phương tiện phòng cháy chữa cháy theo qui định, bao 
gồm: Hệ thống bể nước phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy  .; hàng năm 
định kỳ kiểm tra và thay thế ngay những bình đã hết thời hạn sử dụng. Tổ chức 
cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập cách sử dụng và biết sử dụng các 
phương tiện phòng cháy chữa cháy tại đơn vị. 
- Bộ phận điện, nước: Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện sử dụng 
trong nhà trường (đường dây, hệ thống đèn, quạt). Trang bị thiết bị an toàn 
điện ở các lớp học, phòng làm việc; Xây dựng ý thức tiết kiệm điện trong cán 
bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. 
3.HIỆU QUẢ. 
Trong nhiều năm thực hiện công tác bảo đảm ANTT trong trường học và 
áp dụng các biện pháp trên, bản thân tôi nhận thấy đã có được những hiệu quả 
sau: 
1.Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên đã có sự chuyển biến tích 
cực trong công tác duy trì và bảo đảm ANTT trong nhà trường. Khi có vụ việc 
xảy ra đều có sự vào cuộc rất khẩn trương của Ban Giám hiệu nhà trường, của 
Đoàn thanh niên, của Đội, của các đồng chí giáo viên khác. 
2.Học sinh đã thực hiện nghiêm túc các nội qui, qui định của nhà trường, 
không để xảy ra bất kỳ các hiện tượng vi phạm nào trong nhà trường. 
3.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Ban bảo vệ và với cá nhân 
tôi được nâng cao, làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn. 
4.Thái độ giao tiếp, ứng xử với giáo viên, với phụ huynh và với học sinh 
có nhiều đổi mới trong giải quyết công việc. 
5.Thực hiện chế độ thông tin, 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_bao.pdf