Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học Trần Phú

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học Trần Phú

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Để tổ chức các hoạt động, các hội thi ở trường tiểu học có chất lượng đòi hỏi nhiều yếu tố tạo thành. Mỗi yếu tố chỉ đảm bảo cho một khía cạnh nhất định. Các giải pháp, biện pháp trình bày trong đề tài đều có ý nghĩa thiết thực, có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau giúp trong công tác tổ chức các hoạt động Đội ở trường tiểu học đảm bảo được triển khai một cách đều đặn, thu hút được sự quan tâm của các em, qua đó giáo dục đạo đức, nhân cách và đoàn kết ham học hỏi của các em đội viên, nhi đồng.

Khi thực hiện cần chú ý những giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất, không xem nhẹ giải pháp, biện pháp nào. Cần nghiên cứu kỹ, thực hiện đúng theo kế hoạch và thực hiện theo một trình tự nhất định là từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, như vậy sẽ đem lại kết quả cao nhất.

 

doc 26 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3069Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức Hội thi trong trường Tiểu học Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đó, các trò chơi game online với nhiều hình thức hấp dẫn (nhưng đa phần đều là các trò chơi bạo lực, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của các em) và các em phải tham gia nhiều kỳ thi học sinh năng khiếu, văn hóa, thời gian bồi dưỡng chồng chéo khiến các em xa rời với các hoạt động đội và khi tham gia thì thường với ý nghĩ bị bắt buộc.
Đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các phong trào của Liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức tổ chức các hoạt động tập thể. Cho nên khi triển khai các hoạt động thì phải tập huấn nhiều lần trong khâu tổ chức và thiết kế các hoạt động. Trong quá trình tổ chức các hoạt động, các em còn lúng túng, chưa phát huy hết năng lực, sáng tạo trong công việc nên chất lượng hoạt động còn chưa cao. 
Đội ngũ anh (chị) phụ trách chi đội, lớp nhi đồng đã thực hiện kế hoạch theo yêu cầu song còn chưa chủ động, thiếu tính sáng tạo. Một số lớp khi tham gia còn mang tính hình thức, đối phó, thiếu động lực phấn đấu, thi đua.
Vậy, làm thế nào để thu hút các em tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động đội chủ động, tích cực, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Đó là động lực thúc đẩy tôi suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội thi trong trường Tiểu học. Giúp các em có được môi trường rèn luyện tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Để làm được điều đó thì người giáo viên TPT đội cần phải trang bị cho mình các phương pháp, kĩ năng để tổ chức một hoạt động Đội. Nắm bắt được tình hình của địa phương, nhà trường, học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch tham mưu theo lộ trình thì kết quả sẽ thành công.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong trường học, qua đó thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
Tìm ra giải pháp để tổ chức tốt các Hội thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài gờ lên lớp và các hoạt động Đội. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em được phát triển toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
3.2.1. Lập kế hoạch hội thi
Căn cứ vào chương trình hoạt động Đội, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của năm học và khi nhận được công văn hướng dẫn của cấp trên, tôi đã nghiên cứu kĩ văn bản, chủ động tham mưu với Lãnh đạo nhà trường để xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của Liên đội. Triển khai hướng dẫn đến các giáo viên phụ trách, Ban chỉ huy Liên đội và phát động đến tất cả đội viên, nhi đồng trong toàn Liên đội để các em tham gia.
Xây dựng ý tưởng tập luyện (thời gian, địa điểm, giáo viên hướng dẫn, nội dung tập luyện,). Đây là bước quan trọng quyết định thành quả của hội thi.
3.2.2. Phương pháp thiết kế các hoạt động
Thiết kế hoạt động Đội chính là sự lựa chọn về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra một mô hình hoạt động và tổ chức thực hiện sáng tạo theo chủ đề, chủ điểm.
Phải hoàn chỉnh, sắp xếp các hoạt động đảm bảo một cách trình tự khoa học, cụ thể là phải có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Thiết kế hoạt động phải phù hợp với đối tượng, tâm sinh lí lứa tuổi của các em, phải gắn chặt và phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương và nhà trường.
Thiết kế hoạt động đội phải có “màu sắc”của Đội ; màu sắc ở đây chính là sự vui chơi lành mạnh theo phương châm “ Học mà chơi , chơi mà học”. 
Hoạt động được tổ chức vào ngày tháng cụ thể đảm bảo được mục đích, ý nghĩa của hoạt động. Thời gian cho hoạt động đó phải được dự tính trước và không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
Khi thiết kế các hoạt động phải đảm bảo mục đích giáo dục và tính hiệu quả. Ngoài ra, phải tích hợp được các kiến thức tự nhiên - xã hội, kĩ năng sống và kiến thức các em học tập ở trường, đồng thời phải tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn các em.
Đặc biệt, khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động cần dự tính trước được các yếu tố tác động bên ngoài (như: trời mưa, mất điện,), để từ đó chuẩn bị tốt các phương án dự phòng, đảm bảo cho các hoạt động được tổ chức đúng thời gian và có chất lượng.
Thực tế, trong năm học 2015 - 2016, bản thân đã gặp sự cố khi chuẩn bị tổ chức Hội thi Phụ trách Sao giỏi cấp trường thì trời mưa nên phải tổ chức trong phòng hội đồng. Mặc dù phòng hẹp nhưng nhờ có sự chuẩn bị trước nên hội thi vẫn được tổ chức đảm bảo chất lượng, các em tự tin thể hiện phần thi của mình.
Hội thi Phụ trách Sao giỏi được tổ chức trong nhà khi bị trời mưa
3.2.3. Công tác phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
Để tổ chức một hội thi, không phải chỉ giáo viên – Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch, thành lập đội tuyển, tổ chức bồi dưỡng mà còn cần phải phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cụ thể như:
Tham mưu với Lãnh đạo nhà trường, Chi bộ để xây dựng kế hoạch tổ chức đảm bảo về thời gian và chất lượng của hội thi.
Phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh và Ban chấp hành Công đoàn trường để hỗ trợ thêm về kinh phí và các điều kiện khác phục vụ cho hội thi. Qua đó, đảm bảo được công tác tuyên truyền đúng về mục đích và ý nghĩa của hội thi và các phong trào khác một cách sâu rộng đến toàn thể phụ huynh, học sinh và giáo viên trong trường. Giúp cho giáo viên và Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp có điều kiện hỗ trợ nhau trong quá trình tập luyện để tham gia hội thi.
Phối hợp với Chi đoàn trường để thường xuyên hỗ trợ về cơ sở vật chất, âm thanh, trang trí, quản lí các em trong khi tổ chức các hội thi.
Phối hợp các anh chị phụ trách để chọn đội tuyển, nhắc nhở các em tập luyện tham gia hội thi. Phân công giáo viên phụ trách có năng lực, năng khiếu bồi dưỡng đội tuyển khi tham gia hội thi các cấp.
Phối hợp với các Cơ quan, đoàn thể khác ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động có liên quan.
Sau khi thành lập được đội tuyển, tổ chức họp bàn với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các phụ huynh để họ biết rõ về mục đích ý nghĩa của hội thi mà con em mình tham gia và kế hoạch tập luyện của Liên đội, qua đó giúp họ yên tâm và tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, vật chất cho các em tham gia hội thi. 
3.2.4. Duy trì tốt nề nếp hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm
Hoạt động Đội trong nhà trường phải có kế hoạch cụ thể, tổ chức thường xuyên và mang tính chủ động chứ không phải là đợi đến cấp trên tổ chức thì mới đầu tư tập luyện. 
Phải luôn coi hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm là các hoạt động thường niên, cần bám sát vào chương trình năm học, chủ điểm hàng tháng để thường xuyên tổ chức cho các em sinh hoạt bằng các hình thức như: Các cuộc thi tìm hiểu, trò chơi dân gian, văn nghệ, thể dục thể thao, múa hát sân trường,... đảm bảo phù hợp, ý nghĩa, nâng cao tính giáo dục cho các em.
Thường xuyên làm mới cách sinh hoạt để thu hút các em đội viên và nhi đồng tham gia. 
Ví dụ: Tháng 9: “Chủ điểm: Đội – Sao: Truyền thống nhà trường”
Tổ chức cho các em múa hát sân trường, đồng diễn thể dục, trò chơi dân gian,...
Giao lưu trò chơi dân gian trong ngày Khai giảng
Tháng 11: Chủ điểm: Đội – Tôn sư trọng đạo
 Sao – Trò giỏi 
Tổ chức cho các em tham gia phong trào thi đua học tốt hoặc thi văn nghệ hát về thầy cô và mái trường, sinh hoạt chủ điểm tìm hiểu về ngày 201/11,...
Sinh hoạt chủ điểm tìm hiểu ngày 20/11
Tháng 3: Chủ điểm: Đội – Tiến bước lên đoàn
 Sao – Yêu Sao, yêu Đội 
Tổ chức cho các em tham gia các hoạt động tìm hiểu, các cuộc thi đố vui để học, ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”, ngày hội Công nhận các huyên hiệu Rèn luyện đội viên, tìm hiểu về ngày thành lập Đoàn 26/3, ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5.
Khi tổ chức Ngày hội “Công nhận các chuyên hiệu Rèn luyện đội viên” năm học 2014 – 2015. Liên đội đã mời cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông huyện Krông Ana về trực tiếp tuyên truyền giáo dục ý thức tham gia giao thông, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho các em. 
Sau đây là một số hình ảnh của ngày hội: 
Cán bộ CSGT tuyên truyền về luật Giao thông kiểm tra chuyên hiệu ATGT
Hội thi “Nghi thức đội” cấp trường, kiểm tra chuyên hiệu Nghi thức đội viên
Ngoài ra, bản thân cũng thường xuyên đọc tài liệu, tham khảo các chương trình hội thi lớn trên truyền hình, Internet, ngoài thực tế để nắm bắt được quy trình, thể lệ, cách thức tổ chức, rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình công tác. 
3.2.5. Quy trình tiến hành thiết kế một hoạt động Đội
Khi thiết kế một hoạt động Đội cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Trước khi thiết kế tổ chức hoạt động phải nghiên cứu Chỉ thị, xin chủ trương của Hội đồng đội cấp trên và Lãnh đạo nhà trường, bám sát nhiệm vụ năm học của nhà trường và của Liên đội, đồng thời nắm bắt nhu cầu nguyện vọng của các em thiếu nhi.
Chọn hoạt động phù hợp với các ngày lễ lớn trong năm, trong tháng hoặc những ngày truyền thống của đơn vị và địa phương.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, dự kiến thời gian, thời điểm cho phù hợp. 
Chọn đội ngũ trong ban tổ chức hoạt động gồm những người có năng lực, sở trường và điều kiện của cá nhân họ.
Chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng (máy phát điện, địa điểm trong nhà,) để hội thi luôn được diễn ra và đảm bảo chất lượng.
Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động
Đây là bước rất quan trọng và có tính quyết định. Nội dung hoạt động phải đảm bảo bám sát mục đích yêu cầu đặt ra và có tính khả thi cao.
Chương trình và kế hoạch hoạt động được lập một cách khoa học, chi tiết bảo đảm hiệu quả cao. Phải cương quyết, tránh tình trạng “Đầu voi đuôi chuột” sẽ làm cho các em chán nản và mất đi tác dụng giáo dục.
Khi tổ chức các hội thi diễn ra trong thời gian dài (01 buổi trở lên) cần thiết kế các phần thi nhỏ dành cho khán giả. Tổ chức các phần thi đó xen kẽ vào trong quá trình diễn ra hội thi (có phần quà nhỏ kèm theo: bút, vở,) với các hình thức như: trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề mà hội thi tuyên truyền hay các trò chơi tập thể, trò chơi vận động, để lôi cuốn các em cùng tham gia.
Bước 3: Phối hợp - Chỉ đạo thực hiện
Tham mưu với Nhà trường hỗ trợ về kinh phí, chỉ đạo hội thi.
Phối hợp Ban chấp hành Công đoàn, Ban đại diện Cha mẹ học sinh để tạo điều kiện cho các lớp tham gia hội thi.
Phối hợp với Đoàn thanh niên để hỗ trợ trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và quản lý học sinh.
Phối hợp với giáo viên Âm nhạc hỗ trợ về âm thanh, nhạc, đạo cụ,... 
Phối hợp với giáo viên Tin học để xây dựng, thiết kế chương trình.
Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung chương trình kế hoạch hoạt động thì tổ chức hội ý Ban tổ chức, Ban cố vấn để phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng thành viên.
Tiến hành triển khai, phát động tới toàn thể giáo viên, các lớp trong cuộc họp cơ quan, các tiết sinh hoạt dưới cờ, qua các buổi phát thanh Măng non và đầu các buổi tập thể dục hàng ngày để tham gia tốt hoạt động.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá kết quả
Thiết kế hoạt động Đội và chỉ đạo hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao nhất và rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Để giành thời gian thích đáng xem xét một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu, những ưu điểm, tồn tại của cá nhân và của cả các tập thể là rất cần thiết. Rút kinh nghiệm để ban tổ chức và các em tự xem lại mình, tự đánh giá và điều chỉnh cho lần sau. Mặt khác, tổng kết đánh giá kết quả, kịp thời động viên, tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở những cá nhân, tập thể để đảm bảo thực hiện yêu cầu của hội thi.
Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, vô tư và công bằng cả vấn đề tổ chức, yêu cầu giáo dục, nội dung, hiệu quả kinh tế và các mối quan hệ với các đơn vị trong quá trình hoạt động Đội.
Ví dụ: Khi thiết kế Hội thi Vui học “Rung chuông vàng lớp 4” 
Đây là một trong những hoạt động mới của Đội trong trường Tiểu học Trần Phú mà tôi đã công tác, nó không chỉ mang tính tuyên truyền giáo dục, kích thích các em học tập, thích thú khám phá thế giới xung quanh mà còn mang tính “Xã hội hoá giáo dục”.
- Mục đích:
Nhằm giáo dục, tuyên truyền sâu rộng đến từng đội viên, thiếu niên nhi đồng những kiến thức, hiểu biết, những phương pháp học tập, rèn luyện mới.
Xây dựng tinh thần đoàn kết, tính tập thể để giúp các em đội viên, nhi đồng có điều kiện củng cố nâng cao kiến thức văn hóa xã hội. Có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như trong hoạt động Đội.
Đây là dịp để các em thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định mình trong quá trình học tập, rèn luyện.
- Chuẩn bị:
Chương trình, hệ thống câu hỏi, trang trí, âm thanh, khán đài cờ, trống tạo nên không khí sôi nổi của ngày hội.
- Quy mô, thời gian, địa điểm
+ Quy mô: Tổ chức cấp Liên đội.
+ Thời gian: Kết hợp tổ chức trong ngày lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hội thi được tổ chức vào ban ngày, một buổi.
+ Địa điểm: Tại sân trường 
- Nội dung thi: 
+ Đối tượng: Là học sinh khối lớp 4 (5 lớp), mỗi lớp chọn 10 em tham gia (gồm 50 em). Các em tham gia được ngồi theo thứ tự ngay ngắn theo số trên khán đài và chuẩn bị trả lời câu hỏi của ban tổ chức (Gồm 30 câu hỏi gồm các lĩnh vực: Bác Hồ, Đoàn - Đội; Toán; Tiếng Việt; Tiếng Anh; Tin học; Âm nhạc; Lịch sử và Địa lí; ). Các câu hỏi kiến thức đơn giản chủ yếu nằm trong chương trình các em đã học, nhưng cũng có một số câu hỏi nâng cao được sắp xếp thứ tự tăng dần độ khó và phù hợp với lứa tuổi của các em tạo cho các em luôn luôn có cảm giác hưng phấn, muốn khám phá và sẽ bị lôi cuốn vào các phần thi.
+ Cách tiến hành nội dung thi: Ban tổ chức nêu thứ tự từng câu hỏi theo theo hình thức trắc nghiệm. Học sinh sẽ được nghe và quan sát câu hỏi cũng như các đáp án để trả lời trên màn chiếu. Sau mỗi câu hỏi của chương trình, học sinh có 10 giây để vừa suy nghĩ và ghi phương án trả lời vào bảng con. Khi có lệnh “Hết giờ” của người dẫn chương trình, các em giơ bảng lên. Học sinh nào có câu trả lời đúng thì tiếp tục ở lại chơi, học sinh nào trả lời sai tạm thời dừng cuộc chơi và ra ngoài. Chương trình gồm 30 câu hỏi, nếu học sinh nào trả lời được 20 câu hỏi trở lên thì sẽ đạt được danh hiệu là học sinh giỏi của Hội thi. Bạn nào hoàn thành được cả 30 câu hỏi thì sẽ được Liên đội phong tặng danh hiệu và trao giấy chứng nhận học sinh xuất sắc nhất Hội thi. 
- Hình thức tổ chức:
+ Mở đầu hội thi là các câu hỏi trắc nghiệm. Học sinh sẽ được nghe, quan sát nội dung câu hỏi và các đáp án để chọn cho mình một đáp án đúng, ví dụ như:
Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
5/6/1910 B. 5/6/1911 C. 5/6/1915 D. 5/6/1919
Câu 2: Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày, tháng, năm nào ?
A. 15/5 1931	 B. 19/5/1941 C. 15/5/ 1941 D. 15/5/1945
Câu 3 : Biểu thức 3+ a là biểu thức : 
A. Có chứa 1 chữ 	B. Có chứa 2 chữ 	C. Biểu thức số 
Câu 4 : Cấu tạo của bài văn miêu tả gồm mấy phần ?
A. 1phần B. 2 phần 	 C. 3 phần 	 D. 4 phần 
Câu 5 : Chọn câu đối thoại sau : Hello, how are you ? 
A. Hello , I’m from Ho Chi Minh City
B. I’fine, thanks. And you?
C. Hi, I’m in gruop 4A.
Câu 6 : Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu ?
A. 73o C	B. 370 C	C. 40o C D. 45o C
Câu 7 : Tên gọi nước ta ở các thời kì : thời Lí ,Trần , Hậu Lê là gì ? 
A. Đại Việt 	B. Văn Lang 	C. Âu Lạc 
Câu 8: Câu nào dưới đây em cho là đúng?
A. Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi.
B. Địa hình nước ta 1/4 diện tích là đồi núi.
C. Địa hình nước ta 2/4 diện tích là đồng bằng.
Câu 9: Người Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là ai?
A. Võ Nguyên Giáp B. Trường Chinh C. Trần Phú
Câu 10: Câu nào sau đây có từ chạy mang nghĩa gốc?
A. Tết đến, hàng bán rất chạy. C. Lớp tôi tổ chức thi chạy.
B. Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa. D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ.
.......
+ Khi trên khán đài chỉ còn dưới 10 bạn thì sẽ có sự trợ giúp đầu tiên là phần cứu trợ của giáo viên chủ nhiệm các lớp tham gia. Các giáo viên được chọn một trong hai hình thức để cứu trợ là: Một là, trả lời gói câu hỏi của Ban tổ chức (gồm 05 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng thì cứu được 10 bạn, trả lời đúng hết thì tất cả các bạn tham gia thi đã bị loại sẽ được quay trở lại hội thi); Hai là, phải tham gia trò chơi vận động mà Ban tổ chức yêu cầu (đã quy định cụ thể về cách chơi và luật chơi).
+ Sau phần cứu trợ của giáo viên là phần giao lưu văn nghệ của các lớp ( 2-3 tiết mục văn nghệ của các lớp tham gia).
+ Tiếp theo là phần thi dành cho khán giả: Học sinh trả lời các câu hỏi mà Ban tổ chức đưa ra (trắc nghiệm hoặc hiểu biết). Bộ câu hỏi gồm 10 câu (chia đều cho 5 khối lớp tham gia cổ vũ ), mỗi câu hỏi sẽ có phần thưởng cho bạn nào giơ tay nhanh nhất và trả lời đúng nhất.
+ Sau phần thi của khán giả, chương trình hội thi lại tiếp tục với các câu hỏi. Khi vượt qua câu hỏi thứ 20 thì tất cả các bạn còn lại ở trên khán đài sẽ được công nhận là học sinh xuất sắc của hội thi. Ở phần cuối hội thi nếu trên khán đài chỉ còn lại 01 bạn duy nhất thì trong quá trình trả lời những câu hỏi tiếp theo bạn đó sẽ có thêm 01 sự trợ giúp là (hỏi trực tiếp một bạn mà mình tin tưởng hoặc nhờ tất cả các bạn tham gia thi trợ giúp bằng cách ghi đáp án vào tờ giấy rồi gấp thành máy bay phi vào). Nếu có nhiều hơn 01 bạn cùng trả lời được câu hỏi thứ 30 hội thi sẽ tiếp tục với gói câu hỏi phụ để tìm ra người duy nhất thắng cuộc. 
Đội viên tham gia hội thi “Rung chuông vàng” năm học 2012 - 2013
- Tổng kết đánh giá Hội thi 
+ Ban tổ chức đánh giá nhận xét những thành công, tồn tại của Hội thi.
+ Công bố kết quả và trao giải thưởng cho HS xuất sắc nhất trong Hội thi.
+ Cảm ơn đại biểu, cơ quan, tổ chức, cá nhân, học sinh nhiệt tình ủng hộ góp phần để Hội thi thành công.
Ngoài các Hội thi vui học, Liên đội cũng đã tổ chức thành công rất nhiều phong trào, hội thi như:
1. Hội thi kể chuyện Bác Hồ năm học 2014 – 2015.
Đội viên tham gia Hội thi “Đội em kể chuyện Bác Hồ”
2. Hội thi Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Hội thi Giai điệu tuổi hồng năm học 2014 – 2015
Hội thi văn nghệ “Lời hát tặng cô” năm học 2015 – 2016
Hội thi văn nghệ năm học 2016 – 2017
3. Hội thi Nghi thức, nghi lễ và chỉ huy đội giỏi cấp trường.
Đội viên tham gia hội thi “Nghi thức Đội” năm học 2014 – 2015
Đội viên tham gia hội thi “Nghi thức Đội” năm học 2016 – 2017
Để đảm bảo tất cả các hoạt động được tổ chức và đạt hiệu quả cao nhất, hàng năm, bản thân chú trọng xây dựng dự thảo chương trình công tác Đội của năm học một cách chi tiết. Trong Đại hội Liên đội, tổ chức thảo luận, thống nhất với giáo viên phụ trách về thời gian, hình thức và nội dung tổ chức các hoạt động lớn để giáo viên chủ động tham gia. Qua đó, căn cứ vào chương trình năm học của Liên đội và giao ước thi đua của Liên đội với Hội đồng đội huyện để xây dựng bản cam kết giữa giáo viên phụ trách với Tổng phụ trách Đội một cách chi tiết về việc tổ chức, tham gia các hoạt động Đội. Khi tổ chức các hoạt động, các phong trào, hội thi, tôi luôn theo dõi chi tiết. Cuối kì, cuối năm tổng hợp và căn cứ vào bản cam kết để xếp loại thi đua của các lớp một cách công bằng. Bên cạnh đó, bản thân cũng thường xuyên chủ động tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường tổ chức khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân và những lớp tham gia tích cực, đạt hiệu quả cao trong các phong trào, hội thi. Tạo động lực cho tất cả các lớp nhiệt tình tham gia hoạt động, đưa hoạt động đội của nhà trường ngày một đi lên.
Lãnh đạo Nhà trường trao thưởng cho các lớp và các cá nhân xuất sắc trong hoạt động Đội
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Để tổ chức các hoạt động, các hội thi ở trường tiểu học có chất lượng đòi hỏi nhiều yếu tố tạo thành. Mỗi yếu tố chỉ đảm bảo cho một khía cạnh nhất định. Các giải pháp, biện pháp trình bày trong đề tài đều có ý nghĩa thiết thực, có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau giúp trong công tác tổ chức các hoạt động Đội ở trường tiểu học đảm bảo được triển khai một cách đều đặn, thu hút được sự quan tâm của các em, qua đó giáo dục đạo đức, nhân cách và đoàn kết ham học hỏi của các em đội viên, nhi đồng.
Khi thực hiện cần chú ý những giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất, không xem nhẹ giải pháp, biện pháp nào. Cần nghiên cứu kỹ, thực hiện đúng theo kế hoạch và thực hiện theo một trình tự nhất định

Tài liệu đính kèm:

  • docHĐGDNGLL-Nguyen Van Dung (Tran Phu).doc.doc