Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm luyện học sinh lớp 4 đọc thơ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm luyện học sinh lớp 4 đọc thơ

Tôi sử dụng một số phương pháp sư phạm trong quá trình lên lớp như :

Xếp em đọc tốt ngồi xen các em đọc yếu , khuyến khích các em kèm cặp đọc tốt , thành tích ấy được đánh giá vào giờ sinh hoạt cuối tuần , khi các em có thành tích tôi khen thưởng kịp thời . Đặc biệt trong quá trình hướng dẫn tôi không nóng vội đốt cháy giai đoạn mà tôi kiên trì , nhẹ nhàng , chủ yếu giáo dục bằng tình cảm và giúp các em thấy được cái hay trong thơ , gợi lòng say mê yêu thơ, từ đó giáo dục các em tình yêu quê hương và đất nước , yêu thiên nhiên cuộc sống con người .

 

doc 9 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1643Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm luyện học sinh lớp 4 đọc thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A. đặt vấn đề
I.mở đầu
	Môn Tiếng việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn nhữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình tiếng việt bậc tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng học, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. 
	Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại.
	Biết đọc con người có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ gíup người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 
- Trong chương trình tiểu, phân môn tập đọc là một môn thực hành Tiếng Việt, dạy tập đọc là dạy một trong bốn chức năng cơ bản của môn Tiếng Việt, đọc tốt sẽ tạo tiền đề để học tốt các môn học khác. Do đó, mỗi người giáo viên cần chú trọng trong quá trình giảng dạy. Việc dạy học sinh đọc thông thạo, đọc rõ ràng, đọc đúng là một quá trình phải trải qua một thời gian nhất định mới có thể đạt được, luyện cho học sinh đọc diễn cảm lại càng khó hơn, đặc biệt các bài tập đọc theo thể thơ, bởi thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người một cách cao đẹp. Thơ rất giàu chất trữ tình , vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe,
- Các bài thơ dạy trong chương trình tiểu học là những bài thơ hay trong kho tàng văn hoá dân tộc, có hình ảnh và nội dung gần gũi phù hợp với tâm sinh lý học sinh. Mỗi bài thơ là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống con người và thời đaị. Các em đọc cảm thụ được nội dung bài thơ hiểu biết thêm về con người, về thiên nhiên...
- Qua mỗi bài thơ để giáo dục óc thẩm mỹ cho các em, cảm nhận được cái hay, được cái đẹp của văn học. Văn học có một sức mạnh to lớn, nó giáo dục con người không phải là triết lí khô khan mà bằng những hìh tượng văn học sinh động, tình yêu thiên nhiên đối với con người, với bạn bè, quê hương đất nước.
- Thơ còn giúp học sinh phát triển tư duy, đọc thơ các em nhận thức thêm một mảng nhỏ của cuộc sống, nhận thức được phát triển, ngôn ngữ của các em phong phú, sự sáng tạo trong ngôn ngữ cũng phát triển tạo điều kiện học tốt các môn học khác.
II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1- Thực trạng.
Trong thực tế, ở trưởng Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa được trong văn bản được đọc. Giáo viên Tiểu học cũng còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn; Làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào được “Văn”, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu; làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính quốc sống của các em ... Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc.
Trong thực tế tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm thơ ở lớp tôi dạy còn rất hạn chế, các em chủ yếu đọc vẹt, dẫn tới chất lượng văn học chưa cao.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khăn lo ngại trước chất lượng giảng dạy đọc thơ. Bởi vậy tôi đầu tư thời gian tìm tòi một số kinh nghiệm luyện học sinh lớp 4 đọc thơ.
2- Kết quả thực trạng qua khảo sát đầu năm.
Để nắm được lỗi mà học sinh mắc phải, ngay từ đầu năm học tôi tổ chức kiểm tra đọc (đọc một bài thơ trong chương trình) để phân loại học sinh kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Đọc đúng câu thơ
đọc đúng khổ thơ
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
4C
30
4
13.3
3
10
2
6.6
Từ thực trạng trên, để việc dạy đọc thơ cho học sinh lớp 4 đạt kết quả tốt, tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm thơ cho học sinh.
B- Giải quyết vấn đề.
I- Các giải pháp thực hiện.
Phương pháp giảng dạy: 
Xuất phát từ thực tế mắc lỗi của học sinh tôi chú trọng đến việc sửa sai cho học sinh trong quá trình dạy tập đọc .
Cung cấp cho học sinh nắm một số thể loại thơ thường gặp : Thơ lục bát : Thơ đường ; Thơ cổ ; Thơ từ do :
Học sinh nhận diện được thể thơ , từ đó hướng dẫn các em đọc . Mỗi thể loại thơ có đặc thù riêng , một âm hưởng riêng nhưng chúng đều thể hiện tình cảm , cảm xúc , vì thế khi đọc thơ ta cần thể hiện được sắc thái tình cảm qua từng khổ thơ , câu thơ , nhịp thơ , vần thơ . Mỗi giờ tập đọc là thời gian rèn đọc cho học sinh tốt nhất tôi chú ý đọc mẫu thật chuẩn , đây là một hình thức trục quan sinh động có hiệu quả cao đối với học sinh : Sau khi đọc xong tôi cho một vài em đọc tốt đọc lại , cả lớp theo dõi đọc thầm . Hàng ngày trên lớp tôi có một quyển nhật ký riêng theo dõi học sinh đọc và sửa sai cho học sinh bằng cách gọi những em đọc chưa chuẩn đọc nhiều lần cho đúng để hình thành kỹ năng 
Mỗi bài thơ tôi cho học sinh tự tìm hiểu cách đọc và nêu cách đọc , từ đó các em cảm nhận cái hay , cái đẹp trong thơ .
Trong phân môn tập đọc việc cảm thụ văn học có liên quan tới việc đọc chuẩn , nó hỗ trợ cho nhau : Hiểu nội dung để đọc đúng và đọc đúng truyền cảm sẽ giúp cho việc hiểu nội dung .
Bởi vậy trong giảng dạy tôi đã vận dụng xen kẽ việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc .
2 . Phương pháp sư phạm : 
Tôi sử dụng một số phương pháp sư phạm trong quá trình lên lớp như :
Xếp em đọc tốt ngồi xen các em đọc yếu , khuyến khích các em kèm cặp đọc tốt , thành tích ấy được đánh giá vào giờ sinh hoạt cuối tuần , khi các em có thành tích tôi khen thưởng kịp thời . Đặc biệt trong quá trình hướng dẫn tôi không nóng vội đốt cháy giai đoạn mà tôi kiên trì , nhẹ nhàng , chủ yếu giáo dục bằng tình cảm và giúp các em thấy được cái hay trong thơ , gợi lòng say mê yêu thơ, từ đó giáo dục các em tình yêu quê hương và đất nước , yêu thiên nhiên cuộc sống con người . 
Kết hợp với gia đình mua tài liệu cho học sinh đọc , khuyến khích học sinh đọc nhiều sách đặc biệt các tập thơ viết cho thiếu nhi .
Phát động phong trào làm thơ thực hiện thông qua các chủ điểm như ngày : / 20 –11 , 8-3 .... Với thể loại phong phú . 
Hàng tuần tổ chức các giờ học ngoại khoá tôi xen kẽ các hoạt động thi đọc thơ hay . 
II – Các biện pháp thực hiện : 
1 Đọc đúng câu thơ : 
- Biện pháp tổ chức thực hiện :
 Yêu cầu học sinh chuẩn bị đọc trước ở nhà .
Luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng , Không thêm tiếng , không lạc dòng .
Giáo viên đọc mẫu chuẩn rôi cho học sinh luyện đọc từ , ngữ , câu , qua hình thức đọc cái nhân , nhóm hoặc đồng thanh cả lớp . Đặc biệt lưu ý các tiếng luyện âm nước ngoài , các từ địa phương .... 
Luyện cho học sinh phải biết dựa vào nghĩa , dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng , từ để ngắt hơi cho đúng ; dựa vào dấu hiệu ngữ pháp của các loại câu ( Hỏi , kể , cầu kiến , cảm ) Để thể hiện ngữ điệu cho chính xác . việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu : nghỉ ít ở dấu phẩy, Nghỉ lâu hơn ở dấu chấm .... Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu . ở đây, đọc đúng bao gồm cả một số tiêu chuẩn của việc đọc diễn tả 
Khi lên lớp đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh , cuối cùng cho các em đọc cá nhân tiếng , từ khó này . Với những câu mà giáo viên dự tính có nhiều em đọc sai ngữ pháp cũng tiến hành như vậy . Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn , bài . 
Có những dòng thơ dài ngắn khác nhau , có dòng đủ ý , có dọng ý trải dài sang dòng sau ( thơ vắt dòng ) . Để hiểu ý của câu thơ giúp người nghe cảm nhận được cái hay cái đẹp , người đọc cần chú ý tính liền mạch , tính liên kết của dòng thơ . 
Ví dụ : Bài : “Bộ độ về làng ” của nhà thơ “Hoàng Trung Thông”
“Các anh về 
Mái ấm nhà vui, 
Tiếng hát câu cười 
Rộn ràng xóm nhỏ ”
...............................
Các anh về 
Tưng bừng trước ngõ 
....... 
Mẹ già bịn rịn áo nâu 
Vui đàn con ở rừng sâu mới về ” 
...........................................
 Làng tôi nghèo 
Mái lá nhà tre
 	Các câu thơ đọc nhanh , một số câu gần như không nghỉ hơi ở cuối dòng thơ , đọc gần như liền hơi với dòng tiếp sau, thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về làng .
Cũng có những câu thơ đọc với giọng chậm rãi thể hiện được cảnh đẹp và những cảm xuác của tác giả khi đọc thơ
Ví dụ: bài : “ Bè xuôi sông La” STV 4 
Sông La ơi sông la
Trong veo/ như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi,
Bè đi chiều thầm thi
Gió lượn đàn thong thả 
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình/ trong êm ả
Sóng long lanh vẩy cá
Chim hót trên bờ đê.
Đối với từng bài cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh theo yêu cầu của bài.
Ví dụ Bài : “ Chợ tết” STV 4 tập 1
Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó (dải mây trắng, sương hồng lam, nóc nhà gianh, có yếm thắm, núi uốn mình,...): hiễu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài; lưu ý các em về cách được phân tách các cụm từ ở một số dòng thơ. VD:
 Dải mây trắng/ đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam/ ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng nép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng/ trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ/ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy/ bước lom khom
Cô yếm thắm/ che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé/ nép đầu trên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau
Học sinh đọc diễn cảm toàn bài – giọng chậm rãi ở 4 dòng đầu ( tả cảnh đẹp của thiên nhiên hôm có phiên chợ ), vui, rộn ràng ở những dòng thơ sau ( không khí vui vẻ, tưng bừng của người đi chợi ). Nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả: đỏ dần, ôm ấp, viền trắng, tưng bừng, kéo hàng, lon xon, lon khom, lặng lẽ, nép đầu, đuổi theo sau... 
Đọc đúng nhịp thơ là đặc trưng cơ bản phân biệt thơ với văn xuôi , là sự tổ chúc ngôn ngữ thơ ca , tạo nên nhạc điệu của thơ . có nhịp thơ ngắn thể hiện sự dồn dập , có nhịp thơ dài thể hiện tình cảm sâu lắng , trữ tình : Cần đọc nhanh với nhịp ngắn, đọc chậm với nhịp dài . 
Ví dụ: Bài “ Ngày hội rừng xanh” của nhà thơ ( Vương Trọng)
Bài thơ có 4 khổ: 
Khổ 1: Đọc giọng sôi nổi, hồ hởi ,nhịp thơ nhanh biểu lộ không khí náo nức, nhộn nhịp của các loài chim đánh thức nhau, rủ nhau đi hội.
Khổ 2: Đọc với giọng thong thả, tươi vui thể hiện sự chuẩn bị chu đáo của cây cối trong rừng khi vào hội.
Khổ 3 + 4: Giọng đọc thích thú pha lẫn với ngạc nhiên thể hiện sự biểu diễn trổ tài của muôn loài. 
Thơ rất giàu chất trữ tình, do đó người đọc cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từng khổ thơ.
3. Đọc diễn cảm:
Đọc diễn cảm là việc làm rất cần thiết đối với học sinh lớp 3, ngoài việc đọc đúng đọc hay, các em còn phải cảm thụ được cái hay, cái đẹp, cái hồn nhiên ngộ nghĩnh mà tác giả đã gửi gắm qua những dòng thơ.
Ví dụ : Bài: Trăng ơi...Từ đâu đến của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Khi đọc cần đọc diễn cảm toàn bài với giọng thiết tha , trải dài ở mỗi khổ thơ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, để thấy được các hình ảnh của quê hwong hiện ra trong các câu thơ dưới cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
Trăng ơi....// từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi... // từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Cần tổ chức các trò chơi cho học sinh thi đọc diễn cảm thơ để các em có dịp được thể hiện mình.
 c. kết luận
1. Kết quả đạt được
Sau một thời gian nghiên cứu áp dụng vào thực tế học sinh cho thấy, học sinh đọc khá hơn rất nhiều, các em yêu thích mỗi khi học thơ, kết quả thu được như sau:
Loại giỏi: 24%
Loại khá : 42.5%
Còn lại là trung bình không còn học sinh đọc kém.
Đạt đựoc kết quả trên đó là nhờ sự nỗ lực của bản thân người giáo viên, sự cố gắng chăm chỉ học tập của các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học.
2. Kết luận.
Đọc diễn cảm các bài thơ bài văn để các em cảm thụ được cái hay cái đẹp trong từng tác phẩm thơ ca, các em cảm nhận được tình cảm của tác giả gửi gắm, cảm nhận được sự giầu đẹp, trong sáng của tiếng việt. Giúp các em yêu quý các môn học, yêu quý con người, thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
Chính vì vậy các buổi học ngoại khoá cần tổ chức cho các em tập làm thơ, thi đọc thơ để các em học tốt hơn nữa.
Với trình độ có hạn và thời gian nghiên cứu không được nhiều cho nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót mong hội đồng khoa học nhà trường và các bạn đồng nghiệp giúp đỡ để tôi làm tốt hơn nữa.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Hải Nhân Ngày 28 tháng3 năm 2007
 Người viết
 Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docdoc tho lop 4.doc