Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy phần đội ngũ từng người không có súng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy phần đội ngũ từng người không có súng

- Khẩu lệnh: “tiến x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh “tiến x bước” là dự lệnh “bước” là động lệnh. “Lùi x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh “lùi x bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “bước” chân trái bước lên (lùi xuống), đến chân phải bước tiếp, đủ số bước thì dừng lại. Đưa chân phải (trái) về thành tư thế đứng nghiêm.

- Sai lầm thường mắc: Thực hiện sai chân (chân phải bước trước), khoảng cách bước chưa hợp lý, vung tay.

- Cách sửa: Cho học sinh tập chậm, có thể tạm dừng ở bước thứ nhất để kiểm tra và nhắc các em nhớ chân. Đánh dấu khoảng cách bước chân, nhắc học sinh hơi ép tay vào thân người khi di chuyển.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 222Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giảng dạy phần đội ngũ từng người không có súng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n quốc. Năm học 2013-2014 Bộ cũng đã tổ chức Hội thao quốc phòng cấp toàn quốc cho học sinh phổ thông.
Tuy có vai trò, vị trí quan trọng như vậy nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, chất lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng trong không ít nhà trường THPT thời gian qua còn bị xem nhẹ.
 	Để góp phần nâng cao chất lượng môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh nói chung và nội dung giáo dục đội ngũ nói riêng, từ năm học trước tôi đã có ý thức trong việc nghiên cứu giảng dạy và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy.
II. NỘI DUNG
 	1. Cơ sở lý luận của vấn đề 
 Nguyên lý giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh: Thực hiện đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lý thuyết đi đôi với thực hành; giáo dục trong nhà trường kết hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư.
Từ nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của môn học, có sự đầu tư, nghiên cứu, chuẩn bị và thực hiện tốt công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả. 
	2. Thực trạng của vấn đề
	a) Đối tượng nghiên cứu
Kinh nghiệm giảng dạy đội ngũ cá nhân và đội ngũ đơn vị trong môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
	b) Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng áp dụng là học sinh lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 trường THPT số 1 thành phố Lào Cai năm học 2013-2014.
3. Khảo sát chất lượng học sinh 4 lớp 10 cùng kỳ ba năm học trước
Năm học
Tổng sô học sinh
Học lực 
Giỏi
Khá
T.B
2010-2011
160
30
31
99
2011-2012
155
31
35
94
2012-2013
142
29
37
76
4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a) Thuận lợi: 
Việc giảng dạy và học tập môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh đã có nhiều thuận lợi do được sự quan tâm chỉ đạo của cấc cấp, các ngành, nhất là lãnh đạo trường THPT số 1 Thành phố Lào Cai. Số lượng giáo viên biên chế đủ, gồm có năm người, hàng năm đều được tập huấn về môn GDQP-AN, trong đó có một đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi Quốc gia môn GDQP-AN. 
Trang thiết bị, dụng cụ GDQP-AN đã được trang bị khá đầy đủ theo danh mục thiết bị cho giảng dạy, học tập.
Hầu hết học sinh có nhận thức tốt, có ý thức và hứng thú trong học tập, luyện tập môn GDQP-AN.
b) Khó khăn: 
Tuy biên chế đủ số lượng giáo viên, nhưng cả năm thầy, cô giảng dạy môn GDQP đều là kiêm nhiệm, trong đó mới chỉ có một đồng chí có chứng chỉ học 6 tháng môn GDQP-AN.
Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn do sân bãi chật hẹp, không có sân, nhà tập riêng. Do đó. việc khai thác sử dụng các thiết bị cũng bị ảnh hưởng.
Còn có một bộ phận học sinh chưa tích cực, còn xem nhẹ môn học GDQP-AN.
5. Các giải pháp đã thực hiện
5.1. Công tác chuẩn bị bài
- Soạn bài chu đáo, thục giảng trước khi lên lớp.
 	- Xác định rõ trọng tâm nội dung dạy:
	+ Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.
	+ Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân.
	- Đối với giáo viên:
	Phần đội ngũ từng người không có súng giáo viên lên lớp theo phương pháp làm mẫu. 
	- Đối với học sinh: Nghe, quan sát động tác mẫu, tiến hành luyện tập theo 3 bước để nắm các động tác 
	- Tài liệu, giáo án của giáo viên, tranh vẽ cho từng nội dung tập.
	- Trang phục của giáo viên và học sinh thống nhất theo quy định của trường. 
	5.2. Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ 
	5.2.1. Lên lớp
	- Động tác nghiêm, nghỉ: Giáo viên lần lượt giảng động tác nghiêm, động tác nghỉ theo trình tự của bài. Khi giảng từng động tác giáo viên nêu khẩu lệnh, sau đó giới thiệu động tác theo 2 bước:
	+ Bước 1: Làm nhanh động tác (tự hô khẩu lệnh và làm động tác).
	+ Bước 2: Làm chậm, vừa nói vừa thực hiện động tác. 
	- Động tác quay tại chỗ: Giáo viên lần lượt giảng động tác quay phải, động tác quay trái, động tác đằng sau quay theo trình tự của bài. Khi giảng từng động tác giáo viên nêu khẩu lệnh, sau đó giới thiệu động tác theo 3 bước:
	+ Buớc 1: Làm nhanh động tác (tự hô và làm động tác).
	+ Bước 2: Làm chậm vừa nói vừa làm động tác theo cử động. 
	+ Bước 3: Làm tổng hợp toàn bộ động tác. 
 	5.2.2. Động tác nghiêm
a) Ý nghĩa 
 	Rèn luyện cho mọi người có một tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn lại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng, chấp hành mệnh lệnh. Đứng nghiêm là động tác cơ bản của quân nhân, làm cơ sở cho mọi động tác khác. 
b) Động tác 
- Khẩu lệnh “nghiêm”.
- Nghe động lệnh “nghiêm” hai gót chân đặt sát nhau, nằm trên một đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng 450, hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn vào hai chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt đúng theo đường chỉ quần, đầu ngay miệng ngậm cầm cằm hơi thu về sau, mắt nhìn thẳng. 
c) Chú ý 
 	Toàn thân không động đậy, không lệch vai, mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, nghiêm túc, không nói chuyện, cười đùa.
	d) Sai lầm thường mắc
	 Trọng tâm không dồn đều vào hai chân, góc tạo bởi hai bàn chân không hợp lý, mắt không nhìn thẳng, hai tay hơi đưa ra trước, bàn tay nắm không đúng.
	e) Cách sửa
	Giáo viên quan sát phát cái hiện sai của học sinh, gọi một hoặc hai em ra sửa sai cho cả lớp quan sát.
5.2.3. Động tác nghỉ 
a) Ý nghĩa 
 	Để đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sự chú ý. 
b) Động tác 
- Khẩu lệnh: “nghỉ” không có dự lệnh. 
- Nghe động lệnh “nghỉ” đầu gối chân trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm, khi mỏi trở về tư thế nghiêm rồi chuyển sang đầu gối phải chùng. 
c) Chú ý 
 	Không chùng cả hai chân, không chùng chân nhiều quá. Người không nghiêng ngả, không cười đùa, nói chuyện.
d) Sai lầm thường mắc
Thực hiện sai chân, thân trên không giữ ở tư thế nghiêm, nói chuyện riêng.
	 e) Cách sửa
 	Giáo viên nhắc lại yêu cầu đối với học sinh, gọi học sinh ra thực hiện lại động tác cho cả lớp quan sát.
5.2.4. Động tác quay tại chỗ 
a) Ý nghĩa 
 	Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác vẫn giữ được vị trí đứng; là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình đổi hướng được trật tự thống nhất. 
b) Động tác
- Quay bên phải, bên trái 
+ Khẩu lệnh “bên phải (trái) quay”
+ Nghe dứt động lệnh “quay”thực hiện hai cử động: 
Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải (trái) làm trụ và mũi chân trái (phải) làm trụ, phối hợp với đà xoay của người quay toàn thân sang phải (trái) 90 độ , sức nặng toàn thân dồn vào chân phải (trái). 
Cử động 2: Đưa chân trái (phải) lên thành tư thế đứng nghiêm.
- Quay nửa bên phải, bên trái 
Thực hiện tương tự như động tác quay bên phải (trái), chỉ khác là góc quay bằng 22,5 độ.
- Quay đằng sau
+ Khẩu lệnh “đằng sau-quay”.
+ Nghe dứt động lệnh “quay” thực hiện hai cử động:
Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, phối hợp sức toàn thân xoay người từ trước sang trái về sau một góc 1800 khi quay sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, quay xong đặt chân trái xuống đất.
Cử động 2: Chân phải đưa lên thành tư thế đứng nghiêm.
c) Chú ý 
+ Khi nghe dự lệnh, người không chuẩn bị lấy đà trước. 
+ Khi đưa chân, phải (trái) lên không đưa ngang để dập gót. 
+ Toàn thân phải vững vàng, không siêu vẹo hai tay không vung sang hai bên, khi quay hai tay ở tư thế nghiêm.
d) Sai lầm thường mắc
Quay cả bàn chân, vung tay khi quay, quay sai hướng.
e) Cách sửa
Nhấn mạnh với học sinh hướng quay (do khi học nghi thức đội các em thường quay qua phải). Cho các em xác định rõ mũi và gót bàn chân làm trụ. Khi quay hai tay nên hơi ép vào thân người.
5.3. Động tác, tiến lùi, qua phải, qua trái, động tác ngồi xuống đứng dậy, động tác chào 
5.3.1. Động tác tiến lùi
- Khẩu lệnh: “tiến x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh “tiến x bước” là dự lệnh “bước” là động lệnh. “Lùi x bước – bước” có dự lệnh và động lệnh “lùi x bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. 
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “bước” chân trái bước lên (lùi xuống), đến chân phải bước tiếp, đủ số bước thì dừng lại. Đưa chân phải (trái) về thành tư thế đứng nghiêm. 
- Sai lầm thường mắc: Thực hiện sai chân (chân phải bước trước), khoảng cách bước chưa hợp lý, vung tay.
- Cách sửa: Cho học sinh tập chậm, có thể tạm dừng ở bước thứ nhất để kiểm tra và nhắc các em nhớ chân. Đánh dấu khoảng cách bước chân, nhắc học sinh hơi ép tay vào thân người khi di chuyển.
5.3.2. Động tác qua phải, trái
- Khẩu lệnh: “Qua phải (trái) x bước – bước”, có dự lệnh và động lệnh. “Qua phải (trái) x bước” là dự lệnh, “bước” là động lệnh. 
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “bước” bước sang phải (trái) mỗi bước rộng bằng vai (tính từ mép ngoài của hai bàn chân) và từng bước đưa chân về thành tư thế đứng nghiêm rồi bước tiếp, bước đủ số bước thì dừng lại. 
- Sai lầm thường mắc: Độ rộng bước chân không hợp lý, xoay thân trên theo hướng di chuyển. 
- Cách sửa: Đánh dấu khảng cách bước, nhắc học sinh giữ thân trên ở tư thế nghiêm.
5.3.3. Động tác ngồi xuống đứng dậy 
a) Động tác ngồi xuống 
- Khẩu lệnh: “Ngồi xuống” không có dự lệnh. 
- Động tác: Nghe dứt động lệnh làm 2 cử động.
+ Cử động 1: Chân trái đứng nguyên, chân phải bắt chéo qua chân trái, bàn chân phải đặt sát bàn chân trái, gót bàn chân phải đặt ngang khoảng 1/2 bàn chân trái về phái trước. 
+ Cử động 2: Ngồi xuống, hai chân bắt chéo nhau, hai đầu gối mở rộng bằng vai hoặc hai chân mở rộng bằng vai (hai bàn chân và hai đầu gối mở rộng bằng vai), hai cánh tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên, mu bàn tay hướng lên trên khi mỏi thì đổi bàn tay phải nắm cổ tay trái. 
- Sai lầm thường mắc: Đặt sai chân, ngồi ôm gối.
- Cách sửa: Cho học sinh tập chậm, yêu cầu đặt đúng khuỷ tay trên đầu gối.
b) Động tác đứng dậy
- Khẩu lệnh: “Đứng dậy” không có dự lệnh. 
- Động tác: Nghe dứt động lệnh làm hai cử động. 
+ Cử động 1: Người ở tư thế ngồi, hai chân bắt chéo nhau (nếu ngồi ở tư thế hai chân rộng bằng vai thì phải trở về tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau), hai bàn tay nắm lại chống xuống đất (mu bàn tay hướng về trước” phối hợp với hai chân đẩy người đứng thẳng dậy.
+ Cử động 2: Đưa chân phải về vị trí cũ đặt sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm.
- Sai lầm thường mắc: Động tác chống tay sai, hay làm động tác phủi tay khi đứng dậy.
- Cách sửa: Nhắc học sinh phối hợp lực và động tác chống tay hợp lý, không thực hiện động tác thừa trong khi tập.
5.3.4. Động tác chào
- Động tác chào khi đội mũ:
+ Khẩu lệnh: “Chào” và “Thôi”.
+ Động tác chào: Nghe dứt động lệnh “Chào”, tay phải đưa lên phía trước theo đường gần nhất và đặt đầu ngón tay giữa vào vành mũ bên phải, năm ngón tay khép lại và duới thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về phía trước. Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên cao ngang tầm vai. Đầu ngay ngắn mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào.
+ Động tác thôi chào: Nghe dứt động lệnh “Thôi”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất về tư thế nghiêm.
- Động tác nhìn bên phải (trái) chào:
+ Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) ... chào”.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Chào” thì mặt đánh lên 15 độ, quay sang bên phải (trái) 45 độ đồng thời tay phải đưa lên chào, mắt nhìn thẳng vào đối tượng mình chào. Khi thay đổi hướng chào (từ 45 độ bên phải đến 45 độ bên trái) đánh mặt và nhìn theo người mình chào đến chính giữa phía trước thì dừng lại, tay không đưa theo vành mũ, không xoay người.
+ Động tác thôi chào: Nghe dứt động lệnh “Thôi” quay mặt trở về hướng cũ, đồng thời tay phải đưa theo đường gần nhất về thành tư thế đứng nghiêm.
- Động tác chào khi không có mũ 
+ Nghe khẩu lệnh “nghiêm” của người chỉ huy (khi có cấp trên đến), hoặc tự mình làm động tác đứng nghiêm chào.
+ Động tác: Đứng nghiêm, mắt hướng về đối tượng mình chào, mắt nhìn thẳng. Khi không đứng trong hàng ngũ có thể dùng lời để chào.
- Sai lầm thường mắc: Bàn tay không khép lại, không để đúng vị trí quy định, mặt hướng không theo động tác chào.
- Cách sửa: Giáo viên quan sát, gọi 1, 2 học sinh sửa để cả lớp rút kinh nghiệm.
5.4. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân, giậm chân 
a) Động tác đi đều
- Ý nghĩa: Để vận dụng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự, thống nhất, hùng mạnh và trang nghiêm.
- Động tác 
+ Khẩu lệnh: “Đi đều-Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Đi đều” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. 
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “Bước” làm 2 cử động:
Cử động 1: Chân trái bước lên một bước (học sinh là 60 cm, học viên, quân nhân là 75 cm), đặt gót chân rồi cả bàn chân xưống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía, khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cẳng tay gần thành đường thăng bằng, nắm tay hơi úp, mép dưới nắm tay cao ngang mép trên thắt lưng to, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cao ngang khoảng giữa cúc áo thứ 2 và thứ 3 áo mở cổ không có cúc cổ, giữa cúc thứ 3 và thứ 4 áo có cúc cổ, cách thân người 20 cm và thẳng với đường khuy áo trái đánh về sau, thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng.
Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60 (75) cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải. Tay phải đánh về phía sau như tay trái. Cứ như vậy, chân nọ tay kia bước với tốc độ 106 bước/phút. 
- Điểm chú ý
+ Khi đánh tay ra phía trước phải giữ đúng độ cao, không gần hoặc xa người quá.
+ Đánh tay ra phía sau không đánh sang hai bên, không cong khuỷu tay.
+ Giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi.
+ Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, ngật gù, liếc mắt hoặc quay nhìn xung quanh, không nói chuyện, mắt nhìn thẳng.
- Sai lầm thường mắc: Độ dài bước chân không hợp lý, bước mổ cò, chỉ đánh cẳng tay. Hô sai nhịp.
- Cách sửa: Chú ý cách bước chân và độ dài, yêu cầu nâng khuỷ tay đúng quy định khi đánh tay. Tập cho học sinh chú ý nhẩm theo nhịp hô của thầy và người chỉ huy, thay nhau làm công tác chỉ huy.
b) Động tác đứng lại 
- Ý nghĩa: Để dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình.
- Động tác 
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại-Đứng” có dự lệnh và động lệnh. “Đứng lại” là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh. Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải tiếp đất.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm 2 cử động. 
Cử động 1: Chân trái bước lên một bước, bàn chân đặt chếch sang trái 22,5 độ.
Cử động 2: Chân phải đưa lên đặt sát chân trái, bàn chân chếch sang phải một góc 22,5 độ, hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
- Điểm chú ý: 
+ Khi chân trái bước hai tay chưa chuyển thành tư thế đứng nghiêm.
+ Chân phải đưa lên không đập mạnh. 
- Sai lầm thường mắc: Hô sai chân, khi đứng lại chân không trở về tư thế nghiêm.
- Cách sửa: Tập chậm, tập hô nhiều lần, chú ý góp độ đặt chân.
c) Động tác đổi chân trong khi đi
- Ý nghĩa: Để thống nhất nhịp bước đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.
- Động tác 
 	Khi đang đi đều, tiếng hô của người chỉ huy: Một rơi vào chân phải, hai rơi vào chân trái thì phải đổi chân ngay. Động tác đổi chân gồm 3 cử động. 
+ Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước vẫn đi đều
+ Cử động 2: Chân phải bước tiếp một bước ngắn (bước đệm) mũi bàn chân đặt sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về trước một bước ngắn, hai tay giữ nguyên. 
+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp thống nhất. 
- Điểm chú ý:
+ Khi thấy mình đi sai với nhịp chung phải đổi chân ngay. 
+ Khi đổi chân không nhảy cò, đầu không nhấp nhô.
- Tay chân phải phối hợp nhịp nhàng. 
d) Động tác đứng lại 
- Ý nghĩa: Để dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình.
- Động tác 
+ Khẩu lệnh: “Đứng lại-Đứng” có dự lệnh và động lệnh. “Đứng lại” là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh. Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải tiếp đất.
+ Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm 2 cử động. 
Cử động 1: Chân trái giậm xuống, bàn chân đặt chếch sang trái 22,5 độ.
Cử động 2: Chân phải giậm xuống đặt sát chân trái, bàn chân chếch sang phải một góc 22,5 độ, hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
- Điểm chú ý: 
+ Khi chân trái đặt xuống hai tay chưa chuyển thành tư thế đứng nghiêm.
+ Chân phải đặt xuống không đập mạnh. 
e) Động tác giậm chân trong khi đi
- Khẩu lệnh: “Giậm chân ... giậm” có dự lệnh và động lệnh. Khi hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải “cách nhau một nhịp”.
- Động tác: Đang đi đều nghe dứt động lệnh “Giậm” chân trái bước lên một bước rồi dừng lại, chân phải nhấc lên, mũi bàn chân trái cách mặt đất 20cm rồi đặt xuống (vẫn đánh tay như đi đều), chân trái nhấc lên dồi đặt xuống, cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ. 
g) Động tác đổi chân khi đang giậm chân
- Ý nghĩa: Để thống nhất nhịp chung trong phân đội theo tiếng hô của người chỉ huy. 
- Động tác 
 	Khi đang giậm chân, tiếng hô của người chỉ huy: Một rơi vào chân phải, hai rơi vào chân trái thì phải đổi chân ngay. Động tác đổi chân có 3 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm tiếp một bước. 
+ Cử động 2: Chân phải giậm liền hai bứoc tại chỗ, tay trái đánh về trước, tay phải đánh về sau (tay giữ nguyên).
+ Cử động 3: Chân trái giậm một bước, rồi hai chân thay nhau giậm theo nhịp thống nhất.
- Điểm chú ý:
+ Tay và chân phải phối hợp nhịp nhàng.
+ Người không nhấp nhô theo chân giậm.
 	h) Động tác đứng lại khi đang giậm chân
- Khẩu lệnh: “Đứng lại- Đứng” có dự lệnh và động lệnh; “Đứng lại”là dự lệnh, “Đứng” là động lệnh. Người chỉ huy hô dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải tiếp đất. 
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm 2 cử động.
+ Cử động 1: Chân trái giậm thêm một bước, bàn chân đặt chếch sang trái 22,5 độ.
+ Cử động 2: Chân phải đặt xuống hai gót chân sát nhau, bàn chân chếch sang phải một góc 22,5 độ đồng thời hai tay đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
- Điểm chú ý:
+ Đặt mũi bàn chân rồi mới đặt cả bàn chân.
+ Không nghiêng người, không lắc vai.
+ Chân nhấc lên đúng độ cao.
+ Đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng.
i) Động tác đổi chân khi đang đi đều 
- Ý nghĩa: Để thống nhất nhịp bước đi chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy.
- Động tác 
Khi đang đi đều, tiếng hô của người chỉ huy: Một rơi vào chân phải, hai rơi vào chân trái thì phải đổi chân ngay. Động tác đổi chân gồm 3 cử động. 
+ Cử động1: Chân trái bước lên 1 bước vẫn đi đều.
+ Cử động 2: Chân phải bước tiếp một bước ngắn (bước đệm) mũi bàn chân đặt sau gót chân trái, dùng mũi chân phải làm trụ, chân trái bước nhanh về trước một bước ngắn, hai tay giữ nguyên. 
+ Cử động 3: Chân phải bước lên phối hợp với đánh tay, đi theo nhịp thống nhất. 
- Điểm chú ý:
+ Khi thấy mình đi sai với nhịp chung phải đổi chân ngay. 
+ Khi đổi chân không nhảy cò, đầu không nhấp nhô.
+ Tay chân phải phối hợp nhịp nhàng. 
k) Đang giậm chân chuyển thành đi đều
 	Đang giậm chân, nghe khẩu lệnh “Đi đều - Bước” rơi vào chân phải, chân trái bước lên rồi chuyển thành đi đều.
5.5. Động tác chạy đều, đứng lại, đổi chân khi đang chạy đều
	a) Động tác chạy đều
- Khẩu lệnh: “Chạy đều...chạy”, có dự lệnh và động lệnh. 
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “chạy đều”, hai bàn tay nắm lại, đầu ngón tay cái đặt lên đốt thứ hai của ngón tay (bên ngoài), hai tay co lên bên lườn, cổ tay ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp vào trong. Toàn thân vẫn thẳng, mắt nhìn thẳng, người hơi ngả về trước, sức nặng toàn thân dồn vào hai mũi bàn chân (không kiễng gót).
- Nghe dứt động lệnh “Chạy” làm hai cử động:
+ Cử động 1: Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên phía trước, cách chân phải 75cm (đối với quân nhân là 85cm), đặt mũi bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, cánh tay dưới hơi chếch vào trong người, nắm tay thẳng đường khuy túi áo ngực phải kéo xuống, khuỷu tay không quá thân người. Tay trái đánh về phía sau, nắm tay không quá thân người, thân trên thẳng.
+ Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75cm . Tay trái đánh ra phía trước như tay phải, nắm tay thẳng đường khuy túi áo ngực trái léo xuống. Tay phải đánh về phía sau như tay trái. Cứ như vậy hai chân

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giang_day_phan_doi.doc
  • docĐƠN, BC SKKN - 2014 CHIẾN.doc