A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập
hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận
rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia
sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác,
đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào
hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn
là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây
nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn
xã hội.
Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâu
thẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình
trong hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con
người dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi
sinh, mà cội nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương.
Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viên
mầm non cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở
thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non
không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà
điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ
biết cách yêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có
nhân cách tốt trong tương lai
g lớp học và nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như không nói to, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn khi cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xây dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và ngoan ngoãn chấp hành. Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn giản trong lúc chơi. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻ nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ về sớm đón con Tôi cũng trao đổi với hai cô và phụ huynh thể hiện tình cảm của mình theo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ trò chuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Các bạn chơi như thế nào? Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ dễ gần gũi với cô. Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình. 3. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua hoạt động học Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu sưu tầm và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. Một số kinh nghiệm dạy trẻ biết giá trị yêu thương và chia sẻ Giáo án 1: Tình yêu thương đối với cây cối, thiên nhiên (Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Bước đầu nhận được các biểu hiện của tình yêu thương và ý nghĩa của tình yêu thương. - Biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, mọi người xung quanh; biết sống gần gũi với thiên nhiên và yêu quý thiên nhiên. * Chuẩn bị: - Bài hát "Cả nhà thương nhau". Clip truyện : "Cây cũng biết đau". * Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát "Cả nhà thương nhau" - Hỏi trẻ: Bài hát nói lên điều gì? - Trò chuyện với trẻ về tình cảm giữa những người thân trong gia đình trẻ. - Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem Clip Truyện cây cũng biết đau: Có một cái cây con, không biết ai trồng, mọc ngay ở bên đường em đến lớp. Sơn bảo đó là cây ổi. Hà bảo đó là cây táo. Cả hai đều cho là mình nói đúng. Thế là Hà đưa tay bẻ ngay một cành con mang về hỏi mẹ, mẹ kêu lên: Sao con lải bẻ cành ổi như thế? Cành là tay của cây đấy. Con bẻ thế này thì cây lớn làm sao được? Hà nhìn chiếc cành nhỏ, lá rủ xuống buồn rầu. Em chạy ra chỗ cây ổi để trả lại cành cho cây thì không được nữa rồi. Ở chỗ cành bị gẫy, có giọt nước chảy ra, như giọt nước mắt. Đúng là cây đã bị đau ... Từ buổi ấy, hễ thấy bạn nào đứng gần cái cây non, Hà lại nhắc: Đừng bẻ cánh cây nhé, nó đau đấy! Hỏi trẻ: + Câu chuyện nói đến tình yêu thương của ai với ai? + Bạn Hà thể hiện tình yêu thương với cây con như thế nào? Hoạt động 2: - Cho trẻ về nhóm quan sát, thảo luận về cách thể hiện tình yêu với cây cối, thiên nhiên - Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi, thảo luận chung. Gửi đến trẻ thông điệp: Con người không những cần phải yêu thương người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh, mà còn phải yêu thương yêu thiên nhiên và cả thế giới xung quanh. Tình yêu thương đó cần phải được thể hiện ra bằng thái độ, lời nói, việc làm, hành động phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Hình ảnh 2: Bé quan sát thảo luận về đặc điểm, cách chăm sóc bảo vệ cây, hoa Giáo án 2 : Hành động yêu thương ( Tiến hành trong 20 phút) * Mục tiêu: - Trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giá trị yêu thương, biết cách yêu thương bản thân, chia sẻ niềm vui với mọi người * Chuẩn bị: - Phim truyện “Tết đoàn viên”. - Đàn organ ghi âm bài hát: “Sắp đến tết rồi”. * Tiến hành: Một số kinh nghiệm dạy trẻ biết giá trị yêu thương và chia sẻ Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘Sắp đến tết rồi”. Hoạt động 1 : Thảo luận về 2 thông điệp: Yêu thương là quan tâm, chia sẻ thể hiện bằng lời nói. - Hỏi lại trẻ về lời yêu thương bé nói với bố mẹ ông bà, cô giáo và bạn bè - Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người? - Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào? - Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn. - Bố mẹ, cô giáo, những người thân trong gia đình, bạn bè yêu thương con, con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cảm thấy yên lòng. Vậy với người lạ thì con cảm thấy thế nào khi người lạ ôm con? (Bé chia sẻ cảm xúc .). Hoạt động 2: Cho trẻ xem phim “ Tết đoàn viên” * Trò chuyện và đàm thoại: - Vào ngày vui, ngày tết mọi người mong muốn điều gì? - Ngày tết không được đón tết cùng con cháu ông bà cảm thấy như thế nào? - Yêu thương không chỉ là quan tâm chia sẻ bằng lời nói mà yêu thương còn thể hiên bằng hàng động nữa. - Biết ông bà buồn, bé và bố mẹ đã làm gì? - Khi về quê ăn tết, tâm trạng ông bà như thế nào? - Con cảm thấy thế nào khi giúp cho người khác được vui? - Ở lớp có những ngày nào mà các con cảm thấy vui và muốn chia sẻ cùng cô giáo và các bạn nhất? ( Ngày sinh nhật) - Cho trẻ chia sẻ những điều mà trẻ thấy mình được yêu thương theo mẫu câu: Con cảm thấy tràn ngập yêu thương khi (Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé). * Kết quả: Phát huy và rèn luyện cho trẻ kỹ năng yêu thương chia sẻ, hạn chế tính ích kỷ, hẹp hòi. Biết nhường nhị bạn bé, không trêu trọc, đùa nghịch bạn, đánh bạn. Biết quan tâm đến quan tâm đến người khác và mong muốn được giúp đỡ mọi người. 100% trẻ đều rất yêu mến cô giáo và bạn bè, thích được đi học, yêu trường, yêu lớp . 4. Biện pháp 4: Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua các hoạt động ngoại khóa a. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua hoạt động tham quan dã ngoại Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ . Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày Tết Trung Thu, 20/11, Noel, Tết Nguyên Đán với ngày hội chợ quê và liên hoan bé khỏe bé ngoan, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Hình ảnh 3: Ông già Noen tặng quà cho các bé Một số kinh nghiệm dạy trẻ biết giá trị yêu thương và chia sẻ * Kết quả: 100% trẻ thích thú tham gia, có nhiều cơ hội trải nghiệm, giao lưu và chia sẻ những, kinh nghiệm sống cho bạn” b. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến những người lao động Không chỉ dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, cô giáo và bạn bè chúng tôi luôn dạy các con lòng biết ơn, biết yêu quí những người lao động xung quanh bé như bác bảo vệ, bác làm vườn, bác đầu bếp, bác lao công... Có một thực tế là đầu năm học khi chúng tôi hỏi trẻ tên các cô bác trong trường hầu như trẻ chỉ nhớ tên các cô giáo bé đã từng học qua, khi hỏi tên các bác lao công, bác bảo vệ trẻ không thể nói được...chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều với các bé, cho bé thấy những việc làm thầm lặng của các bác đã đem lại cho bé một môi trường an toàn, xanh sạch đẹp để các bé vui chơi học hành...các bé dường như cũng hiểu và tỏ ra rất tò mò mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về các bác lao công, bác bảo vệ... trong trường. Chúng tôi đã mạnh dạn xin phép Ban giám hiệu để lựa chọn chủ đề nhánh: “Bác bảo vệ” trong chủ đề nghề nghiệp. Sau một tuần tìm hiểu về tên tuổi, công việc, dụng cụ lao động... của các bác bảo vệ chúng tôi đã tổ chức cho các con được trực tiếp trò chuyện với bác bảo vệ thông qua giờ hoạt động ngoài trời. Suốt buổi hôm ấy các con đã đưa ra các câu hỏi để tìm hiểu về công việc của bác như: bác đi làm có mệt không, đi làm ca đêm bác có sợ không, khi làm việc bác phải sử dụng những đồ dùng gì?..” những câu hỏi đáng yêu ấy chắc chắn sẽ đi theo các bác suốt cuộc đời làm vơi đi những nhọc nhằn vất vả lo toan, làm cho bác thấy yêu công việc hơn, tự hào vì mình đã được yêu thương kính trọng, còn với các bé của lớp tôi không chỉ là những lời nói yêu thương, các bé thật sự trân trọng những việc làm của các bác, mỗi lần chúng tôi cho các bé xuống sân trường thấy các bác là các bé reo lên chào và chạy ùa đến ríu rít chuyện trò với bác. Thật hạnh phúc khi chứng kiến giây phút đó, trong lòng chúng tôi cũng trào lên cảm xúc yêu thương. Hình ảnh 4: Bé bỏ rác đúng nơi qui định * Kết quả: Trẻ hiểu được công việc vất vả nhưng vô cùng có ích của người lao động. Từ đó trẻ thêm yêu quý và kính trọng các cô các bác hơn. Trẻ có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, giữ gìn đồ dùng đồ chơi... là góp phần chia sẻ, làm vơi đi nỗi vất vả cho các cô các bác. c. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm chăm sóc cây cối và các con vật nuôi Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở gần các khu công nghiệp, ở trọ, nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Chính vì vậy khi tham gia các hoạt động ngoài trời trẻ lớp tôi cũng rất quan tâm đến vườn rau của trường, những thay đổi dù nhỏ thôi của luống rau bắp cải, luống hành tỏi... trẻ cũng phát hiện ra, nhìn những cây bắp cải bị sâu ăn xơ xác lá các bé xót xa vô cùng quên đi nỗi sợ hãi cùng nhau tìm bắt bằng hết những con sâu “hung ác”. Bé Việt Phương còn hỏi tôi “Cô ơi ! Cây rau Một số kinh nghiệm dạy trẻ biết giá trị yêu thương và chia sẻ bắp cải bị sâu ăn thế này có đau không ạ, nó có sống được nữa không?”. Câu hỏi ngây thơ của bé cho thấy bé đã biết quan tâm và yêu thiên nhiên cây cối biết nhường nào. Yêu thiên nhiên thích chăm sóc cây cối đã trở thành bản năng của các bé lớp tôi, khi được chăm sóc vườn rau của trường dưới sự hướng dẫn của các cô. Hình ảnh 5: Bé chăm sóc vườn rau của trường Không chỉ dạy bé biết yêu quí chăm sóc và bảo vệ cây cối chúng tôi còn tạo cơ hội để các bé chăm sóc, chơi đùa với các con vật nuôi gần gũi. Chính vì vậy, khi thực hiện chủ đề thế giới động vật tôi cho các em được tiếp xúc trực tiếp với một số con vật nuôi gần gũi hiền lành như: chim cảnh, con thỏ, con cua con cá.... qua những giờ hoạt động khám phá môi trường xung quanh hoặc giờ hoạt động ngoài trời. Trẻ rất thích thú tìm hiểu đặc điểm, tính cách của từng con vật và tự mình chăm sóc chúng, cho chúng ăn uống. Bởi thông qua việc chăm sóc con vật sẽ giúp các bé phát triển lòng yêu thương, sự chia sẻ trong cách sống với những người quanh mình. Qua những vật nuôi và quá trình chăm sóc chúng, trẻ sẽ học được lòng vị tha, sự chia sẻ và cách quan tâm đến người khác. Nhờ đó, trẻ còn thể hiện được tinh thần trách nhiệm và sự trưởng thành của mình qua từng giai đoạn. * Kết quả: 100% trẻ thích thú khi được tự mình chăm sóc chăm sóc cây trồng vật nuôi quanh bé. 5. Biện pháp 5: Dạy trẻ biết yêu thương mọi người xung quanh a. Dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình Nuôi dưỡng lòng yêu thương cho trẻ là một công việc hết sức thú vị và đòi hỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết. Cũng tương tự như khi ta xin được một hạt giống quý nào đó rồi mang về trồng trên mảnh đất trước nhà. Mỗi ngày, ta tưới nước giữ ẩm cho chỗ đất gieo hạt, rồi một ngày nào đó hạt sẽ nảy mầm phát triển thành cây cho ta trái ngọt lành. Cùng với việc dạy trẻ trên những tiết học, tích hợp trong các hoạt động của chủ đề gia đình chúng tôi rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các ngày lễ hội như tổng kết chủ đề: “Ngày hội gia đình”, tổ chức “ngày hội yêu thương 20-10” bởi thông qua các hoạt động chuẩn bị, chia sẻ trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho mình, biết cách chia sẻ cảm xúc với những người thân yêu. Ví dụ : Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: “Con chúc mẹ của con luôn xinh đẹp và trẻ mãi” hay “Con chúc bà luôn khoẻ mạnh Các bé đã cùng nhau làm những bông hoa hồng bằng giấy kết thành một lẵng hoa thật đẹp, những chiếc thiệp xinh xinh để tặng mẹ và cắt dán hoa để treo trang trí trước cửa lớp. Các bé còn được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh Một số kinh nghiệm dạy trẻ biết giá trị yêu thương và chia sẻ trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu. Hình ảnh 6: Bé cắt hoa và làm thiệp chúc mừng mẹ * Kết quả: 100% trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình, luôn muốn quan tâm chia sẻ những niềm vui, những việc làm tốt...để cho ông bà bố mẹ và những người thân của mình được vui vẻ. b. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bè Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được hình thành bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa các lớp... để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy thế mạnh của mình. Hình ảnh 7: Bé chia sẻ niềm vui với bạn trong ngày sinh nhật Đặc biệt, ngày 8/3 năm nay để giúp trẻ biết yêu thương chia sẻ và thể hiện tình cảm với các bạn của mình chúng tôi đã phối hợp cùng các giáo viên trong khối tổ chức hoạt động giao lưu cho trẻ với chủ đề “ Hoa tình bạn” tại khu vực thảm cỏ của trường. Ngày hôm ấy các bé gái không chỉ nhận được sự quan tâm giúp đỡ chia sẻ của các bạn trai trong lớp mà các bé còn có “một ngày trọn niềm vui” với rất nhiều bất ngờ mà các cô giáo và các bạn trai trong khối mang lại. Tại sân chơi các bé được các cô giáo chuẩn bị sân khấu, bàn tiệc và rất nhiều các trò chơi giao lưu vui nhộn như: di chuyển bóng bằng má, đút bim bim cho bạncác bé đã rất tự tin múa hát và thể hiện tình cảm với các bạn nam nữ trong khối. Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cả mọi người, mỗi ngày đến lớp với bé là một ngày vui. * Kết quả: Trẻ yêu quý bạn bè, tôn trong bạn, chơi đoàn kết với bạn, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ bạn c. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh những bạn nhỏ mồ côi Các bé em của lớp tôi may mắn đều được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của ông bà cha mẹ, các bé không thể biết và hình dung ra ở ngoài kia vẫn còn có những bạn nhỏ mà ngay từ khi chào đời đã trót mang một niềm bất hạnh, đó là những bạn bị khuyết tật, các bé sơ sinh bị bỏ rơi, và vẫn còn có những cụ già cô đơn không nơi nương tựa phải nhờ tới bàn tay nuôi dưỡng của cộng đồng, xã hội. Chúng tôi thấy rằng cần phải dạy các bé biết mở rộng lòng Một số kinh nghiệm dạy trẻ biết giá trị yêu thương và chia sẻ mình để yêu thương, quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh để khi lớn lên các bé trở thành những con người có tấm lòng nhân hậu. Chúng tôi đã kết hợp cùng nhà trường và phụ huynh tổ chức cho các con được tham gia rất nhiều các hoạt động từ thiện: “Áo ấm tình thương”, ủng hộ quần áo cũ, đồ chơi cũ ... Chúng tôi đã kể cho các bé nghe, cho trẻ xem những hình ảnh đoạn phim về các bạn nhỏ mồ côi được các nhà sư nhân từ ở chùa Cự Linh đón về nuôi dưỡng, những bạn nhỏ vùng núi cao nghèo khó, những bạn vùng nhiều thiên tai lũ lụt không được ăn no, không có áo ấm để mặc. Chúng tôi nói với các bé rằng “Các bạn nhỏ ấy cần lắm hơi ấm của tình yêu thương, một vòng tay ôm, một đôi tất ấm, một đồ chơi cho dù đã cũ..” Không ai bảo ai tất cả các bé đều về nhà xin với bố mẹ cho mang đến lớp những bộ quần áo, đồ chơi mà mình không dùng đến nữa các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ. Mẹ bé Bảo An còn ủng hộ thêm 20 bộ quần áo, mũ, tất, khăn cho các em bé từ sơ sinh đến 1 tuổi. Mẹ bé Bảo Nam nhà bán thuốc thương các em hay bị ho bị ốm đã ủng hộ rất nhiều loại thuốc. Mẹ bé Minh Châu còn tình nguyện bơm hơn 100 quả bóng bay làm quà cho các bé. Những việc làm ý nghĩa của lớp tôi đã thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bác trong ban giám hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh các lớp khác trong khối. Bản thân tôi cũng đã cùng đồng nghiệp chia sẻ rất nhiều quần áo cũ và sách vở để cùng các con mang tặng. Trong xã hội còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh, tôi tự nhủ với lòng mình cần cố gắng nhiều hơn nữa để học những bài học làm người, vì cộng đồng cần lắm những tấm lòng. Tôi tự hỏi, tặng quà cho những con người bất hạnh hay chính họ đã dâng tặng chúng tôi những bài học về nghị lực sống, lòng dũng cảm đối mặt với thử thách. * Kết quả: Trẻ thương bạn và sẵn sàng chia sẻ với những khó khăn của các bạn minh chứng là 100% trẻ và phụ huynh ủng hộ rất nhiều quần áo cũ, sách vở đồ chơi gửi cho các bạn nghèo khổ. 6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh Tôi rất tâm đắc với câu nói của cô Tuyết Mai giáo viên dạy tâm lý trường ĐHSP Hà Nội “Con cái chúng ta như một thân cây, chúng hút nước hằng ngày để lớn lên. Nhưng câu hỏi đặt ra là chúng hút nước từ đâu? Chính là từ cha mẹ. Cha mẹ phải là biển hồ cho con trẻ, phải là biển yêu thương để con trẻ
Tài liệu đính kèm: