Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học

Tôi yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức hiểu biết của mình về dân ca. Như: Dân ca là gì? (HS trả lời: Là những bài hát khúc ca được sáng tác, lưu truyền trong dân gian mà không có tác giả, có thể truyền miệng từ đời này sang đời khác có thể được hát hoặc sáng tác khi lao động, khi chơi, khi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ). Nhắc lại bài dân ca học ở tiết trước là của miền nào? vùng nào? (Bắc Bộ, Nam Bộ hay Trung Bộ). Như vậy các em đã nắm được một số kiến thức cơ bản về dân ca.

Để học sinh thuộc và hiểu bài nhanh, tôi hướng dẫn các em cách nhận biết dân ca vùng nào bằng cách dựa trên các âm đệm và âm hưởng giai điệu riêng biệt của từng vùng, miền trong bài hát.

VD: Bắc bộ thì các tiếng hát đệm thường là í,a,i

Trung bộ thì các tiếng hát đệm thường là bớ, chi rứa, uẩy, ơ hời

Nam Bộ thì đặc trưng giọng nói chày – chài, quẫy – wẩy và các tiếng đệm cho bằng, rượng

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1886Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu Âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1 đến lớp 5. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ còn hạn chế, các em khó học thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Nhưng đến lớp 4, 5, khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước.
Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh cũng khác biệt, mỗi lớp thường có cả những em học khá giỏi, trung bình và học yếu. Cũng có những học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt khác, ví dụ: hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có khả năng gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc Đa số học sinh có khả năng hát kết hợp các hoạt động khác như: vận động theo nhạc, gõ đệm, tham gia trò chơi Hứng thú, sở thích âm nhạc của học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cũng khác biệt.
Thực tế hiện nay, trong giảng dạy bộ môn âm nhạc của Tiểu học, chương trình học dân ca còn ở mức “khiêm tốn”: khối lớp 1,2,3 mỗi lớp có 12 bài chính khóa và 6 bài học thêm tự chọn, khối 4,5 mỗi lớp có 10 bài chính khóa và 6 bài học thêm tự chọn. Với thời lượng khiêm tốn đó, dù học sinh thực sự yêu âm nhạc dân tộc mong muốn biết nhiều bài hát dân ca khó thành hiện thực, mặt khác do số tiết âm nhạc không nhiều và thời lượng cho một tiết học cũng hạn chế (35 – 40 phút /1 tiết/1 tuần), nên việc giáo dục dân ca cho học sinh khó có thể đi vào chiều sâu. 
Về sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó có 11 bài dân ca, đó là:
- Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)
- Lícây xanh (dân ca Nam Bộ)
- Xoè hoa (dân ca Thái)
- Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)
- Gà gáy (dân ca Cống)
- Ngày mùa vui (dân ca Thái)
- Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)
- Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
- Chim sáo (dân ca Khmer)
- Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)
- Hát mừng (dân ca Hrê)
Để việc dạy và học dân ca trong trường phổ thông phát huy hiệu quả, cần diễn xướng như một phương pháp dạy. Tuy nhiên hiện nay, việc dạy chay vẫn là hiện tượng phổ biến tại các trường học: lên lớp tập thể, học thuộc lời, hát đúng giai điệu là xong, ít giáo viên sử dụng phương pháp diễn xướng (vì không có thời gian cho các hoạt động này). Phần lớn giáo viên dạy theo sách giáo khoa, kết quả dừng lại ở việc thuộc lòng lời bài hát, làn điệu, tiết học nhạc khô cứng. Mặt khác, dân ca liên quan đến môi trường diễn xướng như: cây đa, bến nước, sân đình, đời sống sinh hoạt xã hội thường ngày của đồng bào các dân tộc, các vùng miềncác trang phục cho việc biểu diễn các bài hát dân ca chưa được thực hiện thường xuyên. 
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc. Năm 2013 Sở GD&ĐT Tỉnh Đắk Lắk đã tập huấn và đưa vào giảng dạy các bài hát dân ca của địa phương với số lượng một tiết trên một học kì. Tuy số lượng còn ít ỏi nhưng cũng đã góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về dân ca địa phương, nâng cao chất lượng giáo dục Âm nhạc và giáo dục văn hóa trong trường học.
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tổng kết các phương pháp, kĩ năng thu được từ thực tiễn giảng dạy. Mặt khác nhằm trao đổi với các giáo viên dạy Âm nhạc về việc vận dụng các phương pháp vào trong giảng dạy giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn  của dân ca, từ đó các em biết trân trọng, yêu quý, biết lưu giữ những nét văn hóa của dân tộc, đồng thời giúp học sinh biết được những phong tục tập quán trên mọi miền đất nước qua đó các em có thể học tốt các môn học khác.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Quy trình dạy hát một bài hát dân ca cũng giống với việc dạy hát các bài hát thiếu nhi và các bài hát nước ngoài (gồm 2 tiết: Tiết dạy bài hát mới và tiết ôn tập), nhưng kĩ thuật dạy hát dân ca có nhiều khác biệt. Sự khác biệt này mới tạo nên những phong cách, màu sắc riêng của dân ca. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng trong thực tế giảng dạy của mình:
Đối với tiết dạy bài hát dân ca 
* Giới thiệu bài hát 
Bước giới thiệu bài hát, tôi thường dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí nơi mà bài hát dân ca được ra đời, dùng tranh ảnh để giới thiệu về những nét sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền, xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca sắp học (như thang âm, các từ đệm, trang phục, các động tác múa) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, ngoài ra tôi còn giới thiệu sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc của vùng miền đó, sau đó tôi gọi 1 – 2 học sinh lên chỉ vị trí trên bản đồ để nhận biết. Bước này rất hấp dẫn học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích, giúp học sinh hiểu sâu hơn về xuất xứ bài hát, là dân ca của vùng nào, vùng dân ca đó ở vị trí nào trên bản đồ đất nước Việt Nam. Trên cơ sở đó các em tuy không được đi thăm quan nhưng cũng có thể hiểu biết sơ lược về vùng đất đó. Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, các vùng dân ca nằm khắp đất nước nhưng mỗi một bài dân ca có những nét đẹp riêng. Việc sử dụng bản đồ nhằm thu hút sự chú ý tò mò ham hiểu biết của học sinh. không những thế nó còn tạo cho giờ dạy thêm phong phú và sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả.
VD: Dạy tiết 19 (Lớp 5) - Học hát: Bài “Hát mừng” dân ca Hrê (Tây Nguyên).
Trong phần giới thiệu bài hát, tôi treo bản đồ và yêu cầu học sinh lên chỉ vùng Tây Nguyên và nêu những hiểu biết của mình về dân tộc Hrê và những nét đặc trưng riêng của vùng đất này (nếu biết). Sau đó tôi cung cấp một số kiến thức về Tây Nguyên như: Có nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc (như Lễ hội mừng lúa mới, cúng bến nướckhi làm lễ thường sử dụng các nhạc cụ như cồng, chiêngvà giới thiệu trang phục của dân tộc Hrê qua hình ảnh).  
* Nghe hát mẫu  
 Đối với học sinh Tiểu học thì việc nghe hát mẫu kết hợp động tác minh họa kèm
theo, sẽ làm cho HS cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn được tình cảm của bài dân ca đó mang lại và HS sẽ thấy thích thú hơn, mong muốn được học hát hơn. Vì vậy khi cho HS nghe bài hát mẫu, tôi thường sưu tầm những băng đĩa có hình ảnh để học sinh vừa được nghe giai điệu bài dân ca, vừa được xem những động tác biểu diễn, giúp các em hiểu kĩ hơn về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền. Qua đó, khi dạy các em trình bày bài hát kết hợp vận động, các em đã phần nào nắm được những động tác múa hát đặc trưng của bài dân ca mình trình bày. Tuy nhiên, để thay đổi không khí cho các tiết học, khi hát mẫu - tôi cũng thường tự trình bày bài hát dân ca kết hợp với một số động tác biểu diễn đơn giản hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm của dân tộc như: Song loan, thanh pháchtôi quan sát thấy HS rất chăm chú khi nghe bài hát
VD: Dạy tiết 12 (Lớp 4) - Học hát: Bài “Cò lả” dân ca Đồng bằng Bắc Bộ
Khi hát mẫu bài hát: Lần 1, tôi kết hợp dùng thanh phách gõ đệm theo nhịp của bài hát, lần 2, tôi kết hợp với một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với nội dung bài Cò lả.
* Đọc lời ca
Để học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của bài dân ca, của từng câu từ, lời ca dân gian của một dân tộc, một vùng miền là việc làm rất quan trọng, vì khi HS hiểu được ý nghĩa nội dung bài dân ca, các em sẽ cảm thấy gần gũi với bài hát hơn.
Trong bước đọc lời ca, sau khi đọc, tôi thường cho HS giải nghĩa của một số ca từ (nếu các em biết). Với những từ HS chưa hiểu, tôi giải nghĩa và phân tích kĩ để HS năm được những từ khó trong bài hát.
VD: Từ Xoè hoa trong bài cùng tên có nghĩa là “Múa hoa”. Bài Gà gáy, từ “té le” là một cách cảm nhận của đồng bào Cống về tiếng gáy te te của chú gà trống choai. Bài Bắc kim thang, từ “kèo” là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột nhà, làm khung đỡ trần nhà; “té” nghĩa là ngã; “làm chi” nghĩa là làm gì; “le le” nghĩa là con vịt trời; “bìm bịp” là một loài chim. Hoặc bài Cò lả, từ “phủ” là chỉ đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương với “huyện” ngày nay. Hay bài Lí cây xanh, từ “lí” nghĩa là khúc hát ngắn về cây xanh.
 * Khởi động giọng
Khi dạy các bài hát thiếu nhi hoặc các bài hát nước ngoài, trong bước khởi động giọng, tôi thường sử dụng gam trưởng hoặc gam thứ của Âm nhạc phương Tây cho HS khởi động giọng, ví dụ:
Nhưng khi dạy hát dân ca. Do sắc thái riêng của từng vùng miền, nên mỗi bài lại có một màu sắc riêng, và thường viết bằng thang âm ngũ cung, như Pha Son La Đô Rê (Trong bài hát Quê hương tươi đẹp), Đô Rê Mi Son La (Trong bài hát Lí cây xanh), vì thế việc sử dụng gam trưởng, thứ của phương Tây là không phù hợp. Do đó tôi thường sử dụng chính thang âm của từng bài làm mẫu âm khởi động. Thậm chí có bài tôi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học sinh khởi động giọng.
VD: Dạy tiết 23 (Lớp 4) - Học hát: Bài “Chim sáo” dân ca Khơ me Nam Bộ
Tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm dùng để khởi động giọng:
Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng của bài hát dân ca, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để khi học bài hát dễ dàng hơn, nhanh hơn.
*Chia câu hát
Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt: có thể có câu hát dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những hư từ như “ơi, à, í a.” nên cấu trúc không cân đối. 
VD: Dạy tiết 4 (Lớp 2) - Học hát: Bài “Xòe hoa” dân ca Thái
Tôi chia bài hát thành 4 câu hát với độ dài ngắn không đều nhau:
Câu 1: Bùng bong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
Câu 2: Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
Câu 3: Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.
Câu 4: Tay nắm tay ta cùng xoè hoa.
* Tập hát từng câu
Đặc điểm riêng biệt của dân ca là sử dụng tiếng hát có luyến, láy rất nhiều. Nên khi dạy HS hát dân ca, bước tập hát từng câu là bước trọng tâm nhất của việc dạy hát. Vì vậy, tôi giải thích cho HS hiểu: luyến là tiếng hát có 2 hoặc nhiều nốt nhạc khác cao độ được liên kết với nhau và có hình vòng cung phía dưới, nếu nốt nhạc sau cao hơn nốt trước thì là luyến lên và ngược lại. Để HS hát đúng những tiếng hát có dấu luyến, láy cũng như thể hiện được sắc thái của HS tôi thường tăng cường hát mẫu và hướng dẫn HS vừa nghe hát mẫu, vừa nhìn lời ca, vừa nhìn nốt nhạc, tôi đặt một số câu hỏi để HS nắm chắc kiến thức khi học những bài dân ca có nhiều tiếng hát luyến láy. HS trả lời đúng câu hỏi của tôi, có nghĩa là đã nắm được 50% giai điệu của câu hát.
VD: Bài “Cò lả” là bài dân ca có rất nhiều tiếng hát luyến, tôi hướng dẫn HS hát như sau: Khi dạy câu hát đầu: con cò cò bay lả lả bay la là câu hát có nhiều tiếng hát luyến lên và xuống, sau khi hát mẫu, tôi đặt câu hỏi: câu hát đó có mấy tiếng hát luyến, tiếng nào luyến lên, tiếng nào luyến xuống? vì sao em biết? và với câu hát này
tôi thường tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với 3 câu khác để HS nắm chắc giai điệu
của bài hát. Trong lớp có những HS hát tốt, hát hay, tôi chỉ định hát mẫu và hướng dẫn cho các bạn hát chưa đúng. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em cách lấy hơi 2 lần, ở đầu câu và giữa câu hát
* Hát cả bài
Để giờ học hát dân ca sôi nổi, thu hút được sự chú ý, khơi dậy niềm đam mê yêu thích học hát của HS. Khi hướng dẫn hát cả bài, tôi thường sử dụng nhạc cụ đệm cho các em hát theo. Tôi dùng âm sắc trong đàn để thể hiện âm hưởng dân ca của từng vùng miền.
VD: Bài “Xòe hoa” – Dân ca Thái, tôi dùng âm sắc gần giống tiếng khèn để đệm hát – Tiếng khèn sẽ làm cho các em liên tưởng đến một không gian bao la của miền Tây Bắc, với ruộng bậc thang và những điệu múa xòe của các cô gái Thái. Hoặc bài “Bạn ơi lắng nghe” – Dân ca Bana, tôi dùng âm sắc tiếng đàn đá hoặc đàn t’rưng. Từ những âm sắc đó, các em tưởng tượng ra những con suối trong vắt hay những rẫy lúa bạt ngàn của vùng đất Tây Nguyên
Ngoài việc sử dụng nhạc cụ quen dùng, tôi còn hướng dẫn học sinh kết hợp sử dụng các nhạc cụ dân tộc để đệm hát cho bài dân ca (có thể là GV hoặc HS chuẩn bị).
VD: Dùng các nhạc cụ như cồng, chiêng, đàn T’rưng nhỏ, tre lắc (GV chuẩn bị) để đệm cho những bài dân ca Tây Nguyên hoặc dùng thanh phách, song loan, sáo (HS chuẩn bị) để đệm cho những bài dân ca Đồng bằng Bắc Bộ
Đối với tiết ôn tập bài hát dân ca 
* Ôn lại kiến thức về dân ca
Tôi yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức hiểu biết của mình về dân ca. Như: Dân ca là gì? (HS trả lời: Là những bài hát khúc ca được sáng tác, lưu truyền trong dân gian mà không có tác giả, có thể truyền miệng từ đời này sang đời khác có thể được hát hoặc sáng tác khi lao động, khi chơi, khi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ). Nhắc lại bài dân ca học ở tiết trước là của miền nào? vùng nào? (Bắc Bộ, Nam Bộ hay Trung Bộ). Như vậy các em đã nắm được một số kiến thức cơ bản về dân ca.
Để học sinh thuộc và hiểu bài nhanh, tôi hướng dẫn các em cách nhận biết dân ca vùng nào bằng cách dựa trên các âm đệm và âm hưởng giai điệu riêng biệt của từng vùng, miền trong bài hát.
VD: Bắc bộ thì các tiếng hát đệm thường là í,a,i
Trung bộ thì các tiếng hát đệm thường là bớ, chi rứa, uẩy, ơ hời
Nam Bộ thì đặc trưng giọng nói chày – chài, quẫy – wẩyvà các tiếng đệm cho bằng, rượng
Dân ca Tây Nguyên mang âm hưởng đặc trưng riêng là nhạc dạo thường dùng các nhạc cụ như đàn T’rưng, những tiếng suối chảy, chim hótQua đó tôi thấy HS nhớ và trả lời nhanh, chính xác
*Hát kết hợp phụ họa
Cũng như các bài hát thiếu nhi khác, hát kết hợp vận động và phụ họa cũng là một hoạt động không thể thiếu trong tiết học. Tuy nhiên là bài hát dân ca, nên khi hướng dẫn HS biểu diễn, tôi thường mở đĩa hình các tiết mục biểu diễn những bài hát dân ca vùng miền của bài dân ca đang học, để HS nắm được các động tác biểu diễn phù hợp, những trang phục biểu diễn cho bài dân ca nàysau đó hướng dẫn HS tập biểu diễn theo nhóm hoặc theo tổ và tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp. Tuy chưa có không gian biểu diễn nhưng tôi sử dụng bục giảng làm sân khấu cho HS. Thành lập ban giám khảo cũng chính là các em. Đây là dịp cho các em chứng tỏ được sự hiểu biết của mình về dân ca, đối với những HS nhút nhát cũng dần mạnh dạn tham gia biểu diễn và tham gia nhận xét bạn bằng sự hiểu biết của mình.
Với các tiết học hát dân ca Tây nguyên, tôi hướng dẫn các em một số động tác múa Tây Nguyên khi ôn tập bài hát “Bạn ơi lắng nghe”, “Hát mừng”, Chiếc gùi đung đưa”hoặc cho HS kết hợp nhảy sạp khi ôn tập bài hát “Xòe hoa”... để thay đổi không khí học tập và thu hút sự chú ý, yêu thích, ham học hỏi của HS.
* Đặt lời mới cho bài dân ca
Cùng với sự phát triển của xã hội, lời ca của các làn điệu dân ca luôn được bổ sung để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử, phù hợp với từng nội dung sinh hoạt lao động, phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, các bài hát dân ca thiếu nhi thường có cấu trúc ngắn gọn và đa số được sáng tác dựa theo các câu ca dao lục bát. 
VD: Bài “Cò lả” – được sáng tác trên câu ca dao
 Con cò bay lả bay la
 Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Hoặc bài “Lí cây bông” – Sáng tác trên câu ca dao
 Bông xanh bông trắng bông vàng
 Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông
Đối với HS lớp 4,5 - để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, ngoài việc hướng dẫn học hát và tìm hiểu về dân ca, tôi còn hướng dẫn cho những HS có năng khiếu hoặc tổ nhóm, biết cách tự tìm và đặt lời ca mới cho bài dân ca từ các câu thơ lục bát quen thuộc hay do HS tự nghĩ ra. Tôi gợi ý cho HS có thể thêm các từ đệm hay tiếng hát luyến, láy để phù hợp với giai điệu của bài.
VD: HS có thể đặt lời mới cho bài dân ca “Cò lả” từ câu ca dao: 
	Trên trời có đám mây xanh 
	Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Hay với những tiết ôn tập, tôi tổ chức cho HS thi theo nhóm để đặt lời ca mới với bài dân ca tự chọn, đã học, có giai điệu dễ như bài “Xòe hoa”, “Bắc kim thang”. Tôi thấy HS rất hào hứng và tự tin với hoạt động này.
VD: Bài “Xòe hoa” – một nhóm HS đặt lời như sau: “Trường em rất vui, trong ánh nắng nhẹ ban mai, ngoan rất ngoan em ngồi học bài..”. Nhóm khác có lời ca nhí nhảnh hơn: “Tình tang tính tang, em học hát thật là vui, tay vỗ tay em cùng hòa nhịp.”
Với việc HS được tự sáng tác và đặt lời mới cho bài dân ca, HS rất hào hứng học hát và thêm yêu thích các bài hát dân ca, từ đó các em phát huy tính sáng tạo và muốn tìm hiểu thêm về các bài dân ca của Việt Nam.
* Kết hợp trò chơi 
Tùy vào từng bài dân ca, tôi thường lồng ghép các trò chơi dân gian nhằm tạo cho không khí lớp học thêm phong phú, sinh động hơn. Bởi lẽ, trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi của trẻ em, mà nó còn chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt nam độc đáo và giàu bản sắc, thông qua trò chơi giúp các em tư duy, sáng tạo, đoàn kết, thân thiện với bạn bè, thêm yêu mến quê hương đất nước. 
VD: Bài “Tập tầm vông” – Lớp 1. Đây không phải là bài hát dân ca, nhưng lời ca của bài dựa theo bài đồng dao và giai điệu của bài hát cũng mang âm hưởng dân ca. Nên khi học hát, tôi hướng dẫn HS chơi trò chơi “Đố tay”: Với đồ dùng đơn giản là một viên phấn nhỏ hay một cục tẩy, chỉ định một em lên giấu vật vào tay, sau khi cả lớp hát xong bài hát, em nào đoán chính xác vật ở tay nào thì tiếp tục được lên đố các bạn.
Ngoài trò chơi phát triển trí tuệ, tôi còn kết hợp một số trò chơi vận động để HS được phát triển thể chất.
VD: Tiết Ôn tập bài hát “Bắc kim thang”, tôi hướng dẫn HS ra ngoài trời, xếp thành vòng tròn: vừa ôn tập, vừa biểu diễn bài hát, cuối tiết học dành ít thời gian cho HS tham gia các trò chơi như: “Chi chi chành chành” hoặc “Rồng rắn lên mây”, đây là những trò chơi HS rất yêu thích vì nó mang tính tập thể, HS được tham gia đông, những em hay rụt rè nhút nhát cũng tham gia nhiệt tình, qua đó giáo dục HS tính đoàn kết thương yêu nhau. 
Để mở rộng thêm vốn hiểu biết về dân ca, kích thích sự tìm tòi khám phá thêm các bài hát dân ca ngoài chương trình, trong các tiết ôn tập, tôi thường tổ chức thi đua giữa các nhóm trong lớp học: 
VD: Nhóm 1: tìm và hát các bài hát dân ca miền Bắc
Nhóm 2: tìm và hát các bài hát dân ca miền Trung
Nhóm 3: tìm và hát các bài hát dân ca Tây Nguyên
Nhóm 4: tìm và hát các bài hát dân ca miền Nam	
Nhóm nào tìm và hát đúng được nhiều bài dân ca thì được thưởng số lượng những bông hoa bằng số lượng các bài dân ca tìm được hoặc cộng thêm điểm vào điểm thi đua của các tổĐể khuyến khích HS ham tìm hiểu hơn về dân ca.
Đối với tiết học có nội dung nghe nhạc
Trong chương trình Âm nhạc Tiểu học, ngoài các nội dung học hát, trong tiết ôn tập thường có thêm nội dung Nghe nhạc. Với nội dung này, tôi thường mở băng đĩa nhạc các bài hát dân ca cho các em nghe. Sau khi nghe lần 1, tôi đặt các câu hỏi để HS hiểu sâu hơn về bài dân ca.
VD: Em nào biết tên bài dân ca vừa nghe? Thuộc vùng nào? vì sao em biết? bài dân ca có nội dung gì? Em còn biết bài dân ca nào có xuất xứ giống với bài này?.v..v..
Khi mở nhạc lần 2, tôi hướng dẫn HS hát theo (nếu thuộc), có thể đứng tại chỗ biểu diễn hoặc vận động theo nhạc phù hợp với nội dung bài hát. Hoặc có thể chia nhóm tổ chức thi hát đúng lời ca, giai điệu theo nhạc.
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ngoài các phương pháp và hình thức áp dụng trên trong tiết học, cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, vào các dịp khai giảng năm học mới, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 20/11, 26/3, Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” tôi thường tham mưu với Lãnh đạo Nhà trường và Liên đội tổ chức cho HS thi và tìm hiểu về dân ca, tham gia các trò chơi dân gian, thi hát múa dân ca. Để HS nắm được những truyền thống, những nét sinh hoạt dân gian đậm đà bản sắc của dân tộc ta. Do dân ca là những bài hát xuất phát từ người dân lao động nên ai cũng có thể hát được. Vì vậy ta cần tạo môi trường diễn xướng cho tất cả các em được tham gia. 
Cụ thể: Lên kế hoạch tổ chức thi văn nghệ vào các ngày lễ lớn: Mỗi lớp 2 tiết mục trong đó bắt buộc phải có một bài hát dân ca, khuyến khích có múa phụ họa. Thành lập ban giám khảo có năng lực chấm và nhận xét công tâm để giúp các em hiểu được dân ca cần diễn xướng như thế nào, trang phục biểu diễn, động tác múa như thế nào là phù hợp  tuyên dương và trao giải những tiết mục đặc sắc.
Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT huyện thường xuyên tổ chức các Hội thi hát dân ca cho HS Tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh thể hiện năng khiếu ca hát của mình, được hát lên những bài dân ca mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo sân chơi bổ ích, giúp các em có dịp giao lưu và khám phá thêm kho tàng dân ca Việt N

Tài liệu đính kèm:

  • docDOTHITHUHA_AMNHAC_THKRONGANA.doc