Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh Lớp 1

1. LÝ CHỌN ĐỀ TÀI:

Đọc là một hoạt động của lời nói là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có

dấu thanh chính vì vậy sự mong muốn lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học,

được viết, được vui chơi cùng bạn bè. Đọc nhằm nêu lên những biện pháp nhằm hình

thành và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho học sinh. Xuất phát từ quan

điểm chung của ngành Giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, đã và đang tiến

hành phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học trong đó có môn Tập đọc. Mặt

khác, tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạy học chúng ta

còn trau dồi kiến thức về Tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đời sống, giáo dục tình

cảm, thẩm mĩ cho học sinh, trong đó kỹ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm

lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp là chìa khóa để vận

dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy

giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo. . Từ đó, các em có điều kiện

học tốt các môn học khác có trong chương trình.

Ở lớp 1các em bắt đầu làm quen với các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, . Kĩ năng đọc

rất quan trọng, nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em đọc tốt

suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài

học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các

lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Nếu các em đọc không được thì các em không

viết được, không hiểu được văn bản và không thể học tốt các môn khác trong chương

trình bậc học. Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu là rất quan trọng, lớp 1 là lớp “nền

móng” nên rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 càng quan trọng hơn.

Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một là nhu cầu cấp thiết, đó cũng là sự phản hồi của

kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó giúp học sinh nhận biết các con

chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành

tiếng và đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn v.v

Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu

cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm chuẩn đọc

đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý của tiếng, từ,

câu, bài mà các em viết.

Từ đó, thông qua hoạt động đọc giúp học sinh được mở rộng hiểu biết về thiên nhiên,

về đất nước, về cuộc sống con người, về văn hóa, văn minh, phong tục, tập quán của dân

tộc trên đất nước mình và trên thế giới. Chính vì vậy, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn

ở Tiểu học. Nên nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc là

một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Chính vì

vậy, là một giáo viên giảng dạy tôi rất băn khoăn những vấn đề này. Nên tôi đã

lực chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh lớp 1”

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1969Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ năng rèn đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chủ đạo này có tác động lớn đến tâm lý của 
trẻ. Những hiểu biết về về tâm sinh lý của trẻ lớp 1 đã hình thành khả năng tư duy bằng 
tín hiệu, là những tín hiệu thay thế ngữ âm. Từ đây các em có khả năng tập tách từ thành 
tiếng, thành âm và chữ. Với lớp 1 điều quan trọng nhất là đọc, viết. Có đọc được tốt học 
sinh mới hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn 
học khác. 
Hiện nay, ở nhà trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao. Tình 
trạng này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là cách thức về phương pháp 
rèn đọc chưa được coi trọng. Trên thực tế, nếu không có kỹ năng đọc thì học sinh không 
có điều kiện để học các môn học khác, không thể tiếp thu tri thức của nhân loại. Vì vậy, 
việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa to lớn. 
Rèn đọc tốt cho học sinh chính là công cụ tốt nhất để các em học tốt các môn khác. 
Đó chính là hành trang theo các em vào đời. để rèn đọc tốt cho học sinh đòi hỏi người 
giáo viên dạy lớp 1 phải có một phương pháp dạy tốt, lòng say mê nghề nghiệp và sự 
nhiệt tình, bền bỉ để giúp các em đọc tốt, đọc hay. 
2. THỰC TRẠNG: 
 2.1.Thuận lợi: 
 - Năm học 2019 – 2020, tôi được Ban Giám Hiệu phân công dạy lớp Một/5. Tổng số 
học sinh là 19 em trong đó có 8 nữ, bố trí tại điểm Kinh B. Gia đình học sinh phần lớn 
sống bằng nghề nông. 
 - Bản thân đã được tập huấnvề chương trình Tiếng Việt 1- CGD 
- Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra (nhận xét bài thường xuyên, 
phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sữa chữa và khắc phục). 
 - Học sinh gia đình ở gần trường được gia đình quan tâm đến việc học của các em. 
 - Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, 
của nhà trường. Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp Một. Học sinh có 
đầy đủ SGK và đồ dùng học tập. 
- Được sự giúp đõ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, dự giờ 
hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những 
ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy 
 2.2. Khó khăn: 
 - Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế 
- Nhìn chung đa số phụ huynh trong lớp là nông dân lo làm kinh tế chưa quan tâm 
đúng mức đến việc học tập của con em mình. 
- Bước vào lớp Một các em còn bỡ ngỡ, chưa làm quen được với việc học ở Tiểu học. 
Một số em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp. Một số em còn nói gọng, 
phát âm chưa chuẩn. Phát âm sai .Vốn từ của các em còn quá ít ỏi. 
 Thực tế cho thấy lớp 1/5 tôi giảng dạy qua theo dõi đầu năm tôi tổng hợp kết quả như 
sau: 
TS Nữ Đọc đúng âm Đọc sai âm đầu Đọc sai vần Nói ngọng 
19 8 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
4 21% 7 36% 6 31% 2 10,5% 
Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 4
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải pháp sau để tháo gỡ khó khăn đó làm 
cho công tác giảng dạy được dễ dàng hơn. 
 3.1. Biệp pháp tác động giáo dục 
 - Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học: Đề nghị và 
yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học, đưa 
ra các quy định học ở lớp, ở nhà. 
 - yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà của 
học sinh, tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ đồ dùng tranh ảnh và tài liệu tham 
khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời mượn đồ dùng học tập, sách giáo khoa cho học sinh có 
hoàn cảnh khó khăn. 
 - Xây dựng đôi bạn học giỏi – chậm kèm cặp nhau. 
 - Giáo viên có thể cho học sinh học chậm, đọc chậm ngồi gần với một học sinh đọc 
nhanh, đọc tốt. Bạn đọc tốt sẽ giúp bạn đọc chậm khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, 
đọc tiếng. 
 - Xây dựng nề nếp kiểm tra 15 phút đầu giờ của từng bàn sau đó ghi điểm thi đua cho 
các nhóm vào “ Góc bông hoa” ở không gian môi trường học tập thân thiện. cùng tổ 
chuyên môn thảo luận về ý tưởng các biện pháp rèn đọc cho học sinh đọc chậm cuả mình. 
 - Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm giáo 
viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo từng mức độ. 
 3.2. Biện pháp trong từng phần học 
 3.2.1. Phần học các nét cơ bản: 
 - Đối với học sinh lớp 1 kĩ năng đọc đúng là quan trọng nhất. Đây là biện pháp quan 
trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm kĩ năng 
hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để 
học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. 
 - Giáo viên nên dạy thật kỹ, thật tỷ mỉ tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Để cho học 
sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ này tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo 
gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh.Dựa vào các nét cơ 
bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình dáng cấu tạo 
giống nhau. 
 VD: Các nét chữ cơ bản và tên gọi: 
 Nét thẳng 
 Nét ngang 
Nhóm 1: Nét xiên: \ Nét xiên phải 
 / Nét xiên trái 
Nhóm 2: Nét móc: Nét móc xuôi 
 Nét móc ngược 
 Nét móc hai đầu 
Nhóm 3: Nét cong: Nét cong phải 
 Nét cong trái 
 Nét cong kín 
Nhóm 4: Nét khuyết: Nét khuyết trên 
 Nét khuyết dưới 
 Nét thắt 
 3.2.2. Phần học âm: 
 Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép 
các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần cho nên giáo viên phải phát âm chuẩn để 
Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 5
học sinh phát âm theo. Chỉ phát âm một lần, nhưng phải rõ ràng, chính xác. Đối với các 
em còn chậm, cần quan tâm chú trọng đến các em nhiều hơn. Nếu các em phát âm sai, 
giáo viên phải phát âm lại 2 -3 lần, để giúp các em sửa chữa và nắm được, nắm chắc các 
âm đó. Dạy cho học sinh phát âm đúng, tôi không quên rèn kĩ năng nghe. Ở đây giọng 
đọc của giáo viên rất quan trọng, giữa nghe và phát âm có mối quan hệ rất chặt chẽ cho 
nên rèn luyện kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều cho kĩ năng đọc. Lỗi học sinh còn phát 
âm sai do 2 nguyên nhân: 
 + Nguyên nhân chủ quan: như nói lắp, nói ngắn lưỡi, khó đọc do tật bẩm sinh. 
 Ví dụ: s/x: sẻ/xẻ; sả/xả; sò/xò; sơ sơ/xơ xơ;... 
 + Nguyên nhân khách quan: do cách phát âm của phương ngữ địa phương tạo cho 
các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ. 
 +Ví dụ: vần /ân / đọc thành vần /anh/; “cân bàn” đọc thành “canh bàn”; có em đọc 
vần /anh/ thành vần /ân/; “đi nhanh” đọc thành “đi nhân”; “để dành” đọc thành “ để 
dần”;...Để sửa lỗi phát âm sai tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lí thuyết ngữ âm và 
ý nghĩa từ. Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần. 
 + Khi học sinh phát âm sai giáo viên phát âm lại và yêu cầu những em sai thực hiện 
theo yêu cầu của giáo viên. 
 + Có thể gọi học sinh đọc tốt hướng dẫn bạn. Hướng dẫn học sinh phát âm âm “d” và 
“gi”: 
 + Khi phát âm âm d: đầu lưỡi hơi thụt vào trong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, 
dứt khoát. 
 + Khi phát âm âm gi: đầu lưỡi gần chạm chân răng, lưỡi hơi ép sát lợi trên, cho hơi 
thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo 
dài. Hướng dẫn cách phát âm âm “tr và ch”; “s và x”. 
 + Khi phát âm âm tr, s: phần đầu lưỡi chạm vào hàm trên, lưỡi uốn lên. 
 + Khi phát âm âm ch, x: phần lưỡi không uốn lên, phần đầu lưỡi chạm vào chân răng. 
 + Giáo viên làm mẫu chậm (hoặc gọi những học sinh có năng khiếu phát âm), yêu 
cầu học sinh phải quan sát kĩ để phát âm theo. 
 *Ví dụ: trả /chả (trả giá/giò chả); sấu/xấu (cá sấu/xấu xí);... 
 - Hướng dẫn học sinh nắm được đó là nguyên âm hay phụ âm (thông qua việc phát 
âm), để đưa tiếng vào mô hình, phân tích tiếng đúng. Tránh nhầm lẫn khi đưa tiếng vào 
mô hình (phần đầu là phụ âm, phần vần bao giờ cũng là nguyên âm). 
 *Ví dụ: tiếng /da/ 
 Phụ âm Nguyên âm 
 3.2.3. Phần học vần: 
 Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với 
các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận biết các kiểu chữ 
hoa một cách chính xác để các em đọc đúng. 
 Để giúp các em học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen: nhận diện, phân tích 
cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững. Nắm chắc mẫu 
vần để khi đưa tiếng vào mô hình, phân tích tiếng không bị nhầm, sai. 
Mẫu 1: Vần chỉ có âm chính. 
 d a 
 a 
Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 6
Mẫu 2: Vần có âm đệm và âm chính (không có âm cuối). 
Mẫu 3: Vần có âm chính và âm cuối. 
Mẫu 4: Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối. 
Mẫu 5: Vần có nguyên âm đôi iê (ia, yê, ya), uô (ua), ươ (ưa). 
 Nắm chắc cơ chế đánh vần, phân tích các thành phần trong vần, tiếng, giáo viên 
hướng dẫn học sinh đánh vần gồm các bước sau: 
 Ví dụ 1: Học vần /en/ biết vần /en /gồm có 2 âm, âm e đứng trước, âm n đứng sau. 
 + en /e /- /nờ/ /en/; âm chính e và âm cuối n. Vần có âm chính âm cuối. 
 + Đối với tiếng có thanh ngang thì đánh vần kết hợp đọc và làm động tác tay học sinh 
sẽ dễ dàng nhận biết các thành phần của tiếng. 
 Ví dụ 2: Đọc tiếng “ban” thì hai tay vỗ vào nhau; tách âm đầu “b” đưa tay trái ra; 
tách vần “an” đưa tay phải ra; nhập tiếng lại “ban” hai tay vỗ vào nhau. Khi đó học sinh 
sẽ phân tích được tiếng ban (gồm âm đầu b, vần an, thanh ngang). 
 Ví dụ 3: ban . /bờ /- /an/ /ban/ b a n 
 + Đối với các tiếng có thanh sắc, huyền, ngã, nặng, hỏi phải thực hiện các bước: 
(hướng dẫn học sinh đọc kết hợp vỗ tay giống như tiếng thanh ngang). 
 Bước 1: Tạm thời tách thanh ra để lại tiếng thanh ngang 
 Bước 2: Đọc tiếng thanh ngang 
 Bước 3: Trả lại thanh 
 Ví dụ 4: Khi đọc, phân tích tiếng /bàn / đánh vần là “ /bàn/ /ban/ - /huyền/ - /bàn/”; 
âm đầu /b/, vần /an/, thanh huyền. Đọc kết hợp làm động tác tay “bàn” hai tay vỗ vào 
nhau, đọc “ban” đưa tay trái ra, đọc phần thanh huyền đưa tay phải ra, đọc “bàn” hai tay 
vỗ vào nhau). 
 + Đối với những học sinh chậm tiến nếu các em không đọc được, thì chúng ta cần 
chia nhỏ ra nữa. 
 Ví dụ 5: Tiếng /bàn/ các em không đọc được, thì cho các em đánh vần ra: /bàn/ /ban/ 
- /huyền/ - /bàn/, nếu không đọc được nữa, cho học sinh phân tích tiếng /ban/ /bờ/ - /an/ - 
/ban/, không đọc được nữa thì gợi mở cho các em đọc vần /an/ /a/ - /nờ/ /an/ hoặc nhớ lại 
các nét cơ bản cấu tạo nên /b/ và /an/. Nắm được cơ chế đó các em sẽ đọc được dù bất kể 
tiếng nào. Riêng vần có đủ các thành phần (mẫu 4) có hai cách đánh vần như sau: 
 Ví dụ : Vần /oang/ 
 + Cách 1: /oang / /oa /- /ngờ/ /oang/. 
 + Cách 2: /oan/ /o/ - /ang/ /oang/. 
 Cách đánh vần có chứa nguyên âm đôi (iê, ươ, uô) 
 + iê : /yên/ /yê /- /nờ/ /yên/. 
 + ươ ; /ương/ /ươ/ -/ngờ/ /ương/. 
 + uô ; /uông/ /uô/ - /ngờ/ /uông/. 
 3.2.4. Phần đọc 
 Đối với chương trình Tiếng Việt 1 - CGD quyển tập 1 không yêu cầu giải nghĩa từ và 
 tìm hiểu nội dung bài đọc. Sang quyển tập 2 - 3 học sinh đọc, giải nghĩa một số từ và kết 
 o a 
 a n 
 o a n 
Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 7
hợp tìm hiểu nội dung bài đọc. Nên yêu cầu quan trọng nhất đối với TV1 - CGD là học 
sinh đọc được âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài. Học sinh nắm âm để tìm và ghép vần, 
ghép âm với vần tạo thành tiếng. Chương trình TV 1 - CGD khác với chương trình hiện 
hành yêu cầu học sinh vẽ mô hình tiếng, đưa tiếng vào mô hình, đọc trơn, đọc phân tích. 
Cũng chính từ việc đọc phân tích nên học sinh nắm chắc cấu tạo của âm, vần, tiếng. Đọc 
đúng giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp tinh tế của nghệ thuật ngôn từ. Đọc đúng 
giúp các em nói, viết, sử dụng ngôn từ một cách trong sáng có nghệ thuật, góp phần 
không nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng đọc mà còn phát triển cho học sinh vốn từ ngữ 
Tiếng Việt phong phú. Từ chỗ đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn tiến tới cho học 
sinh đọc được mức độ cao hơn (ngắt, nghỉ đúng nhịp, vần thơ, câu văn, đọc cao giọng, 
nhấn giọng để biểu đạt cảm xúc,...). Hướng dẫn học sinh đọc theo từng từ, cụm từ để 
luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc. 
 * Đọc thể thơ: 
 Ví dụ 1: 
 + Đọc bài “Con cò mà đi ăn đêm; TV1 - T3/Tr58 
 + Hướng dẫn để học sinh phát hiện được cách ngắt, nghỉ như sau: đối với dòng thơ 6 
chữ ngắt theo nhịp 2/4; dòng thơ 8 chữ ngắt theo nhịp 4/4. 
Con cò /mà đi ăn đêm / 
Đậu phải cành mềm / lộn cổ xuống ao.// 
 Ví dụ 2: 
 + Bài: Con gà cục tác lá chanh”; TV1 - T3/Tr37 
 + Học sinh đọc và phát hiện được cách ngắt như sau: đối với dòng thơ 6 chữ ngắt 
theo nhịp 2 /2/ 2; dòng thơ 8 chữ ngắt theo nhịp 4/4. 
Con gà / cục tác / lá chanh / 
Con lợn ủn ỉn / mua hành cho tôi.// 
 * Đọc văn xuôi: 
 Ngoài việc hướng dẫn đọc đúng từ, cụm từ, ngắt hơi sau các dấu phẩy, nghỉ hơi sau 
dấu chấm. Cuối câu hỏi học sinh phải biết lên giọng, nhấn giọng những từ để hỏi. 
 Ví dụ 1: 
 + Bài “Đêm qua con nằm mơ” TV1 - CGD - T2/Tr105, giáo viên hướng dẫn để học 
sinh phát hiện cách đọc câu hỏi cần nhấn giọng ở từ để hỏi, lên cao giọng ở cuối câu. 
 + Ô hay, làm sao mẹ lại biết con đánh mất cái gì, ở đâu mà tìm? Nếu câu có dấu 
chấm cảm ta phải đọc thay đổi giọng theo đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu. 
 Ví dụ 2: 
 + Bài “Cái mũ” TV1- CGD - T2/Tr93 
 + Kia kìa! Mũ ở trên đầu bố kìa! 
 Giáo viên dẫn dắt để học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở một số câu dài giúp các em 
dễ hiểu nội dung câu, đoạn văn; biết đọc cao giọng ở cuối câu có dấu chấm cảm để biểu 
đạt được cảm xúc khi đọc. 
 * Đọc văn vần: 
 Học sinh đọc văn xuôi đã khó, đọc văn vần lại càng khó hơn. Khi đọc văn vần cần 
chú ý tiết tấu của đoạn văn. Tiết tấu là nhịp điệu của âm, ở sách Tiếng Việt lớp 1 có nhiều 
thể văn vần chúng ta thường gặp như: thơ lục bát, thơ đường, thơ 5 chữ, thơ 4 chữ, thơ tự 
do. Ở đây không phải thể thơ nào cũng giống nhau nên phải thay đổi theo tiết tấu của câu 
để ngắt, nghỉ hợp lí. Đọc đúng, đọc hay, đọc rành mạch nắm được ý cơ bản của bài văn, 
bài thơ, bài đồng dao, đọc lưu loát và bước đầu có thể đọc diễn đọc diễn cảm bằng đọc 
thành tiếng và đọc thầm, đọc chữ in và đọc chữ viết. Tôi chú trọng hình thức đọc cá nhân 
để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học 
Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 8
sinh được tham gia và tham gia nhiều lượt đọc trong một tiết học. Xen kẽ đọc đồng thanh 
để tạo không khí lôi cuốn học sinh chậm tiến, học sinh hay rụt rè vào hoạt động học. Đảm 
bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt (tùy 
theo bài để chọn cách đọc). 
 3.3. Giáo viên làm mẫu, đọc mẫu phải chuẩn xác 
 Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Tuy vậy, nếu sử 
dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ 
trở nên nhàm chán và không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế, 
giáo viên chỉ nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết, đó là khi các em học 
sinh dù qua hướng dẫn, không thể tự mình phát âm đúng. Khi vận dụng phương pháp đọc 
mẫu cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và 
nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của giáo viên). Hướng dẫn học 
sinh xác định nguyên âm và phụ âm: 
 + Khi phát âm các nguyên âm: phải há miệng, luồng hơi đi ra tự do, có thể kéo dài. 
 + Khi phát âm các phụ âm: phải ngậm miệng lại, bật môi cho luồng hơi thoát ra, 
luồng hơi đi ra bị cản, không thể kéo dài được. Bằng cách phát âm đó học sinh dễ nhận 
biết nguyên âm, phụ âm. Nhìn miệng bạn phát âm để nhận biết và nhận xét. Hướng dẫn 
học sinh xác định nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi. 
 + Khi phát âm các nguyên âm tròn môi (môi tròn). 
 + Khi phát âm các nguyên âm không tròn môi (môi không tròn). 
 Học sinh sai vần “at” đọc thành “ac” hoặc “ac” đọc thành “at”: “bờ cát” đọc thành 
“bờ các”; “tê giác” đọc thành “tê giát” giáo viên cần hướng dẫn như sau: 
 + Vần /ac/: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi. 
 + Vần /at/: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi. Học 
sinh sai lẫn dấu thanh (thanh nặng, thanh sắc, thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã). 
 + Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoát (không kéo dài). Khi 
phát âm có thể làm động tác gật đầu. 
 + Những tiếng có thanh sắc: đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi ngắn, đọc 
nhanh, không kéo dài. Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể 
dễ dàng phát âm và đạt hiệu quả cao. 
 + Những tiếng có thanh ngã đọc hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao giọng. 
 + Tiếng có thanh hỏi đọc dứt khoát, rõ ràng, không kéo dài, có thể kèm theo động tác 
ngửa cổ hướng mắt lên trên. 
 + Đưa tiếng vào từ cụ thể để học sinh phân biệt: 
 Ví dụ: đổ/đỗ hướng dẫn học sinh phân biệt “đổ rác” với “hạt đỗ”; ngả/ngã hướng dẫn 
học sinh đọc để phân biệt “ngả ba / ba ngã”. Hướng dẫn phân biệt vần “an và ang”. 
 + Vần /an/: khi phát âm đầu lưỡi chạm vào chân răng. 
 + Vần /ang/: khi phát âm đầu lưỡi hơi thụt vào trong. 
 Ví dụ: bàn /bàng; phân biệt “cái bàn” với “quả bàng”; làn/làng – phân biệt “cái làn” 
với “làng quê”. Không những dùng lời nói để hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng đọc, giáo 
viên còn sử dụng những kí hiệu (động tác tay, vẽ kí hiệu ở phía trên góc trái của bảng 
lớp, ). Khi giáo viên đưa ra kí hiệu học sinh thực hiện, như vậy tạo cho học sinh kĩ 
năng quan sát, tập trung trong giờ học thành thói quen thường xuyên. 
 Ví dụ: 
 + Yêu cầu học sinh đọc theo bốn mức độ (to, nhỏ, nhẩm, thầm) giáo viên không dùng 
lời nói chỉ gắn nam châm vào kí hiệu để tất cả học sinh thực hiện. (Giáo viên vẽ kí hiệu 
các ô vuông thể hiện các mức độ): 
Kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 
 Trường Tiểu học Hiếu thành Giáo viên: Võ Văn Minh Thắng 9
 To nhỏ nhẩm thầm 
 + Yêu cầu đọc đồng thanh (Giáo viên thực hiện động tác đưa hai tay từ trong ngực ra 
phía trước). 
 + Yêu cầu đọc nhóm đôi (giáo viên chỉ dùng nam châm gắn vào kí hiệu N ở bảng 
lớp). 
 3.4. Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh. 
 Rèn tính kiên trì cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng. Bản thân người giáo viên cũng 
phải rất kiên trì để hình thành tính cách ấy cho học sinh. Khi có được lòng kiên trì, học 
sinh sẽ vượt qua những khó khăn để đạt tới cái đích cao nhất. Trong dạy phát âm cho học 
sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, 
các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập. Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, 
làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh 
bằng những lời khen. 
 Ví dụ: “Em đã đọc được rồi đấy, em cố gắng lên nhé”; “Em đã đọc tốt hơn rồi, em 
cần cố gắng thêm tí nữa”; Được động viên như vậy, học sinh sẽ không nản lòng vì nghĩ 
rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được thì mình cũng sẽ làm đượcTừ đó 
học sinh sẽ quyết tâm hơn. 
 3.5. Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc 
 Để giúp học sinh phát âm chuẩn, giáo viên không chỉ hướng dẫn, sửa sai cho các em 
trong giờ học môn Tiếng Việt mà tôi luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết 
học khác, trong hoạt động tập thể Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời 
nói một cách tự nhiên nhất, những lúc này các em thường nói tiếng địa phương, nói 
lóng,...Vì thế bản thân tôi thường xuyên quan sát, để ý đến các em, phát hiện những lỗi 
phát âm, cách dùng từ chưa đúng, để kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thói 
quen phát âm chuẩn, sử dụng tiếng phổ thông khi nói dù ở bất cứ nơi đâu. 
 3.6. Tuyên dương, khuyến khích học sinh 
 Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh đọc chậm để 
gọi các em thường 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_nang_ren_doc_cho_hoc_sinh_lo.pdf