Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học Lớp 10 ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học Lớp 10 ở trường THPT

Để gây hứng thú cho học sinh: Vừa củng cố bài cũ vừa tiếp thu bài mới, nhớ lâu kiến thức, thầy tổ chức trò chơi sau đây với tên gọi: Tiếp sức. Thầy đính lên trên bảng 3 bức tranh câm:

- Tranh 1: Hình 7.2 sách giáo khoa sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn (đại diện cho cấu trúc của tế bào nhân sơ).

- Tranh 2: Hình 8.1 a sách giáo khoa cấu trúc tổng thể của tế bào nhân thực (tế bào động vật).

- Tranh 3: Hình 8.1 b sách giáo khoa cấu trúc tổng thể của tế bào nhân thực (tế bào thực vật).

Hình thức chơi:

- Các nhóm có 2 phút nghiên cứu các hình nói trên trong sách giáo khoa.

- Mỗi đội cử lần lượt từng thành viên lên bảng điền chú thích vào 1 cấu tạo của tế bào (thành viên này thực hiện xong thành viên khác mới lên thực hiện).

- Thời gian thực hiện: 3 phút.

- Nhóm hoàn thành tốt nhất sẽ được thầy ghi danh và danh sách biểu dương trên bảng.

 

doc 17 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 319Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học Lớp 10 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực hoạt động trong giờ học?
- Còn hạn chế trong việc phát huy khả năng tư duy hoạt động cá nhân, do vậy hạn chế kỹ năng xử lý thông tin. Nguyên nhân của hạn chế này? Chính là do khả năng tạo tình huống của người thầy.
- Hầu hết các bài trong sách giáo khoa mới có khối lượng kiến thức khá nhiều, nên các thầy cô luôn có tâm lý sợ thiếu thời gian, đây là nỗi ám ảnh của phương pháp dạy học cũ, nên thường chỉ đi vào giảng giải mà ít tổ chức hoạt động tìm tòi kiến thức cho học sinh.
- Hình thức tổ chức hoạt động nhóm thường nghèo nàn nên gây sự nhàm chán đối với học sinh. 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 
1. Tổ chức học sinh hoạt động nhóm
1.1. Thành lập nhóm
Nhóm có thể lấy đơn vị theo số lượng và phân bố học sinh ngồi cùng bàn (4 học sinh) hoặc 2 bàn (8 học sinh). 
- Chia nhóm theo số tự nhiên: 1, 2, 3 
- Chia nhóm theo sở thích màu sắc: xanh, vàng, đỏ
1.2. Làm thế nào để xây dựng nhóm học sinh hoạt động sôi nổi nhiệt tình?
Như đã trình bày, trong nhóm học sinh thường có 1 số em lười, ít tham gia hoạt động, ỉ lại vào một số bạn tích cực. Người thầy nên cân nhắc khi tạo ra các nhóm (số học sinh mỗi nhóm, các thành phần trong nhóm, vai trò của mỗi thành viên, giới tính) để có được các nhóm với các thành viên phối hợp hiệu quả với nhau.
Sử dụng một số bài tập, trò chơi để tạo môi trường thân thiện, trong đó các nhóm và các cá nhân cảm thấy thoải mái khi chia sẻ, trải nghiệm cùng nhau, suy ngẫm, và cùng thay đổi theo chiều hướng tốt. Mục đích chính của các bài tập, trò chơi:
+ Học sinh chơi mà học (thư giãn trong khi học)
+ Kích thích giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh lười nhát có cơ hội hoạt động.
+ Khuyến khích tất cả các thành viên trong nhóm tham gia học hỏi.
Tạo hứng thú đầu giờ học và trong quá trình học: Trong mỗi giờ học, người thầy nên nói với học sinh theo cách thân mật: Hãy nói chúng ta. Liên hệ những hoạt động ban đầu với những gì học sinh đã biết hoặc đã được học. Đảm bảo học sinh có cảm giác nếu mình chú ý bài hôm nay mình sẽ hiểu bài. Gây tò mò cho học sinh về nội dung sắp học. Sau đây là một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Trò chơi ghép hình với tên gọi: Chúng mình đi tìm bài học hôm nay! 
Để tạo hứng thú khi vào chương I. Thành phần hóa học của tế bào – Sinh học 10
Thầy chuẩn bị sẵn: 2 tấm bìa lớn hình tế bào giống hệt nhau. 
Tấm bìa lớn thứ nhất cắt thành 5 miếng nhỏ có hình dạng ngộ nghĩnh khác nhau:
- Miếng bìa 1 có tên chương I: Thành phần hóa học của tế bào.
- Miếng bìa 2 có tên bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.
- Miếng bìa 3 có tên bài 4: Cacbohyđrat và lipit.
- Miếng bìa 4 có tên bài 5: Prôtêin 
- Miếng bìa 5 có tên bài 6: Axit nuclêic. 
Lưu ý: 5 miếng nhỏ đã được che kín
Tấm bìa lớn thứ 2 được đính lên bảng. Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đại diện cho nhóm lên bảng ghép 5 tấm bìa nhỏ lên trên tấm bìa lớn thứ 2 (đã được đính lên bảng) sao cho trùng khít các tấm bìa nhỏ với nhau và với tấm bìa lớn thứ 2 trong thời gian 10s. Nếu học sinh ghép đúng được thầy ghi tên vào danh sách biểu dương trên bảng (học sinh này vẫn đứng ở trên bảng). Học sinh cho biết trong 5 hình, hình nào chứa thông tin tên bài hôm nay? Học sinh các nhóm khác xung phong chọn (mỗi nhóm học sinh chỉ chọn 1 hình), học sinh đã ghép hình sẽ bóc phần che của mỗi hình con. Nhóm nào chọn đúng sẽ được ghi danh vào danh sách biểu dương trên bảng.
Dựa trên cơ sở đó thầy vào bài mới theo cấu trúc sau:
Thành phần hóa học của tế bào
Các nguyên tố hóa học
Nước
Cacbohiđrat và lipit
Prôtêin
Axit nuclêic
Ví dụ 2: Khi dạy bài 8: Tế bào nhân thực
Để gây hứng thú cho học sinh: Vừa củng cố bài cũ vừa tiếp thu bài mới, nhớ lâu kiến thức, thầy tổ chức trò chơi sau đây với tên gọi: Tiếp sức. Thầy đính lên trên bảng 3 bức tranh câm:
- Tranh 1: Hình 7.2 sách giáo khoa sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn (đại diện cho cấu trúc của tế bào nhân sơ).
- Tranh 2: Hình 8.1 a sách giáo khoa cấu trúc tổng thể của tế bào nhân thực (tế bào động vật).
- Tranh 3: Hình 8.1 b sách giáo khoa cấu trúc tổng thể của tế bào nhân thực (tế bào thực vật).
Hình thức chơi:
- Các nhóm có 2 phút nghiên cứu các hình nói trên trong sách giáo khoa.
- Mỗi đội cử lần lượt từng thành viên lên bảng điền chú thích vào 1 cấu tạo của tế bào (thành viên này thực hiện xong thành viên khác mới lên thực hiện).
- Thời gian thực hiện: 3 phút.
- Nhóm hoàn thành tốt nhất sẽ được thầy ghi danh và danh sách biểu dương trên bảng.
Ví dụ 3: Bài 19. Giảm phân.
Phần II. Quá trình giảm phân
Đây là nội dung kiến thức học sinh đã được học ở cấp II (kiến thức theo chu kỳ đồng tâm), vì vậy để tạo hứng thú trong học tập thầy tổ chức trò chơi sau đây với tên gọi: Bạn hỏi - mình trả lời.
Hình thức chơi:
- Dùng mô hình nhựa mà nhà trường đã được trang bị (mỗi mô hình tương ứng với 1 kỳ phân bào).
- Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên bảng chọn và xếp một mô hình vào vị trí phù hợp với sự sắp xếp của thành viên trước đó.
- Sau khi các nhóm xếp xong, các nhóm lần lượt ra câu hỏi và yêu cầu nhóm bạn trả lời: thành viên của nhóm này chọn một mô hình bất kỳ và yêu cầu 1 thành viên nhóm khác trả lời về trạng thái của tế bào, của NST của kỳ phân bào đó và so sánh với kỳ phân bào tương đương của lần phân bào kia. Ví dụ: Một thành viên của nhóm 1 đưa cho 1 thành viên của nhóm 2 mô hình kỳ giữa của giảm phân I và hỏi:
1. Bạn hãy mô tả diễn biến của NST ở kỳ này.
2. Bạn hãy so sánh với kỳ giữa của giảm phân II
Nếu thành viên của đội bạn không trả lời được thì chính người ra câu hỏi phải trả lời. Thành viên nào trả lời tốt sẽ được ghi danh trên bảng hoặc giáo viên đánh giá điểm.
2. Sử dụng câu hỏi trong giờ lên lớp
2.1. Các loại câu hỏi
Loại câu hỏi
Định nghĩa, mục đích, ví dụ, lưu ý
1. Câu hỏi đóng
- Là câu hỏi yêu cầu trả lời Có/Không hoặc lựa chọn 1 trong 2.
VD 1: Tế bào nhân sơ có nhân không?
VD 2: Tế bào thực vật và tế bào động vật giống nhau hay khác nhau?
VD 3: Phân bào nguyên phân và giảm phân II có giống nhau không?
- Câu hỏi đóng tốn ít thời gian, nhưng không chứa đựng nhiều thông tin
- Câu hỏi này có thể chuyển thành câu hỏi mở bằng cách sử dụng từ để hỏi, hoặc thêm tại sao/ bằng cách nào
2. Câu hỏi mở
- Là câu hỏi sử dụng từ để hỏi: Đối tượng, cơ chế, diễn biến, 
VD 1: Những loại tế bào nào thực hiện phân bào nguyên phân?
VD 2: Trình bày diễn biến của phân bào giảm phân I
VD 3: Cơ chế tác động của enzim lên cơ chất?
- Mục đích yêu cầu đưa thông tin, giúp người nghe mở rộng suy nghĩ, khơi gợi ý kiến, dẫn dắt thảo luận
3. Câu hỏi khơi gợi
- Là câu hỏi trong đó bao hàm thông tin dẫn đến câu trả lời cụ thể. Câu hỏi này được sử dụng để khai thác thêm thông tin nếu câu trả lời chưa đầy đủ.
4. Câu hỏi hùng biện
- Là câu hỏi đặt ra nhưng không cần câu trả lời.
- Dùng để lôi cuốn sự chú ý của học sinh vào một chủ đề nào đó.
- Chú ý:
+ Không nên dừng lâu sau câu hỏi hùng biện, nếu không học sinh sẽ trả lời và câu hỏi sẽ không còn là câu hỏi hùng biện nữa.
+Thường được dùng để vào bài mới hoặc chuyển ý trong giờ dạy
VD 1: Sau khi học xong bài 7 "Tế bào nhân sơ" để vào bài 8 chúng ta đặt câu hỏi hùng biện như sau:
Vậy tế bào nhân thực khác gì so với tế bào nhân sơ?
VD 2: Để chuyển ý từ mục "Vận chuyển thụ động" sang mục "Vận chuyển chủ động" chúng ta có thể hỏi: Vậy những chất có kích thước lớn hơn lỗ màng có đi qua màng được không? Nếu được thì chúng đi qua bằng cách nào, theo cơ chế nào? Để hiểu được điều đó chúng ta sang phần vận chuyển chủ động.
5. Câu hỏi cho cá nhân
- Là câu hỏi dành cho 1 học sinh cụ thể.
- Mục đích: đối thoại trực tiếp, lôi kéo sự chú ý, khuyến khích sự đóng góp ý kiến.
VD 1: Em hãy cho biết cấu tạo màng của tế bào nhân thực.
VD 2: Khi học sinh đang trả lời câu hỏi thì ngập ngừng rồi dừng lại, giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để gợi ý, định hướng giúp học sinh trả lời tiếp. Ví dụ: em hãy cho biết enzim có vai trò như thế nào trong quá trình chuyển hóa vật chất?
Thầy gợi ý: Nếu không có enzim thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
6. Câu hỏi cho tập thể
- Là câu hỏi cho cả nhóm, không hướng tới cá nhân cụ thể nào.
- Mục đích đối thoại và trao đổi mở.
VD: Bài 14 " Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất", phần "Cơ chế tác động của enzim" thầy ra câu hỏi:
Hãy hoàn thành phiếu học tập sau:
Cơ chất
Saccarôzơ
Enzim
Các tác động
Kết quả
Yêu cầu: 
+ Cá nhân nghiên cứu sách giáo khoa trang 57 và hình 14.1
+ Thảo luận trong nhóm thống nhất ý kiến để hoàn thành nội dung của phiếu học tập.
2.2. Kỹ thuật đưa ra câu hỏi
- Đưa ra câu hỏi cho cả lớp/cả nhóm: Cho các học sinh có thời gian suy nghĩ. Thời gian ngừng phụ thuộc vào độ khó dễ của câu hỏi
- Gọi học sinh trình bày.
- Đánh giá câu trả lời.
+ Khen những câu trả lời chính xác, trả lời hay.
+ Nếu cần, chỉ rõ phần chính xác của câu trả lời.
Tránh thói quen lặp đi lặp lại 1 loại câu hỏi. Giáo viên nên nhắc lại và nhấn mạnh những câu trả lời đúng để tăng mức độ tiếp thu của học sinh. Không nên tự trả lời câu hỏi của mình - trừ đó là câu hỏi hùng biện. Giữ giọng nói bình thường, thân thiện. Tránh việc học sinh trả lời đồng thanh...
2.3. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng câu hỏi
Đặc điểm của một câu hỏi tốt: Ngắn gọn, rõ ràng, diễn đạt 1 ý/1 nội dung (hỏi), phù hợp với nội dung đang cần truyền đạt cho học sinh, phù hợp với trình độ của học sinh. Câu hỏi phải tạo được sự quan tâm của học sinh, ngôn ngữ thông dụng, dễ hiểu phù hợp với học sinh, nhấn mạnh vào điểm chính.
Lưu ý khi đặt câu hỏi: Nói to, rõ, đảm bảo học sinh nghe và hiểu câu hỏi. Giáo viên nên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Nên đặt câu hỏi tiếp theo để khai thác thêm thông tin. Thái độ người thầy phải vui vẻ cởi mở, khuyến khích học sinh suy nghĩ để trả lời.
3. Nên kiểm tra đầu giờ thế nào? 
3.1. Hình thức truyền thống: câu hỏi tự luận
- Thầy thông báo nội dung câu hỏi trước lớp và gọi 1 học sinh lên trả lời.
- Gọi học sinh dưới lớp bổ sung câu trả lời.
- Thầy nhận xét và cho điểm công khai.
3.2. Hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Thầy soạn sẵn các câu hỏi trắc nghiệm: chia thành 2 nhóm câu hỏi: Nhóm câu hỏi dành cho học sinh trung bình và nhóm câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi.
- Sau khi học sinh chọn đáp án nên hỏi bổ sung: Vì sao? Tại sao?... để đánh giá chính xác nhận thức của học sinh (tránh trường hợp học sinh chọn đúng ngẫu nhiên).
3.3. Hình thức trò với trò
- Thầy giao cho 2 học sinh: mỗi học sinh một nhóm cụm từ (tùy theo nội dung cần kiểm tra của mỗi bài học).
- Học sinh lần lượt căn cứ vào nhóm cụm từ mà tìm câu gợi ý cho bạn để bạn nói đúng cụm từ đó.
- Có thể một học sinh chuyên gợi ý và 1 học sinh chuyên trả lời (áp dụng trong trường hợp khả năng nhận thức, tiếp thu trong học tập của cặp học sinh không đều nhau: 1 khá, 1 trung bình hoặc yếu).
Lưu ý: 
- Thầy giao cụm từ phù hợp với khả năng học tập của học sinh:
+ Nên gọi ngẫu nhiên cặp học sinh (trung bình - trung bình; khá - khá)
+ Nếu cặp học sinh: yếu - khá thì nên để học sinh khá là người gợi ý, học sinh yếu là người trả lời (hình thức này khuyến khích tạo sự tự tin cho học sinh yếu)
- Lời gợi ý phải trong nội dung bài học.
- Thầy căn cứ vào chất lượng câu gợi ý và câu trả lời để đánh giá điểm cho từng học sinh.
Sau đây là ví dụ minh học cho 3 hình thức kiểm tra trên
Bài 19. Giảm phân 
Hình thức truyền thống: Câu hỏi tự luận
Câu hỏi dành cho học sinh trung bình:
Câu 1. Mô tả tóm tắt diễn biến các kỳ của giảm phân I
Câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi:
Câu 2. Hiện tượng cá NST tương đồng bắt đôi có ý nghĩa gì?
Câu 3. Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân.
Hình thức trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi dành cho học sinh trung bình:
Câu 1. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào?
A. Tế bào sinh dưỡng	B. *Tế bào sinh dục chín.
C. Tế bào giao tử.	D. Tế bào sôma.
Câu 2. Giảm phân có mấy lần phân bào?
A. 1	B. *2.	C. 3	D. 4.
Câu 3. Ở kỳ đầu I có hiện tượng
A. NST tự nhân đôi.
B. các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng.
C. có thể xảy ra trao đổi đoạn giữa các crômatit của cặp NST kép tương đồng.
D. Cả B và C.
Câu 4. Ở kỳ sau I có hiện tượng
A. hai NST kép trong cặp tương đồng di chuyển về cùng 1 cực của tế bào.
B. *mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển về 1 cực của tế bào.
C. mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn rồi di chuyển về 2 cực của tế bào.
D. các NST tồn tại ở dạng đơn, mảnh.
Câu hỏi dành cho học sinh khá, giỏi:
Câu 1. Đặc điểm có ở giảm phân mà nguyên phân không có là
A. xảy ra sự biến đổi cấu trúc NST.
B. có sự phân chia tế bào chất.
C. hình thành thoi phân bào.
D. NST tự nhân đôi.
Câu 2. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là
A. đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
B. đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
C. đều có một lần nhân đôi của NST.
D. đều hình thành các tế bào con có bộ NST giống nhau.
Câu 3. Ở kỳ đầu của giảm phân I, các NST có hoạt động khác với ở quá trình nguyên phân là
A. NST co xoắn dần lại	B. NST tiếp hợp.
C. NST gồm 2 crômatit dính nhau.	D. A và C.
Câu 4. Trong quá trình giảm phân, các NST chuyển từ trạng thái kép sang trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ nào?
A. Kỳ đầu II.	B. Kỳ giữa II.	C. Kỳ sau II.	D. Kỳ cuối II
3.2. Hình thức trò với trò
Nhóm cụm từ 1 (dành cho học sinh thứ 1)
a. kỳ đầu I; b. trao đổi chéo; c. xoắn cực đại; d. 4 giao tử đực; e. tế bào thể cực
Nhóm cụm từ 2 (dành cho học sinh thứ 2)
a. kỳ trung gian; b. thoi phân bào; c. NST kép; d. 1 giao tử cái; e. NST kép xếp thành 1 hàng
Lưu ý:
- Có thể dùng hình thức rút thăm để học sinh chọn nhóm cụm từ.
- Câu gợi ý trong phạm vi bài học.
Đáp án: học sinh có thể gợi ý cho bạn theo nội dung sau (có thể gợi ý bằng nội dung khác)
Nhóm cụm từ 1 (dành cho học sinh thứ 1)
- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng là diễn biến NST ở kỳ nào? Đáp án Kỳ đầu I.
- Sau khi tiếp hợp và bắt chéo các NST trong từng cặp tương đồng dần dần đẩy nhau ra, quá trình này có thể xảy ra hiện tượng gì làm biến đổi cấu trúc NST? Đáp án là hiện tượng trao đổi chéo.
- Trước khi tập trung lên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, NST có hiện tượng? Đáp án là xoắn cực đại.
- Kết thúc giảm phân 2 từ 1 tế bào sinh dục đực chín, các tế bào con đã phân hóa thành Đáp án là phân hoá thành 4 giao tử đực.
- Kết thúc giảm phân 2 từ 1 tế bào sinh dục cái chín, các tế bào con đã phân hóa thành 1 trứng và cácĐáp án là các tế bào thể cực
* Nhóm cụm từ 2 (dành cho học sinh thứ 2)
- Tại kỳ này các NST tự nhân đôi? Đáp án là kỳ trung gian
- Giúp các NST phân ly đều đặn về 2 cực của tế bào là nhờ vai trò của( thoi phân bào)
- Trạng thái này của NST tồn tại từ kỳ trung gian của giảm phân I đến hết kỳ giữa của giảm phân II? ( NST kép).
- Mỗi tế bào mẹ giao tử cái tạo ra 3 tế bào thể cực và( 1 giao tử cái)
- Đây là diễn biến của NST ở kỳ giữa của giảm phân II? (NST kép xếp thành 1 hàng).
* Thiết kế bài minh họa:
Bài 30: Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Trình bày được đặc điểm quá trình nhân lên của vi rút.
- Nêu được đặc điểm của vi rút HIV, các con đường lây truyền và biện pháp phòng ngừa.
2. Kỹ năng
- Khai thác tranh để nhận biết kiến thức.
- Khái quát hóa kiến thức.
- Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ
- Dựa trên sự hiểu biết giải thích cho mọi người trong cộng đồng: ngăn chặn, phòng ngừa bệnh do vi rút gây nên, đặc biệt là HIV.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu
- Bảng phụ
- Hình 30 sách giáo khoa.
- Chuẩn bị: 5 mảnh bìa vẽ 5 hình ảnh 5 giai đoạn nhân lên của virus và 5 mảnh bìa ghi tóm tắt nội dung 5 giai đoạn nhân lên của virus
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Hình thức: Trò với trò
Nhóm cụm từ 1:
Nhóm cụm từ 2:
a. virus.
b. capsit
c. vỏ ngoài
d. cấu trúc xoắn.
e. cấu trúc hỗn hợp
a. cấu trúc khối
b. capsôme.
c. nuclêôcapsit.
 d. cấu trúc khối
Đáp án:
 Học sinh có thể thực hiện theo đáp án sau hoặc đáp án khác (nhưng phải đúng yêu cầu)
Nhóm cụm từ 1
- Thực thể chưa có cấu tạo tế bào và có kích thước siêu nhỏ được gọi là
a. virus.
- Vỏ prôtêin của virus được gọi là
b. capsit
- Một số virus có thêm một vỏ bên ngoài vỏ capsit được gọi là
c. vỏ ngoài
- Cấu trúc này thường làm cho virus có dạng hình que hay hình sợi
d. cấu trúc xoắn.
- Cấu trúc này tạo cho virus giống con nòng nọc
e. cấu trúc hỗn hợp
* Nhóm cụm từ 2
- Làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virus bám trên bề mặt của tế bào vật chủ là vai trò của
a. gai glicôprôtêin 
- Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là
b. capsôme.
- Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là
c. nuclêôcapsit.
- Virus bại liệt có dạng cấu trúc này
d. cấu trúc khối. 
3. Bài mới
Vào bài: Vi rút không có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào chủ, nên ở vi rút quá trình sinh sản được gọi là sự nhân lên. Sự nhân lên của vi rút được tiến hành như thế nào? Quá trình này được chia làm mấy giai đoạn? Nội dung của mỗi giai đoạn? Để giải đáp những câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài: Sự nhân lên của virus.
Hoạt động I: Tìm hiểu chu trình nhân lên của vi rút. (25 phút)
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động nhóm
Mỗi bàn học sinh (4 học sinh) là một nhóm
Thầy yêu cầu:
- 2 hoặc 3 nhóm một cùng nghiên cứu 1 giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus
- Viết tóm tắt ra bảng phụ
Y/c học sinh:
- Đọc sách giáo khoa phần: I. Chu trình nhân lên của vi rút
- Kết hợp hình 30 sách giáo khoa (thầy treo lên bảng)
- Thảo luận thống nhất ý kiến
- Thư ký thay mặt nhóm ghi ra bảng phụ
- Thầy gọi ngẫu nhiên 5 nhóm ứng với nghiên cứu 5 giai đoạn treo bảng phụ trên bảng và trình bày trước lớp kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Thầy nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm và đưa ra đáp án đúng (máy chiếu) để học sinh theo dõi tự sửa chữa. 
*Sau khi kết thúc, thầy yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao mỗi loại vi rút chỉ nhiễm vào một loại tế bào vật chủ nhất định?
(Gai glicôprôtêin của vi rút đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt tế bào)
2. Vi rút sau khi hấp phụ rồi vào trong tế bào bằng cách nào?
- Vi rút có hệ gen mã hóa libaxôm làm tan thành tế bào.
- Một số vi rút ký sinh trên động vật xâm nhập bằng cách ẩm bào hay thực bào của tế bào vật chủ.
3. Tại sao một số động vật như trâu, bò, gà bị nhiễm vi rút thì bệnh tiến triển nhanh và dẫn đến tử vong?
- Vi rút nhân lên nhanh trong thời gian ngắn rồi tiếp tục xâm nhập vào các tế bào cùng loại.
- Sử dụng chất dinh dưỡng và thải độc vào tế bào làm cho té bào ngừng hoạt động.
1. Chu trình nhân lên của vi rút.
1.1. Giai đoạn hấp phụ
- Vi rút bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào.
1.2. Giai đoạn xâm nhập.
* Với phagơ
- Phá huỷ thành tế bào nhờ enzim.
- Bơm axit nuclêic vào tế bào chất tế bào vật chủ (vỏ nằm bên ngoài)
* Với vi rút động vật
- Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất vật chủ.
- Cởi vỏ nhờ enzim để giải phóng axit nuclêic.
1.3 Giai đoạn sinh tổng hợp
- Virus tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho mình nhờ enzim và nguyên liệu của tế bào chủ (có 2 loại prôtêin : prôtêin enzim và prôtêin vỏ capsit)
1.4. Giai đoạn lắp ráp
- Lắp axit nuclêic vào vỏ prôtêin để tạo rivion
1.5. Giai đoạn phóng thích
* Cách 1: Phá vỡ tế bào chui ra ồ ạt làm cho tế bào chết ngay (gọi là quá trình sinh tan)
* Cách 2: vi rút chui ra từ từ theo lối nảy chồi " tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (gọi là quá trình tiềm tan)
Hoạt động II. Tìm hiểu HIV/AIDS (10 phút)
Học sinh gấp sách, qua thông tin thực tế mà em biết, nêu những hiểu biết của mình về HIV qua các câu hỏi gợi ý. 
(Các học sinh đều phải trả lời 1 vấn đề tự chọn theo các gợi ý)
- HIV là gì?
- Thế nào là vi sinh vật cơ hội?
- Bệnh cơ hội là gì?
- Các con đường lây truyền HIV?
- Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
- Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
- Biện pháp phòng ngừa?
- Hãy liên hệ thực tế về công việc tuyên truyền phòng tránh HIV ở cộng đồng và nhà trường?
- Cần có thái độ như thế nào với người nhiễm HIV/AIDS?

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_hoc.doc
  • docBáo cáo tóm tắt SKKN(THOM).doc
  • docĐơn đề nghi SKKN(THOM).doc