Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận xã hội

Một số cơ sở khoa học của đề tài:

 a. Cơ sở lý luận:

 *. Khái lược thể loại, kiểu bài:

 Nghị luận:

 Là bàn bạc, làm sáng tỏ một vấn đề và có ý kiến đánh giá về vấn đề đó.

 Nghị luận xã hội:

 Là bàn bạc, đánh giá một vấn đề xã hội. Từ dó đưa ra hướng giải quyết vấn đề tốt nhất, có liên hệ thực tế xã hội để mọi người rút ra bài học cho mình.

 Dựa vào các sách tham khảo có liên quan đến đề tài, tôi đưa ra một số kinh nghiệm, kĩ năng về làm văn nghị luận xã hội để giúp các em tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc viết văn nghị luận xã hội.

 b. Cơ sở thực tiễn:

 Tôi tiến hành khảo sát trên bài kiểm tra của học sinh để phát hiện những lỗi, những hạn chế của các em trong viết văn. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các lỗi, từ đó hình thành dàn ý cụ thể cho kiểu bài và có cung cấp kiến thức liên quan cho các em.

 Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn tôi đặt ra nhiệm vụ của đề tài là tiến hành thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm chuyển tải những kĩ năng mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh lớp 9 viết văn nghị luận tốt hơn.

 

doc 13 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2407Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phải tôn trọng sự sáng tạo. 
I.3. Phương pháp nghiên cứu:
	Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp...; cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra... kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy.
I.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 I.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài: "Hướng dẫn học sinh làm bài văn Nghị luận xã hội".
 I.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối lớp 9 trường THCS Lê Đình Chinh và khối 9 trường THCS Nguyễn Trãi– huyện Krông Ana
I. 5. Dàn ý của đề tài:
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài 
I.2. Nhiệm vụ của đề tài
I.3. Phương pháp nghiên cứu
I.4. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu
 a. Đối tượng nghiên cứu	
 b. Địa bàn nghiên cứu
I.5. Dàn ý của đề tài
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Một số cơ sở khoa học của đề tài.
 a. Cơ sở lý luận.
 b. Cơ sở thực tiễn.
II.2. Thực trạng.
 a. Một số thuận lợi – khó khăn, thành công – hạn chế:
 b. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
 c. Phân tích, đánh giá thực trạng của đề tài:
II.3. Giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện.
Các bước làm bài văn Nghị luận xã hội:
 b.1. Xác định dạng đề 
 b.2. Xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận
b.3. Tìm ý và lập dàn ý khái quát cho đề bài
 * Dàn ý khái quát đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
 * Dàn ý khái quát đề nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội
  b.4. Viết thành một bài nghị luận hoàn chỉnh
 b.5. Đọc và sửa lỗi trong bài viết.
II.3. Điều kiện thực hiện giải pháp. 
II.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp.
II.5. Kết quả ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
III. PHẦN KẾT LUẬN
III.1. Bài học kinh nghiệm
III.2. Lời kết
«œ«›š«@&?«œ«›š«
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Một số cơ sở khoa học của đề tài: 
 a. Cơ sở lý luận:
 *. Khái lược thể loại, kiểu bài:
 Nghị luận: 
 Là bàn bạc, làm sáng tỏ một vấn đề và có ý kiến đánh giá về vấn đề đó. 
 Nghị luận xã hội: 
 Là bàn bạc, đánh giá một vấn đề xã hội. Từ dó đưa ra hướng giải quyết vấn đề tốt nhất, có liên hệ thực tế xã hội để mọi người rút ra bài học cho mình.
 Dựa vào các sách tham khảo có liên quan đến đề tài, tôi đưa ra một số kinh nghiệm, kĩ năng về làm văn nghị luận xã hội để giúp các em tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc viết văn nghị luận xã hội.
 b. Cơ sở thực tiễn:
 Tôi tiến hành khảo sát trên bài kiểm tra của học sinh để phát hiện những lỗi, những hạn chế của các em trong viết văn. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các lỗi, từ đó hình thành dàn ý cụ thể cho kiểu bài và có cung cấp kiến thức liên quan cho các em.
 Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn tôi đặt ra nhiệm vụ của đề tài là tiến hành thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm chuyển tải những kĩ năng mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh lớp 9 viết văn nghị luận tốt hơn.
II.2. Thực trạng:
 a. Một số thuận lợi – khó khăn, thành công – hạn chế:
Văn Nghị luận xã hội là tiếng nói của lí trí, nó thuyết phục người đọc, người nghe chủ yếu bằng lý lẽ của người viết, chất liệu từ cuộc sống và sức mạnh chủ yếu của nó là lập luận. Vì vậy muốn cho học sinh viết tốt bài văn Nghị luận xã hội , trước tiên người giáo viên phải cho học sinh hiểu rõ thế nào là lập luận, lí lẽ, dẫn chứng trong bài văn nghị luận và hướng dẫn cho học sinh rèn luyện kĩ năng lập luận, kĩ năng trình bày lí lẽ, mà thực chất đó là năng lực tư duy logic, tư duy lí luận, rèn luyện cho học sinh nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách biện chứng.
 Một bài văn Nghị luận xã hội không những phải có ý mà cần phải có lí vì đích đến của một bài văn Nghị luận xã hội đối với người đọc, người nghe chính là tính thuyết phục. Kết hợp giữa ý và lí lẽ là đặc trưng nổi bật của bài văn nghị luận nói chung. Để bài văn đảm bảo tính có lí, cần thiết phải lập luận. Lập luận chính là trình bày hệ thống lí lẽ và dẫn chứng của mình một cách chặt chẽ, rành mạch theo một trình tự hợp lí đúng với
 quy luật logic nhằm bác bỏ hay bênh vực một ý kiến, làm sáng tỏ một vấn đề. Vì vậy khi dạy những bài văn nghị luận người giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ và nắm được cách thức và trình tự lập luận.
 b. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
 Học sinh trường THCS Lê Đình Chinh (xã Quảng Điền huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk) chịu nhiều yếu tố tác động đến kỹ năng lập luận cho bài nghị luận xã hội thuyết phục. Ngoài các trò chơi có sức hấp dẫn và phụ giúp gia đình làm các em xao nhãng việc học phải kể đến ảnh hưởng từ gia đình và giáo viên. Quảng Điền là xã nghèo, đa số người dân sản xuất nông nghiệp, dân trí còn thấp. Vì vậy vẫn còn tư tưởng lạc hậu như cha mẹ luôn luôn đúng. Điều này hạn chế kỹ năng tư duy biện chứng của các em, không đặt vấn đề vào hoàn cảnh xã hội cụ thể để giải quyết. Không thấy được tác động nhiều mặt của cuộc sống lên nhận thức con người. Một số giáo viên chưa thât sự thoát ra khỏi cách dạy áp đặt, chưa có sự tôn trọng đúng mực ý kiến học sinh. Vì vậy học sinh làm bài văn như một cách “trả bài”, viết lại quan điểm, ý kiến của giáo viên và cha mẹ, thầy cô luôn luôn đúng mà không thể hiện quan điểm cá nhân mình.
c. Phân tích, đánh giá thực trạng của đề tài:
 Vì nghị luận xã hội là kiểu bài đòi hỏi học sinh phải bàn bạc, đánh giá một vấn đề nên trước hết giáo viên cần tôn trọng ý kiến của các em, phải rèn luyện cho học sinh khả năng lập luận và tư duy biện chứng. Để thực hiện điều này, trong tất cả các tiết đọc hiểu văn bản giáo viên có câu hỏi liên hệ thực tế cho học sinh thảo luận rồi đưa ra ý kiến đánh giá. Ngay ở lớp 6 cũng cần thiết phải làm điều này và hướng dẫn các em hình thành cách lập luận. Nên coi đây là quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Dĩ nhiên giáo viên phải là người có kiến thức tổng hợp và khả năng phản biện tốt.
 Điều này không chỉ giúp các em làm tốt bài Nghị luận xã hội mà còn rất hữu ích trong khi làm bài Nghị luận văn học. Nhất là khi bàn bạc rồi đưa ra ý kiến đánh giá về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
 Đề làm tốt bài Nghị luận xã hội học sinh phải không ngừng học tập, tích lũy kiến thức. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần rèn luyện cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo hướng biện chứng. Tránh cách nhìn nhận một chiều, chủ quan. Kiến thức để làm bài Nghị luận xã hội là quan điểm, xu hướng phát triển của thời đại, các hiện tượng xã hội và cả quan niệm thẩm mỹ của xã hội ngày nay. Học sinh nên đặt vấn đề vào bối cảnh cùng truyền thống dân tộc để có cách đánh giá hợp lý nhất. 
II.3. Giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp:
 Thực hiện đề tài này tôi không có tham vọng gì hơn ngoài mục đích cung cấp cho học sinh lớp 9 nói chung và học sinh trường THCS Lê Đình Chinh nói riêng những kĩ năng khi làm văn Nghị luận xã hội để các em cải thiện được kĩ năng viết văn của mình và để học tốt bộ môn Ngữ văn. Bên cạnh đó tôi cũng mong muốn được cùng các đồng nghiệp hình thành cách dạy, dàn ý chung cụ thể hơn cho kiểu bài Nghị luận xã hội. Thống nhất quan điểm, cách đánh giá học sinh và giáo viên khi dạy và làm bài Nghị luận xã hội.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện:
* Các bước làm bài văn Nghị luận xã hội:
​      Theo tôi, để làm tốt một đề nghị luận xã hội giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:
 b.1. Xác định dạng đề: 
Đề nghị luận xã hội có hai dạng cơ bản là Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí trong xã hội và Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Để xác định đúng dạng đề học sinh cần đọc kĩ đề bài, chú ý đến những từ ngữ trọng tâm, then chốt. Khi đã xác định rõ ràng, đúng dạng đề sẽ là bước đầu tiên giúp các em định hướng được cấu trúc cơ bản của bài làm. 
 Có thể hiểu Nghị luận về một vấn đề tư rưởng đạo lý là nghị luận về một tư tưởng mang tính truyền thống, thường thể hiện bằng câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ  Còn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn bạc, đánh giá về việc làm thể hiện một quan điểm tư tưởng mà có thể hình thành một trào lưu trong xã hội. Từ đó nhận định mặt đúng hoặc sai của hiện tượng để có cách phát huy hoặc khắc phục. 
        b.2. Xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận:
 Mỗi dạng đề sẽ có những yêu cầu khác nhau. Với đề nghị luận về hiện tượng đời sống, thông thường nội dung bàn luận sẽ thể hiện ngay trong vấn đề đưa ra như: 
 Viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400-600 từ  bàn về hiện tượng nghiện Internet và Game trong giới trẻ hiện nay. 
  Nội dung trọng tâm của đề này đã nêu ngay trong vấn đề đưa ra là bàn về hiện tượng nghiện Internet và Game trong giới trẻ.  Với dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lý để xác định nội dung trọng tâm cần bàn luận là điều khó khăn hơn đòi hỏi người viết phải tìm tòi, suy nghĩ và tự rút ra nội dung bàn luận sau khi đã giải thích vấn đề. Bởi kiểu đề này thưởng thể hiện dưới dạng một ý kiến, nhận định cụ thể như: 
 Viết một bài nghị luận ngắn khoảng 400-600 từ  bàn về  ý kiến sau “ Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn).
 Khi xác định đúng nội dung, yêu cầu đề bài tức là bài viết của mình sẽ không lạc đề, xa đề.
       b.3. Tìm ý và lập dàn ý khái quát cho đề bài:
 Lập dàn ý giúp học sinh xác định những luận điểm, luận cứ cụ thể, chính xác, không bỏ sót ý. Đối với  mỗi dạng đề nghị luận xã hội sẽ có một dàn ý cơ bản.
 Trong việc tìm ý đã thể hiện tư duy biện chứng của học sinh, điều này giúp các em nghị luận đúng về vấn đề.
 Ví dụ khi nghị luận về vấn đề kiên trì hay đoàn kêt trong các câu ca dao tục ngữ phải thấy được kiên trì, đoàn kết phải vì một mục đích đúng, một lý tưởng đẹp. Nếu không nó sẽ có hại cho bản thân và xã hội.
b.3.1. Dàn ý khái quát kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề.
 * Nên bắt đầu từ phạm trù cuộc sống có liên quan để tránh lạc đề, xa đề.
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài. 
- Nêu vấn đề và bước đầu đưa ra ý kiến nhận định về vấn đề đó.
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có)
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích các thuật ngữ (nếu có), trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận.
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: 
Vấn đề trên là đúng hay sai? Tại sao đúng (hoặc sai)? Đúng (hoặc sai) như thế nào? 
* Lưu ý: Cần phải đặt vấn đề trong từng trường hợp cụ thể. Có thể là trong từng giai đoạn lịch sử, từng tầng lớp hoặc bối cảnh xã hội.
 Ví dụ với đề bài:
 Một lần Gien – ni hỏi bố: 
 - Theo bố hạnh phúc là gì?
 C. Mác trả lời:
 - Hạnh phúc là đấu tranh.
 Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 Với đề bài này học sinh cần đặt quan niệm thế nào là hạnh phúc trong từng giai đoạn lịch sử để thấy ý kiến của C.Mác chỉ đúng trong chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.Trong các hình thái xã hội khác lại không hoàn toàn đúng vì quan niệm hạnh phúc không giống nhau. 
 Hoặc đề bài:
 Dân gian có câu: 
“Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư”
 Ý kiến của em về câu ca dao trên.
 Học sinh phải chỉ ra được: xã hội phát triển, người cha phải là người thức thời, bắt nhịp kịp với cuộc sống thì vấn đề nghị luận đúng. Nếu không thì quan niệm lạc hậu vẫn tồn tại và vấn đề trên chưa hẳn đúng.
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận:
Thao tác này không khó, những biểu hiện không phù hợp với quan điểm được nêu ra là cần lên án. Tuy nhiên không nên chỉ trích suông mà phải có cơ sở, lý luận, nếu cần thì chỉ ra tư tưởng đó không phù hợp với hoàn cảnh xã hội hôm nay thì bài văn mới thuyết phục.
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề,  mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm đối với bản thân và mọi người.
- Đề xuất phương châm đúng đắn
c. Kết bài:
Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài.
Rút ra bài học cho bản thân và cho mọi người.
b.3.2. Dàn ý khái quát kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống trong xã hội:
 a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào bài.
* Nên bắt đầu từ phạm trù cuộc sống có liên quan để tránh lạc đề, xa đề.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận và bước đầu nêu ý kiến đánh giá về vấn đề. (hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập).
 b. Thân bài:
*Trình bày hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài: 
Có thể trình bày bản chất, thực trạng vấn đề bàn luận.
Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
* Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên:
 Có thể trả lời câu hỏi:
 - Hiện tượng xã hội đó hình thành do đâu?
 - Hiện tượng đó mang lại tác hại (hoặc lợi ích) như thế nào?
* Lưu ý: Nguyên nhân hình thành hiện tượng thường xét ở các yếu tố: Ý thức cá nhân, ảnh hưởng từ sự giáo dục của gia đình, nhà trường, tác động của xã hội. Tác hại (hoặc lợi ích) hiện tượng mang lại xét ở các mặt: Đạo đức và quá trình hình thành nhân cách, hiệu quả công việc, học tập, sức khỏe, tiền bạc
* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận: 
Phê phán quan niệm, cách sống không đúng đắn có liên quan với vấn đề đang bàn luận. 
* Đề xuất những giải pháp khắc phục hiện tượng.
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. Trước tiên là giáo dục nhận thức cho mọi người, nhất là giới trẻ, tăng cường vai trò giáo dục, quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn.
- Bài học nhận thức và hành động rút ra từ vấn đề bàn luận .
b.4. Viết thành một bài nghị luận hoàn chỉnh:
 Sau khi đã lập dàn ý khái quát, rà soát các luận điểm rồi viết bài. Khi viết bài cần lưu ý : Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao? Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. Đặc biệt giữa các phần và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Để làm được như vậy, cần phải sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn có chức năng liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn tiếp theo. Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần mở bài, thân bài, kết bài trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài. Tránh trường hợp viết phần mở bài, thân bài quá nhiều, thiếu thời gian để viết phần kết bài. Đặc biệt phải chú ý về thời gian dành cho câu nghị luận xã hội. Thông thường học sinh chỉ nên viết câu này trong 45-50 phút/180 phút của bài thi. Tuyệt đối tránh trường hợp viết quá dài dòng, lan man  mà không còn nhiều thời gian để làm các câu hỏi khác.
b.5. Đọc và sửa lỗi trong bài viết:
 Đọc lại bài viết khi đã làm xong. Thông thường khi làm bài học sinh hay bỏ qua bước này. Nguyên nhân có thể do thời gian không đủ, cũng có thể do các em không coi trọng. Thực tế đây là bước cuối cùng khi viết một bài văn, cũng là bước hết sức quan trọng. Bởi khi đọc lại bài làm, học sinh  có thể  sửa những lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt mà mình vô tình mắc phải trong khi viết. Cũng có thể phát hiện ra ý thiếu mình lỡ bỏ quên để bổ sung.
    Trên đây là năm bước cụ thể giúp học sinh làm tốt một đề văn Nghị luận xã hội. Nếu các em thường xuyên rèn luyện những kĩ năng trên  thì khi gặp bất cứ dạng đề nghị luận xã hội nào tôi tin cũng có thể làm  được. Tuy nhiên, để bài Nghị luận xã hội đạt điểm cao không phải là dễ. Do đó đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các bước làm bài cũng như cấu trúc mỗi dạng đề mà còn phải chịu khó tư duy sáng tạo. Đặc biệt không ngừng quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống.
II.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: 
 Để thực hiện đề tài "Hướng dẫn học sinh làm bài văn Nghị luận xã hội" đạt kết quả tốt cần đảm bảo một số yêu cầu như là điều kiện để thực hiện:
 Nhà trường, tổ bộ môn cần có cái nhìn cởi mở, đúng đắn trong việc giảng dạy của giáo viên. Cần thiết có sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng đời sống. Tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy kiểu bài Nghị luận xã hội phải dựa trên cơ sở quan niệm, đạo đức và bối cảnh cuộc sống hiện tại, tránh áp đặt.
 Giáo viên phải là người cung cấp quan điểm, lối sống và chuẩn mực đạo đức của con người hiện nay. Từng bước hướng dẫn học sinh tư duy biện chứng về các vấn đề, sự việc. Cần tôn trọng quan điểm của học sinh, nếu có sai lệch thì giảng giải, đinh hướng để các em phát huy kỹ năng phản biện xã hội.
 II.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
 Việc thực hiện gàn ý chung của từng kiểu bài Nghị luận xã hội mà chúng tôi đưa ra và vai trò, nhiệm vụ của nhà trường, giáo viên có quan hệ chặt chẽ với nhau.
 Với kiểu bài Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống không chỉ người dạy mà nhà trường và giáo viên dạy các môn học khác cũng có liên quan. Trước hết là giúp học sinh có cái nhìn khoa học về sự việc, hiện tượng khi vận dụng kiến thức nhiều môn học. Để các em có cách nhìn cuộc sống biện chứng thì nhà trường, giáo viên phải thực hiện trước. Ví dụ: Đề bài yêu cầu nghị luận về hiện tượng học sinh lơ là trong học tập. Nếu học sinh giải thích “lơ là” là học tập không chuyên cần, không chú ý nghe giảng trong giờ học, không chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp  Sau đó phân tích thực tế một buổi học có năm tiết, nghĩa là có năm bài cũ phải học, năm bài mới phải soạn và chắc chắn có năm hoặc hơn năm bài tập phải làm. Như vậy lơ là không hẳn là do học sinh. Những trường hợp tương tự như vậy cần sự phân định sáng suốt và cảm thông của giáo viên.
 Với kiểu bài Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý, cuộc sống liên tục thay đổi, phát triển cùng với đó quan điểm, tư tưởng cũng thay đổi. Giáo viên phải là người thông suốt tư tưởng truyền thống và am hiểu tư tưởng hiện đại đặt trong hệ thống páp lệnh của xã hội. Ngoài ra còn cần kỹ năng truyền đạt tốt để giúp các em có định hướng đúng.
 Đó là mối quan hệ không thể tách rời giữa người dạy với người học. Chúng tôi nhận thấy để thực hiện tốt dàn ý mà đề tài nêu ra cần tôn trọng mối quan hệ này.
II.5. Kết quả ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Với việc áp dụng đề tài "Hướng dẫn học sinh làm bài văn Nghị luận xã hội" trong quá trình giảng dạy, tôi thấy mình thuận lợi hơn khi giảng dạy.	
* Kết quả cụ thể như sau:
 Học sinh dần dần biết cách lập luận mạch lạc, thuyết phục. mỗi vấn đề đều bàn bạc đánh giá rõ ràng, thuyết phục hơn. Kể cả với kiểu bài Nghị luận văn học các em sẽ học sau kiểu bài này.
 Kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011 – 2012 môn Ngữ văn trường THCS Lê Đình Chinh đạt 62% bài làm từ 5 điểm trở lên. Năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn trường THCS Lê Đình Chinh đạt hơn 64% bài làm từ 5 điểm trở lên. Kết quả chung là đứng đầu trong số các trường trong huyện có học sinh thi tuyển vào lớp 10.
 Năm học 2011 – 2012 trường THCS Lê Đình Chinh đạt 1 giải nhì và 1 giải KK môn Ngữ văn 9 cấp huyện. 1 giải nhất môn Ngữ văn 9 cấp tỉnh.
 Năm học 2012 – 2013 trường THCS Lê Đình Chinh đạt 1 giải nhất và 2 giải KK môn Ngữ văn 9 cấp huyện. 1 giải nhì, 1 giải ba môn Ngữ văn 9 cấp tỉnh.
 Đó cũng là kết quả hai năm gần nhất tôi đảm nhiệm công tác giảng dạy môn Ngữ văn khối lớp 9 tại trường THCS Lê Đình Chinh.
«œ«›š«@&?«œ«›š«
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
 Để tăng cường hiệu quả của giờ dạy văn bậc THCS nói chung và giờ dạy văn ở lớp 9 nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - NGU VAN -THO - NGUYEN TRAI.doc