Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn học sinh yếu giải được dạng toán về chuyển đổi đơn vị đo ở Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn học sinh yếu giải được dạng toán về chuyển đổi đơn vị đo ở Lớp 5

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

*Thuận lợi:

Đa số học sinh nắm và hiểu được cơ bản những bài toán trên lớp, biết làm và

thực hiện đầy đủ các quy trình vận dụng về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng vào

thực tiễn.

*Khó khăn:

- Có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em còn ham chơi, chưa nhận

thức được tầm quan trọng của việc học, đi học là để đáp ứng theo yêu cầu của cha

mẹ, của thầy cô nên vào lớp các em chưa thật tập trung nghe giảng còn lơ là

trong giờ học, có em do sự lười học lâu ngày mà thành hỏng kiến thức, .

- Giáo viên dạy môn toán thường gặp nhiều khó khăn khi dạy đối tượng học

sinh yếu; kết quả giảng dạy chưa theo ý muốn, chưa đáp ứng yêu cầu chung của bộ

môn và của trường.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3.21. Mục đích của giải pháp:

Nhằm giúp cho học sinh yếu có phương pháp đúng để tiếp thu và vận dụng

tốt kiến thức, đạt được trình độ chuẩn kĩ năng kiến thức về môn Toán lớp 5 là nền

tảng vững chắc để tiếp tục học tốt ở trường trung học cơ sở.

pdf 3 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 944Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn học sinh yếu giải được dạng toán về chuyển đổi đơn vị đo ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
Mã số: ................................................................. 
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn học sinh yếu giải được dạng toán về 
chuyển đổi đơn vị đo ở lớp 5. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học 
3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
*Thuận lợi: 
 Đa số học sinh nắm và hiểu được cơ bản những bài toán trên lớp, biết làm và 
thực hiện đầy đủ các quy trình vận dụng về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng vào 
thực tiễn. 
*Khó khăn: 
 - Có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em còn ham chơi, chưa nhận 
thức được tầm quan trọng của việc học, đi học là để đáp ứng theo yêu cầu của cha 
mẹ, của thầy cô  nên vào lớp các em chưa thật tập trung nghe giảng còn lơ là 
trong giờ học, có em do sự lười học lâu ngày mà thành hỏng kiến thức, ... 
- Giáo viên dạy môn toán thường gặp nhiều khó khăn khi dạy đối tượng học 
sinh yếu; kết quả giảng dạy chưa theo ý muốn, chưa đáp ứng yêu cầu chung của bộ 
môn và của trường. 
 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
 3.21. Mục đích của giải pháp: 
 Nhằm giúp cho học sinh yếu có phương pháp đúng để tiếp thu và vận dụng 
tốt kiến thức, đạt được trình độ chuẩn kĩ năng kiến thức về môn Toán lớp 5 là nền 
tảng vững chắc để tiếp tục học tốt ở trường trung học cơ sở. 
 3.2.2. Nội dung giải pháp: 
 * Các bước thực hiện của giải pháp mới: 
 Giải pháp 1: Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: 
 Vào đầu năm học, khi nhận lớp giảng dạy tôi thường kiểm tra kiến thức chung 
của các em. Căn cứ vào kết quả này và kết quả năm học trước để phân loại học sinh 
yếu để trong quá trình giảng dạy sẽ chú ý giúp đỡ các em này nhiều hơn. Bên cạnh 
đó, tôi luôn cố gắng quan sát cách thể hiện của từng học sinh trên lớp, từ đó bản 
thân sẽ tập trung được vào những học sinh thực sự yếu và không có năng lực. 
 Giải pháp 2: Nhắc lại một số kiến thức đơn giản có liên quan để vận dụng 
vào bài học có hiệu quả: 
 Với học sinh yếu, các em không thể nhớ thật nhiều kiến thức cùng một lúc nên 
tôi tập cho các em làm quen, nhắc lại thường xuyên các kiến thức đơn giản mà 
thường sử dụng cho bài học để dẫn dắt việc nhớ và vận dụng kiến thức cũ có liên 
quan, giúp các em nhận ra rằng những vấn đề tưởng như khó khăn phức tạp nhưng 
thật ra rất đơn giản mà khả năng ai cũng có thể làm được. 
 Giải pháp 3: Kiến thức truyền thụ cho học sinh yếu, giáo viên cần phân tích 
thành từng dạng, mỗi dạng cần có các bước thực hiện cụ thể, rõ ràng để học 
 2 
sinh dễ nhớ, dễ vận dụng: 
 Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn toán là 
hoạt động giải toán nhưng học sinh yếu toán thường gặp khó khăn trong hoạt 
động này. Vì vậy khi dạy học sinh yếu, tôi nghiên cứu soạn kĩ lại từng bước thực 
hiện của từng dạng toán cơ bản trong chương trình, giúp các em tiếp cận được 
từng dạng toán và từng bước giải để các em có thể vận dụng dễ dàng hơn trong 
hoạt động giải toán. 
Ví dụ: 12 tạ = .. kg 
Ta thấy từ “tạ” xuống ‘kg” thì đơn vị giảm 100 lần. Vậy số đo phải tăng 100 
lần. Chẳng hạn: 1 tạ = 100kg. Nên ta có 12 x 100 = 1200kg 
 12 tạ = 1200 kg 
 Giải pháp 4: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập: 
 Mỗi dạng bài tập, tôi đều áp dụng phương pháp và cách trình bày riêng 
hoàn chỉnh làm mẫu để hướng dẫn,giúp các em có cơ sở và biết cách trình bày 
tương tự khi học. Sau khi thực hành bài tập mẫu tôi đưa ra một số bài tập tương 
tự để các em tự làm theo mẫu, sau đó thay đổi các yêu cầu để tập cho các em suy 
nghĩ và vận dụng phần đã có vào bài tập mới. Điều này giúp các em thấy bản 
thân mình có thể làm được một số yêu cầu của bài, củng cố cho các em lòng tự 
tin vào khả năng của mình, từ đó các em tích cực suy nghĩ để giải quyết các yêu 
cầu mới còn lại trong bài. 
a/ Về đổi đơn vị trong các danh số đơn: 
 Cơ sở của việc đổi đơn vị đo là mối tương quan tỉ lệ nghịch giữa số đo và 
đơn vị đo: “Với cùng một giá trị của đại lượng, khi đơn vị đo tăng lên (hoặc 
giảm đi) bao nhiêu lần thì số đo sẽ giảm đi (hoặc tăng lên) bấy nhiêu lần” 
* Ví dụ 1: 36 phút =  giờ 
Từ “phút” lên đến “giờ” thì đơn vị tăng 60 lần. Vậy số đo giảm 60 lần. 
Thật vậy: 1giờ = 60 phút như vậy để tìm 36 phút = giờ thì ta lấy 36: 60 = 0,6. 
Ta có: 
 36 phút = 0,6 giờ 
Tuy nhiên trong thực tế lúc đổi số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích 
tôi thường hướng dẫn học sinh dùng cách dịch dấu phẩy như sau: 
Cứ mỗi lần chuyển sang đơn vị liền sau (liền trước) thì ta dời dấu phẩy 
sang 
phải (sang trái): - 1 chữ số đối với số đo độ dài và khối lượng. 
 - 2 chữ số đối với số đo diện tích 
 - 3 chữ số với số đo thể tích 
* Ví dụ 2: 5,4321km = . m 
 Từ km đến m phải qua 3 lần chuyển sang đơn vị (độ dài) liền sau 
(km  hm  dam  m) nên ta phải dời dấu phẩy sang phải 3 chữ số. 
: 60 
 x 100 
 3 
5, 4321km = 5432,1m 
Khi thực hành học sinh viết và nhẩm như sau: 9m3 (chấm nhẹ vào dấu phẩy) 
870dm3 (viết thêm 0 sau 7 cho đủ ba chữ số) 000cm3 (viết thêm 3 chữ số 0) ta 
được: 9,87 m3 = 9 870 000cm3 
 b/ Về đổi đơn vị từ danh số phức sang danh số đơn và ngược lại: 
 Đối với số đo độ dài, khối lượng, diện tích và thể tích ta thường dùng quy 
tắc về “số chữ số trong một hàng đơn vị ” như sau: 
Khi viết số đo độ dài, khối lượng (diện tích hoặc thể tích) mỗi hàng đơn vị 
ứng với 1 (2 hoặc 3) chữ số. 
* Ví dụ: 5 tấn 6kg = .. kg 
Học sinh viết và nhẩm như sau: 5(tấn) 0 (tạ) 0 (yến) 6 kg để được: 
 5 tấn 6kg = 5006kg 
 Giải pháp 5: Cho các em tự chia sẻ kết quả bài làm của mình, của bạn để 
khắc sâu kiến thức đã học: 
 Thường xuyên khuyến khích các em học sinh tự chia sẻ kết quả bài làm của 
mình, của bạn, giúp các em tự phát hiện ra cái sai của mình để khắc phục, thấy 
cái sai của bạn để tránh né. Nếu học sinh không phát hiện chỗ sai thì tôi hỗ trợ 
gợi ý để các em nêu cách sửa, sau đó tôi chốt lại thật kĩ để các em nhớ và vận 
dụng trong bài sau. 
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Báo cáo giải pháp của tôi nêu ra đã áp dụng thành công trên lớp do tôi phụ 
trách giảng dạy, tiết thao giảng trong tổ khối và mong muốn được áp dụng rộng 
rãi cho tất cả học sinh các cấp trong tất cả các trường tiểu học. 
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: 
Sau khi áp dụng giải pháp trên, cho thấy chất lượng học sinh học môn toán 
được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, các em còn mạnh dạn phát biểu, biết nêu lên 
những thắc mắc của mình khi chưa hiểu và tỏ ra tự tin khi làm bài tập, đoàn kết 
với bạn bè qua trao đổi học tập trong nhóm. Nhiều học sinh yếu toán đã có học 
lực trung bình, khá. Kết quả cụ thể như sau: 
 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có. 
 Kiên Lương, ngày 05 tháng 5 năm 2017 
 Người mô tả 
 Chung Thị Quyên 
Thời gian Điểm 10 - 9 Điểm 8 - 7 Điểm 6 - 5 Điểm 4 - 3 
Trước khi thực hiện 
giải pháp 
14 em - 36,8% 9 em - 23,7% 9 em - 23,7% 6 em - 15,8% 
 Sau khi thực hiện 
giải pháp: Cuối kì II 
30 em - 79,0% 7 em - 18,4% 1 em - 2,6% 0 
 Dời dấu phẩy sang phải 3 chữ số 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_hoc_sinh_yeu_giai.pdf