I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
1. Lĩnh hội tinh thần và thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị
Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu10
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế từ năm học 2014 – 2015, với quan điểm chỉ đạo “Phát
triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, gắn lý luận với thực tiễn”
và mục tiêu tổng quát là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát
huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào, sống tốt và làm việc có hiệu quả”
Để thực hiện theo quan điểm chỉ đạo và mục tiêu trên, giáo viên phải vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực: cải tiến các phương pháp dạy học truyền
thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; vận dụng dạy học giải quyết vấn đề;
vận dụng dạy học theo tình huống; sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực
và sáng tạo; chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn; bồi dưỡng phương
pháp học tập tích cực cho học sinh, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công
nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học, đặc biệt là tăng cường tổ chức các hoạt động trải
nghiệm gắn với môn học cho học sinh.
Như vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học là một trong
những hoạt động hữu ích hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu của Nghị
quyết 29/NQ-TW.
m các làng nghề truyền thống; Tìm hiểu về ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; Tổ chức hoạt động chung cho cả đoàn như: biểu diễn các tác phẩm đã được sân khấu hóa, tổ chức trò chơi, Bước 5: Tổng kết, đánh giá về chuyến đi và các sản phẩm sau chuyến đi Tống kết về những điều đã làm được trong chuyến đi: kiến thức, kỹ năng được hình thành, thái độ tích cực của HS, sự chuẩn bị của các nhóm Rút kinh nghiệm về những hạn chế: ví dụ về khâu chuẩn bị cơ sở vật chất của nhóm hậu cần, nhóm làm sân khấu hóa đã đạt được như sự kỳ vọng của các thành viên trong đoàn chưa.. Yêu cầu HS làm sản phẩm sau chuyến đi: Viết bài thu hoạch về tác giả, tác phẩm, về những ngành nghề truyền thống, về văn hóa địa phương,hoặc thể hiện 32 những thu hoạch bằng những hình thức khác: vẽ tranh, làm thơ, sáng tác truyện, viết ký, phóng sự Đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí đã đã đề ra trước chuyến đi. Có thể lấy kết quả đánh giá làm một điểm tổng kết cho HS + Hình thức tổ chức diễn đàn, hội thảo: Hình thức hội thảo, diễn đàn tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu về một vấn đề văn học, chủ động bày tỏ những quan điểm cá nhân thậm chí có thể trái chiều với quan điểm của các nhà giáo dục. Đây là môi trường để học sinh khẳng định vai trò cá nhân. Trong hình thức này, giáo viên là người điều hành, lắng nghe, định hướng cho học sinh những suy nghĩ tích cực, những cách hiểu đúng về văn học, từ đó hướng các em tới những cảm xúc, suy nghĩ tốt đẹp. Các bước tổ chức diễn đàn, hội thảo: Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động Tổ chức diễn đàn, hội thảo về một chủ đề, vấn đề văn học thiết thực đối với quá trình học tập, nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn của HS. Thông qua hình thức diễn đàn, tổ chức hội thảo HS được nghiên cứu về vấn đề một cách khoa học, được bày tỏ quan điểm, lập trường riêng. HS hình thành và rèn luyện một số kỹ năng: lấy thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tổ chức sự kiện HS được bồi đắp tình yêu với văn chương nghệ thuật Bước 2: Lập kế hoạch hoạt động Xác định thời gian thực hiện (Cụ thể hóa thời gian là bao nhiêu tuần, mỗi tuần làm công việc gì; GV sử dụng linh hoạt thời gian trên lớp hoặc ngoài giờ học để hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động: tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, xây dựng ý tưởng sản phẩm; Thời gian báo cáo sản phẩm, đánh giá, chia sẻ về sản phẩm; GV yêu cầu HS sử dụng thời gian tự học ở nhà để hoàn thành các công việc của cá nhân và nhóm theo kế hoạch. GV và HS, HS trong các nhóm có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi với nhau qua các phương tiện CNTT như: điện thoại, máy tính kết nối Internet, qua các hình thức như: qua facebook, zalo, messenger, email, qua ứng dụng google form) Xác định thiết bị và vật tư (SGK, máy tính kết nối Internet, sổ tay, bút viết,). Có thể linh hoạt việc sử dụng thiết bị và vật tư phù hợp với điều kiện thực tế. Xác định hình thức tổ chức, hình thức hoạt động (theo phạm vi lớp hay khối lớp hoặc toàn trường); có thể tổ chức diễn đàn trên các trang mạng, hay website. Xác định hình thức đánh giá sản phẩm 33 Bước 3: Tổ chức hoạt động chuẩn bị Chuẩn bị điều kiện vật chất: thiết bị và vật tư, địa điểm tổ chức diễn đàn, hội thảo. GV phân công cụ thể công việc cho từng HS, hoặc nhóm HS. Chia lớp thành các nhóm (Cần chú ý mỗi nhóm có cả nam và nữ, với các tính cách khác nhau như mạnh dạn và nhút nhát; theo sở trường, sở thíchCác HS trong cùng nhóm ở gần nhà nhau để các em thuận lợi khi làm việc ở nhà): mỗi nhóm viết một về vấn đề được đặt ra trong hội thảo, diễn đàn. HS tìm kiếm thông tin (HS có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, truyện, thơ, tranh ảnh, băng đĩa, Internet, qua chính các tác giả, các nhà phê bình, ) HS xử lý thông tin: GV trực tiếp kiểm tra các phiếu thông tin và tư liệu HS đã tìm kiếm được, hướng dẫn HS lập sơ đồ tư duy về các nội dung có liên quan đến vấn đề hội thảo. GV yêu cầu các nhóm về hoàn thành sơ đồ tư duy. HS trao đổi, thảo luận trong nhóm, để đi đến thống nhất viết thành sản phẩm. GV góp ý, sửa sản phẩm cho từng nhóm. Sau khi các nhóm hoàn thành sản phẩm thì phô tô tài liệu của nhóm mình trao đổi với các nhóm khác để các nhóm khác nghiên cứu, phản biện, trao đổi trong quá trình hội thảo. GV chủ động phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV trong tổ và phụ huynh HS để hỗ trợ HS chuẩn bị bối cảnh, thiết bị và vật tư chuẩn bị cho buổi hội thảo, diễn đàn. GV chủ động giám sát các buổi hoạt động của HS để tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Bước 4: Tổ chức diễn đàn, hội thảo Công tác truyền thông: Giới thiệu về mục đích, hình thức tổ chức hội thảo, diễn đàn trên Facebook cá nhân, trên các trang website của Đoàn trường, nhà trường (nếu tổ chức ở quy mô cấp trường). GV tùy vào điều kiện mà tổ chức cho HS làm ở quy mô lớp, nhóm lớp, khối lớp, cả trường; Trong quá trình hội thảo, tổ chức diễn đàn, GV phân công hoặc trực tiếp điều hành quản lý HS Bước 5: Đánh giá sản phẩm và hoạt động Tiêu chí đánh giá về sản phẩm: Chất lượng các bài báo cáo Tiêu chí đánh giá về hoạt động: Các thành viên trong hội thảo và diễn đàn tích cực, chủ động trong quá trình hội thảo trên tinh thần tôn trọng và sẵn sàng hợp tác, tương trợ lẫn nhau. + Hình thức triển lãm: Những tác phẩm văn chương, hay những sáng tác của chính học sinh sẽ được trưng bày thành một triển lãm theo những chủ đề nhất định, gắn với những kiến thức nhất định, để tất cả các học sinh khác có thể thưởng lãm, cảm nhận. Các sản 34 phẩm trong triển lãm có thể rất phong phú: vẽ tranh, viết truyện tranh, làm mô hình, làm phim ngắn, làm poster Hình thức này có thể tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nhưng có ý nghĩa lan tỏa đến nhiều người, thỏa mãn khát vọng được khẳng định mình, khát vọng sáng tạo của những học sinh làm chủ nhân của triển lãm. Trong hình thức này, giáo viên là người điều hành, cùng học sinh lên ý tưởng và thực hiện. Hình thức này thường có một quá trình chuẩn bị rất lâu vì thế giáo viên phải là người truyền lửa để học sinh có thể cháy hết mình vì những đam mê. Các bước tổ chức triển lãm: Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động Tổ chức triển lãm về một chủ đề, vấn đề văn học thiết thực đối với quá trình học tập, nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn của HS. Thông qua hình thức tổ chức triển lãm HS được nghiên cứu về vấn đề một cách khoa học, được bày tỏ quan điểm, lập trường riêng, được sáng tạo với hiều hình thức khác nhau: vẽ tranh, viết truyện tranh, làm mô hình, làm phim ngắn, làm poster... HS hình thành và rèn luyện một số kỹ năng: lấy thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tổ chức sự kiện HS được bồi đắp tình yêu với văn chương nghệ thuật Bước 2: Lập kế hoạch hoạt động Xác định thời gian thực hiện (Cụ thể hóa thời gian là bao nhiêu tuần, mỗi tuần làm công việc gì; GV sử dụng linh hoạt thời gian trên lớp hoặc ngoài giờ học để hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động: tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, xây dựng ý tưởng sản phẩm; Thời gian báo cáo sản phẩm, đánh giá, chia sẻ về sản phẩm; GV yêu cầu HS sử dụng thời gian tự học ở nhà để hoàn thành các công việc của cá nhân và nhóm theo kế hoạch. GV và HS, HS trong các nhóm có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi với nhau qua các phương tiện CNTT như: điện thoại, máy tính kết nối Internet, qua các hình thức như: qua facebook, zalo, messenger, email, qua ứng dụng google form) Xác định thiết bị và vật tư (SGK, máy tính kết nối Internet, sổ tay, bút viết, băng đĩa). Có thể linh hoạt việc sử dụng thiết bị và vật tư phù hợp với điều kiện thực tế. Xác định hình thức tổ chức, hình thức hoạt động (theo phạm vi lớp hay khối lớp hoặc toàn trường). Xác định hình thức đánh giá sản phẩm Bước 3: Tổ chức hoạt động chuẩn bị 35 Chuẩn bị điều kiện vật chất: thiết bị và vật tư, địa điểm tổ chức triển lãm. GV phân công cụ thể công việc cho từng HS, hoặc nhóm HS. Chia lớp thành các nhóm (Cần chú ý mỗi nhóm có cả nam và nữ, với các tính cách khác nhau như mạnh dạn và nhút nhát; theo sở trường, sở thíchCác HS trong cùng nhóm ở gần nhà nhau để các em thuận lợi khi làm việc ở nhà): mỗi nhóm phụ trách một về vấn đề được đặt ra trong triển lãm. HS tìm kiếm thông tin (HS có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, truyện, thơ, tranh ảnh, băng đĩa, Internet, qua chính các tác giả, các nhà phê bình, ) HS xử lý thông tin: GV trực tiếp kiểm tra các phiếu thông tin và tư liệu HS đã tìm kiếm được, hướng dẫn HS lập sơ đồ tư duy về các nội dung có liên quan đến vấn đề triển lãm. GV yêu cầu các nhóm về hoàn thành sơ đồ tư duy. HS trao đổi, thảo luận trong nhóm, để đi đến thống nhất trong việc hình thành sản phẩm. GV góp ý, sửa sản phẩm cho từng nhóm. GV chủ động phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV trong tổ và phụ huynh HS để hỗ trợ HS chuẩn bị bối cảnh, thiết bị và vật tư chuẩn bị cho buổi triển lãm. GV chủ động giám sát các buổi hoạt động của HS để tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Bước 4: Tổ chức triển lãm Công tác truyền thông: Giới thiệu về mục đích, hình thức tổ chức triển lãm trên Facebook cá nhân, trên các trang website của Đoàn trường, nhà trường (nếu tổ chức ở quy mô cấp trường). GV tùy vào điều kiện mà tổ chức cho HS làm ở quy mô lớp, nhóm lớp, khối lớp, cả trường; Trong quá trình tổ chức triển lãm, GV trực tiếp điều hành quản lý HS theo các công việc đã được phân công. Bước 5: Đánh giá sản phẩm và hoạt động Tiêu chí đánh giá về sản phẩm: Chất lượng các sản phẩm trong triển lãm Tiêu chí đánh giá về hoạt động: Các thành viên trong tổ chức triển lãm tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm trên tinh thần tôn trọng và sẵn sàng hợp tác, tương trợ lẫn nhau. Hình thức: GV có thể lập một ban giám khảo đánh giá và lấy phiếu bình chọn từ HS. Yêu cầu HS (khán giả) bình chọn cho các tiết mục theo hạng mục: sản phẩm ấn tượng nhất của triển lãm, sản phẩm yêu thích nhất của triển lãm, sản phẩm thiết thực nhất của triển lãm, người giới thiệu hay nhất về sản phẩm GV nêu câu hỏi gợi ý HS chia sẻ về quá trình tìm kiếm thông tin; quá trình chuẩn bị, quá trình làm sản phẩm,để xác nhận về quá trình HS thực hiện hoạt động và kiến thức, năng lực HS đạt được qua chủ đề. 36 GV tập hợp phiếu bình chọn của HS, đưa ra tổng kết, nhận xét, đánh giá chung toàn bộ quá trình hoạt động của HS và sản phẩm các nhóm. + Hình thức hội thi/ cuộc thi: Hội thi/ cuộc thi là một hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện, định hướng những giá trị của tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể, luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/ đội thắng cuộc. Mục đích của hội thi/ cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi cho các em; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Có thể tổ chức những Hội thi/ cuộc thi như: Hội thi “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”; Cuộc thi sáng tác viết về đề tài người lính; Cuộc thi vẽ chân dung nhân vật em yêu thích Các bước tổ chức hội thi: Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động Tổ chức hội thi về một chủ đề, vấn đề văn học thiết thực đối với quá trình học tập, nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn của HS. Thông qua hình thức hội thi HS được nghiên cứu về vấn đề một cách khoa học, được bày tỏ quan điểm, lập trường riêng, được sáng tạo với tác phẩm văn học qua nhiều hình thức tùy thuộc vào hình thức hội thi. HS hình thành và rèn luyện một số kỹ năng: lấy thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình, nghiên cứu khoa học, tổ chức sự kiện HS được bồi đắp tình yêu với văn chương nghệ thuật Bước 2: Lập kế hoạch hoạt động Xác định thời gian thực hiện (Cụ thể hóa thời gian là bao nhiêu tuần, mỗi tuần làm công việc gì; GV sử dụng linh hoạt thời gian trên lớp hoặc ngoài giờ học để hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động: tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin, xây dựng ý tưởng sản phẩm; Thời gian báo cáo sản phẩm, đánh giá, chia sẻ về sản phẩm; GV yêu cầu HS sử dụng thời gian tự học ở nhà để hoàn thành các công việc của cá nhân và nhóm theo kế hoạch. GV và HS, HS trong các nhóm có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi với nhau qua các phương tiện CNTT như: điện thoại, máy tính kết nối Internet, qua 37 các hình thức như: qua facebook, zalo, messenger, email, qua ứng dụng google form) Xác định thiết bị và vật tư (SGK, máy tính kết nối Internet, sổ tay, bút viết,). Có thể linh hoạt việc sử dụng thiết bị và vật tư phù hợp với điều kiện thực tế. Xác định hình thức tổ chức, hình thức hoạt động (theo phạm vi lớp hay khối lớp hoặc toàn trường); thi vẽ tranh hay sáng tác văn học, viết phê bình văn học... Xác định hình thức đánh giá sản phẩm Bước 3: Tổ chức hoạt động chuẩn bị Chuẩn bị điều kiện vật chất: thiết bị và vật tư, địa điểm tổ chức diễn đàn, hội thảo. GV phân công cụ thể công việc cho từng HS, hoặc nhóm HS. Chia lớp thành các nhóm (Cần chú ý mỗi nhóm có cả nam và nữ, với các tính cách khác nhau như mạnh dạn và nhút nhát; theo sở trường, sở thíchCác HS trong cùng nhóm ở gần nhà nhau để các em thuận lợi khi làm việc ở nhà): mỗi nhóm phụ trách về một vấn đề của hội thi. HS tìm kiếm thông tin (HS có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, truyện, thơ, tranh ảnh, băng đĩa, Internet, qua chính các tác giả, các nhà phê bình, ) HS xử lý thông tin: GV trực tiếp kiểm tra các phiếu thông tin và tư liệu HS đã tìm kiếm được, hướng dẫn HS lập sơ đồ tư duy về các nội dung có liên quan đến vấn đề hội thi. GV yêu cầu các nhóm về hoàn thành sơ đồ tư duy. HS trao đổi, thảo luận trong nhóm, để đi đến thống nhất tạo thành sản phẩm. GV góp ý, sửa sản phẩm cho từng nhóm. GV chủ động phối hợp với GV chủ nhiệm, các GV trong tổ và phụ huynh HS để hỗ trợ HS chuẩn bị bối cảnh, thiết bị và vật tư chuẩn bị cho hội thi. GV chủ động giám sát các buổi hoạt động của HS để tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Bước 4: Tổ chức hội thi Công tác truyền thông: Giới thiệu về mục đích, hình thức tổ chức hội thi, diễn đàn trên Facebook cá nhân, trên các trang website của Đoàn trường, nhà trường (nếu tổ chức ở quy mô cấp trường). GV tùy vào điều kiện mà tổ chức cho HS làm ở quy mô lớp, nhóm lớp, khối lớp, cả trường; Trong quá trình hội thi, GV phân công hoặc trực tiếp điều hành quản lý HS Bước 5: Đánh giá sản phẩm và hoạt động Tiêu chí đánh giá về sản phẩm: Chất lượng các sản phẩm trong hội thi theo các tiêu chí đã được đặt ra ngay từ ban đầu. Có thể điều chỉnh các tiêu chí đánh giá nếu trong quá trình hoạt động thực tế thấy có những điểm chưa hợp lý. 38 Tiêu chí đánh giá về hoạt động: Các thành viên trong hội thi tích cực, chủ động trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm trên tinh thần tôn trọng và sẵn sàng hợp tác, tương trợ lẫn nhau. Hình thức: GV có thể lập một ban giám khảo đánh giá và lấy phiếu bình chọn từ HS. Yêu cầu HS (khán giả) bình chọn cho các tiết mục theo hạng mục: sản phẩm ấn tượng nhất của hội thi, sản phẩm yêu thích nhất của hội thi, sản phẩm txuất sắc nhất của hội thi, Tùy vào hình thức các hội thi có thể bình chọn theo các hạng mục khác nhau. GV nêu câu hỏi gợi ý HS chia sẻ về quá trình tìm kiếm thông tin; quá trình chuẩn bị, quá trình làm sản phẩm,để xác nhận về quá trình HS thực hiện hoạt động và kiến thức, năng lực HS đạt được qua chủ đề. GV tập hợp phiếu bình chọn của HS, đưa ra tổng kết, nhận xét, đánh giá chung toàn bộ quá trình hoạt động của HS và sản phẩm các nhóm. + Hình thức tổ chức trò chơi: Trò chơi là hình thức tổ chức hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức chuyên ngành, có tác dụng giáo dục “học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức được bầu không khí thân thiện, tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn Có thể có các hình thức như: trò chơi ô chữ, đuổi hình bắt chữ, đoán hình, trả lời câu hỏi ngắn có thưởng Hình thức trò chơi thích hợp với những phần kiến thức đơn giản như về tác giả (tiểu sử, cuộc đời, vị trí, phong cách nghệ thuật), phần khái quát về tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, khái quát về nội dung, nghệ thuật, đề tài, chủ đề) Giáo viên có thể chỉ là người hướng dẫn cho một nhóm học sinh làm, điều chỉnh những kiến thức cho chuẩn xác. => Giáo viên nắm chắc các dạng thức, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Ngữ văn để vận dụng sáng tạo khi chọn ra một hoặc phối hợp nhiều hình thức trải nghiệm phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình, với nội dung kiến thức của môn học. 2.3.2.Cần nâng cao khả năng lập kế hoạch, công tác chuẩn bị, quá trình tổ chức và kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học môn Ngữ văn 2.3.2.1. Cần nâng cao khả năng lập kế hoạch về tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với môn Ngữ văn Giáo viên cần phải lập các loại kế hoạch về tổ chức hoạt động trải nghiệm như sau: 39 - Kế hoạch cho cả năm học - Kế hoạch cho từng hoạt động trải nghiệm 2.3.2.1.1. Lập kế hoạch cho cả năm học Kế hoạch cho cả năm học cần phải có những yêu cầu sau: -Phân tích tình hình: tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức để từ đó tìm ra hình thức tổ chức hoạt động cho từng giai đoạn Khi phân tích tình hình cần trả lời cho các câu hỏi: + Lớp mình dạy có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ? + Học sinh theo học ban nào: KHXH hay KHTN? + Trình độ, thái độ của học sinh với môn Ngữ văn như thế nào? Nguyên nhân? + Điều kiện gia cảnh chung của học sinh? + Khi tham gia hoạt động trải nghiệm gắn với môn Ngữ văn học sinh mong muốn điều gì? -Xác định mục tiêu: Giáo viên cần phải xác định mục tiêu cho các hoạt động trải nghiệm + Hoạt động trải nghiệm này gắn với kiến thức nào? + Học sinh được trải nghiệm điều gì? + Học sinh cần đạt được phẩm chất, năng lực gì? + Học sinh cần đạt được những kiến thức gì? -Trong bản kế hoạch cần thấy được những nội dung sau: + Đối tượng tham gia + Hình thức hoạt động + Thời gian tổ chức + Công tác chuẩn bị: Yếu tố con người, lực lượng phối kết hợp, cơ sở vật chất, nguồn lực + Dự kiến kết quả đạt được 2.3.2.1.2. Lập kế hoạch hoạt động - Kế hoạch hoạt động là kế hoạch cho một hoạt động trải nghiệm cụ thể - Trong kế hoạch có thể triển khai các nội dung như sau: + Tiêu đề: Tên chủ đề gắn với sản phẩm, bài học trong môn học + Mục tiêu: Định hướng sản phẩm cần thực hiện, kiến thức cần chiếm lĩnh - vận dụng, hoạt động HS cần làm + Thời gian: Khoảng thời gian tổ chức, thời điểm bắt đầu tổ chức. Có thể điều chỉnh thời gian để tổ chức dưới một trong các hình thức sau: Tổ chức dạy trong các tiết trên lớp: Dạy theo chủ đề, chương trình nhà trường, ôn tập, củng cố 40 Tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tiết tự chọn dưới dạng hội thi, nghiên cứu khoa, câu lạc bộ, sự kiện, Tổ chức dưới dạng hoạt động tìm tòi khám phá: Giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà, dự án, + Thiết bị và vật tư: Thiết bị và vật tư dự kiến để sử dụng trong việc thực hiện các hoạt động của chủ đề + Hình thức hoạt động: Tổ chức theo nhóm từ 3 đến 5 HS trở lên/ Tổ chức dưới hình thức trải nghiệm nào: sân khấu hóa, hội thi, cuộc thi, tham quan dã ngoại + Các giai đoạn hoạt động Giai đoạn tìm kiếm thông tin: Hướng dẫn HS đọc SGK, các bài liên quan đến kiến thức của sản phẩm và viết vào phiếu thu thập thông tin với các từ khóa tương ứng của từng chủ đề. Đây là nội dung quan trọng để đánh giá HS có đạt chuẩn kiến thức kĩ năng hay không. Hướng dẫn tìm kiếm thông tin theo những từ khóa từ các ngồn khác (Inter
Tài liệu đính kèm: