Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

1. Cơ sở lí luận

Có nhiều cách thức, nhiều hướng để tiếp nhận tác phẩm văn học, trong đó

tiếp nhận từ góc độ tác giả là cơ sở không thể thiếu khi muốn khám phá một chỉnh

thể nghệ thuật. Đây là hướng tiếp nhận có lịch sử lâu đời và có ý nghĩa quan trọng

trong việc khám phá văn bản văn học.

Thứ nhất, trong hoạt động giao tiếp, người nói và người nghe; người viết và

người đọc là hai nhân tố đóng vài trò quan trọng liên quan đến hiệu quả giao tiếp.

Dưới góc độ nghiên cứu của lí luận văn học thì khi sáng tác, nhà văn bao giờ cũng

gửi gắm điều gì đó trong văn bản tác phẩm, cho nên tiếp nhận văn học là nổ lực đi

tìm dụng ý của nhà văn. Lí luận văn học cổ điển Trung Quốc quan niệm “Sáng tác

là giải tỏa những u uất trong lòng” (Tư Mã Thiên); là thể hiện sự quan tâm đến các

vấn đề chính trị, xã hội: “Văn chương nên vì thời thế mà viết, thơ ca nên vì hiện

thực mà sáng tác” (Bạch Cư Dị). Các nhà lí luận văn học và những người cầm bút

với sự trải nghiệm thấm thía của mình cũng đã khẳng định mối quan hệ không thể

tách rời giữa nhà văn với tác phẩm, giữa chủ thể sáng tạo với sản phẩm sáng tạo.

Cao Bá Quát trong trang cuối bài thơ “Rừng chuối” (trong Cao Chu Thần thi

tập) đã nói: “Thơ không có phẩm chất nhất định, phẩm chất của người là phẩm

chất của thơ. Phẩm chất của người cao thì phẩm chất của thơ cao”. Tác giả

Nguyễn Đức Đạt trong Nam Sơn tùng thoại (Tạp chi văn học số 1, 1979) cũng

khẳng định: “Văn thâm hậu thì con người của nó trầm và tĩnh, văn ôn nhu thì con

người của nó đạm và giản, văn hùng hồn thì con người của nó cương và nhanh,

văn uyên sâu thì con người của nó thuần túy mà đúng đắn”

pdf 26 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1047Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần tác giả trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nội dung cần yêu cầu học sinh rèn luyện kỹ năng tổng hợp, suy luận. 
Ví dụ phần tiểu sử, đường đời của Nguyễn Du trong bài học về tác giả này 
(cả chương trình chuẩn và nâng cao) đã được sách giáo khoa trình bày rất cụ thể, 
chi tiết nên giáo viên yêu cầu học sinh tóm lược nhanh trước lớp và ghi nhớ. 
Nhưng từ những thông tin đó giáo viên cần đặt vấn đề để học sinh thấy được điều 
sâu sắc hơn ở nhà thơ. Có thể đặt vấn đề: Các yếu tố trên (quê quán, xuất thân, thời 
đại, đường đời) đã ảnh hưởng tới con người Nguyễn Du như thế nào? Học sinh sẽ 
từ những dữ liệu đã có khái quát được rằng: Xuất thân từ gia đình có truyền thống 
văn học đã góp phần hình thành tài năng văn chương; xuất thân trong gia đình 
nhiều đời làm quan (quan to) giúp Nguyễn Du hiểu sâu sắc bản chất của giới quan 
lại đương thời; “mười năm gió bụi” giúp ông hiểu cuộc sống người dân lao động 
và hình thành ngôn ngữ bình dân trong sáng tác của ông;  
Giáo viên định hướng ngay từ đầu năm học cho học sinh nhớ những nội 
dung trọng tâm như trên và vận dụng vào mỗi tác giả, bài học cụ thể. Dựa vào dàn 
ý này học sinh có thể dễ dàng điền các thông tin riêng của mỗi tác giả vào nội dung 
tương ứng, nó vừa giúp học sinh ghi nhớ, vừa có thể giúp học sinh trình bày một 
cách mạch lạc, có hệ thống thông tin về tác giả. 
9 
b) Phát huy tinh thần chủ động, tích cực của mỗi học sinh nhằm tự 
chiếm lĩnh lượng thông tin cần thiết 
Có thể nói thời đại ngày nay là thời đại của thông tin, chỉ trong thời gian rất 
ngắn với sự hỗ trợ của công nghệ người ta có thể có được thông tin về mọi tác 
phẩm, mọi tác giả văn học lớn. Bên cạnh đó số lượng tài liệu tham khảo dưới các 
hình thức rất đa dạng và phong phú như các tạp chí thường kỳ, các cuốn sách tham 
khảo, blog, facebook cá nhân  cũng vô cùng lớn học sinh không khó để tra cứu 
thông tin quê quán, xuất thân, con người, sáng tác, tư tưởng  của nhà văn. Ví dụ 
khi ta gõ từ khóa Nam Cao trong trang tìm kiếm Google.com.vn ta sẽ tìm thấy 
khoảng 1.320.000 kết quả trong 0.20 giây. Tất yếu bên cạnh những kết quả thiếu 
giá trị vẫn có những trang Web có độ tin cậy cao làm cơ sở cho sự tìm hiểu của học 
sinh. 
Vì vậy trên tinh thần đổi mới, giáo viên cần chú ý phát huy tính chủ động 
tích cực, sáng tạo của học sinh. Người giáo có lúc chỉ cần nêu các yêu cầu cơ bản 
về nội dung trọng tâm cần đạt của mỗi bài học, gợi ý và yêu cầu học sinh tự đọc 
sách giáo khoa, tham khảo thông tin trên mạng Internet và qua một số tài liệu khác 
nếu có. Tất nhiên như quan điểm chung về nguyên tắc dạy học, các bài học về tác 
giả văn học không nên yêu cầu lượng thông tin quá nhiều, không nên mang tính 
hàn lâm, mà phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, phù hợp với đặc thù học 
sinh. Bên cạnh đó cũng cần có định hướng để học sinh biết lựa chọn đâu là thông 
tin đúng hoặc đâu là thông tin cơ bản cần thiết đối với học sinh. 
Và rõ ràng khi tự mình phát hiện, chiếm lĩnh lượng thông tin cần thiết học 
sinh sẽ ghi nhớ rất lâu, sẽ tạo được hứng thú tìm hiểu tiếp những bài học tiếp theo. 
c) Phát huy vai trò của phương pháp làm việc nhóm 
Đổi mới phương pháp không chỉ là phát huy tính tích cực chủ động của cá 
nhân học sinh mà bên cạnh đó cần làm cho từng cá nhân biết phối hợp với cá nhân 
khác để giúp người khác đồng thời là giúp chính mình hoàn thiện nhận thức. Vì 
vậy giáo viên nên khuyến khích và tổ chức các hình thức làm việc nhóm cho học 
sinh, thông qua đó học sinh sẽ có điều kiện trình bày những kiến thức của mình về 
tác giả văn học, những học sinh khác nghe và điều chỉnh. Có thể giao cho mỗi 
nhóm tìm hiểu một phương diện nào đó về tác giả và trình bày trước lớp, các nhóm 
khác góp ý, giáo viên là nhân tố xúc tác để tạo nên các cuộc tranh luận tích cực 
trong giờ học. Có như vậy học sinh sẽ có điều kiện để kiểm nghiệm thông tin mình 
thu thập được có tính chính xác như thế nào, nếu cần sẽ điều chỉnh ra sao. Và tất 
yếu được tranh luận học sinh sẽ ghi nhớ rất tốt thông tin. 
10 
d) Sử dụng đồ dùng, tư liệu học tập 
Đổi mới phương pháp dạy học môn văn không thể không gắn với việc sử 
dụng đồ dùng dạy học hiện đại. Dạy học các bài đọc văn có thể khó vận dụng các 
trang thiết bị nghe nhìn hiện đại. Nhưng ngược lại, trang thiết bị hiện đại, các tư 
liệu truyền hình như phóng sự, ký sự, phim tài liệu  lại là công cụ phục vụ đắc 
lực cho việc dạy học một tác giả văn học. Chúng ta có hàng loạt tư liệu về Nguyễn 
Ái Quốc – Hồ Chí Minh, về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Xuân 
Diệu, Nguyễn Tuân  lựa chọn nội dung, dung lượng hợp lý các tư liệu trên, 
người thầy sẽ định hướng cho học sinh một hướng tiếp cận mới đối với tác giả văn 
học bên cạnh việc học sinh đọc sách giáo khoa. Và tất yếu những tư liệu này giúp 
học sinh dễ tiếp nhận và nhớ lâu hơn nội dung trọng tâm bài học. 
11 
e) Kể chuyện, kể giai thoại về tác giả văn học 
Thực tế cho thấy, những thông tin khô khan không bao giờ làm học sinh 
hứng thú. Học sinh có thể học thuộc, có thể trình bày chính xác những mốc thời 
gian, những sự kiện hoặc những đánh giá về một tác giả văn học trong các bài 
kiểm tra, nhưng nếu nó không xuất phát từ sự hứng thú, say mê lượng kiến thức đó 
sẽ nhanh chóng bị các em lãng quên. Những giai thoại về Nguyễn Trãi, Nguyễn 
Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân 
 luôn được học sinh đón nhận một cách hào hứng, bởi nó phù hợp với tâm lí học 
sinh, nó giúp hình thành và tô đậm thêm lòng yêu quý của học sinh đối với nhà 
văn, đối với môn văn học. 
Giáo viên cần dành thời gian tìm đọc những giai thoại hay, có ý nghĩa về các 
nhà văn, nhà thơ, chính những câu chuyện đó sẽ lôi cuốn học sinh, giúp các em 
nhớ lâu hơn về tiểu sử, con người, tính cách của nhà văn. Cũng từ đó không khí 
giờ học sẽ nhẹ nhàng và cũng tự nhiên học sinh sẽ yêu thích giờ văn hơn. 
f) Tích hợp nội dung dạy học giữa chương trình Ngữ văn các cấp học và 
giữa tác phẩm với tư tưởng, tâm hồn của tác giả 
Chương trình Ngữ văn THPT được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm, vì 
vậy nhiều nội dung của THPT trong đó có nội dung về tác giả văn học đã được dạy 
học trong chương trình THCS nay được nhắc lại và củng cố ở mức độ cao hơn. 
Giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi mở giúp học sinh nhớ lại kiến thức về một 
nhà văn nhà thơ nào đó đã được học trước đây, kết hợp với những thông tin bổ 
sung trong bài học để khắc sâu kiến thức. 
Cũng như đã nói ở trên tác phẩm và nhà văn có mối quan hệ khăng khít với 
nhau, khi đánh giá về một tác giả văn học có lúc cần thiết phải từ nội dung tư 
tưởng trong một tác phẩm hoặc một vài tác phẩm để đánh giá về tư tưởng nhà văn. 
Ví dụ từ Bình Ngô đại cáo và Lại dụ Vương Thông (Thư dụ Vương thông lẫn nừa) 
có thể thấy ngòi bút viết văn chính luận kiệt xuất ở Nguyễn Trãi và tư tưởng Nhân 
Nghĩa tiến bộ của ông; từ bài thơ Vội vàng nhắc lại tư tưởng thèm yêu, khát sống, 
sống vội vàng, sống cuống quýt ở Xuân Diệu  Đặc biệt đối với những tác giả 
không có bài học riêng, hoặc không đủ thời lượng dành cho phần tiểu dẫn thao tác 
này càng có vai trò quan trọng. Qua tác phẩm Hai đứa trẻ học sinh phải thấy được 
tấm lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người 
sống mòn mỏi tối tăm, thấy được tấm lòng trân trọng của ông đối với tâm hồn trẻ 
thơ  và cũng phải thấy được nét tinh tế của Thạch Lam trong nghệ thuật tả cảnh, 
tả người. Như đã nói ở trên, thao tác này đặc biệt quan trọng đối với những bài học 
không đủ thời lượng dành cho phần tiểu dẫn. Sự tích hợp này chính là việc người 
thầy đã củng cố, khắc sâu kiến thức về một số đặc điểm quan trọng liên quan đến 
nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn nhà thơ. 
i) Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp 
Việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp đã chứng minh được ích 
lợi trong dạy học hiện nay, giúp cho HS được làm việc nhiều hơn, tích cực chủ 
động tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV hơn là thu nhận thông tin từ GV. 
12 
Trong chiến lược phát triển giáo dục (ban hành kèm theo quyết định 201 2001 
QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ) ghi rõ ―đổi mới và 
hiện đại hoá PPGD dục chuyển tới việc truyền thụ tri thức thụ động thầy giảng trò 
ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức. 
Dạy cho người học PP tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy 
phân tích, tổng hợp phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động 
tích cực, tự chủ của HS trong quá trình học tập. Như vậy mục đích của việc đổi 
mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục là phát huy được vai trò chủ thể, phát 
huy được tính tích cực chủ động và khả năng tư duy sáng tạo của HS. 
Các yêu cầu khi thực hiện giải pháp đạt hiệu quả trong việc dạy bài Tác giả 
văn học, đòi hỏi giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu sau: Trước hết: Người 
giáo viên phải có niềm đam mê thực sự với môn học của mình, có kiến thức phong 
phú, nắm vững nội dung chương trình, vận dụng kiến thức liên môn để sử dụng 
phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài, từng mục. Thứ hai: Giáo viên phải 
có kiến thức tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ như phần mềm 
Powerpoint. Thứ ba : Giáo viên phải đọc nhiều sách, xem nhiều tư liệu về các tác 
giả, phải thường xuyên tích lũy hiểu biết về các tác giả văn học. Quá trình thực 
hiện giải pháp cần thực hiện qua các bước: 
Bước 1: Giáo viên tìm hiểu, sưu tầm, lựa chọn tư liệu về các tác giả: các yếu 
tố về thời đại, quê hương, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cho phù hợp với nội dụng 
bài học. Yêu cầu cơ bản của bước này là: tư liệu phải đảm bào tính chân thực, tính 
lịch sử và tính khách quan. 
 Cách tìm tư liệu: Tìm đọc những cuốn sách viết về các tác giả, giai đoạn 
văn học mà tác giả đóng góp, khai thác các tư liệu trên các trang truyền hình, thư 
viện tư liệu giáo dục trên mạng internet... 
 Xử lý tư liệu: chọn những nội dung phù hợp với nội dung bài dạy, dung 
lượng đủ cả thông tin và thời gian. 
Bước 2: Nghiên cứu các phương án phù hợp và xây dựng các câu hỏi để 
giao cho HS ít nhất trước khi dạy 4 ngày (có thể giao theo nhóm hoặc theo từng cá 
nhân, tùy vào nội dung mỗi bài dạy). Ví dụ về “ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước 
khi đến lớp” được tiến hành ở các tiết: 
Tác giả Tố Hữu, lớp 12 
Ở tiết học này, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Tìm hiểu về các chặng đường thơ Tố Hữu và hệ thống lại kiến thức 
đã tìm hiểu được bằng sơ đồ tư duy. 
Nhóm 2: Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà thơ và hệ thống lại 
kiến thức đã tìm hiểu theo cách thức tùy chọn. 
Ngoài ra, mỗi học sinh soạn thêm các câu hỏi trong sách giáo khoa và tìm 
hiểu kĩ về các yếu tố thời đại và quê hương của nhà thơ Tố Hữu. 
Yêu cầu đối với các nhóm: Các ví dụ minh họa không lấy trong sách giáo 
khoa mà phải sưu tầm tư liệu ở ngoài. 
13 
Ví dụ 2: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp được tiến hành ở tiết 
tác giả Nam Cao, Lớp 11 - Ban cơ bản. 
Tác giả Nam Cao, lớp 11 
Ở tiết học này, sách giáo khoa dành riêng một tiết học để nghiên cứu về tác 
giả mà, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu các nội dung sau: 
 Tiểu sử của tác giả: thời đại, quê hương, gia đình, cuộc đời riêng 
 Sự nghiệp văn học của tác giả: các giai đoạn sáng tác, nội dung của từng 
giai đoạn, các tác phẩm tiêu biểu. 
 Ngoài ra, mỗi học sinh phải tóm tắt được một tác phẩm và khái quát giá 
trị của các tác phẩm đó. 
 Đặc điểm phong cách nghệ thuật Nam Cao. 
Ví dụ 3: Tác giả Nguyễn Du, lớp 10 
Ở tiết học này, sách giáo khoa không dành riêng một tiết học để nghiên cứu 
về tác giả mà chỉ cung cấp những nét cơ bản nhất, vì vậy giáo viên yêu cầu học 
sinh tìm hiểu các nội dung sau: 
 Tiểu sử của tác giả: thời đại, quê hương, gia đình, cuộc đời riêng 
 Sự nghiệp văn học của tác giả: các giai đoạn sáng tác, nội dung của t ng 
giai đoạn, các tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra, giáo viên chia học sinh lớp thành 3 
nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị 10 câu hỏi: 
 Nhóm 1: các câu hỏi liên quan đến cuộc đời của tác giả. 
 Nhóm 2: các câu hỏi liên quan đến các giai đoạn sáng tác. 
 Nhóm 3: các câu hỏi liên quan đến phong cách nghệ thuật tác giả. 
2. Đối với tác giả văn học được trình bày trong phần tiểu dẫn. 
Kiểu bài này chiếm đa số trong chương trình đọc hiểu văn bản văn học. Về cơ bản 
chúng ta cũng vận dụng các giải pháp dạy học trong dạng bài hoàn chỉnh về tác 
giả văn học đã trình bày ở trên. Tuy nhiên do lượng thời gian có hạn nên việc dạy 
học về tác giả văn học nêu trong phần tiểu dẫn giáo viên cần chú ý tập trung các 
giải pháp sau: 
 Thứ nhất, cần chú trọng hoạt động hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến 
lớp. Sau mỗi tiết học; trong giáo án, giáo viên cần làm tốt, làm kĩ khâu này. Đó là 
việc hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho cá nhân/ nhóm học sinh. Cụ thể là học sinh 
phải đọc kĩ phần tiểu dẫn (sách giáo khoa đã trình bày khá ngắn gọn, cô đọng), 
nắm các nội dung kiến thức trọng tâm bằng cách đánh dấu hoặc gạch chân các ý 
chính liên quan đến thông tin nhận định về con người, các yếu tố ảnh hưởng đến 
sáng tác của nhà văn; đặc điểm phong cách nghệ thuật và vị trí văn học của họ 
trong nền văn học dân tộc. Khi lên lớp, ở khâu này, giáo viên sẽ có các phương 
pháp dạy học như nêu câu hỏi tái hiện và hỏi học sinh rút ra dấu ấn của tác giả 
hoặc rút ra bài học liên hệ, so sánh (tích hợp) đến sáng tác cùng tác giả và tác giả 
khác cùng đề tài, trào lưu, xu hướng,... 
14 
 Thứ hai, cần giúp học sinh có kinh nghiệm, kĩ năng giới thiệu tác giả, tác 
phẩm và dẫn dắt vào vấn đề cho đề văn nghị luận văn học trong hoạt động kiểm tra 
và làm bài thi tốt nghiệp môn Ngữ văn theo yêu cầu "cần đảm bảo" trong đáp án 
bài thi của bộ giáo dục (thường đạt tối đa là 0,5 điểm) 
 Thứ 3: giáo viên phải biết phân bố thời gian hợp lí. Tránh sa đà vào phần tác 
giả mà rút ngắn thời gian tiếp nhận từ góc độ tác phẩm. Do vậy việc chú trọng hoạt 
động chuẩn bị bài và hoạt động chiếm lĩnh trọng tâm kiến thức về tác giả như đã 
nêu trên sẽ là cơ sở thực thi cho việc phân bố thời gian. 
III. Kết quả thực hiện 
1. Đo lường và thu thập dữ liệu 
 Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp 11 cùng làm. 
 Bài kiểm tra sau tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp 11 cùng làm 
 Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp 10 cùng làm. 
 Bài kiểm tra sau tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp 10 cùng làm 
 Tiến hành kiểm tra và chấm bài 
 Thời gian tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch bộ môn và tăng thêm hai 
buổi phụ đạo nhằm đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thu thập và đánh giá có cơ sở 
thực tiễn. 
2. Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả 
* Kết quả bài kiểm tra 
Lớp 11: 
 Trước tác động Sau tác động 
TN(11A1) ĐC(11A2) TN(11A1) ĐC(11A2) 
Điểm trung bình 6.4 6.1 7.3 6.7 
Giá trị p của T-
test 
0.183 0.0014 
Mức độ ảnh 
hưởng (SMD) 
 0.95 
15 
Nhận xét: 
 Qua kết quả thực nghiệm cho thấy sự tiến bộ của học sinh trước và sau tác 
động. Kết quả ở lớp thực nghiệm (TN) đạt kết quả cao hơn kết quả ở lớp đối chứng 
(ĐC). 
 Việc sử dụng các giải pháp như đã nêu trên để dạy học bài/ phần tác giả 
văn học cho học sinh mang lại kết quả bước đầu đáng khích lệ. 
Lớp 10 
Có thể thấy phần nào hiệu quả của việc vận dụng đề tài qua bảng số liệu 
thống kê kết quả khảo sát (Bài kiểm tra 15 phút số 5 – Học kỳ 2 lớp 10. 
Lớp 10A8 – Không vận dụng 
TỔNG 
Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 
47 9 19.1 11 23.4 17 40.4 8 17.0 
Lớp 10A9 – Có vận dụng 
TỔN
G 
Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 
45 0 0.0 8 17.8 24 48.9 15 33.3 
Nhận xét 
16 
- Theo thống kê trên lớp 10A9 mặc dù không phải là lớp nâng cao môn Ngữ 
văn nhưng có áp dụng một số cách thức mới trong việc dạy học phần tác giả đã có 
kết quả đánh giá tốt hơn lớp 10A8 (hai lớp này sử dụng cùng một đề kiểm tra). 
- Nhìn chung việc vận dụng một số cách thức, kỹ thật dạy học như trên đã 
mang lại hiệu quả nhất định. Học sinh có chú ý nhiều hơn tới giờ học văn và bài 
học về tác giả văn học. Học sinh cũng đã đảm bảo những kiến thức cơ bản nhất 
định và có kỹ năng thuyết minh về tác giả đó. 
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
1. Qua nghiên cứu chúng ta thấy, việc thực hiện phối kết hợp các cách thức, 
phương pháp dạy học bài kiểu bài về tác giả văn học như trên là điều rất cần thiết. 
Đây là các phương pháp dạy học tiên tiến, phù hợp với nhà trường hiện đại và chủ 
trương tích cực hoá hoạt động của học sinh trong học tập, làm cho các em yêu 
thích môn Ngữ văn, chăm học và từ đó nâng cao kết quả học tập. Đây là những 
giải pháp phù hợp với xu thế giáo dục của thế giới nói chung và Việt Nam nói 
riêng là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để sống với chất 
lượng cao. 
2. Các giải pháp trên về cơ bản đem lại một số ý nghĩa như: 
Thứ nhất: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học. 
Thứ hai: Rèn luyện cho các em kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá, xử lí 
các thông tin hợp lí, sáng tạo. 
Thứ ba: Tạo điều kiện để các em nêu lên những suy nghĩ, những cảm nhận 
của mình về các tác giả, tác phẩm, nhân vật hoặc bàn luận vấn đề văn học để t đó 
các em tự tin hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức. 
3. Nhìn chung, không khí học tập rất sôi nổi, hào hứng. Các em cho rằng với 
hình thức dạy học này không những được quan sát mà còn được nói lên những suy 
nghĩ, những nhận xét của chính mình... Vì thế, giờ học Ngữ văn nói chung và bài 
tác giả văn học nói riêng không còn nhàm chán, tẻ nhạt. Sau những giờ học như 
thế, có nhiều em đã gặp tôi để tâm sự: Chúng em rất thích học những bài học Ngữ 
văn bằng hình thức này. Các em đã chủ động, tham gia tích cực hơn vào quá trình 
dạy - học. Nhiều em hăng say xây dựng bài, thảo luận sôi nổi những vấn đề mà 
giáo viên đưa ra. 
4. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, Hoàng Đức Lương trong bài “Tựa Trích diễm 
thi tập” đã đau xót về một thực trạng thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời. Thế 
kỷ XVIII Nguyễn Du cũng nêu lên câu hỏi đau đớn “Bất tri tam bách du niên hậu – 
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Nhưng lúc bấy giờ do chiến tranh, loạn lạc, do 
chính sách khắt khe của triều đình, do định kiến của xã hội phong kiến. Ngày nay, 
cả dân tộc đang trên con đường đổi mới, trong đó có đổi mới căn bản và toàn diện 
nền giáo dục. Chúng ta mong rằng trong thời gian không xa, môn Ngữ văn (một 
17 
thành tố quan trọng của văn hóa nước nhà) lại được các thế hệ học sinh trân trọng 
như trước. Chúng ta không phải lo lắng về một người học sinh THPT nào đó 
không thể giới thiệu được một tác giả, một tác phẩm văn học tiêu biểu của nước 
nhà. 
5. Mặc dù có thể còn một số hạn chế, nhưng tôi đã mạnh dạn thử nghiệm đề 
tài này ở một số lớp của ba khối trong các năm học từ 2017- 2019 và bước đầu 
thấy được hiệu quả tích cực. 
Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục tham khảo ở đồng nghiệp, ở các nhà 
nghiên cứu có uy tín để hoàn thiện hơn nữa đề tài, góp phần vào việc đổi mới 
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nói 
chung trong đó có kiểu bài dạy học về tác giả. 
II. Kiến nghị: 
1. Đối vối giáo viên 
 Cần hiểu lứa tuổi học sinh bậc THPT tuy đã có vốn kiến thức văn học và 
đời sống nhất định nhưng các em vẫn chịu ảnh hưởng về kiến thức và kĩ năng của 
giáo viên sâu sắc; các em hồn nhiên và hăng hái tham gia vào giải quyết vấn đề 
giáo viên đặt ra và dễ dàng tin vào những kết quả đạt được dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên. Vì thế giáo viên phải hết sức thận trọng khi chọn vấn đề, nêu vấn đề sao 
cho vừa sức với tất cả học sinh trong lớp từ yếu – trung bình – khá - giỏi để các 
em không chán nản và ỉ lại vào bạn khác, có hứng thú, tinh thần trách nhiệm trong 
học tập. Bởi vậy phải đặt vấn đề từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp 
đến cao. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải am hiểu tác giả, tác 
phẩm, am hiểu tâm lí lứa tuổi, am hiểu khả năng của học sinh mình. 
 Trong quá trình dạy bài Tác giả văn học giáo vi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day.pdf