* Nội dung chương trình:
+ Giao lưu giữa GVCN và toàn thể CMHS của lớp
+ Thông báo cho CMHS về chương trình học, kế hoạch hoạt động của nhà trường và của lớp trong năm học, về cách đánh giá HS.
+ Thành lập Chi hội CMHS của cả lớp. Bầu ban đại diện CMHS của lớp gồm một trưởng ban và 2 phó ban: phân công trách nhiệm trong ban đại diện CMHS về các lĩnh vực hoạt động của chi hội.
+ Lập các nhóm CMHS tự nguyện tham gia những loại hoạt động giáo dục HS (ví dụ, nói chuyện về lịch sử quân sự Việt Nam, tư vấn chọn nghề nghiệp, hướng dẫn nữ công gia chánh, tổ chức đi tham quan, .) dựa trên sự giới thiệu danh tính của CMHS.
+ Xây dựng một số qui định chung về hoạt động của Chi hội CMHS cũng như cách thức, phương tiện được sử dụng để phối hợp chặt chẽ giữa GVCN với CMHS, giữa CMHS với nhau và giữa chi hội với HS của lớp.
+ Thống nhất về kế hoạch hoạt động của chi hội trong học kì, toàn năm học và sự tham gia phối hợp của mỗi thành viên trong chi hội CMHS (ví dụ: kế hoạch cho HS đi tham quan, tìm hiểu nhà máy, tổ chức ngày sơ kết học kì 1, tổng kết cuối năm, trao thưởng đặc biệt, thăm gia đình HS, thăm nhà GV, .).
kịp thời, giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn của lớp, ... * Yêu cầu về sản phẩm: + Biên bản cuộc họp + Danh sách CMHS với các thông tin cần thiết. + Danh sách Ban đại diện CMHS của lớp. + Qui định chung của chi hội CMHS của lớp. + Kế hoạch phối hợp của CMHS với GVCN trong năm học, học kì. * Một số lưu ý: + GVCN cần chuẩn bị cẩn thận nội dung và cách tự giới thiệu mình trong buổi ra mắt CMHS của lớp để gây được thiện cảm và sự tin cậy từ phía CMHS (đối với lớp GV mới nhận công tác chủ nhiệm). + GVCN cần nghiên cứu trước hồ sơ của HS để có một số thông tin cơ bản về các CMHS trong lớp và phát hiện những CMHS có tiềm năng tham gia vào các hoạt động giáo dục cùng nhà trường; những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu quan tâm và quản lý con em; những gia đình có ảnh hưởng không thuận chiều; những gia đình chưa hiểu về con và cách ứng xử phù hợp với con em của mình (tìm hiểu qua chính HS đó và bạn bè thân trong lớp). + GVCN có thể đề nghị sự tham gia chuẩn bị của HS trong lớp: chuẩn bị phòng họp, chia sẻ với hội nghị về những mong đợi của các em với cha mẹ và thầy cô giáo,... + Điều cần lưu ý là CMHS là những người có chuyên môn, trình độ hiểu biết rất khác nhau và đây là buổi họp CMHS, vì thế GVCN không nên độc thoại trong buổi họp và khuyến khích sự tham gia, thảo luận và đưa ra quyết định chung của lớp cho hoạt động giáo dục trẻ em. Tổ chức cuộc họp CMHS của lớp vào cuối học kì 1 Đây là buổi họp sơ kết học kì 1 của năm học nhằm nhìn lại những kết quả học tập của HS cũng như công tác phối hợp giáo dục giữa GVCN và CMHS. Thời điểm tổ chức cuộc họp CMHS là vào ngày nghỉ cuối tuần khoảng tuần học thứ 18, 19 (Tùy điều kiện thực tế của nhà trường) Nội dung chính: + Sơ kết tình hình học tập và phấn đấu chung của HS trong lớp và phân tích một số trường hợp HS cần được quan tâm (HS có tiến bộ trong học tập và rèn luyện, HS có những khó khăn, thụt lùi hoặc có những biểu hiện không thuận chiều). + Thông báo kết quả học tập trong học kì của từng HS đến cha mẹ, lưu ý cha mẹ về những tiến bộ hay khó khăn của con cái họ và giải thích các thắc mắc ở CMHS có liên quan về kết quả học tập của HS. + Thông báo cho CMHS vềkế hoạch hoạt động của trường, lớp trong học kì tiếp theo. + Xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp của CMHS với GVCN (cách thức tiến hành - người chịu trách nhiệm – người tham gia – thời gian , địa điểm – điều kiện hỗ trợ) và thống nhất nhiệm vụ của CMHS trong học kì tới . + Nghe ban đại diện CMHS báo cáo về hoạt động của hội CMHS và ban đại diện trong các hoạt động giáo dục HS và hỗ trợ lẫn nhau. + Tổ chức thảo luận chung trong hội nghị về một vài biện pháp nâng cao thành tích học tập và tu dưỡng của HS trong thời gian tới: Nguyên nhân và giải pháp cho một số hiện tượng không thuận chiều nảy sinh ở HS, ở lớp trong học kì vừa qua; Biện pháp cải tiến công tác phối hợp giữa CMHS và GVCN trong học kì 1. + Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với một số CMHS chưa quan tâm đến học tập của con cái hoặc chưa phối hợp tốt với GVCN, cha mẹ của những HS trong lớp có biểu hiện hành vi học tập chưa phù hợp. Tổ chức thực hiện: + GVCN cần xây dựng trước kế hoạch tổ chức buổi họp toàn thể CMHS (xác định các nội dung của buổi họp và các hoạt động tương ứng của GV, ban đại diện CMHS, CMHS trong buổi họp và những phương tiện, tài liệu, lượng thời gian cần thiết) . + Chuẩn bị những tài liệu cho cuộc họp: Bảng điểm của HS cả lớp, sổ liên lạc của từng HS, nội dung trao đổi cụ thể với một vài HS cần được quan tâm. + Trao đổi cùng ban đại diện CMHS để chuẩn bị nội dung buổi họp, phân công và phối hợp thực hiện. Yêu cầu về sản phẩm: + Biên bản cuộc họp. + Kế hoạch phối hợp của CMHS với GVCN trong năm học, học kì. Một số lưu ý: + HS có thể được tham gia đóng góp cho hội nghị của CMHS bằng việc chia sẻ tâm tư và trưng bày các sản phẩm học tập của các em. + GVCN cần chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, ngôn từ và cách báo cáo kết quả học tập của HS để tránh mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến HS cũng như CMHS. Sơ kết kì 1 là để tìm ra hướng điều chỉnh hoạt động của HS nhằm mang lại những cải tiến phù hợp. + GVCN có thể chia sẻ với CMHS kết quả điều tra HS trong lớp về suy nghĩ và dự đoán của các em về cảm xúc và thái độ của cha mẹ trước kết quả học tập của con em. + GVCN cần sử dụng những lời nhận xét mang tính xây dựng đối với HS và mang tính gợi mở đối với CMHS. Điều cần lưu ý là CMHS không đến lớp để nghe những lời phàn nàn, chê bai về con mình. Tổ chức cuộc họp CMHS của lớp tổng kết năm học Đây là buổi họp tổng kết thành tích học tập của HS sau một năm phấn đấu. Đồng thời, đây là thời điểm để rút kinh nghiệm về công tác phối hợp giữa GVCN và CMHS. Đối với HS đây là thời điểm rất có ý nghĩa vì đánh dấu một năm học tập và chuẩn bị đến một kì nghỉ hè. Cuộc họp này thường được tổ chức vào cuối năm học, sau khi đã hoàn thành sổ sách tổng kết năm học. Nội dung chính trong cuộc họp: + Tổng kết tình hình học tập và phấn đấu chung của HS trong lớp; Thông báo kết quả học tập trong từng học kì và cả năm của từng HS đến CMHS và đưa ra những nhận xét, đánh giá và xếp loại học lực và hạnh kiểm của HS. + Nghe ban đại diện CMHS báo cáo về hoạt động của hội CMHS và ban đại diện trong các hoạt động giáo dục HS và hỗ trợ lẫn nhau, rút kinh nghiệm về một năm công tác phối hợp giữa CMHS và GVCN: những hoạt động tốt, hiệu quả và những hoạt động chưa có hiệu quả cao. + Nghe báo cáo chia sẻ của CMHS, HS, GVCN về những trải nghiệm, bài học rút ra từ các hoạt động với lớp, trường và HS. + Chia sẻ niềm vui trong ngày tổng kết năm học: trao phần thưởng, giấy khen cho các HS có thành tích tốt và tổng kết hoạt động phối hợp giữa HS, CMHS và GVCN. + Hướng dẫn gia đình quản lý ôn tập, hoạt động và nghỉ ngơi của HS trong dịp nghỉ hè tại địa phương. Tổ chức thực hiện: + GVCN cùng với ban đại diện CMHS và ban cán sự lớp cần bàn về nội dung của buổi tổng kết, phân công và phối hợp các thành viên chuẩn bị. + GVCN tổng hợp kết quả học tập của HS trong các học kì và toàn năm học; Lựa chọn một số HS có những sự thay đổi, tiến bộ đáng kể để phân tích; đồng thời, phân tích tác động của một số khó khăn nảy sinh trong năm học đến HS và cách phản ứng khác nhau của HS. GVCN dành lời khen tặng cho các HS có thành tích xuất sắc trong năm học, khen các HS có tiến bộ trong học tập và tu dưỡng đạo đức, khen tặng các HS có khen thưởng đặc biệt như tham gia hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao, kể chuyện về Bác Hồ, đọc sách, tìm kiếm tài năng HS, ... + Ban đại diện báo cáo tổng kết hoạt động của ban đại diện và chi hội CMHS. + Đại diện HS, CMHS chuẩn bị tham luận trong cuộc họp về kinh nghiệm học tập (đối với HS), hỗ trợ học tập và hợp tác cùng GVCN hay các thành viên trong hội CMHS (đối với CMHS). + Chuẩn bị những tài liệu cho cuộc họp: Bảng điểm của lớp, học bạ của từng HS, các bài viết cảm nhận của HS trong năm học, báo cáo các khoản đóng góp trong năm (nếu nhà trường nhờ GVCN thu). Yêu cầu về sản phẩm: + Biên bản cuộc họp. + Báo cáo tổng kết của GVCN. + Báo cáo kinh nghiệm của CMHS, HS và Ban đại diện CMHS của lớp. + Các báo cáo về công tác Chi hội CMHS. Một số lưu ý: + GVCN chú ý phân tích kết quả học tập của một số HS đặc biệt (tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, có tiến bộ,...) và HS có những tiến bộ tốt từ tác động của CMHS. + GVCN cần cân nhắc từ ngữ khi nhận xét HS có kết quả học tập thấp, chưa tiến bộ, hoặc phải lưu ban và đưa ra những nhận xét khách quan và xây dựng; + GVCN đưa ra những ý kiến nhận xét về sự quan tâm của CMHS đến giáo dục con ở gia đình và sự ủng hộ, hợp tác của CMHS với công tác giáo dục của nhà trường. + Cần khuyến khích HS chuẩn bị những tiết mục văn nghệ, bài viết tri ân, ... để tham gia vào lễ tổng kết năm học. Những điều cần lưu lý chung, khi họp phụ huynh: + GVCN không nên trình bày quá dài dòng vế bất kỳ vấn đề nào của HS. + Phải kiên nhẫn lắng nghe, không ngắt lời khi phụ huynh đang nói. + Nếu phụ huynh nóng tính, tỏ thái độ gay gắt, nói chuyện thô tục không chấp nhận lời nhận xét của GVCN đối với con em mình thì GVCN phải cố gắng giải thích nhẹ nhàng, rõ ràng, có chính kiến của mình, nói chuyện mạnh dạn, kiên định, không theo những ý kiến vô lý của phụ huynh. + Hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể về năng lực học tập của mỗi em HS để phụ huynh quan tâm hơn đến con em mình, đưa ra những phương cách giải quyết cụ thể đối với từng HS. + Tránh kể ra những hành động tiêu cực của HS trước lớp thay vào đó GVCN hãy viết mấy lời nhận xét về học tập, hạnh kiểm, sinh hoạt của HS thông qua sổ liên lạc. + Họp phụ huynh giúp phụ huynh hiểu rõ năng lục học tập của các em. Mang đến cho phụ huynh những điều họ đang mong muốn. Tránh việc để họ nghĩ rằng “Buổi họp chỉ sặc mùi tiền” hoặc “Chẳng cần đi, cứ đóng đủ tiền là được, ai sao mình vậy cho yên chuyện”. Phối hợp giữa GVCN với các đoàn thể khác trong trường học Phối hợp giữa GVCN với Đoàn thanh niên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thanh niên, có tiềm năng to lớn trong việc tham gia công tác giáo dục ở các nhà trường. Những năm gần đây, do có sự cải tiến về chế độ làm việc, Đoàn có thêm thời gian tham gia sâu vào công tác thi đua, giáo dục HS cá biệt và đã hoàn thành tốt công việc được giao.Vì vậy, GVCN cần phối hợp tốt với lực lượng này nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giáo dục HS. Cụ thể như sau: Thực hiện tốt công tác thi đua Giới thiệu giúp Đoàn những em HS có khả năng ứng xử, khả năng văn nghệ, tài năng, dẫn chương trình tốt, ... để Đoàn xây dựng hạt nhân các phong trào. Giới thiệu đội viên ưu tú kết nạp Đoàn. HS đang tuổi mới lớn, ham sự sôi nổi, thích khẳng định mình... việc tổ chức đá bóng, văn nghệ, cắm hoa, làm thiệp 20 - 11, về nguồn, trải nghiệm, ... thu hút niềm phấn chấn rõ rệt của các em. GVCN cần gần gũi HS để chia sẻ với các em những giờ phút ấy. Đây là những giờ phút các em thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng và hướng thiện, thích bộc bạch với bạn bè cũng như GVCN. Khi HS gần cái Thiện, cái Đẹp và dẹp cái xấu sẽ xa rời bạo lực và các tệ nạn xã hội khác. GVCN phải nắm được các hoạt động, các ưu, khuyết điể
Tài liệu đính kèm: