Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát

- Giáo viên nêu mục đích quan sát: Quan sát tranh cho biết tranh vẽ cảnh ở đâu? Vì sao em biết? Kể tên một số nghề của người dân nơi đây?

Phiếu hướng dẫn học sinh quan sát:

1. Tranh vẽ cảnh ở đâu?

a- Nông thôn b. Thành phố c. Nông thôn và thành phố

2. Đường ở đây như thế nào?

3. Nhà cửa ra sao?

4. Người và xe cộ đi lại như thế nào?

5. Kể tên một số nghề của người dân qua tranh vẽ?

Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm . Tất cả các nhóm có nội dung thảo luận như nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

Bước 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là:

- Thảo luận tránh làm hình thức chỉ có cá nhân nhóm trưởng tham gia

- Giáo viên phải bao quát được lớp học tránh sự lộn xộn khi thảo luận.

*Ví dụ: Dạy bài “Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn?” – Bài 4 HDH TNXH lớp 3 có thể sử dụng phối hợp phương pháp: thảo luận - hỏi đáp – Trò chơi.

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”

Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi và yêu cầu sau đó thảo luận trả lời các câu hỏi:

- Em cảm thấy nhịp đập của tim như thế nào?

- Em có cảm thấy mệt không?

- Tại sao có bạn mệt ít, có bạn lại mệt nhiều hơn?

Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi. Liên hệ thực tế và trả lời:

- Nhớ lại và kể tên những hoạt động làm cho em mệt.

- Khi đó, nhịp tim của em có gì thay đổi?

 Đại diện nhóm trình bày ý kiến

*Giáo viên tổng kết: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.

 

doc 12 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 72Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Tự nhiên xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiểu học, người giáo viên phải biết dẫn dắt học sinh dựa vào kinh nghiệm cá nhân và vốn hiểu biết của học sinh giúp học sinh tự phát hiện kiến thức. Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập trong quá trình học như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp
Giáo viên lựa chọn những bài có vấn đề nhằm củng cố và phát huy trình độ vốn có của học sinh trong chương trình để lựa chọn phương pháp. Trong chương trình TNXH lớp 3 từ bài 1 đến bài 68 đều có thể sử dụng giải pháp này.
*Ví dụ: Dạy bài “Hoạt động thở và cơ quan hô hấp” – Bài 1
 - Sách HDH TNXH lớp 3
Giáo viên dẫn dắt học sinh từ cái cụ thể, những kinh nghiệm vốn có của học sinh: nín thở, hít thở, hít vào, thở ra để học sinh nhận ra khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra, khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
3. Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống theo tinh thần mới và bổ sung vào hệ thống các phương pháp thường dùng của môn học những phương pháp mới có tác dụng phát huy tính chủ động nhận thức của học sinh:
3.1 * Các phương pháp truyền thống là:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp kể chuyện
 * Các phương pháp bổ sung:
- Phương pháp thảo luận nhóm, cặp đôi
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trò chơi học tập.
- Phương pháp đóng vai
Việc dạy học đối với mỗi bài học là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậy chính giáo viên là người quyết định cho việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho từng bài học, sao cho tương tác giữa thầy và trò trong quá trình lĩnh hội tri thức của trò đạt hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm cho thấy, trong một bài giảng thành công không bao giờ chỉ dùng một phương pháp mà phải phối hợp nhiều phương pháp, cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống một cách hợp lí. Muốn đạt hiệu quả cao trong việc vận dụng các phương pháp người giáo viên cần:
- Nắm chắc phương pháp dạy từng nhóm phương pháp
- Lựa chọn phương pháp thích hợp để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
- Chuẩn bị nội dung, hình thức dạy học tương ứng.
*Ví dụ: Dạy bài: Cuộc sống xung quanh em – bài 11 HDH TNXH lớp 3 
 có thể sử dụng nhiều phương pháp phối hợp như: quan sát - thảo luận.
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát
- Giáo viên nêu mục đích quan sát: Quan sát tranh cho biết tranh vẽ cảnh ở đâu? Vì sao em biết? Kể tên một số nghề của người dân nơi đây?
Phiếu hướng dẫn học sinh quan sát:
1. Tranh vẽ cảnh ở đâu?
a- Nông thôn b. Thành phố c. Nông thôn và thành phố
2. Đường ở đây như thế nào?
3. Nhà cửa ra sao?
4. Người và xe cộ đi lại như thế nào?
5. Kể tên một số nghề của người dân qua tranh vẽ?
Bước 2: Tổ chức cho học sinh quan sát theo nhóm . Tất cả các nhóm có nội dung thảo luận như nhau. Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia. Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là:
- Thảo luận tránh làm hình thức chỉ có cá nhân nhóm trưởng tham gia
- Giáo viên phải bao quát được lớp học tránh sự lộn xộn khi thảo luận.
*Ví dụ: Dạy bài “Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn?” – Bài 4 HDH TNXH lớp 3 có thể sử dụng phối hợp phương pháp: thảo luận - hỏi đáp – Trò chơi.
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi và yêu cầu sau đó thảo luận trả lời các câu hỏi:
Em cảm thấy nhịp đập của tim như thế nào?
Em có cảm thấy mệt không? 
Tại sao có bạn mệt ít, có bạn lại mệt nhiều hơn?
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi. Liên hệ thực tế và trả lời:
Nhớ lại và kể tên những hoạt động làm cho em mệt.
Khi đó, nhịp tim của em có gì thay đổi?
 Đại diện nhóm trình bày ý kiến
*Giáo viên tổng kết: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe.
3.2 Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu theo mô hình VNEN.
Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được sử dụng phổ biến như: phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thực hành, điều tra... với các hình thức học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp và địa điểm học tập có thể là trong lớp và ngoài sân trường.... Đây là những phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng môn học nhưng ở mô hình VNEN GV đóng vai trò “ẩn” vì việc tự học của HS chiếm vai trò chủ đạo và các HĐ học tập chủ yếu diễn ra giữa HS với HS.Các em thực sự là trung tâm của HĐ học tập, các em phải phát huy năng lực độc lập, tích cực của mình thì mới hoàn thành những nhiệm vụ học tập trong Hướng dẫn học TNXH.
Với mô hình VNEN, các HĐ trên lớp học hầu hết là HĐ cá nhân và HĐ nhóm. Việc GV tổ chức HĐ cả lớp rất ít. Vì vậy công việc của GV chủ yếu là theo dõi, giám sát và trợ giúp khi các em có nhu cầu. Đặc biệt GV cần bao quát lớp học để xem các em có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không ? Cần trợ giúp gì ( làm rõ chỉ dẫn, hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện / đồ dùng học tập .....) Nếu cần phương tiện / đồ dùng gì thì GV cần kiểm tra xem phương tiện / đồ dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không ? Nếu thiếu GV cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu.
* Cách hướng dẫn HS học tập
a) Hoạt động cá nhân
- HS đọc thầm yêu cầu
- Thực hiện yêu cầu
- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo
b) Hoạt động theo cặp
- HS đọc thầm yêu cầu
- Thực hiện yêu cầu :+ HS 1 hỏi , HS 2 trả lời Sau đó đổi lại
- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo
 c) Hoạt động theo nhóm
- HS đọc thầm yêu cầu
- Nhóm trưởng mời một bạn nêu yêu cầu
-Các thành viên trong nhóm suy nghĩ cá nhân hoặc có thể chia sẻ với bạn bên cạnh theo yêu cầu của hoạt động.
- Nhóm trưởng mời lần lượt các thành viên hoặc một vài thành viên trong nhóm chia sẻ hoặc đưa ra ý kiến .
- Thống nhất kết quả hoạt động của nhóm.
 	- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.
d) Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu
 - GV kiểm tra kết quả học tập của HS
- GV chính xác hóa kiến thức
- GV mở rộng ,nâng cao ( nếu cần thiết)
 Quy trình dạy và học theo Mô hình trường học mới VNEN được thực hiện theo 5 bước giảng dạy của giáo viên và 10 bước học tập của học sinh, dùng cho tất cả các môn học nói chung và phân môn Tự nhiên và xã hội nói riêng.
5 BƯỚC GIẢNG DẠY
Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh.
- Tạo không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm
- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị bài học mới.
 - Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
Bước 3: Phân tích - Khám phá- Rút ra kiến thức mới
- HS rút được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết thực hành mới.
Bước 4: Thực hành, củng cố bài học
- HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.
 - HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình thực hiện.
 - Tự tin về bản thân mình.
Bước 5: Ứng dụng
- HS được củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hằng ngày.
 - HS cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.
10 BƯỚC HỌC TẬP
1/Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và ĐDHT cho cả nhóm.
2/ Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li ( Lưu ý không được viết vào sách ).
3/ Em đọc Mục tiêu bài học.
4/ Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm).
5/ Kết thúc Hoạt động cơ bản, em gọi thầy cô giáo để báo cáo những gì em đã làm được để thầy /cô ghi vào bảng đo tiến độ.
6/ Em thực hiện Hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với các bạn ngồi cùng bàn (Giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc...(lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác).
7/ Em thực hiện Hoạt động ứng dụng.
8/Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.
9/ Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá( nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo).
10/ Em đã học xong bài mới hoặc em phải ôn lại phần nào.
4. Tăng cường sử dụng thiết bị, ĐDDH sẵn có và tự làm
Sử dụng triệt để, khai thác một cách có hiệu quả ĐDDH được cấp. BGH thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thiết bị, ĐDDH của giáo viên đưa việc sử dụng ĐDDH vào tiêu chí xét thi đua vào cuối kì I và cuối năm học. Cần khơi dậy phong trào tự làm ĐDDH, sưu tầm tranh, ảnh tư liệu phục vụ cho từng tiết dạy để bổ sung những thiết bị và đồ dùng mà trường không có, qua đó cũng giải quyết được một phần, khắc phục tình trạng dạy chay, áp đặt kiến thức đối với học sinh.
5. Đổi mới phương tiện dạy học (UDCNTT)
Phương tiện dạy học truyền thống bao gồm tranh ảnh sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm, vật thật. Phương tiện hiện đại hiện nay rất phong phú như ứng dụng CNTT, máy thu thanh, máy chiếu Tuỳ theo nội dung bài dạy, tuỳ theo tình hình thực tế về trình độ giáo viên, tuỳ theo trang thiết bị hiện có của nhà trường giáo viên lựa chọn thiết bị dạy học phù hợp. Cùng một bài dạy có thể sử dụng các loại đồ dùng dạy học khác nhau làm tăng hiệu quả giờ dạy. vì vậy người giáo viên cần:
- Tích cực hoá chuẩn bị thiết bị dạy học
- Tự học tập nâng cao trình độ sử dụng kĩ thuật hiện đại như máy chiếu.
Lưu ý khi sử dụng phương tiện dạy học:
- Tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất, năng lực của giáo viên để lựa chọn phương tịên dạy học phù hợp
- Khi sử dụng xong phải bảo quản thiết bị dạy học, nhất là thiết bị hiện đại để sử dụng lâu dài.
6. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học như: dạy học cá nhân, học theo nhóm, dạy theo lớp, dạy ngoài thiên nhiên
Đây là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi tiết dạy nhằm làm cho học sinh bớt nhàm chán trong mỗi bài, mỗi tiết học. Có thể s

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc