Cho trẻ quan sát trực quan kết hợp với lời giải thích.
Đây là một biện pháp tích cực hóa vốn từ của trẻ. Khi trẻ tự kể chuyện, trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểm của các loại hoa quả, con vật.đó là điều kiện để các từ ngữ ở trạng thái bị động chuyển thành chủ động, tích cực.
Để giải thích cho trẻ hiểu từ trong tác phẩm văn học bằng biện pháp này thì trước hết tôi chọn từ có nghĩa cụ thể. Có như vậy thì việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích mới có hiệu quả.
Ví dụ:Trong bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” tôi sẽ lựa chọn một số từ có nghĩa cụ thể sau để giải thích:
“Khép rủ” trong câu “Cái màn khép rủ”
“Phe phẩy” trong câu “Phe phẩy quạt nan”
“Rung rinh” trong câu “Rung rinh góc màn”
Để giải thích được những từ này thì tôi lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với từ đó, kết hợp với lời giải thích. Lời giảng giải luôn ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn đối với trẻ.
Ví dụ: Khi giải thích từ “phe phẩy” trong câu thơ “phe phẩy quạt nan” thì tôi đọc cho trẻ nghe cả câu một đến hai lần hoặc cả một đoạn thì từ mới không bị tách rời khỏi ngữ cảnh, và như vậy trẻ sẽ cảm nhận tốt hơn. Tiếp theo tôi dùng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích để giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ mà tác giả dùng trong câu, trong bài thơ hay trong câu chuyện ấy.
Ví dụ: Trong bài thơ “Giữa vòng gió thơm”
Giải thích từ “khép rủ” trong câu “Cánh màn khép rủ” tôi cho trẻ quan sát một bức tranh vẽ một căn nhà nhỏ có một chiếc giường, có người nằm bên trong, màn thì vẫn buông xuống, hai cánh màn khép lại. Tôi vừa chỉ vào bức tranh và dùng lời giải thích cho trẻ hiểu là bà bị ốm nằm trên giường, màn thì buông xuống, cánh màn khép lại, chỉ với từ “khép rủ” tác giả muốn nói tới cảnh bà bị ốm, không gian ảm đạm và buồn bã.
Việc lựa chọn những từ cần giải thích và đề ra cách giải thích làm rõ mục đích yêu cầu của tiết học là hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan và nghệ thuật sử dụng đồ dùng trực quan của cô giáo. Vì vậy, tôi luôn sử dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt, sáng tạo, kết hợp lời giảng giải diễn tả về nghĩa của từ trong văn cảnh đó sẽ giúp trẻ hiểu và cảm nhận từ ngữ nghệ thuật một cách sâu sắc, tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú, tích cực suy nghĩ, tìm tòi khám phá những bí ẩn của thế giới xung quanh.
xem lại, trao đổi và củng cố vốn từ đã tiếp thu được. Tôi sử dụng các bức tranh vẽ, kết hợp cho trẻ quan sát và đàm thoại theo nội dung bức tranh để cho trẻ hiểu được từ, đặc biệt là các từ khái niệm. Chẳng hạn, để giúp trẻ hiểu nghĩa của từ tôi sử dụng một số tranh chủ đề: Cảnh sinh hoạt gia đình, cảnh cánh đồng quê mùa gặt, cảnh vườn cây ăn quả, cảnh đường phố. Bốn bức tranh này có các từ khái niệm như: ở giữa, bên phải, bên trái, kế bên, ở dưới... Ví dụ: Tôi sử dụng bức tranh cảnh gia đình đang ăn cơm. Cho trẻ quan sát và đàm thoại: Trong mấy người ngồi ăn cơm, ai ngồi ở giữa(bạn nhỏ) Bên phải bạn nhỏ là ai?(Người mẹ) Bên trái bạn nhỏ là ai(Người bố) Kế bên bạn nhỏ là ai(Con mèo) Có thể dùng biện pháp cho trẻ vẽ tranh để giúp trẻ hiểu nghĩa của từ sâu sắc hơn. Có thể sử dụng một số bài tập vẽ sau: Bài 1: Các cháu vẽ cho cô một hàng cây theo thứ tự: Cây thứ nhất cao nhất, cây thứ hai thấp hơn, cây thứ ba thấp nhất. Vẽ cho cô một con chim đậu trên cây ở giữa. Bài 2: Các cháu vẽ cho cô một vườn hoa có nhiều hoa đẹp, sau đó vẽ hàng rào ở xung quanh vườn. Ở trên của mỗi bông hoa vẽ một con bướm. Bài 3: Các cháu vẽ cho cô một đàn cá đang bơi. Trong đó bơi đầu đàn là con cá mẹ to nhất, bơi tách rời đàn các con. Bơi đằng sau con cá mẹ là những con cá bằng nhau và con cá cuối cùng là con nhỏ nhất và bơi cách xa nhất. Như vậy khi trẻ tự vẽ tranh, với sự hướng dẫn và giải thích của cô giáo chúng sẽ dần hiểu được nghĩa của các từ đó. Tóm lại khi cho trẻ xem tranh kết hợp với hệ thống câu hỏi đàm thoại sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ một cách nhanh chóng, vốn từ của trẻ phong phú hơn rất nhiều. *Giải pháp 2: Sử dụng các trò chơi học tập Ở trường mầm non trẻ được “ học bằng chơi, chơi mà học”.Vì vậy việc sử dụng các trò chơi vào các tiết học của trẻ là việc làm rất cần thiết. Nó giúp trẻ thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú và tích cực học tập hơn từ đó sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp cũng như vốn từ của trẻ phong phú hơn, đa dạng hơn. Nhận thức dược điều này, tôi thường sử dụng một số trò chơi học tập để phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Cái gì đã thay đổi” Trước mặt các cháu tôi bày một số đồ chơi. Yêu cầu các cháu nhắm mắt lại, tôi thay đổi vị trí của đồ chơi hoặc cất đi và bổ sung đồ chơi khác vào vị trí đó. Yêu cầu trẻ mở mắt ra, quan sát và nói xem cái gì đã thay đổi. Ví dụ: Trò chơi “Chiếc túi kì diệu” Tôi cho một số đồ chơi vào túi. Trẻ phải thò tay vào, tóm được một số đồ chơi nào đó và gọi tên chúng. Khi gọi đúng rồi mới được lôi chúng ra, nhận xét và có thể sử dụng(tháo lắp, chơi...) Ví dụ: Trò chơi “Gặp gỡ bạn mới” Trẻ đóng vai chủ khách. Khách đến nhà, chủ mời khách vào nhà. Trò chơi này củng cố thói quen giao tiếp ngôn ngữ, sử dụng các từ chào hỏi, mời mọc. Có thể sử dụng một số trò chơi để phát triển khả năng khái quát hóa, giúp trẻ hiểu nghĩa khái quát của từ, biết sử dụng đúng bên cạnh các từ cụ thể là những từ khái quát. Chẳng hạn trò chơi “Hày kể đủ ba thứ”: Trẻ ngồi vòng tròn hoặc hình chữ U và một trẻ ngồi hàng đầu và bắt đầu trò chơi. Khi người cầm trò nêu tên một loại nào đó(hoa hoặc vật nuôi trong gia đình) thì các cháu khác phải kể được tên đủ 3 thứ phù hợp(hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn hoặc chó, mèo, gà...). Hay trò chơi “Ai giỏi hơn” cũng diễn ra tương tự. Có khác là sau khi người cầm trò nêu tên một loại nào đó thì trẻ phải thi đua kể được càng nhiều càng tốt các tên gọi phù hợp. Có nhiều trò chơi tùy theo sáng tạo của cô và mục đích cô đặt ra phát triển, củng cố những từ nào đó. Thường là những từ trong một trường nghĩa(tập chung vào một đề tài). *Giải pháp 3: Sử dụng một số biện pháp dùng lời a. Sử dụng lời kể của cô giáo. Lời kể của cô giáo dễ gây hứng thú cho trẻ khi quan sát và giúp trẻ tri giác toàn bộ đối tượng, thấy được các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, điều này làm cho trẻ dần dần hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa của từ. Lời kể của cô giáo còn tạo ra mẫu mực ngôn ngữ cho các cháu noi theo(giọng nói, ngữ điệu, điệu bộ...) Khi kể cho trẻ nghe, tôi luôn kể thật rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ, chủ yếu mô tả các đặc điểm, tính chất của đối tượng. Tôi luôn cố gắng kể làm sao thật ngắn gọn nhưng vẫn có đầy đủ logic các phần: Mở đầu, mô tả, kết thúc. Mở đầu của lời kể là giới thiệu về đối tượng cho trẻ làm quen và sau đó mô tả các chi tiết,các đặc điểm, tính chất của đối tượng. Kết thúc lời kể là những nhận xét, đánh giá lời kể của trẻ. b. Cho trẻ quan sát trực quan kết hợp với lời giải thích. Đây là một biện pháp tích cực hóa vốn từ của trẻ. Khi trẻ tự kể chuyện, trẻ sẽ gọi tên, kể ra các đặc điểm của các loại hoa quả, con vật...đó là điều kiện để các từ ngữ ở trạng thái bị động chuyển thành chủ động, tích cực. Để giải thích cho trẻ hiểu từ trong tác phẩm văn học bằng biện pháp này thì trước hết tôi chọn từ có nghĩa cụ thể. Có như vậy thì việc sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích mới có hiệu quả. Ví dụ:Trong bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” tôi sẽ lựa chọn một số từ có nghĩa cụ thể sau để giải thích: “Khép rủ” trong câu “Cái màn khép rủ” “Phe phẩy” trong câu “Phe phẩy quạt nan” “Rung rinh” trong câu “Rung rinh góc màn” Để giải thích được những từ này thì tôi lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với từ đó, kết hợp với lời giải thích. Lời giảng giải luôn ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn đối với trẻ. Ví dụ: Khi giải thích từ “phe phẩy” trong câu thơ “phe phẩy quạt nan” thì tôi đọc cho trẻ nghe cả câu một đến hai lần hoặc cả một đoạn thì từ mới không bị tách rời khỏi ngữ cảnh, và như vậy trẻ sẽ cảm nhận tốt hơn. Tiếp theo tôi dùng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời giải thích để giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ mà tác giả dùng trong câu, trong bài thơ hay trong câu chuyện ấy. Ví dụ: Trong bài thơ “Giữa vòng gió thơm” Giải thích từ “khép rủ” trong câu “Cánh màn khép rủ” tôi cho trẻ quan sát một bức tranh vẽ một căn nhà nhỏ có một chiếc giường, có người nằm bên trong, màn thì vẫn buông xuống, hai cánh màn khép lại. Tôi vừa chỉ vào bức tranh và dùng lời giải thích cho trẻ hiểu là bà bị ốm nằm trên giường, màn thì buông xuống, cánh màn khép lại, chỉ với từ “khép rủ” tác giả muốn nói tới cảnh bà bị ốm, không gian ảm đạm và buồn bã. Việc lựa chọn những từ cần giải thích và đề ra cách giải thích làm rõ mục đích yêu cầu của tiết học là hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ chủ quan và nghệ thuật sử dụng đồ dùng trực quan của cô giáo. Vì vậy, tôi luôn sử dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt, sáng tạo, kết hợp lời giảng giải diễn tả về nghĩa của từ trong văn cảnh đó sẽ giúp trẻ hiểu và cảm nhận từ ngữ nghệ thuật một cách sâu sắc, tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú, tích cực suy nghĩ, tìm tòi khám phá những bí ẩn của thế giới xung quanh. c. Đối chiếu so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả thì trước hết tôi lựa chọn từ trong tác phẩm, những từ được lựa chọn để giải thích bằng biện pháp này phải là những từ có thể đem ra đối chiếu hoặc so sánh để làm nổi bật nghĩa của từ.Sau đó quy những từ cần giảng về những từ đồng nghĩa hay trái nghĩa mà trẻ đã biết, có như vậy việc giúp trẻ hiểu nghĩa từ theo biện pháp này mới có hiệu quả. Khi lựa chọn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích, tôi chọn những từ ngữ mà trẻ đã biết phối hợp với khả năng lứa tuổi của trẻ. Nếu dùng những từ trẻ chưa biết này để giải thích cho từ chưa biết khác thì trẻ vẫn không thể nắm được nghĩa của từ cần giải thích. Ví dụ: Trong câu chuyện Cây tre trăm đốt có thể lựa chọn từ “khỏe mạnh” trong câu “lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão”. Để giải thích từ này tôi đưa một từ trái nghĩa quen thuộc với trẻ như là từ “ốm yếu” cô giải thích để trẻ thấy khỏe mạnh là người có sức khỏe tốt và làm được nhiều việc, còn người mà “ốm yếu” thì sức khỏe không tốt và không làm được nhiều việc. Tôi đưa ra từ trái nghĩa nhằm làm cho từ cần giải thích được nổi bật và tạo cho trẻ có ấn tượng. Có thể dùng câu hỏi như: Người mà ốm yếu có làm được công việc nặng nhọc không? Người khỏe mạnh làm được những công việc gì? Với những câu hỏi này giúp trẻ có được những hình ảnh về người khỏe mạnh và như vậy trẻ sẽ hiểu sâu xa hơn nghĩa của từ này. Từ “chịu khó” trong câu “Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm”. Đây cũng là từ mà không thể dùng trực quan để giải thích cho trẻ hiểu được. Để giải thích từ này cho có hiệu quả thì tôi giảng giải bằng cách đưa ra một từ đồng nghĩa quen thuộc với trẻ là từ “chăm chỉ”, “chịu khó” là “chăm chỉ” hoặc đưa ra từ trái nghĩa là “ lười biếng” là không chăm chỉ, không chịu khó. Khỉ sử dụng biện pháp này tôi luôn theo dõi phản ứng chung của trẻ trong lớp, nếu trẻ tỏ ra lúng túng thì tôi sẽ chọn từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa quen thuộc hơn để giúp trẻ hiểu. Với biện pháp này trẻ sẽ dễ dàng hiểu được nghĩa của từ một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng đối với trẻ. Biện pháp này còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển khả năng tư duy, suy luận của trẻ. Ngoài việc hiểu được nghĩa của từ bằng các tác phẩm, trẻ còn hiểu được từ như thế nào là đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau. Từ đó trẻ có thể sử dụng chúng trong hoạt động lời nói của mình. Tôi luôn lựa chọn từ đồng nghĩa hay trái nghĩa phù hợp với trẻ, phù hợp với ngữ cảnh đó để giải thích cho trẻ hiểu. *Giải pháp 4: Mở rộng vốn từ cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Để giúp trẻ phát triển vốn từ một cách tốt nhất tôi luôn dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, qua các giờ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày. Ví dụ: Trong giờ đón, trả trẻ tôi luôn dạy trẻ chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo. Trong giờ hoạt động học, hoạt động vui chơi tôi cho trẻ xem tranh ảnh, vật thật được trang trí trên lớp, tường, các góc chơi theo chủ đề, kích thích trẻ trả lời câu hỏi của cô, cho trẻ làm quen với các từ mới, từ khó, dần dần vốn từ của trẻ được hình thành, ngôn ngữ của trẻ được hoàn thiện. Trong giờ ăn, tôi thường yêu cầu trẻ: Nói tên các món ăn mà trẻ được ăn, lợi ích của các món ăn đó. Qua giờ dạo chơi tham quan, tôi cho trẻ quan sát các đồ vật, đồ chơi khá
Tài liệu đính kèm: