Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 11A1 trường THPT số 1 Bảo Yên sử dụng Facebook hiệu quả hơn trong học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 11A1 trường THPT số 1 Bảo Yên sử dụng Facebook hiệu quả hơn trong học tập

- Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập, làm việc. Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "anh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh. Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mỹ cho thấy: Những sinh viên sử dụng facebook có kết quả học tập kém hơn 20% so với sinh viên khác. Ngoài giờ học, 88% sinh viên không sử dụng facebook tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% sinh viên sử dụng facebook không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập.

- Ngoài ra, hệ lụy của việc "nghiện" mạng xã hội còn khiến sức khỏe của các em không tốt: giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi

- Ảnh hưởng đến cuộc sống thực. Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực. trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.

- Đối với gia đình: Gây ảnh hưởng không tốt trong quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, anh chị em

- Đối với xã hội: Hại điện, gây mất trật tự, xôn xao dư luận bằng việc thường xuyên lan truyền các thông tin trên Facebook

- Đối với công việc: Gây xao lãng, giảm năng suất làm việc

 

doc 28 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 575Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 11A1 trường THPT số 1 Bảo Yên sử dụng Facebook hiệu quả hơn trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thử các ứng dụng, gia nhập các hội nhóm. ; một số “nghiện” đến mức online chỉ vì một mục đích duy nhất là để vàoFacebook!!!
Bạn T, lớp 11 trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ: “Em biết dùng FB từ khi chưa có máy tính, thấy bạn bè chơi nên cũng vào cho biết, rồi giờ nghiện hẳn, không vào là cứ bứt rứt không yên. Em mê FB tới mức chỉ muốn được ngồi lì trước máy tính để tán gẫu, xem, đọc rồi like những page mình thích”. Cũng một trường hợp tương tự, bạn T.L - Sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh cho biết: “Cứ hễ bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc gì đó thì mình lại bị cuốn vào FB, hết xem ảnh của mấy đứa bạn lại qua comment đi comment lại. Mỗi mùa thi, ngồi ôm quyển sách đọc được năm ba câu thì ghé qua FB đến cả tiếng đồng hồ. Khổ nỗi, cứ đọc sách là buồn ngủ mà vào FB cả đêm lại thấy tỉnh táo như thường (cười). "
Khác với những “con nghiện” vô tư này, có nhiều bạn nhận ra những rắc rối do nghiện FB và trăn trở tìm cách “cai” bằng nhiều biện pháp khác nhau: xóa phần mềm FB trong điện thoại; cài phần mềm khác thay thế hoặc có bạn còn dán khẩu hiệu “một ngày lên FB 1 lần” khắp phòng học Đã có người cai được, nhưng không ít thì đâu vẫn vào đó. FB quả thực là thói quen dễ nghiện nhưng khó bỏ!
...Những hệ lụy
Bên cạnh với những lợi ích mà facebook đem lại thì việc lạm dụng nó đã làm cho người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều về thời gian, sức khỏe cũng như công việc. Chị H.T.T - đường Lý Tự Trọng, TP Hà Tĩnh có con đang học THPT tâm sự: “Con tôi chuẩn bị sang năm là thi đại học rồi mà cứ có thời gian là cháu lại truy cập FB để tán chuyện với bạn bè. Tôi nói thế nào cũng không chịu nghe, kiểm soát bằng máy tính bàn thì cháu vào bằng máy điện thoại. Thu máy điện thoại thì cháu ra quán net để giải tỏa nhu cầu vào FB. Tôi và nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng về vấn đề này”. Hội chứng “nghiện” FB khiến nhiều bạn trẻ tiêu tốn thời gian, sức khỏe dẫn đến chểnh mảng học hành, kết quả học tập sa sút.
Mất tập trung cho việc học tập đã đành, các em học sinh, sinh viên có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu bởi các mối quan hệ trên FB vì ở độ tuổi này các em chưa có nhận thức chín chắn nên dễ bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi những tác động xấu từ thế giới “ảo”. Không ít bạn sử dụng lời lẽ thiếu văn hóa thậm chí văng tục, chửi bậy nhau trên FB; chia sẻ những hình ảnh, thông tin thiếu lành mạnh hoặc thành lập những hội nhóm vô bổ: “Hội phát cuồng vì trai xinh, gái đẹp trường”; “Hội phát cuồng vì sự cute của couple”; “Hội những người phát tởm vì em..”; “Hội phát tởm vì sự xinh đẹp giả tạo của.”. Trên FB của nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh, xuất hiện câu cửa miệng kỳ quặc kiểu như: “GATO” (ghen ăn tức ở), “Đậu xanh rau má”, tự kỷ “ném đá” chỗ này rồi “chém gió” chỗ kia. Vậy mới thấy, tính năng chia sẻ, kết nối thông tin của FB quả như một “con dao hai lưỡi”, thông tin bổ ích cũng có nhiều song thông tin tiêu cực thật khó để kiểm soát.
Hội chứng “nghiện” FB đang trở thành thực trạng đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, nghiện hay không nghiện FB căn bản vẫn là ở nhận thức của người sử dụng. Điều đó đòi hỏi các bạn trẻ phải biết sắp xếp hợp lý thời gian học tập và vui chơi giải trí; biết cách chia sẻ, yêu thương và học hỏi những điều hay từ bạn bè. Bên cạnh đó, để ngăn chặn những hệ lụy đáng tiếc, gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng cần kịp thời tuyên truyền, giáo dục, tăng cường quản lý học sinh, sinh viên đồng thời đưa ra những giải pháp đẩy lùi những tư tưởng tiêu cực, độc hại đang lây lan trong giới trẻ thông qua mạng xã hội Facebook.
2.1.2. Lợi và hại của facebok.
2.1.2.1. Trước tiên là những cái lợi của facebook 
- Mạng xã hội giúp kết nối mọi người gần nhau hơn.
 Một trong những tiện ích đầu tiên của facebook mà đa số người sử dụng công nhận đó là góp phần kết nối và đưa mọi người đến gần nhau hơn. Bạn Nguyễn Thị Nhã Trúc, với nickname Mars Mars tâm sự: “Học hết phổ thông, bạn bè đi làm, đi học, mỗi người một nơi, chẳng thể liên lạc, biết tin tức gì của nhau. Nhưng nhờ “bác Phây” mà mình có thể biết được thông tin những người bạn thân đang sinh sống, làm việc như thế nào. Cũng nhờ facebook mình có thể chia sẻ những vui, buồn trong cuộc sống với họ thông qua những dòng status (đăng trạng thái), comment (bình luận) và cả những hình ảnh của họ”. Có thể nói, facebook là khu vực bạn bè của bạn vừa làm quen thể hiện đầy đủ thông tin cơ bản của một người, như: Họ tên, giới tính, địa chỉ (sinh sống, làm việc), những công việc đã từng học, từng tham gia. Do đó, nếu bạn không thiết lập quyền riêng tư (chỉ bạn bè, người thân trên facebook bạn đã đánh dấu mới thấy được những thông tin cơ bản đó, gọi là choprofile) thì bất cứ ai trên mạng cũng có thể nhìn thấy profile của bạn. 
Bằng cách gia nhập một mạng, cơ hội gặp những người mà bạn biết tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó bạn còn có thể gặp được những người muốn chia sẻ cùng sở thích giống mình. Bạn Phương Huỳnh- nhóm trưởng của An Giang Group (viết tắt AGG) chia sẻ: “Đối với mình, ngoài việc facebook giúp kết nối bạn bè, mọi người với nhau thì đây cũng là nơi kết nối những người có cùng sở thích. Như AGG với hơn 9.000 thành viên là các bạn trẻ đang sinh sống, làm việc trong và ngoài tỉnh An Giang đang sử dụng facebook, mỗi người có nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn, giới tính, tuổi tác, dân tộc khác nhau nhưng không ít bạn có cùng sở thích, nhất là làm từ thiện. Thông qua AGG, các thành viên có thể chia sẻ, thông tin về những mảnh đời bất hạnh, những người đang khó khăn cần hỗ trợ, giúp đỡ
- Nơi chia sẻ thông tin
Một trong những tiện ích khác không thể phủ nhận của facebook là việc chia sẻ: Thông tin, hình ảnh (cá nhân, tập thể hoặc của một nhóm người nào đó), tin tức thời sự mọi người đang quan tâm, cả những “tin” vừa phát hiện (tai nạn giao thông, hỏa hoạn,) với tốc độ tính bằng giây. 
Bên cạnh đó, thông qua “Phây” giúp người sử dụng nắm được những thông tin mình quan tâm, như: Thời trang, những món ăn, thức uống, những quán café, điểm tâm mới, mua sắm quần áo, trang sức giá rẻ đến cao cấp Có thể thấy, tất cả những thông tin bạn cần sẽ có trong tích tắc chỉ cần cái click chuột, một dòng status
Nếu bạn muốn mua một chiếc smartphone nhưng đang băn khoăn không biết chọn của hãng nào Iphone, Samsung, HTC  để vừa phù hợp túi tiền, hợp thời trang, nhiều ứng dụng, thì bạn có thể đăng một status (dòng trạng thái) trên tường facebook của bạn, chắc chắn trong phút chốc bạn đã có những lời khuyên, những bài viết liên quan đến vấn đề bạn quan tâm. Chẳng những vậy, những dòng comment của bạn bè trên facebook sẽ giúp bạn có sự so sánh thiệt- hơn về giá tiền, tiện ích, thông tin cơ bản mà bạn cần biết về chiếc điện thoại để bạn có thể đưa ra quyết định - Bạn Phạm Văn Hải, nickname Jacke Phạm cho biết.
2.1.2.2. Facebook và những tác động tiêu cực
- 
Đối với nhiều bạn trẻ, Facebook là niềm đam mê “tìm hiểu xã hội”, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập, làm việc. 
Có nhiều bạn mải mê Facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành. Nhiều bạn sau khi quay lại bàn học vẫn "lưu luyến" với "anh Face" mà không thể tập trung. Chính điều đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh. Một nghiên cứu mới đây ở một trường đại học của Mỹ cho thấy: 
Những sinh viên sử dụng facebook có kết quả học tập kém hơn 20% so với sinh viên khác. Ngoài giờ học, 88% sinh viên không sử dụng facebook tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, 75% sinh viên sử dụng facebook không nghĩ rằng mạng xã hội này làm giảm sút kết quả học tập.
- 
Ngoài ra, hệ lụy của việc "nghiện" mạng xã hội còn khiến sức khỏe của các em không tốt: giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi
- Ảnh hưởng đến cuộc sống thực. Khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút Like trên Facebook, bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội. Điều này khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi. Chúng thực sự không tốt bởi giao tiếp mặt đối mặt luôn mang đến trải nghiệm, cảm xúc chân thật và thú vị hơn.
- Đối với gia đình: Gây ảnh hưởng không tốt trong quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái, anh chị em
- Đối với xã hội: Hại điện, gây mất trật tự, xôn xao dư luận bằng việc thường xuyên lan truyền các thông tin trên Facebook
- Đối với công việc: Gây xao lãng, giảm năng suất làm việc
2.1.3. Facebook khiến chúng ta nghiện vì những hoạt động nào? Cập nhật status. 
 	Comment và Like
  	Check-in
 	Post ảnh
2.2. Thực trạng của việc sử dụng facebook ở học sinh lớp 11A1 trường THPT số 1 Bảo Yên (gồm 33 học sinh)
	2.2.1. Đầu năm học, tôi tiến hành điều tra việc sử dụng facebook của học sinh. Kết quả như sau:
2.2.1.1. Điều tra về thói quen sử dụng facebook
Em có thường xuyên sử dụng facebook không ?
Thường xuyên: 19 (57,6%)
Thỉnh thoảng: 12
(36,4%)
Chưa bao giờ: 2
(6%)
Khi vào facebook, em thường làm gì?
Giao lưu với bạn bè: 31
Cập nhật thông tin: 25
Comment và like: 31
Hành động khác: 20
Học tập: 6
Thông thường mỗi lần vào fb em mất khoảng bao nhiêu thời gian?
Dưới 30’: 6
(19,35%)
Từ 30’đến 1h: 13
(41,9%)
Từ 1 đến 2h: 8
(25,8%)
Trên 3h: 3
(12,95%)
Em thường vào fb vào những lúc nào?
Rảnh rỗi: 25 (80,6%)
Mọi lúc, mọi nơi: 6 (19,4%)
Em thấy fb có tác dụng gì?
Giải trí: 31
Kết bạn: 28
Tâm sự: 30
Học tập: 6
Tác dụng khác: 13
Em thấy vào fb có lãng phí thời gian học tập không?
Có: 5 (15%)
Không: 28 (85%)
Theo em, cha mẹ có nên cấm con vào fb không?
Có: 2 (6%)
Không: 31 (94%)
Nếu bị cấm vào fb em sẽ làm gì?
Thôi không vào nữa: 5
(16%)
Tìm trang mạng khác: 20
(64,5%)
Cách khác: 6
(19,5%)
Em có đồng tình với những câu nói tục, chửi bậy trên fb không?
Có: 1(3%)
Không: 32 (97%)
Phân tích thói quen sử dụng facebook của học sinh lớp 11A1
- 94% học sinh lớp 11A1 sử dụng facebook. 
 	- 38,75% học sinh vào face trong thời gian từ 1-3 giờ đồng hồ, thậm chí trên 3 giờ. 
- 19,4% học sinh vào face mọi lúc mọi nơi có thể.
Nếu xét như vậy, nhiều học sinh đã nghiện facebook.
- Các em thường vào face để kết bạn, tâm sự, giao lưu, chia sẻ, like và comment (hơn 80%), còn học tập chỉ chiếm khoảng gần 20%.
- Đa số các em đều cho rằng vào facebook không ảnh hưởng gì đến học tâp (85%), kể cả những em vào face đến 3 tiếng trên ngày. Gần như các em học 2 buổi trên ngày, chỉ nghỉ buổi trưa và tối ở nhà, vậy mà mỗi ngày 2-3 tiếng lướt face mà vẫn không thấy lãng phí thời gian học tập? Phải chăng các em không nhận thấy tác hại của facebook hay cố tình không thừa nhận tác hại của nó với học tập?
- Khi được hỏi Cha mẹ có nên cấm con cái vào facebook hay không thì rất ít em đồng tình (6%), đa số không nhất trí việc cha mẹ cấm con vào face (94%). Nếu bị cha mẹ cấm, các em sẽ tìm trang mạng khác (64,5%). 
 	Như vậy, cấm vào facebook là một giải pháp không khả thi. Vậy là thầy cô giáo cũng cha mẹ của các em, chúng ta phải làm gì để biến cái hại thành cái lợi, biến cái tiêu cực thành tích cực?
 	2.2.1.2. Điều tra về nhu cầu sử dụng facebook
Với những em đã, đang sử dụng fb
Em thường vào fb qua 
Điện thoại
Máy tính
100%
75%
Theo em, lớp mình có nên lập trang riêng, vừa để tâm sự sẻ chia, vừa để trao đổi kiến thức học tập hay không? 
Có
Không
100%
0%
Với những em chưa sử dụng fb
Lí do em không sử dụng fb là gì?
Bố mẹ không cho sử dụng
1
Đi ở trọ không có máy tính
2
Điện thoại không kết nối mạng được
2
Sợ mất thời gian vô bổ
2
Lí do khác
1
Theo em, lớp mình có nên lập trang riêng, vừa để tâm sự sẻ chia, vừa để trao đổi kiến thức học tập hay không? 
Có
Không
100%
0%
Phân tích: 
- Qua điều tra tôi nhận thấy đa số các em học sinh lớp 11A1 không chỉ vào facebook qua điện thoại mà các em còn có máy tính (75%). Đây là một điều kiện tương đối tốt cho học tập nếu các em biết tận dụng.
 - Từ những học sinh có tài khoản đến những em chưa có tài khoản facebook, các em đều muốn lập một nhóm riêng để tâm sự chia sẻ và trao đổi kiến thức học tập.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 11A1 
SỬ DỤNG FACEBOOK HIỆU QUẢ HƠN TRONG HỌC TẬP
Việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Thanh thiếu niên Việt Nam nói chung và học sinh Trường THPT số 1 Bảo Yên, đặc biệt học sinh lớp 11A1 nói riêng đã ứng dụng rất tốt những tiện ích mà công nghệ mang lại, phục vụ cho cuộc sống học tập, giải trí, giao lưu, kết bạn, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các bạn khẳng định được sự năng động, thể hiện được bản thân trước bạn bè, trước xã hội. Tuy nhiên, sử dụng mạng xã hội, lợi bất cập hại. Không ít những trường hợp vì để thỏa mãn cái tôi cá nhân đã không ngừng tự đánh bóng bản thân với những điều phù phiếm, với những bức ảnh được chỉnh sửa kỹ lưỡng; không ít những bạn trẻ đã tự huyễn hoặc mình để được trở thành “hot boy”, “hot girl” trong mắt mọi người. Có những bạn lợi dụng mạng Facebook để “chém gió” ngày đêm về người khác, về gia đình, về trường lớp, về thầy cô, về bạn bè với những lời nói chẳng mấy hay ho, thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Lứa tuổi học sinh THPT vẫn còn rất non nớt và chưa đủ sự chín chắn để làm chủ bản thân; chưa đủ kinh nghiệm để vượt qua những lời nói, hành động gây tổn thương tinh thần của người khác, đặc biệt khi những hành động quái ác ấy diễn ra liên tục và phổ biến trên diện rộng. Những đứa trẻ ấy sẽ 
bị khốn quẫn trong suy nghĩ, không biết chia sẻ cùng ai, để rồi tìm đến những hành động khờ dại làm tổn thương bản thân và gia đình.
 Vì thế, để giúp đỡ các em, xã hội, gia đình, thầy cô và những người trưởng thành hãy cùng vào cuộc.
 3.1. Tuyên truyền, giáo dục, yêu cầu.
- Nhà trường, Đoàn trường tổ chức Hội thảo “Thanh niên với mạng xã hội”, qua đó lắng nghe những suy nghĩ, tâm tư của học sinh về việc sử dụng mạng xã hội hiện nay, những lợi ích Facebook mang lại cùng với những ảnh hưởng xấu của nó; sự thay đổi trong cuộc sống của học sinh trước và sau sự bùng nổ của mạng xã hội Facebook Các em đã chia sẻ rất nhiều và cũng nhận thức được sự nguy hiểm, tác động xấu của Facebook đối với chính bản thân các em.
- Gia đình, nhà trường, các tổ chức trong nhà trường thường xuyên định hướng cho học sinh ý thức được những nguy cơ của việc sử dụng mạng xã hội, những nguy hiểm khi chia sẻ thông tin và suy nghĩ của bản thân lên các trang mạng này. Chúng ta có thể liên kết và mời công an, những chuyên gia tư vấn, chuyên gia tâm lý tổ chức các buổi trao đổi với học sinh, cung cấp cho các em những thông tin pháp lý và thực tế để cảnh báo và giúp các em sử dụng mạng xã hội theo hướng có lợi nhất.
 	3.2. Tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh trong nhà trường và gia đình.
 	- Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh giúp tăng cường sự giao lưu tiếp xúc “thực” giữa các em học sinh, tạo môi trường cho các em được hòa mình vào những hoạt động sôi nổi, bổ ích sau những giờ học. Khoảng thời gian “thực” này sẽ giúp các em có sự cân bằng trong cuộc sống, thay vì sống “ảo” với mạng xã hội Facebook.
 	- Các gia đình nên có nhiều buổi trao đổi chuyện trò thân mật với con em mình, sắp xếp thời gian để cùng nhau tổ chức những buổi vui chơi ngoài trời, dã ngoại, du lịch ngắn để giúp các em học sinh thân thiện hơn với gia đình, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường sống lành mạnh.
3.3. Lập một nhóm riêng cho lớp.
 	Đề nghị tất cả những em đang có tài khoản facebook tham gia vào. GVCN và GVBM cũng tham gia để đưa bài tập, yêu cầu về nhà, đưa những kiến thức, kinh nghiệm hay về học tập ở các bộ môn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em. Phụ huynh học sinh cũng có thể tham gia để nhắc nhở con làm bài tập thầy cô giao; quản lí con cái, giúp con tránh sa vào tán gẫu, mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập.
Một vài hình ảnh về việc sử dụng Facebook cho học tập
Lớp A1 khóa 44
5 tháng 12
Cuộc trò chuyện đã bắt đầu vào 5 Tháng 12 2013
05/12/2013 20:04
Vê Đúp Tê Ép
cô ơi.câu tái hiện có phải viết rõ tác giả vs nêu nội dung chính tác phẩm ra ko ạ
14 Tháng 3
14/03/2014 20:57
Vê Đúp Tê Ép
cô ơi ôn văn để thi đại hc có khó ko cô
14/03/2014 20:59
Banglang Tim
Em dinh thi khoi D a
14/03/2014 21:00
Vê Đúp Tê Ép
dạ ko.e bị mất gốc khối a rồi.e định ôn khối c.nhưng mới là ý định thôi ạ.e muốn hỏi cô xem giờ e bắt đầu có kịp ko
14/03/2014 21:01
Banglang Tim
Van con kip neu e chiu kho. Sao e lai mat goc khoi a
Lớp A1 khóa 44
6 tháng 12
Ôn Tập Học Kỳ I Lớp 11
Phần I. Phương Trình Lượng Giác.
Câu 1.1. Tìm tập xác định của các hàm số sau:
a) .
b) .c) .
d) .
e) .
f) .
Câu 1.2. Giải các phương trình sau:
a) .
b) .
c) .
d) .
e) .
f) .
Câu 1.3. Giải các phương trình sau:
a) .
b) .
c) .
d) .
e) 
f) .
Câu 1.4. Giải các phương trình sau:
a) .
b) .
c) .
d) .
e) .
f) .
Câu 1.5*. Giải các phương trình sau:
a) .
b) .
c) .
d) .
e) .
f) .
Phần II. Tổ Hợp, Xác Suất.
Câu 2.1. Có bao nhiêu số có 6 chữ số khác nhau mà luôn có mặt chữ số 9 ?
Câu 2.2. Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lập được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số đôi một khác nhau ?
Câu 2.3. Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ có ba chữ số khác nhau, trong đó chữ số hàng trăm là chữ số chẵn ?
Câu 2.4. Có 6 nhà Toán học nam và 3 nhà Toán học nữ lập thành một đoàn công tác gồm bốn người. Có bao nhiêu cách lập sao cho:
a) Trong đoàn có đúng một nhà Toán học nữ.b) Trong đoàn có ít nhất một nhà Toán học nữ.
Câu 2.5. Trên giá sách có 4 quyển sách Toán, 3 quyển sách Lý và 2 quyển sách Hóa. Lấy ngẫu nhiên 3 quyển sách. Tính xác suất để lấy được:
a) Ba quyển sách đều là Toán.
b) Ít nhất có một quyển sách Toán.
Câu 2.6. Trong hộp có 5 viên bi đỏ, 6 viên bi xanh, 4 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 4 viên bi trong hộp. Tìm xác suất để bốn viên bi được chọn:
a) Có đúng một viên bi màu xanh.
b) Không quá ba viên bi xanh.
c) Không đủ ba màu.
Câu 2.7*. Một học sinh làm bài thi gồm ba câu. Biết xác suất giải đúng câu thứ nhất là 0,9; giải đúng câu thứ hai là 0,6 và giải đúng câu thứ ba 0,2. Tìm xác suất để học sinh đó:
a) Giải đúng cả ba câu.
b) Giải đúng ít nhất một câu.
Câu 2.8*. Giải các phương trình sau:
a) .
b) .
c) .
d) .
Câu 2.9*. Tính tổng: .
Câu 2.10*. Tìm hệ số của  trong khai triển , biết: .
Phần III. Dãy Số, Cấp Số Cộng, Cấp Số Nhân.
Câu 3.1. Viết 5 số hạng đầu của các dãy số  sau:
a) .
b) .
c) .
Câu 3.2. Xét tính tăng giảm của các dãy số sau:
a) .
b) .
c) .
d) .
Câu 3.3. Tìm số hạng đầu và công sai của cấp số cộng , biết:
a) .
b) .
Câu 3.4. Cho cấp số cộng  với  và .
a) Tìm công sai của cấp số cộng đó.
b) Tính tổng của 53 số hạng đầu của cấp số cộng đó.
Câu 3.5. Cho cấp số cộng  thỏa mãn .
a) Tìm số hạng đầu  và công sai  của cấp số cộng trên.
b) Tìm , biết .
Câu 3.6. Cho dãy số  với .
a) Chứng minh  là cấp số cộng, cho biết số hạng đầu và công sai.
b) Tính  và .
Phần IV. Quan Hệ Song Song.
Câu 4.1. Cho hình chóp  có đáy là hình thang đáy lớn . Gọi  theo thứ tự là trung điểm của các cạnh  và .
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng  và .
b) Tìm giao điểm của đường thẳng  với mặt phẳng .
c) Xác định thiết diện của hình chóp  cắt bởi mặt phẳng .
Câu 4.2. Trong không gian cho tứ diện . Gọi  lần lượt là trung điểm của  và ;  là điểm trên đoạn  sao cho .
a) Xác định giao tuyến  của hai mặt phẳng  và .
b) Chứng minh hai đường thẳng  và  song song với nhau.
Câu 4.3. Cho hình chóp  đáy  là hình bình hành tâm . Trên cạnh  lấy điểm  sao cho . Gọi  là trung điểm của .
a) Tìm giao điểm của  và .
b) Chứng minh rằng  song song với mặt phẳng .
Câu 4.4. Cho hình chóp  có đáy là hình thang với các cạnh đáy là  và . Gọi  theo thứ tự là trung điểm của các cạnh  và ,  là trọng tâm tam giác .
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng  và .
b) Tìm giao điểm của đường thẳng  với mặt phẳng .
c) Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng . Thiết diện là hình gì ?
Câu 4.5. Cho hình chóp  có đáy là hình thang,  là đáy lớn. Gọi  là trung điểm ,  là điểm tùy ý trên cạnh .
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng  và .
b) Lấy  thuộc cạnh . Tìm giao điểm của  và .
c) Xác định thiết diện của hình chóp với mặt phẳng .

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_11a.doc
  • docBáo cáo tóm tắt hiệu quả sáng kiến.doc