Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả ở lớp 4G trường tiểu học Mạc Thị Bưởi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả ở lớp 4G trường tiểu học Mạc Thị Bưởi

+ Luyện phát âm

 Muốn học sinh viết đúng chính tả thì trước hết các em phải nghe đúng, đọc đúng. Để làm được điều đó giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Do đó có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái hiện và viết đúng. Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng.

Giáo viên cần luyện phát âm đúng cho học sinh các âm đầu ch/tr.

Ví dụ : (chung sức/ trung thành; trúng đích /chúng tôi; trèo cây /chèo thuyền; đánh trống / chống gậy ). Cần cho học sinh phân biệt được ch và tr khi nghe giáo viên phát âm.

 + Với âm Ch: khi phát âm lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh.

 + Với âm Tr: Khi phát âm đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra,không có tiếng thanh.

 Việc luyện phát âm của học sinh tôi thường thực hiện trong các tiết chính tả phân biệt âm ch/tr hay trong các tiết luyện từ và câu hay các tiết tập đọc.

 Phát âm đúng các dấu thanh đặc biệt là thanh hỏi, thanh ngã.

Ví dụ: ( bảo ban / cơn bão; bảo nhau / bão bùng; bỏ đi / bõ công; bẻ cành / bẽ mặt; rau cải / tranh cãi; cái cổ /ăn cỗ; cái chảo / dây chão; dải băng / yếm dãi; đổ xe / thi đỗ; mở cửa / thịt mỡ ).

Luyện cho học sinh phát âm đúng các âm s/x (ví dụ: củ sâm / xâm nhập; sâm nhung / xâm xẩm; sương muối / xương sườn; sương gió / xương máu; say sưa / ngày xưa; sửa chữa / cốc sữa ; siêu nước / xiêu vẹo; cao siêu / xiêu lòng; siêu âm / liêu xiêu )

 

docx 22 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 2086Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả ở lớp 4G trường tiểu học Mạc Thị Bưởi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cần phát huy trong tiết dạy chính tả. 
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Từ các tài liệu liên quan ta có các biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh. Tôi đã tham khảo nhiều loại sách như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
 Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như:
Phương pháp trắc nghiệm, phương pháp thống kê
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
 Chính tả là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức và kĩ năng trong học tập, đặc biệt là kĩ năng nghe và viết và nhiều kiến thức về cuộc sống thực tiễn .
 Tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là thực hành bởi vì chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua thực hành, luyện tập.
 Trong một giờ học chính tả khi viết học sinh thường mắc nhiều lỗi ở nhiều vị trí khác nhau của tiếng ( viết sai âm, vần, thanh, cả âm và vần). Ở những lớp học này, học sinh vừa mới làm quen với việc học kiến thức, vốn từ của học sinh còn quá ít nên việc học sinh viết sai là điều khó tránh khỏi. Do đó giáo viên ngoài việc hướng dẫn còn phải cung cấp cho học sinh nhiều quy tắc chính tả để học sinh dần dần làm quen và cũng tự tích luỹ cho học sinh những quy tắc chính tả đó .
 Trong các tiết học chính tả mà tôi đã dạy tại lớp 4G tôi thấy sau khi chấm các bài chính tả của học sinh thì đa số học sinh đều mắc nhiều lỗi, nhưng sau khi rút kinh nghiệm và chỉ ra cho học sinh những lỗi mà học sinh hay mắc phải thì học sinh có những tiến bộ rõ rệt. Học sinh có nhiều kĩ năng hơn về đọc, viết bài từ đó tạo cho học sinh tính cẩn thận khi đọc và viết bài .
 Theo chuẩn kiến thức Kĩ năng yêu cầu đối với học sinh lớp 4 vào giữa kì I thì học sinh phải trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi ); tốc độ viết khoảng 75 chữ /15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Từ đó, ta thấy được việc học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả trong một bài chính tả là vấn đề nhức nhối đối với giáo viên, cần có biện pháp khắc phục kịp thời.
 Cũng theo chuẩn kiến thức kĩ năng thì vào giữa kì II thì học sinh phải nhớ viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ /15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi). Vậy để đạt được mục tiêu thì ngoài viết đẹp ta còn phải viết đúng và viết đúng là rất quan trọng trong chính tả. Nó giúp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II.2. Thực trạng và nguyên nhân của việc viết sai lỗi chính tả ở học sinh lớp 4G trường tiểu học Mạc Thị Bưởi.
 Trong năm học 2017-2018, tôi trực tiếp giảng dạy tại lớp 4G trường tiểu học Mạc Thị Bưởi. Tổng số học sinh 25 em (dân tộc H Mông 25 em). Qua số liệu điều tra phân loại học sinh viết chính tả đầu năm. Bài chính tả “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiếng Việt lớp 4– tập Một) thống kê được như sau:
 Trong việc khảo sát này tôi chấm điểm đạt kết quả như sau: bài viết 0-1 lỗi: 0 bài. Bài viết 2 – 3 lỗi: 7 bài. Bài viết 4 – 5 lỗi: 12 bài. Bài viết trên 5 lỗi: 6 bài.
 Cụ thể kết quả xếp loại bài viết như sau:
Tổng số Hs khảo sát
Kết quả đánh giá bài viết
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
25HS
%
TS
%
%
TS
%
0
0%
19
76 %
6
24 %
 Trong thực tế cho thấy học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số học sinh còn viết sai hơn 10 lỗi trong 1 bài chính tả. 
 Điều đó cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
 Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh lớp 4G mà tôi đã dạy thường mắc phải các loại lỗi sau:
a/ Về thanh điệu: Đa số các em viết thiếu dấu thanh. Một số học sinh không phân biệt được các thanh hỏi, ngã, sắc, nặng.
Ví dụ: ngấm nghí , suy nghỉ , cúng vậy ,
b/ Về âm đầu:
Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g / gh: cái gế
+ ng / ngh : ngĩ
+ c / k: céo co
+ ch / tr: chống chường
+ s / xâu sắc
c/ Về âm cuối: Đa số các em phát âm theo tiếng dân tộc H Mông nên những vần có âm cuối là m sẽ phát âm là n ( hoặc ngược lại). Do đó khi viết sẽ viết sai theo phát âm.
	Ví dụ: năm: năn
	 Sáu: sáo
 Đẹp: đẹt
	 Mét: mép
c/ Về vần:
 Học sinh hay lẫn lộn giữa các vần như: ân - âng; ân - ơn; uên – uyên; ai – ay; iu – yêu
Ví dụ : chim khuyên / chim khuên, vầng trăng/ vần trăn, khỏe/khẻo,
d/ Viết hoa tên riêng, đầu dòng.
	Đây là loại lỗi phổ biến nhất trong các bài viết của các em. Thông thường các em thường mắc lỗi viết hoa tên riêng. Khi viết đầu dòng thì một số em có nhớ để viết hoa. Tuy nhiên, đa số các tên riêng trong bài thì các em lại hay quên và không viết hoa. Một dạng thường gặp nữa là viết hoa một cách tùy tiện. 
	Ngoài các lỗi trên, học sinh còn mắc các lỗi khác như viết chữ thiếu nét, trình bày bài cẩu thả, tẩy xóa nhiều dẫn đến chất lượng bài viết không tốt.
Thực trạng trên đây là một điều đáng lo ngại đòi hỏi chính bản thân tôi cần phải kiên trì, quan sát, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp giúp đỡ để các em khắc phục được các lỗi nêu trên, từng bước góp phần nâng cao chất lượng trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
 Qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy học sinh viết sai do một số nguyên nhân sau:
 Do học sinh phát âm sai dẫn đến việc viết sai. Các em học sinh tại ba lớp mà tôi đã dạy đa số là học sinh dân tộc Hmông (chiếm trên 100%). Đa số các em đi học vẫn dùng tiếng dân tộc trong giao tiếp, phát âm tiếng mẹ đẻ của các em khác với tiếng Việt nên khi các em đọc bài thường bị sai dẫn tới các em viết cũng sai. Việc nói và nghe tiếng Việt còn hạn chế. Các em đa số là con em các dân tộc di cư từ các tỉnh phía bắc vào đây sinh sống, mà ở phương ngữ bắc thường phát âm sai dấu thanh (thanh hỏi –thanh ngã )và một số âm đầu (s/x;ch/tr) vì thế học sinh còn hay nói sai dẫn tới viết sai về dấu thanh hoặc một số phụ âm đầu.
 Bên cạnh đó học sinh còn nhỏ chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà. Các bậc phụ huynh đều làm nông nghiệp. Nhiều phụ huynh nói tiếng Việt chưa chuẩn, thậm chí có người không biết nói tiếng Việt, không quan tâm đến việc học của con em hay có quan tâm cũng còn rất hạn chế. Trình độ văn hoá thấp nên việc kèm cặp con cái học hành chưa có hiệu quả. Vì thế các em chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà.
 Ngoài nguyên nhân căn bản nêu ở trên thì còn các nguyên nhân khác như: chưa nắm vững âm vần ở các lớp dưới, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, vốn từ của các em còn ít và nguyên nhân nữa xuất phát từ giáo viên. Đó là chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng tiếng địa phương nên giáo viên ở mỗi vùng miền có cách phát âm chưa chính xác ở một số từ, còn lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch / tr; s/ x phát âm không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã.
 Qua các nguyên nhân đã nêu ra thì tôi thấy nguyên nhân học sinh phát âm không đúng tiếng Việt dẫn đến việc học sinh viết sai là nguyên nhân quan trọng nhất. Điều đó cũng tăng thêm trách nhiệm của người giáo viên trong việc luyện phát âm cho học sinh nói đúng là rất quan trọng. Ngoài ra giáo viên còn cần dạy học để tăng cường vốn từ tiếng Việt cho học sinh. Đồng thời phải đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục các nguyên nhân khác .
II.3. Nội dung và hình thức của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp
Vận dụng các nguyên tắc trong phân môn dạy học chính tả vào tình hình thực tiễn của học sinh lớp 4G trường TH mạc Thị Bưởi –xã Ea Kiết – CưM’gar – Đăk Lăk từ đó hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh trong lớp, từng bước nâng cao chất lượng môn học.
Góp phần hình thành phương pháp và nội dung bài dạy sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh lớp 4G (dân tộc H Mông 100%)
Nội dung và cách thực hiện các giải pháp
 Đối với học sinh viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau:
+ Luyện phát âm
 Muốn học sinh viết đúng chính tả thì trước hết các em phải nghe đúng, đọc đúng. Để làm được điều đó giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Do đó có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc, học sinh sẽ tái hiện và viết đúng. Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng.
Giáo viên cần luyện phát âm đúng cho học sinh các âm đầu ch/tr. 
Ví dụ : (chung sức/ trung thành; trúng đích /chúng tôi; trèo cây /chèo thuyền; đánh trống / chống gậy). Cần cho học sinh phân biệt được ch và tr khi nghe giáo viên phát âm.
 + Với âm Ch: khi phát âm lưỡi trước chạm lợi rồi bật nhẹ, không có tiếng thanh. 
 + Với âm Tr: Khi phát âm đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra,không có tiếng thanh.
 Việc luyện phát âm của học sinh tôi thường thực hiện trong các tiết chính tả phân biệt âm ch/tr hay trong các tiết luyện từ và câu hay các tiết tập đọc. 
 Phát âm đúng các dấu thanh đặc biệt là thanh hỏi, thanh ngã. 
Ví dụ: ( bảo ban / cơn bão; bảo nhau / bão bùng; bỏ đi / bõ công; bẻ cành / bẽ mặt; rau cải / tranh cãi; cái cổ /ăn cỗ; cái chảo / dây chão; dải băng / yếm dãi; đổ xe / thi đỗ; mở cửa / thịt mỡ).
Luyện cho học sinh phát âm đúng các âm s/x (ví dụ: củ sâm / xâm nhập; sâm nhung / xâm xẩm; sương muối / xương sườn; sương gió / xương máu; say sưa / ngày xưa; sửa chữa / cốc sữa ; siêu nước / xiêu vẹo; cao siêu / xiêu lòng; siêu âm / liêu xiêu )
+ Với âm S: Khi phát âm uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.
+ Với âm X: Khi phát âm âm x, đầu lưỡi tạo với môi răng một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh.
 Việc luyện phát âm không chỉ thực hiện trong các tiết chính tả mà còn rèn trong các tiết học khác như Tập đọc, Luyện từ và câu Việc rèn kĩ năng nói cũng được giao cho học sinh về nhà rèn thêm và kiểm tra trong các tiết học chính tả hay trong các buổi phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi .
+ Rèn kĩ năng viết
 Trong các tiết học chính tả ở lớp học ngoài việc đọc cho học sinh viết và chấm bài, tổng kết các lỗi học sinh hay mắc phải. Từ đó nêu cho học sinh cách khắc phục các lỗi này. Ngoài việc viết trên lớp học tôi còn rèn kĩ năng viết cho học sinh ở nhà. Mỗi học sinh ngoài vở viết chính tả trên lớp học, học sinh tôi còn có một vở viết chính tả ở nhà. Sau khi học tiết chính tả ở trên lớp, giáo viên chỉ cho các lỗi hay mắc phải thì giáo viên yêu cầu học sinh về viết thêm một bài viết khác cũng có các âm (ch/tr ; s/x ; thanh hỏi / thanh ngã) mà học sinh thường mắc phải. Cứ vào đầu các tiết chính tả thì cho hai học sinh ngồi cạnh nhau tự kiểm tra và sửa lỗi cho nhau, sau đó giáo viên kiểm tra lại và đánh giá, khen ngợi học sinh. Cách làm này đã cho hiệu quả rõ rệt.
 Ngoài ra giáo viên còn thực hiện cho học sinh trình bày các bài viết đúng, các bài viết có nhiều tiến bộ để tuyên dương động viên học sinh, làm cho các em có nhiều hứng thú hơn trong tiết chính tả và rèn kỹ năng viết chính tả của học sinh.
+ Rèn kĩ năng tự học ở nhà
 Ngoài việc viết chính tả ở trên lớp. Giáo viên cần tạo cho học sinh có ý thức tự học, tự rèn ở nhà bằng nhiều cách khác nhau như: Cho học sinh viết thêm vở chính tả, trong các tiết học chính tả hay giờ phụ đạo học sinh, cuối các tiết học chính tả giáo viên giao cho học sinh một số bài tập vào phiếu học tập, giúp các em phân biệt các âm đầu ch/tr , s/x, thanh hỏi, thanh ngã 
 Các dạng bài tập tôi thường sử dụng và cảm thấy có rất nhiều hiệu quả như: 
 1- Bài tập trắc nghiệm
 Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng :
a- trăng sáng	b- chung thuỷ	 c- chung thành
d- cây tre 	 e- tre chở	 g- chở về
h- san sát	 i- xanh xanh	k- sì xào
 2- Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả.
Trong chắng	o chong chóng
nghề nghiệp	o ngề ngiệp
sách vỡ	o đổ vỡ
 3- Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả.
A	B
a- cuộn	trâu (1)
b- lắng 	ngóng (2)
c- chuồng	sẻ (3)
d- lá 	 sóng (4)
e- nghe	 nghe (5)
g- suôn	 xanh (6)
 Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
§ Chú ba đangmáy tính (sửa, sữa).
§ Bài viết của em còn sài (sơ, xơ).
§ Em thích nghe kểhơn đọc (truyện, chuyện).
 § Em thích bà kể chuyện cổ tích (nghe, nge)
 Các bài tập giao cho học sinh vào cuối các tiết học sau đó có thể kiểm tra vào đầu các tiết chính tả hay vào những lúc phụ đạo học yếu hay bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Qua việc giao bài tập cho học sinh và cùng học sinh thực hiện chữa bài cũng giúp ta củng cố, mở rộng thêm vốn từ cho học sinh. Các bài tập dạng này cũng giúp ta giải quyết việc học sinh mất căn bản ở lớp dưới, học sinh khắc sâu lại các âm vần mà mình đã học.
Ngoài ra giáo viên cần kết hợp với gia đình học sinh tạo cho học sinh ý thức quản lí thời gian học và viết các bài chính tả, các bài tập mà giáo viên giao cho. Khi kiểm tra các bài viết chính tả ở nhà của học sinh có thể chấm điểm để nhận thấy sự tiến bộ của học sinh cũng như tạo cho học sinh hứng thú viết chính tả và làm các bài tập chính tả ở nhà.
+ Giải nghĩa từ:
 Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
 Ví dụ: Học sinh đọc “suy nghỉ” nhưng viết “suy nghĩ” do đó học sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn “nghĩ” là tính toán điều gì đó. Vì vậy phải viết là “suy nghĩ”.
 Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm vănnhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
 Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là HS đã hiểu nghĩa từ ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
 Ngoài giải nghĩa từ ta cần tăng cường vốn từ cho học sinh trong các tiết chính tả, luyện từ và câu, tập đọc.
+ Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
 Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê.Với các quy tắc này tôi dùng mặt sau của tờ lịch to rồi ghi lại treo ở các góc học tập của lớp cho các em tiện nhìn thấy để nhớ. Bên cạnh đó giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau :
 Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũasáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tửCòn x thường dùng để tả tính chất của sự vật, hiện tượng: ví dụ như : xanh, xôn xao, xanh xao, xanh xanh, xanh đậm, xanh da trời
 Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng chuột, chó, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi	Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt
+ Làm các bài tập chính tả: Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các quy tắc chính tả để ghi nhớ.
 Bài tập phát hiện:
+ Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng.
§ Những bông hoa xinh xinh đang khoe xắc
§ Mùa thu mới chớm nhưng nước đã chong vắt.
Bài tập điền khuyết:
Điền vào chỗ trống cho phù hợp:
§ s hoặc x : ắp xếp, ếp hang, sang ủa, xôn ao
 Ch hoặc tr: Con ai, cái ai, ồng cây, ồng bát
Bài tập tìm từ:
 Tìm tiếng có vần in hoặc iên ý nghĩa như sau:
§ Trái nghĩa với dữ: .
§ Chỉ người tốt có phép lạ trong truyện cổ tích: 
§ Có nghĩa là (quả, thức ăn ) đến độ ăn được : ..
 Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có vần in: 
Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có vần iên: 
Bài tập phân biệt:
Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
chúc - trúc	§ che - tre
xa - sa	§ sáu - sáo
chanh-tranh	 § chuyền – truyền
Bài tập điền dấu:
 Chọn dấu “ hỏi ” hay dấu “ ngã ” để đặt trên những chữ in đậm sau: 
 dạy bao - cơn bao lặng le - số le
 mạnh me - sứt me áo vai – vương vai
 Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả cần đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể với đối tượng và thực hiện đánh giá thường xuyên theo thông tư 22/ TT BGD ĐT về đánh giá học sinh tiểu học.
Thực hiện theo thông Thông tư 22/ TT- BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng học sinh trong lớp nhất là những học sinh hay viết sai để tổ chức đánh giá học sinh thường xuyên. Đặc biệt là đối với học sinh viết sai lỗi nhiều, tôi thường nhắc nhở, quan tâm sửa lỗi triệt để. Đồng thời động viên khích lệ những em có tiến bộ dù là một tiến bộ nhỏ nhất. 
	Ví dụ: Em Giàng Văn Cương là một học sinh viết bài khá yếu. Có hôm em sai hơn 10 lỗi trong bài. Đến bài tiếp theo số lỗi của em có tiến bộ còn khoảng 8 đến 9 lỗi. Mặc dù bài viết còn nhiều lỗi sai, đạt mức chưa hoàn thành bài viết nhưng tôi vẫn khen vì em có tiến bộ và tôi chỉ ra điểm tiến bộ của em là đã viết có dấu thanh trên các tiếng. Như thế lần sau cứ đến tiếng có dấu thanh cả em và những bạn khác thường chú ý, suy nghĩ kĩ khi viết tiếng đó.
Mối quan hệ giữa các giải pháp
	Việc dạy học chính tả muốn đạt được kết quả tốt đòi hỏi người giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ, đan xen các giải pháp lại với nhau. Bởi vì, mỗi giải pháp có một thế mạnh khác nhau, mang lại những giá trị và kiến thức một mặt nào đó. Không có giải pháp nào là tối ưu để có thể vận dụng khắc phục hết tất cả các lỗi cho học sinh. Do đó, trong một tiết học chính tả tôi cần lựa chọn và sử dụng nhiều giải pháp cùng lúc phù hợp với đặc điểm của bài viết, với trình độ năng lực của học sinh để đem lại kết quả tốt nhất.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài
 Trong quá trình giảng dạy và học hỏi từ các bạn đồng nghiệp tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 4 và nhận thấy học sinh có tiến bộ hơn. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn “sợ” học chính tả như trước đây (Số lỗi sai giảm hẳn), tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể, học sinh viết chữ đẹp hơn nhờ không phải suy nghĩ lâu “tiếng hoặc từ đó viết như thế nào cho đúng”. 
 Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong bài dạy của mình, tôi thấy cuối năm học học sinh có kết quả tốt hơn. Tôi khảo sát lại trong tiết chính tả (Nghe –Viết) “Nói ngược” tuần 34 –Tiếng Việt 4 tập 2. 
 Kết quả cụ thể như sau: Bài viết 0-1 lỗi: 4 bài, bài viết 2-3 lỗi: 9 bài, bài viết 4 – 5 lỗi: 11 bài. Bài viết trên 5 lỗi: 1 bài. 
Kết quả đầu năm và cuối năm như sau:
Thời gian
Kiểm tra
Kết quả đánh giá bài viết của học sinh
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
0
0
19
76 %
6
24%
Cuối năm 
4
16%
20
80%
1
4%
 Từ kết quả số liệu thống kê cho thấy số học sinh hoàn thành tốt tăng lên 4 em, chưa hoàn thành giảm đi 5 em. Bước đầu cho ta thấy kết quả có tiến bộ.
 Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp đã nêu thì tôi thấy học sinh viết tốt hẳn. Số lỗi chính tả viết sai giảm hẳn. Các lỗi hay mắc phải như âm (ch/tr ,s/x,..), (thanh hỏi thanh ngã) số học sinh viết sai giảm hẳn. Học sinh không những viết đúng mà còn viết đẹp đúng mẫu chữ hơn, học sinh làm các bài tập chính tả cũng tốt hơn. Trong tiết học chính tả học sinh học rất nhanh sôi nổi, làm các bài tập cũng nhanh và đúng hơn.
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
 Qua quá trình nghiên cứu các biện pháp nêu ở trên thì tôi thấy các biện pháp mình đưa ra là đúng và cần được 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_giam_bo.docx