I. Cơ sở lý luận.
Môn Sinh học nói chung và Sinh học 8 nói riêng, là một môn học khoa học
thực nghiệm mà đòi hỏi học sinh tiếp nhận kiến thức bài học, thông qua việc quan
sát và nhận xét từ đặc điểm hình thái cấu tạo, những quy luật hoạt động, những đặc
điểm thích nghi với môi trờng sống của giới sinh vật, thông qua quan sát trên tranh
vẽ, mô hình và các thí nghiệm dới sự hớng dẫn của giáo viên.
Học sinh khi tiếp thu kiến thức, không phải thụ động từ bài giảng của giáo
viên, mà ngợc lại phải độc lập chủ động quan sát và nghiên cứu thí nghiệm tranh
vẽ, mẫu vật, mô hình . Từ đó rút ra kết luận và kiến thức hoàn chỉnh dới sự chỉ
dẫn của giáo viên. Có nh vậy mới làm cho học sinh thực sự t duy, sáng tạo, biết
làm việc, nghiên cứu khoa học, giúp việc tiếp thu kiến thức đợc vững chắc, nhớ kỹ,
nhớ lâu. Làm tốt đợc điều này, chính là đã đáp ứng đợc yêu cầu về đổi mới
phơng pháp dạy học hiện nay mà ngành giáo dục đặt ra.
Đặc biệt trong những năm qua toàn ngành đang hởng ứng cuộc vận động
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục do Bộ
trởng bộ GD-ĐT phát động. Do đó việc dạy một tiết sinh học theo yêu cầu đổi mới
có hiệu quả là một điều hết sức quan trọng, bởi lẽ học sinh muốn nắm chắc kiến
thức, cần đòi hỏi các em phải phát huy tính t duy sáng tạo, chủ động khai thác kiến
thức, hiểu bài và vận dụng vào thực tế, đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn
mới.
như giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh mình).... Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 4 - Các kỹ năng cơ bản về các thao tác biểu diễn trực quan, thao tác sử dụng thiết bị dạy học trong thí nghiệm được giáo viên sử dụng khá linh hoạt nhuần nhuyễn, cơ bản đảm bảo các nguyên tắc khi sử dụng thiết bị dạy học. - Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác đổi mới PPDH của giáo viên, tạo điều kiện để tổ bộ môn thao giảng theo từng chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy. - Cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường như phòng học bộ môn, tranh ảnh, thiết bị dạy học đáp ứng cho yêu cầu đổi mới. 2. Tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm rất cơ bản mà người giáo viên đạt được trong các tiết dạy trên lớp, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, thì việc dạy học môn Sinh học vẫn còn gặp phải một số tồn tại cần phải khắc phục đó là: 2.1 Về phong thái: - Có giáo viên đôi lúc lên lớp còn mất bình tĩnh, thiếu tự tin, đặc biệt khi có người dự giờ, thể hiện một phong thái gấp gáp, dẫn đến hỏi học sinh dồn dập có khi người dự cũng không theo dõi kịp. - Khả năng truyền cảm khi diễn đạt của giáo viên còn có hạn chế nhất định, khó lôi cuốn HS, khó gây hứng thú yêu thích học bộ môn. 2.2 Một bộ phận giáo viên nhiều khi lên lớp nghiên cứu bài dạy chưa kỉ, do vậy không hiểu hết ý đồ của SGK, nên họ chưa hiểu sâu, cặn kẽ về kiến thức. Từ đó việc dẫn dắt, hình thành kiến thức bài học cho học sinh đôi khi còn thiếu tính hệ thống. Khai thác chưa đúng mức các thông tin ở kênh chữ và kênh hình. Nên bài dạy có một trong những biểu hiện sau đây: - Thiếu chặt chẽ, có tính áp đặt. - Dàn trải, ghi nhiều - Thiếu khắc sâu kiến thức, đồng thời đi kèm với nó thiếu sự cũng cố và sự mở rộng cần thiết kiến thức cho học sinh. - Thiếu sự liên hệ thực tế (hoặc bỏ qua hoặc không sát). 2.3 Việc hướng dẫn của GV thiếu tính cụ thể, học sinh chưa được định hướng đúng khi khai thác thông tin. Mặt khác, hệ thống câu hỏi dẫn dắt có khi chưa được chọn lọc, thiếu câu hỏi gợi mở từ những câu lệnh của giáo viên, diễn đạt câu hỏi không thoát ý. Làm cho HS khó hiểu, ít tham gia xây dựng bài, làm cho tiết học nặng nề. 2.4 Một số tiết dạy việc tổ chức học nhóm của giáo viên còn mang tính hình thức, không thực chất, giao việc chưa rỏ cho các đối tượng. Nhiều tiết dự giờ cho thấy giáo viên dành thời gian thảo luận cho học sinh quá ít, việc điều hành của nhóm còn nhiều hạn chế, do vậy một số thành viên của nhóm chưa được làm việc, kết quả thảo luận từ các nhóm còn vội vàng, hiệu quả chưa cao. 2.5 Cùng với việc tăng cường về số lượng và chất lượng của thiết bị dạy học thì việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là nhu cầu không thể thiếu được đối với việc giảng dạy bộ môn Sinh học. Qua đó bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng sử dụng Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 5 thiết bị và phương tiện dạy học ngày càng hoàn thiện. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng việc sử dụng thiết bị phương tiện dạy học trong một chừng mực nào đó vẫn còn những sai sót nhất định (tuy không lớn và không phổ biến) đó là: - Nhiều tranh giáo viên tự vẽ không đảm bảo tính chính xác và tính khoa học. - Khi biểu diễn các mẫu vật tự nhiên, nhiều khi nhiều học sinh không có mẫu vật để quan sát (trong khi phải đảm bảo nguyên tắc là mẫu vật phải đến tận tay học sinh). - Khi biểu diễn các thí nghiệm chứng minh, có khi giáo viên chuẩn bị thiếu chu đáo, chưa thấy hết mọi khó khăn trong thao tác thí nghiệm, nên dẫn đến ngắt quảng giữa chừng, thậm chí có khi không thành công. 2.6 Việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ đạt kết quả cao khi học sinh có sự đổi mới cách học. Nhưng có giáo viên chưa thật coi trọng công việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, cũng như hướng dẫn cách học bộ môn. Do vậy có một số tiết dạy hiệu quả không được như mong muốn. Từ những thực trạng trên, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục và hạn chế những tồn tại với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học của giáo viên đối với bộ môn Sinh học 8 ở trường phổ thông cơ sở. Nhằm góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. III. một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học lớp 8 ở trường Thcs. 1. Trước hết giáo viên phải nắm được mục tiêu đã lượng hoá của từng bài, từng đơn đơn vị kiến thức được trình bày trong sách giáo viên. Đã từ nhiều năm nay, trong các giáo án của giáo viên mục tiêu bài học thường được viết chung chung. Ví dụ như: “Nắm được khái niệm bài tiết ..” Với cách trình bày mục tiêu như vậy ta không có cơ sở để biết khi nào thì học sinh đã đạt được mục tiêu đó. Trong thực tế mục tiêu còn được hiểu là những điều mà người thầy sẽ phải làm trong quá trình giảng dạy. Do đó với định hướng dạy học mới, mục tiêu của dạy học được thể hiện bằng lời khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học (chứ không phải là hoạt động của giáo viên trên lớp như trước đây). Mục tiêu của bài học sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả thực hiện bài dạy của giáo viên. Do đó mục tiêu bài học phải cụ thể sao cho có thể đo được hay quan sát được, tức là mục tiêu bài học phải được lượng hoá rõ ràng. Người ta thường lượng hoá mục tiêu bằng các động từ hành động. Mỗi động từ có thể dùng ở các nhóm mục tiêu khác nhau. Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 6 * Đối với nhóm mục tiêu kiến thức, ta lượng hoá theo 3 mức độ nhận thức như sau: a. Mức độ nhận biết: Các động từ hành động thường được dùng để lượng hoá mục tiêu ở mức độ này là: phát biểu, liệt kê, trình bày, nhận dạng .. b. Mức độ thông hiểu: Các động từ hành động thường được dùng để lượng hoá mục tiêu ở mức độ này là: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định c. Mức độ nhận dạng vào các tình huống: Các động từ hành động thường được dùng để lượng hoá mục tiêu ở mức độ này là: giải thích, chứng minh, vận dụng . *Đối với nhóm mục tiêu kĩ năng, có thể đưa ra 2 mức độ: ** Làm được một công việc ** Làm thành thạo một công việc Có thể lượng hoá mục tiêu kĩ năng bằng các động từ hành động sau: nhận dạng, liệt kê, thu thập, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng .. * Đối với nhóm mục tiêu thái độ, có thể lượng hoá bằng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác .. Dưới đây là một ví dụ về trình bày mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học “Bài tiết nước tiểu” (thuộc chương trình lớp 8) Nếu ta yêu cầu học sinh phải “nắm vững khái niệm bài tiết nước tiểu, tác dụng của bài tiết nước tiểu ” thì thực tế mục tiêu này chưa được lượng hoá vì ta không có cơ sở để biết khi nào thì học sinh đã nắm vững những kiến thức này. Có thể lượng hoá mục tiêu này bằng các động từ hành động như sau: - Nêu được tên các quá trình cơ bản của quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận (mức độ “nhận biết”) - Xác định được sự bài tiết các chất độc không cần thiết ở thận là cơ chế ổn định một số thành phần của máu giúp cân bằng nội môi (mức độ “thông hiểu”) - Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích được tại sao có thể chạy thận nhân tạo và có thể giải thích được cơ sở khoa học cho bài sau (mức độ kiến thức “vận dụng” và mức độ kĩ năng “làm được”) Với những yêu cầu mới của xã hội đối với giáo dục, mục tiêu dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức và lặp lại đúng, thành Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 7 thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của học sinh. Những nội dung mới về mục tiêu này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học, và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau một học kỳ, một năm học hoặc một cấp học ) nên thường ít được thể hiện trong mục tiêu của một bài học cụ thể. 2. Nghiên cứu các cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đã được lượng hoá 2.1. Lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức cho học sinh hoạt động Sách giáo khoa đã trình bày các đơn vị kiến thức theo định hướng hoạt động. Trong từng đơn vị kiến thức, giáo viên có thể tổ chức những hoạt động khác nhau để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức. Căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, tuỳ điều kiện thiết bị cụ thể, thời gian học tập cho phép cũng như khả năng học tập của học sinh lớp học, giáo viên cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ chức cho học sinh hoạt động Dưới đây xin gợi ý một số hoạt động thường gặp trong dạy học môn sinh học: a. Tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập): - Đặt câu hỏi nghiên cứu - Nêu dự đoán - Đề ra giả thuyết b. Thu thập thông tin: - Quan sát các sự kiện, hiện tượng, thí nghiệm. - Tìm được những thông tin cần thiết từ sách, báo - Lập kế hoạch khám phá (ví dụ như: thiết kế thí nghiệm; lựa chọn dụng cụ, thiết bị; chỉ ra những điều cần xác định trong thí nghiệm, những yếu tố cần giữ nguyên không không thay đổi khi làm thí nghiệm). - Tiến hành khám phá (ví dụ như: bố trí, lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn; thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra) - Ghi các kết quả khám phá (ví dụ như: đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết; lập bảng kết quả; biểu diễn kết quả bằng đồ thị, sơ đồ, ) c. Xử lý thông tin, ví dụ như: Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 8 - Lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu và nêu ý nghĩa của chúng - Tìm quy luật từ biểu, bảng, đồ thị - Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biếi những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát .. - So sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận d. Thông báo kết quả làm việc, ví dụ như: - Mô tả những thí nghiệm đã làm - Trình bày, giải thích những việc đã làm - Nêu kết luận đã tìm thấy được e. Vận dụng, ghi nhớ kiến thức bằng cách: - Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa - Làm đồ chơi, dụng cụ học tập - Học thuộc lòng phần ghi nhớ Trong từng hoạt động, giáo viên có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở những mức độ khác nhau (Giáo viên thực hiện hoàn toàn hay có thể hướng dẫn học sinh tìm tòi thực hiện một vài phần hoặc để học sinh tự thực hiện hoàn toàn) Kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong thời gian một tiết học 45 phút giáo viên thường bị cháy giáo án vì khi phát huy tính tích cực của các em càng cao thì càng có thể xảy ra nhiều tình huống khác với dự kiến của giáo viên. Do đó giáo viên cần cân nhắc, xác định hoạt động trọng tâm (tuỳ thuộc mục tiêu đã được lượng hoá của bài học cũng như cơ sở thiết bị dạy học cho phép), Phân bổ thời gian hợp lý để điều khiển hoạt động học tập của học sinh. 2.2. Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh hoạt động Trong mỗi hoạt động nên dự kiến hệ thống câu hỏi xen kẽ với những yêu cầu học sinh hoạt động để hướng dẫn học sinh tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Mỗi hoạt động nêu trên đều nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một kiến thức hay rèn luyện một kĩ năng cụ thể và phục vụ cho việc đạt được mục tiêu chung của bài học. Song, hệ thống câu hỏi của giáo viên nhằm hướng dẫn học sinh tiếp cận, phát hiện và Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 9 chiếm lĩnh kiến thức trong từng hoạt động giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học. Muốn vậy, giáo viên phải: a. Giảm số câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức, mang tính chất kiểm tra, chỉ yêu cầu nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, thường chỉ có một câu trả lời đúng, ngắn gọn, không cần suy luận. Loại câu hỏi này thường được sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, khi học sinh đang thực hành, luyện tập hoặc củng cố kiến thức vừa mới học. b. Tăng số câu hỏi then chốt, nhằm vào những mục đích nhận thức cao, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức đã học cũng như các câu hỏi mở có nhiều phương án trả lời. Loại câu hỏi này thường được sử dụng khi học sinh đang được cuốn hút vào các cuộc thảo luận tìm tòi, khi họ tham gia giải quyết vấn đề cũng như khi vận dụng các kiến thức đã học trong tình huống mới. Tăng cường câu hỏi có yêu cầu nhận thức cao không có nghĩa là xem thường câu hỏi kiểm tra sự nghi nhớ vì không tích luỹ kiến thức, sự kiện đến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tư duy sáng tạo. Vấn đề trong thực tế dạy học hiện nay, giáo viên không mấy khi sử dụng thành thạo loại câu hỏi hỏi để kích thích tư duy. Mục tiêu của việc đặt câu hỏi thường bị thất bại vì người giáo viên không biết cách đặt câu hỏi như thế nào và khi nào thì nên dùng nó. Chẳng hạn khi nghiên cứu về PXKĐK và PXCĐK (bài 52 SGK sinh học 8) ta đã hỏi: “Khi tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại” là PXKĐK có đúng không? Đây là câu hỏi đã chứa đựng kiến thức và chỉ yêu cầu học sinh trả lời đúng hoặc không. Không hỏi học sinh tư duy tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố của cung phản xạ. Nhiều khi các em trả lời đúng câu hỏi này nhưng có thể chưa biết thế nào là PXKĐK. Còn câu hỏi “Phân biệt sự khác nhau giữa 2 hình thức phản xạ: ăn mơ chua tiết nước bọt- Nhìn thấy chua tíêt nước bọt” đòi hỏi học sinh tư duy tìm ra các yếu tố của cung phản xạ, thông qua đó giáo viên có thể phân tích giúp học sinh hiểu rõ PHKĐK và PXCĐK. Dưới đây xin gợi ý một số kĩ năng đặt câu hỏi theo các mức độ nhận thức tăng dần. - Câu hỏi “biết”: Mục tiêu của loại câu hỏi này để kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dự kiện, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, các địa điểm . Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 10 - Việc trả lời các câu hỏi này giúp học sinh ôn lại những gì đã học, đã đọc hoặc đã trải qua. - Các từ để hỏi thường là: “cái gì , bao nhiêu ., hãy định nghĩa .,em biết những gì về .,khi nào , cái nào ., - Ví dụ:+ Hãy phát biểu định nghĩa mô là gì? + Hãy liệt kê các yếu tố của một cung phản xạ? Câu hỏi "Hiểu" - Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra cách học sinh liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, tên tuổi, địa điểm, các định nghĩa,..... - Việc trả lời các câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong nội dung đang học. - Các cụm từ để hỏi thường là: " Tại sao....?, Hãy phân tích......?, Hãy so sánh......., Hãy liên hệ....., Hãy phân tích các yếu tố cơ bản......." - Ví dụ: + Hãy phân tích cấu trúc của một tế bào người? + Hãy so sánh PXKĐK và PXCĐK? Câu hỏi " vận dụng": - Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, các khái niệm, các quy luật, các phương pháp......vào hoàn cảnh và điều kiện mới. - Việc trả lời các câu hỏi áp dụng cho thấy học sinh có khả năng hiểu được các quy luật các khái niệm....., có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết vấn đề, vận dụng các phương án này vào thực tiễn. - Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng cụm từ như " Làm thế nào...., Em có thể giải quyết khó khăn về.......như thế nào?" - Ví dụ: + Hãy tính khẩu phần ăn trung bình cho một học sinh lớp 8 (15tuổi) + Làm thế nào để đo được huyết áp ? Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 11 Câu hỏi:"phân tích" - Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả măng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm. - Việc trả lời câu hỏi này cho thấy học sinh có khả năng tìm ra được các mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết kuận . - Việc đặt các câu hỏi phân tích đòi hỏi học sinh phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế :"Tại sao..."?,đi đến kết luận :"Em có nhận xét gì về ...," "hãy chứng minh ...(một luận điểm nào đó )"....các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải. - Ví dụ: + Từ kết quả thí nghiệm tìm hiểu chức năng tuỷ sống ,hãy nhận xét về mối quan hệ giữa cường độ kích thích với kết quả quan sát. +Hãy chứng minh cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. - Câu hỏi: " Tổng hợp" - Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra xem học sinh đưa ra những dự đoán, giải quyết một vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo. - Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, các em phải tìm ra những nhân tố và những ý tưởng mới để có thể bổ sung cho nội dung. - Việc trả lời câu hỏi tổng hợp khiến học sinh phải: dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo. Cần nói cho học sinh biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình. Các câu hỏi này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho HS có đủ thời gian tìm ra câu trả lời. - Ví dụ: + Hãy đề ra những biện pháp vệ sinh hệ thần kinh. Tại sao đề ra như vậy? + Hãy tìm cách xác định chức năng của tuỷ sống. Câu hỏi:" Đánh giá" Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 12 - Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra xem học sinh có thể đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp...dựa vào những tiêu chuẩn đã đề ra. - Ví dụ: Theo em làm thế nào để ngăn chặn đại dịch AIDS. Hiệu quả kích thích tư duy học sinh khi đặt câu hỏi ở mức độ nhận thức thấp hay cao phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của học sinh. Sẽ hoàn toàn vô tác dụng nếu giáo viên đặt câu hỏi khó để học sinh không có khả năng trả lời được. Giáo viên cần có nhận xét, động viên ngay những câu trả lời đúng cũng như câu trả lời chưa đúng. Nếu tất cả học sinh đều trả lời sai thì giáo viên cần đặt những câu hỏi đơn giản hơn để học sinh có thể trả lời được vì học sinh chỉ hứng thú học khi họ thành công trong học tập. Dưới đây xin gợi ý một số kỹ thuật trong khi hỏi. * Nên: - Dừng một chút sau khi đặt câu hỏi - Nhận xét một cách khuyến khích đối với câu trả lời của học sinh . -Tạo điều kiện cho nhiều học sinh trả lời 1 câu hỏi . - Tạo điều kiện để mỗi học sinh đều được trả lời câu hỏi ít nhất một lần trong giờ học. - Đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào đó trong câu trả lời để đặt tiếp câu hỏi khác. - Yêu cầu học sinh giải thích câu trả lời của mình. - Yêu cầu học sinh liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác. * Không nên: - Nhắc lại câu hỏi của mình. - Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra. - Nhắc lại câu trả lời của học sinh. 2.3. Nghiên cứu tổ chức cho học sinh hoạt động trên lớp dưới những hình thức học tập khác nhau. Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8 Võ Thành Đồng Sáng kiến kinh nghiệm 13 Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, ngoài hình thức tổ chức học toàn lớp như hiện nay, nên tăng cường tổ chức cho học sinh học tập cá nhân và học tập theo nhóm ngay tại lớp. 2.3.1.Hình thức học tập cá nhân. Hình thức học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi học sinh trong lớp bộc lộ khả năng tự học của mình (được tự nghĩ, được tự làm việc một cách tích cực) nhằm đạt tới mục tiêu học tập. Việc tổ chức học tập cá nhân có thể như sau: - Làm việc chung với cả lớp: Giáo viên nêu vấn
Tài liệu đính kèm: